Xem Nhiều 6/2023 #️ Soạn Bài Đồng Chí Lớp 9 Ngắn Gọn # Top 7 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Soạn Bài Đồng Chí Lớp 9 Ngắn Gọn # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Đồng Chí Lớp 9 Ngắn Gọn mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hướng dẫn soạn bài Đồng chí của Tố Hữu trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn

Tình đồng chí thật thiêng liêng, giản dị và chân thành

Trong kháng chiến, tình đồng chí tuy đơn giản nhưng lại vô cùng thiêng liêng, gắn bó. Và trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ Đồng chí do Chính Hữu sáng tác. Bài thơ được viết vào giai đoạn nước ta đang kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ đã thể hiện được tình đồng chí, đồng đội sẵn sàng hi sinh để giành nền độc lập cho nước nhà. Sức mạnh đồng đội, đồng chí cùng vẻ đẹp tinh thần của người lính đã được tác giả khắc họa rất rõ nét, giàu tính biểu cảm. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như giá trị của bài thơ, trong bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Đồng chí trong Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất.

Trả lời:

Dòng thứ 7 của bài thơ đặc biệt ở chỗ tác giả chỉ ghi đúng 2 từ: Đồng chí.

Mạch cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ đã được Chính Hữu triển khai theo 2 mạch: bắt đầu từ tình cảm riêng tư (anh và tôi) sau đó phát triển, tạo nên tình đồng chí, đồng đội có chung nhiệm vụ, mục đích.

Dòng thơ thứ 7 mặc dù chỉ có 2 từ đơn giản là Đồng chí nhưng qua đó tác giả muốn nhấn mạnh cụm từ này, làm nổi bật được tình đồng chí vô cùng thiêng liêng.

Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí. Đấy là những cơ sở sau: – Xuất thân cùng gia cảnh làng quê nghèo khổ, cùng giai cấp. (Quê hương anh … cày lên sỏi đá) – Cùng một lòng yêu nước, chung chí hướng, chung nhiệm vụ kháng chiến giành độc lập và cùng chịu đựng những nỗi đau, gian khổ. (Anh với tôi …sát bên đầu) Từ những cơ sở trên, Chính Hữu đã cho chúng ta thấy rõ được tình đồng đôi là như thế nào, và những gian khổ mà họ phải gánh chịu vì một nhiệm vụ giành độc lập cho Tổ quốc.

Những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng trong bài thơ là: – Sẵn sàng hi sinh để giành độc lập cho Tổ quốc, gửi ruộng nương nhờ chăm sóc. (Ruộng nương anh … kệ gió lung lay) – Phải chịu đựng trong môi trường chiến tranh khốc liệt mà điều kiện sinh hoạt cũng thiếu thốn. (Áo anh rách … vài mảnh vá) – Luôn sát cánh chiến đấu cùng nhau, luôn có ý chí, niềm hi vọng mãnh liệt về nền hòa bình độc lập dân tộc.

Những câu thơ “Đêm nay rừng … trăng treo” mang đến cho em suy nghĩ về người lính và cuộc chiến đấu: – Ba hình ảnh gắn kết được nổi bật trong các câu thơ đó là: người lính, khẩu sung và vầng trăng. – Cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt, nơi núi rừng hoang sơ, đầy hiểm trở, trời đầy sương muối lạnh buốt cả người. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, thì người lính vẫn mạnh mẽ, sẵn sàng chiến đấu. Gần như họ không biết lạnh, gian khổ bởi nhờ có tình đồng chí, đồng đội đã sưởi ấm lẫn nhau. – Chính Hữu cũng đã khắc họa được hình ảnh tình đồng chí, đồng đội vô cùng đẹp đẽ, giản dị, luôn kề vai sát cánh bên nhau vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. – Tác giả đưa vào câu thơ hình ảnh vầng trăng treo trên đầu súng như muốn bày tỏ niềm hi vọng một nền độc lập, tự do cho đất nước.

Soạn Bài: Đồng Chí (Siêu Ngắn Gọn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Đồng chí siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 9 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh không phải chuyên Văn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất.

Soạn bài: Đồng chí (siêu ngắn gọn)

– 7 câu đầu: Nguồn gốc hình thành của tình đồng chí

– 10 câu tiếp: Những biểu hiện của tình đồng chí

– 3 câu cuối: Vẻ đẹp của người lính

Ý nghĩa nhan đề

– Dòng thứ bảy của bài thơ:

+ Ngắn gọn: câu chỉ có hai từ: “Đồng chí” kết hợp với dấu (!)

+ Tác dụng: dường như cảm xúc được dồn nén và cô đọng trong hai chữ ấy, hai tiếng”đồng chí!” thật thiêng liêng, cao đẹp.

+ Dòng thơ thứ bảy xuất hiện là cầu nối gắn kết hai đoạn trước và sau nó. Nếu đoạn trước là nơi tình đồng chí nên duyên thì đoạn sau chính là những tình cảm, biểu hiện đẹp đẽ của tình đồng chí. Nó tạo nên tính logic cho văn bản.

Cơ sở hình thành của tình đồng chí

– Cùng gia cảnh: Sinh ra trong những vùng quê nghèo khó, gắn bó với ruộng đồng, nơi đất cằn sỏi đá

– Cùng giai cấp: nông dân

– Cùng nhiệm vụ: Giết giặc, bảo vệ đất nước

– Cùng lý tưởng: Khát khao dành lại hòa bình cho tổ quốc thân yêu.

– Cùng nhau chịu đựng gian khó: sự khắc nghiệt của thời tiết: “đêm rét chung chăn”

Chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí:

+ Cùng nhau tâm sự, chia sẻ những nỗi nhớ về gia đình, về quê hương mình: gian nhà không, giếng nước, gốc đa,…

+ Sự cảm thông sâu sắc dành cho nhau

+ Cùng nhau vượt qua những thách thức nơi chiến trận: chịu đựng những cơn sốt rét rừng, sự thiếu thốn về cái ăn, cái mặc: áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá, chân không giày

+ Cùng động viên nhau, lạc quan trong khó khăn: miệng cười buốt giá, tay nắm bàn tay

Suy nghĩ của em về:

– Người lính: họ chịu nhiều những gian nan, vất vả, khó khăn trên hành trình cứu nước của mình, song vẫn không quản ngại, vẫn một lòng luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù. Càng trong khó khăn, họ càng hiện lên thật đẹp đẽ.

– Cuộc chiến đấu: cuộc chiến ấy không chỉ có những hiểm nguy chực chờ của bọn giặc xâm lược mà còn có cả những sự khắc nghiệt của thời tiết, địa hình hiểm trở, hoang vắng của núi rừng, và cả những thiếu thốn tình cảm của mỗi người lính xa quê….tất cả những thách thức ấy đòi hỏi người lính phải có sự dũng cảm và sức mạnh phi thường để chiến đấu vượt qua.

– Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh:

+ Vẻ đẹp hiện thực:

./ Không gian: rừng hoang

./ Thời gian: đêm tối

./ Thời tiết: khó khăn, sương muối

./ Tinh thần chiến đấu: sát cánh bên nhau, sẵn sàng tay súng chiến đấu

+ Vẻ đẹp lãng mạn: “Đầu súng trăng treo”

Một hình ảnh giàu sức gợi, ánh trăng là biểu tượng của bình yên, sự viên mãn tròn đầy. Ánh trăng cùng với súng song hành chính là vẻ đẹp của lý tưởng người cách mạng, chiến đấu với niềm tin tất thắng, với niềm tin ngày mai đất nước hòa bình, an yên.

Tác giả đặt nhan đề “Đồng chí”, vì:

+ Đề tài tác phẩm: viết về người lính cách mạng

+ Chủ đề: tình đồng chí, đồng đội trong chiến đấu

+ Nội dung tác phẩm khắc họa vẻ đẹp của tình đồng chí một cách cụ thể, mang giá trị lớn, họ là những người yêu nước chung chí hướng, lý tưởng chiến đấu.

Những người lính thời kỳ kháng chiến chống Pháp họ sống bình dị, ho ra đi từ những miền quê nghèo đất cằn, sỏi đá, là những người nông dân cần mẫn, bởi vậy mà những người lính có những phẩm chất tiêu biểu như chịu thương, chịu khó, giản dị và giàu tình cảm. Họ dũng cảm trên chiến trận, sắt cánh cùng đồng đội chiến đâu, họ có hành động và mục đích sống cao cả.

(trang 131 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Viết một đoạn văn trình bày …

Cảm nhận về đoạn thơ cuối bài thơ “Đồng chí”:

Đoạn cuối bài thơ như một nốt nhạc xinh đẹp và đầy lãng mạn ca ngợi vẻ đẹp, tư thế chiến đấu của người lính. Giữa núi rừng hoang vu sương muối, bao khó khăn cứ chồng chất, rét buốt, giá lạnh và cả những hiểm nguy chực chờ, song những người lính vẫn vững vàng giữ súng trên vai, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Trước quân thù họ có bản lĩnh lớn, một cái đầu lạnh không khuất phục, với nhân dân, Tổ quốc họ có một trái tim thiết tha, yêu thương. Không chỉ mang nét đẹp hiện thực mà đoạn cuối còn mang vẻ đẹp đầy lãng mạng, ánh trăng và đầu súng, chiến tranh và hòa bình, hình ảnh đẹp mang ý nghĩa sâu sắc về lý tưởng, những niềm tin và khát khao cho hòa bình, tự do mai sau. Và hình ảnh hai người chiến sĩ nắm tay nhau sưởi ấm những gía lạnh, sương đêm thật đẹp đẽ, một biểu tượng của lòng đoàn kết, của sức mạnh tình đồng chí, đồng đội mãi mãi bất tử, vững bền.

Soạn Bài Đồng Chí Lớp 9

SOẠN BÀI ĐỐNG CHÍ LỚP 9

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Chính Hữu (1926 – 2007) tên thật là Trần Đình Đắc. Quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ

Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập “đầu súng trăng treo” (1966) là tác phẩm chính của ông. Thơ ông không nhiều nhưng có bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.

2. Tác phẩm

Bài thơ “đồng chí” được sáng tác đầu năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng độ tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1947 – 1954).

II. Hướng dẫn soạn bài Đồng chí đọc hiểu chi tiết.

Câu 1 trang 130 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Dòng thứ bày của bài thơ có cấu tạo đặc biệt. Cả dòng thơ chỉ có 1 từ, hai tiếng và dấu chấm cảm: “Đồng chí!”. Kiểu câu đặc biệt này tạo điểm nhấn. Nó vang lên như sự phát hiện, lời khẳng định. Nó còn tựa như cái bắt tay thân thiết giữa những con người. Nó như cái bàn lề gắn kết hai đoạn: đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chí, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí.

Câu 2 trang 130 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Sáu câu thơ đầu bài nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Đó là tình cảm bắt nguồn từ sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó. Họ cùng chung giai cấp xuất thâm chung mục đích lí tưởng. Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm:” đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

Câu 3 trang 130 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Trong bài thơ có những chi tiết, hình ảnh vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao về tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn của những người lính cách mạng:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết, người lính chia sẻ hơi ấm cho nhau. Đắp “chung chăn” chỉ là mẹ và con, “chung chăn” chỉ là vợ với chồng, giờ đây “chung chăn” lại là mình và anh trong cái chăn ta ấm tình đồng chí, ta là đôi “tri kỉ” gắn bó với nhau tâm đầu ý hợp.

Mười câu tiếp thoe là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí:

+ Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

+ Đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”

+ Nhất là cùng trải qua những “cơn sốt run người vừng trán mồ hôi”

Câu 4 trang 130 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Sự sát cánh cùng nhau chiến đấu: giữa rừng già hoang vu, lạnh lẽo những người lính vẫn cảm thấy ấm áp, ấm lòng vì có đồng đội sát cánh bên mình.

Đầu súng trăng treo: câu thơ đẹp nhất trong bài thơ hiện lên hình ảnh vừa tả thực vừa lãng mạn, vừa gần vừa xa, súng tượng trưng cho người chiến sĩ chiến đấu, trăng tượng trưng cho người thi sĩ làm thơ.

Câu 5 trang 130 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Theo phần chú thích của SGK:đồng chí là người có cùng chí hướng, lí tưởng. Người ở cùng trong một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là đồng chí, đây là một từ hoàn toán mới, một mối quan hệ mới trong xã hội thực dân – phong kiến chưa hề có, nó chỉ trở nên thông dụng trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Toàn bộ nội dung bài thơ tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí. Có thể nói nhan đề bài thơ thâu tóm nội dung bài thơ.

Câu 6 trang 130 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Qua bài thơ hình ảnh anh bộ đội kháng chiến chống Pháp hiện lên thật đẹp: đẹp ở sự giản dị đời thường, đẹp ở sự chịu đựng gian khó, đẹp ở thái độ dứt khoát để hi sinh chiến đấu vì Tổ quốc mà không vướng bận tình riêng, đẹp ở lí tưởng chiến đấu vì một ngày mai tươi sáng hòa bình.

III. Luyện tập bài Đồng chí

Câu 1 trsng 131 SGK ngữ văn 9 tập 1:

học thuộc bài thơ

Câu 2 trang 131 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Gợi ý: xem lại câu 4, nêu lên những cảm nhận chân thành

Nguồn Internet

Soạn Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Lớp 9 Ngắn Gọn

Hướng dẫn soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí trong chương trình Ngữ Văn 9 ngắn gọn

Câu 1: Tìm đại ý và bố cục đoạn trích.Bố cục chia là 3 phần:

Phần 1: từ đầu … “năm Mậu Thân 1788”: Nghe tin quân Thanh xâm lược đánh chiến thành Thăng Long, anh hùng Nguyễn Huệ lên ngôi vương, tự mình cùng đoàn quân tiến ra Bắc dẹp giặc.

Phần 2: tiếp theo … “rồi kéo vào thành …”: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng của Quang Trung làm cho quân giặc bất ngờ, hoảng loạn.

Phần 3: còn lại: Thất bại thảm hại của giặc phương Bắc và của vua Lê Chiêu Thống.

Câu 2: Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?Trả lời:

Qua đoạn trích, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung: thông minh, mạnh mẽ, quyết đoán, biết dùng người, có tài điều binh, đầy mưu lược, …

Nguồn cảm hứng giúp đã giúp cho tác giả tạo dựng người anh hùng dân tộc Quang Trung đó là mặc dù tác giả là thuộc hạ của triều Lê, nhưng nhận thấy được những phẩm chất của Quang Trung và lòng yêu nước thương dân của người anh hùng này, khiến cho chính tác giả cũng phải khâm phục, ca ngợi.

Câu 3: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh: – Tôn Sĩ Nghị: sợ mất mật, ngựa không kịp … qua cầu phao. – Quân lính: “run rời sợ hãi, xéo lên nhau mà chết.”, “quân sĩ các doanh nghe tin hoảng hồn … rơi xuống sông … không chạy được nữa …” Số phận bi đát của vua Lê Chiêu Thống: – Đặt lợi ích của dòng họ lên trên, mà trở thành kẻ phản nước. – Nhục nhã trước quân xâm lược. – “chạy bán sống bán chết … mấy ngày không ăn”

Câu 4: Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này. Nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này thể hiện ở việc diễn tả hai cảnh tháo chạy: một của quân tướng nhà Thanh và một còn lại của vua Lê Chiêu Thống. Với cảnh bỏ chạy của quân tướng nhà Thanh, tác giả thể hiện sự hả hê, mãn nguyện. Còn với cảnh bỏ chạy của vua Lê Chiêu Thống đó là sự chua xót, ngậm ngùi trước ông vua bất tài của đất nước mình.

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Đồng Chí Lớp 9 Ngắn Gọn trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!