Xem Nhiều 6/2023 #️ Soạn Bài Đàn Ghi Ta Của Lorca # Top 12 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Soạn Bài Đàn Ghi Ta Của Lorca # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Đàn Ghi Ta Của Lorca mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Soạn văn lớp 12 bài Đàn ghi ta của Lorca

Soạn bài lớp 12: Đàn ghi ta của Lorca

Đàn ghi ta của Lorca là tác phẩm tiêu biểu cho thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt và phóng túng, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực. Cùng tham khảo bài văn mẫu Soạn bài lớp 12: Đàn ghi ta của Lorca để hiểu hơn về tác phẩm cũng như học tốt môn Ngữ văn lớp 12.

Soạn bài Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo lớp 12

1. Soạn bài Đàn ghi ta của Lorca mẫu 1

1.1. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công sinh năm 1946

Quê ở Mộ Đức – Quảng Ngãi

Thanh Thảo là nhà thơ được công chúng biết đến bởi những bài thơ trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và hậu chiến tranh.

Tác phẩm chính: những người đi tới biển, khối vuông rubic, dấu chân qua trảng cỏ, từ một đến một trăm…

Phong cách thơ: là tiếng nói của người trí thức nhiều bâng khuâng trăn trở về cuộc đời. Thanh Thảo là một trong những cây bút đi đầu trong việc cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái “tôi” nội tâm, tìm kiếm các hình thức diễn đạt mới.

2. Bài thơ

a. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ rút trong tập Khối vuông rubic (1885), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy của tư tưởng giàu suy tư phóng túng và ít nhiều nhuốm màu tượng trưng siêu thực.

b. Nhan đề

Đàn ghi ta không chỉ là một loại nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha mà còn được coi là biểu tượng cho nền nghệ thuật nước nhà

Lorca là nhà thơ nhạc sĩ, một kịch gia nổi tiếng của Tây Ban Nha người đã thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong lĩnh vực nghệ thuật. Do đó đàn ghi ta của Lorca biểu tượng cho sự cách tân nghệ thuật của nghệ sĩ thiên tài

c. Lời đề từ

“Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”: được coi như di chúc của người nhạc sĩ thiên tài. Đây là câu nói nổi tiếng của ông. Lời đề từ mang một ý nghĩa nhất định. Đó là nhà nhạc sĩ thiên tài nghĩ rằng đến một ngày nó những cách tân nghệ thuật, những tác phẩm của mình sẽ gây cản trở cho việc sáng tạo nghệ thuật của người sau nên ông muốn chôn đi nghệ thuật của mình để thế hệ sau bước tiếp.

d. Bố cục: 4 phần

Phần 1: 6 câu: Lorca người nghệ sĩ tự do nhưng đơn độc

Phần 2:12 câu: Lorca bị bắn từng tiếng đàn máu chảy

Phần 3: 4 câu tiếp: những tiếng đàn không được tiếp tục

Phần 4: còn lại: suy tư về sự ra đi của Lorca

1.2. Phân tích

1. Nghệ sĩ tự do nhưng đơn độc

Lorca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của nền văn hóa rộng lớn của TBN

Hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” gợi lên khung cảnh những trận đấu bò tót với chiếc cờ màu đỏ máu trong tay những chiến sĩ TBN hiện lên thật oai hùng dũng cảm

Mượn hình ảnh của dũng sĩ đấu bò tót Thanh thảo muốn khắc họa cuộc chiến giữa khát vọng dân chủ của công dân với nền chính trị độc tài của khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ với nền nghệ thuật già nua

Ba câu đầu cho thấy một nghệ sĩ Lorca đang bay bổng với những giai điệu mới, với những cách tân nghệ thuật

Ba câu sau hiện lên một Lorca đơn độc và mệt mỏi

2. Lorca bị bắn và tiếng đàn ghi ta máu chảy

Hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” gợi lên cái chết thê thảm của Lorca

Cái chết ấy ập đến quá nhanh và bất ngờ

Lorca không còn chỉ còn vang lên đâu đây những tiếng ghi ta của người nghệ sĩ nhưng không còn nguyên vẹn.

3. Những tiếng đàn không được tiếp tục

Tiếng đàn là biểu tượng của nghệ thuật biểu tượng cho những cách tân của người nghệ sĩ Lorca. Tiếng đàn được so sánh như cỏ hoang mọc dại nghệ thuật thiếu vắng bóng người dẫn đường hành trình cách tân nghệ thuật của Lorca không có người kế tục. Câu thơ cho ta thấy được sự thương tiếc xót xa của nhà thơ dành cho một nhà thiên tài và sự sót tiếc cho cả nền nghệ thuật TBN.

Câu thơ gắn liền với di chúc của Lorca có nghĩa là không ai dám chôn nghệ thuật của Lorca. Phải chăng là chưa đủ tài năng để làm điều đó.

Hai câu thơ có sự kết giữa hình ảnh thật và hình ảnh tượng trưng cho nghệ thuật

Vầng trăng vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh biểu tượng cho nghệ thuật.

“giọt nước mắt”, “đáy giếng” là những hình ảnh gắn liền với Lorca

4. Suy tư về cái chết của Lorca

Tác giả nói về cái chết của Lorca từ góc độ tướng số cái chết của ông là định mệnh đã được báo trước trên đường rãnh bàn tay.

Bằng cách kết thúc này tác giả đã dựng lên một hình ảnh, một bức tượng đài về Lorca.

1.3. Tổng kết

Nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện bút pháp tượng trưng siêu thực trong bài thơ này. Chính vì thế bài thơ này mang một vẻ hơi khó hiểu tuy nhiên khi hiểu được thì lại thấy rất hay. Hình ảnh người nghệ sĩ thiên tài Lorca hiện lên vô cùng đẹp.

2. Soạn bài Đàn ghi ta của Lorca mẫu 2

2.1. Câu 1

Giải thích các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn,… Anh chị có suy nghĩ gì khi bắt gặp hình ảnh: tiếng đàn, áo choàng đỏ gắt?

Trả lời:

– Bóng dáng con người vẫn lên rõ nét qua hình ảnh và âm thanh (tiếng đàn), màu sắc (áo choàng đỏ gắt), trạng thái (chếnh choáng, mỏi mòn).

– Tiếng đàn ghi ta: biểu tượng cho nghệ thuật, cho sự nghiệp của Lor-ca

-áo choàng đỏ gắt: biểu tượng cho nền văn hóa Tây Ban nha. Đỏ gắt là sự đỏ của máu, của trận chiến, của nhiệt huyết ở trận đấu bò tót.

– vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn: gợi sự cô độc, thiếu sự cảm thông của mọi người đối với Lor-ca

2.2. Câu 2

Nêu cảm nhận về đoạn thơ:

“Không ai chôn cất tiếng đàn

Tiếng đàn như cỏ mọc hoang

Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng”.

Trả lời:

– Hình ảnh: “Giọt nước mắt vầng trăng” là một hình ảnh siêu thực, đa nghĩa gợi thương cảm về cái chết bi thảm của nhà thơ. Nó còn là tình thương, sự tỏa sáng của người anh hùng.

– Tiếng đàn trở thành biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca. Dù phải chết nhưng dư âm vang vọng của cuộc đời ông thì còn mãi bất diệt như cỏ mọc hoang.

2.3. Câu 3

Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ?

Trả lời:

– Hình tượng tiếng đàn với vô vàn cung bậc khác nhau: Tiếng đàn bọt nước, tiếng đàn ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng đàn tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghita ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang

⟹ Gợi về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca

Soạn Bài Đàn Ghi Ta Của Lor

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

Bố cục

Phần 1 (6 câu đầu): hình ảnh Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa

Phần 2 (12 câu tiếp): Lor-ca bị sát hại, khát vọng cách tân dang dở

Phần 3 (4 dòng tiếp): xót thương, tiếc nuối người nghệ sĩ chân chính, tài ba

Phần 4 còn lại: hình tượng Lor-ca bất tử

Câu 1 (trang 166 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Hình ảnh có tính biểu tượng: tiếng đàn bọt nước, áo choàng, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn

– Các dòng thơ không có hình ảnh về con người nhưng bóng dáng con người: âm thanh (tiếng đàn), màu sắc (áo choàng đỏ gắt), trạng thái (chếnh choáng, mòn mỏi)

– Không gian văn hóa Tây Ban Nha với tiếng đàn Lor-ca- niềm tự hào của người dân,

+ Hình ảnh áo choàng đỏ gắt, khoác trên mình những võ sĩ đấu bò tót- biểu tượng của Tây Ban Nha

+ Hình ảnh đi lang thang về miền đơn độc: mang ý nghĩa chỉ cuộc hành trình của con người, cuộc độc hành của Lor-ca (anh hùng của Tây Ban Nha)

Câu 2 (trang 166 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Hình ảnh trong đoạn trích có tính siêu thực:

+ Không ai chôn cất tiếng đàn: hình ảnh có tính hoán dụ

+ Tiếng đàn như cỏ mọc hoang: hình ảnh so sánh gợi thương cảm về cái chết của nhà thơ Lor-ca

+ Giọt nước vầng trăng là hình ảnh siêu thực, đa nghĩa

+ Nước mắt vầng trăng: tình thương trong lành, cao khiết, sự vĩnh cửu từ nước mắt của anh hùng

+ Vầng trăng là sự hóa thân và thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ.

– Tiếng đàn trở thành vật có linh hồn, trừu tượng: không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang.

– Ở đây Lor-ca, hiện diện song hành cùng tiếng đàn, biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca

+ Cuộc đời Lor-ca sống tự do, thanh thản như giọt nước mắt nơi đáy giếng

+ Lor-ca chết nhưng dư âm vang vọng của ông còn mãi

→ Hình ảnh Lor-ca và tiếng ghi-ta có tính trừu tượng, đa nghĩa thể hiện sự trường tồn, bất diệt của tinh thần, tâm hồn Lor-ca

Câu 3 (trang 166 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ:

– Tiếng đàn xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh, tiếng ghi- ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi- ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang

– Tiếng đàn được thể hiện với nhiều cung bậc khác nhau, sự biến hóa nhiều trạng thái: vui tươi, âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi âm thanh của cái chết, giai điệu tình yêu

– Tiếng đàn ghi ta là sự hài hòa nhiều trạng thái cảm xúc:

+ Cảm xúc của Lor-ca gửi gắm trong tiếng đàn

+ Cuộc đời Lor-ca như tiếng đàn ghi ta, âm thanh, cung bậc lúc hùng tráng, mạnh mẽ, khi lại trầm lặng, buồn bã

+ Âm thanh tiếng đàn biểu tượng của cảm xúc mãnh liệt của tác giả: niềm tiếc thương đau đớn, sự ngưỡng mộ hài hòa trước thân phận của Lor-ca

Luyện tập

Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh Lor-ca được thể hiện qua bài Đàn ghi ta của Lor-ca ?

Hình tượng Lor-ca là người nghệ sĩ tự do nhưng đơn độc

– “Những tiếng đàn bọt nước”: nghệ thuật lung linh mà Lor-ca tạo ra, đó là dự cảm về số phận ngắn ngủi, mong manh của Lor-ca

– Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt: cuộc chiến đấu quyết liệt giữa dân chủ tự do với phát xít độc tài

→ Người anh hùng Lorca đơn độc, dũng cảm trên con đường đấu tranh cho cách tân nghệ thuật và dân chủ

Lor-ca cái chết đầy oan khuất

– Lor-ca đầy khí phách, ngang tàng trên quê hương Tây Ban Nha

– Cái chết oan khuất, bi thảm ập tới, cả đất nước Tây Ban Nha nuối tiếc trước sự ra đi của chàng

– lor-ca cho tới lúc chết vẫn say sưa, ngẩng cao đầu trong miền cách tân nghệ thuật

Lor-ca người nghệ sĩ bất tử cùng nghệ thuật chân chính

– Cảm hứng trong nghệ thuật của Lor-ca vì quê hương, vì tình yêu và vì chính nghệ thuật

– Tiếng ghi ta có nhiều biến thể đa dạng, phong phú: tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy

– Số phận của nghệ thuật Lor-ca sau khi chàng mất:

– Hành trình cách tân nghệ thuật của Lor-ca có sức sống mãnh liệt, đó cũng là sự thương cảm về cái chết bi thảm của Lor-ca

– Giọt nước mắt vầng trăng: hình ảnh siêu thực, đa nghĩa, bắt nguồn từ cái chết thương tâm của Lor-ca. Đó cũng là tình thương, sự cao khiết, sự hóa thân, sự thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ

– “Ném lá bùa”, “ném trái tim” là sự giải thoát của Lor-ca sau khi chết, người nghệ sĩ chân chính ý thức “cái chết” của bản thân để được tái sinh mạnh mẽ, để thế hệ sau tiếp tục cách tân

+ Ý thức sự gắn bó của Lor-ca với nghệ thuật, ông muốn thế hệ kế cận vượt qua án ngữ nghệ thuật của mình

– Tiếng đàn bất tử, tâm hồn nghệ sĩ bất tử của Lor-ca

→ Sự ngưỡng mộ của người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX bị giết hại

Bài giảng: Đàn ghi ta của lor-ca – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

Đàn Guitar, Cách Học Đàn Ghi Ta Tại Nhà

Cách học đàn Guitar đơn giản

Học đàn guitar cho người mới bắt đầu bằng cách tự học đàn ghi ta ở nhà cũng là một cách hay để bạn luyện tập chơi đàn ghi ta với một không gian thoải mái nhất. Trong bài viết ngày hôm nay VnDoc sẽ hướng dẫn cách tự học đàn guitar tai nhà cơ bản nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

Hướng dẫn cách học đàn ghi ta tại nhà

Trong Hướng dẫn học đàn guitar cơ bản này, VnDoc sẽ nhắc đến những điều quan trọng nhất bạn cần biết ngay lúc này để thành công trong việc chơi đàn guitar. Đầu tiên chúng tôi sẽ giới thiệu những điều cơ bản như: làm thế nào để gọi tên dây đàn guitar, cách cầm cây guitar của bạn, và các bộ phận của đàn guitar. Sau đó, ở Phần 2 của Hướng Dẫn Học Đàn Guitar Cơ Bản, chúng ta sẽ đi vào kỹ thuật: đánh đàn như thế nào, làm thế nào để tạo ra những hợp âm đầu tiên, và cách chơi bài hát đầu tiên của bạn.

Khi đã thực hành theo các hướng dẫn này, bạn sẽ biết cách cầm đàn guitar, xác định các bộ phận của đàn guitar acoustic và guitar điện, điều chỉnh dây, chơi 4 hợp âm guitar quan trọng, và thậm chí kết hợp tất cả những thứ trên để chơi bài hát đầu tiên của bạn. Một khi bạn đã hoàn thành những bài học cơ bản này, bạn sẽ có một nền tảng vững chắc để chơi guitar trong tương lai và bạn sẽ có một ý tưởng tốt về những gì bạn nên làm tiếp theo.

Hướng Dẫn Cách Cầm Đàn Guitar

Biết cách cầm đàn guitar sẽ giúp bạn có được tư thế tốt và giúp bạn tránh được những chấn thương và mệt mỏi. Nó cũng đảm bảo mọi bài luyện tập của bạn được thực hiện đúng cách. Có ba cách cơ bản để cầm cây đàn guitar của bạn: phương pháp thông thường, phương pháp cổ điển, và đứng với dây đeo.

Phương Pháp Thông Thường

Nếu bạn là người thuận tay phải, hãy đặt cây guitar trên chân phải của mình. Mẹo đầu tiên tôi dành cho bạn là sử dụng đế đặt chân. Đế đặt chân thường có giá trong khoảng 300 – 500 nghìn đồng tại các cửa hàng nhạc cụ, và bạn nên mua một chiếc đế này nếu bạn định cầm guitar theo phương pháp bình thường hoặc cổ điển. Đế đặt chân giúp nâng cao chân của bạn và đưa cây đàn guitar đến một vị trí thoải mái hơn, đặc biệt là khi chơi trong thời gian dài.

Một sai lầm mà nhiều người mới tập chơi guitar thường mắc phải là nghiêng mặt đàn guitar vào trong hướng về phía họ. Họ làm vậy là để nhìn thấy các ngón tay của mình, nhưng đây là một tư thế không tốt, vì nó dễ gây mệt mỏi. Thay vào đó, hãy đặt cây đàn guitar thẳng lên.

Điều cần nhớ tiếp theo với phương pháp thông thường là vòng cánh tay thuận của bạn quanh cây đàn để giữ nó gần với cơ thể. Việc này cũng ngăn không cho cây đàn guitar bị nghiêng và cố định ở một vị trí tốt để chơi được lâu hơn.

Phương Pháp Cổ Điển

Nếu bạn là người thuận tay phải, đặt chân trái lên đế và đặt cây đàn guitar lên chân trái. Từ đó cần đàn (neck) sẽ được đưa sang bên trái nhiều hơn và được nâng lên cao hơn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ dàng với tới tất cả các nốt trên mặt (fretboard) của cần đàn.

Phương pháp cổ điển có thể khó chơi trong thời gian dài hơn, trừ khi bạn sử dụng dây đeo để giúp giữ đàn guitar ở vị trí cao như vậy, nhưng bạn sẽ dễ tiếp cận tất cả các nốt nhạc hơn phương pháp thông thường.

Đứng Chơi Với Dây Đeo

Bạn có thể mua dây đeo tại bất kỳ cửa hàng nhạc cụ nào, với giá khoảng từ 150 nghìn đồng đến 5 triệu đồng cho dây da đắt tiền. Để mua một dây đeo đủ tốt, bạn sẽ mất khoảng 400 – 500 nghìn đồng, và theo tôi đó là một khoản đầu tư đáng giá.

Tốt nhất là bạn nên luyện tập giống như phương pháp mà bạn sẽ dùng để biểu diễn. Vậy nên nếu bạn đứng biểu diễn trước khán giả, bạn cũng nên đứng lên khi luyện tập.

Hướng Dẫn Cơ Bản Về Ngón Tay, Phím Đàn Và Dây Đàn Guitar

Tôi sẽ giới thiệu 3 hệ thống đánh số cho guitar, bao gồm cả hệ thống sử dụng cho ngón tay của bạn, cho các phím đàn và cho dây đàn guitar. Bài học này trông có vẻ dễ, nhưng đây là một bài học quan trọng. Biết và hiểu kĩ các hệ thống này sẽ giúp bạn hoàn thành tất cả các hướng dẫn học đàn guitar trong tương lai nhanh hơn rất nhiều.

Các Ngón Tay

Ngón trỏ của bạn được biểu thị là ngón đầu tiên, ngón giữa là ngón thứ hai, ngón đeo nhẫn là ngón thứ ba, và ngón út là ngón thứ tư của bạn. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng khi bạn bắt đầu đọc các sơ đồ hợp âm, âm giai, tab và bản nhạc, bạn sẽ phải biết ngay lập tức cần sử dụng ngón tay nào.

Dây Đàn

Hầu hết mọi người nghĩ rằng dây đàn gần họ nhất, dây dày nhất, là dây đầu tiên của cây đàn guitar, nhưng ngược lại mới chính xác. Dây gần sàn nhà nhất, dây mỏng nhất, là dây đàn đầu tiên. Dây tiếp theo, dây mỏng thứ nhì, là dây thứ hai, và tiếp tục như thế. Chỉ cần lưu ý rằng dây mỏng nhất của cây đàn là dây đầu tiên, và dây dày nhất là dây thứ sáu.

Nếu một người thầy dạy guitar bảo bạn đặt ngón tay của bạn vào phím đầu tiên, bạn sẽ dò đến phím đầu tiên và đặt ngón tay của bạn ngay sau phím đó. Nếu là phím thứ năm trên dây đầu tiên bằng ngón tay đầu tiên, bạn sẽ đặt ngón tay trỏ của bạn đằng sau phím thứ năm trên dây mỏng nhất.

Bạn phải quen với tất cả các hệ thống đánh số trên để có thể đi đến phím đàn bạn cần trên đúng dây và đúng ngón nhanh nhất có thể. Một lần nữa, hãy nhớ rằng hiểu những hệ thống này sẽ giúp bạn hoàn thành tất cả các hướng dẫn học đàn guitar khác nhanh hơn rất nhiều.

Cấu Tạo Của Đàn Guitar

Điều bạn cần biết tiếp theo là về cấu tạo của guitar acoustic và guitar điện. Biết được những bộ phận này thực sự quan trọng, vì bạn cần phải có khả năng giao tiếp rõ ràng với những người chơi guitar khác về nhạc cụ của bạn.

Có hai phần chính trên một cây đàn guitar. Đó là cần đàn (neck) và thân đàn (body). Guitar acoustic và guitar có nhiều bộ phận giống nhau. Tuy nhiên có một vài điểm khác biệt mà tôi sẽ chỉ ra ở đây.

Chốt chỉnh dây (tuning keys): như tên gọi của nó, được dùng để chỉnh cao độ của dây đàn guitar.

Lược đàn (nut): là thanh nhựa màu trắng nằm ở phía dưới đầu đàn. Các dây đàn được đặt vào lược đàn trước khi được buộc vào các khóa dây.

Phím đàn: là các thanh kim loại mảnh đặt dọc theo cần đàn, vuông góc với dây đàn.

Thân Đàn

Các bộ phận còn lại của đàn guitar nằm ở thân đàn, đây là nơi có sự khác biệt giữa đàn acoustic và đàn điện.

Đàn Guitar Acoustic

Pickguard: là phần nhựa bảo vệ đàn khỏi bị xước khi ta đánh đàn.

Lỗ thoát âm (soundhole): hầu hết đàn guitar acoustic đều có một lỗ thoát âm ở giữa thân đàn, mặc dù một số cây guitar có thể có lỗ thoát âm ở một vị trí khác hoặc thậm chí không có lỗ thoát âm nào cả.

Ngựa đàn (bridge): phần nhựa màu đen ở đầu ngược lại với lược đàn. Khi gảy dây đàn, rung động chạy dọc theo cần đàn từ ngựa đàn đến đầu đàn.

Đàn Guitar Điện

Pickups: có nhiệm vụ như là cây micro của đàn, thu vào những rung động của dây và đưa chúng vào bộ khuếch đại âm thanh.

Nút chỉnh âm lượng và tông (volume & tone knobs): tiếp theo là các nút điều khiển trên thân đàn guitar điện, đó là nút chỉnh âm lượng và nút chỉnh tông cho âm thanh phát ra từ pickups. Có thể có một, hai, ba, hoặc bốn nút tùy thuộc vào loại guitar điện mà bạn có.

Bộ chuyển pickup: loại điều khiển thứ hai trên guitar điện là bộ chuyển pickup. Hầu hết các cây guitar điện đều có công tắc chuyển 3 chiều, nó quyết định pickup nào đang hoạt động. Nếu bạn kéo công tắc xuống, pickup ở ngựa đàn sẽ hoạt động, làm cây đàn sẽ có giọng cao hơn (treble tone) vì gần với cuối dây. Nếu để công tắc ở giữa, cả hai pickup đều sẽ hoạt động, ta sẽ có giọng trung (medium tone). Và nếu kéo công tắc lên, pickup ở cần đàn hoạt động, cây đàn sẽ có giọng trầm.

Cách Gọi Tên Dây Đàn Guitar

Ở phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn gọi tên các dây mở trên đàn guitar. Khi mới học chơi guitar, tôi đã né tránh việc này trong một thời gian dài bởi vì tôi không có cách nào để nhớ được đủ tên các dây đàn. Đây là một bài học quan trọng bởi vì bạn sẽ sớm phải chỉnh dây đàn guitar của mình, và cũng bởi vì bạn cần phải biết nó để bắt đầu học nốt nhạc trên các phím đàn.

Tên Gọi Các Dây Đàn

Tên của dây dày nhất, dây thứ sáu, là Mi (E). Tiếp xuống dưới, dây thứ năm là La (A), thứ tư là Rê (D), thứ ba là Sol (G), thứ hai là Si (B), và dây đầu tiên cũng là Mi (E).

Bây giờ bạn có thể nghĩ rằng không có cách nào để có thể nhớ hết tên tất cả các dây, đó cũng là những gì tôi nghĩ khi mới bắt đầu học guitar. Một cách có thể giúp bạn ghi nhớ dễ dàng là 2 dây ngoài cùng đều là dây Mi (E), vì vậy bạn chỉ phải nhớ tên của 4 dây đàn bên trong.

Ghi nhớ được tên của các dây đàn guitar sẽ rất hữu ích cho các bài học trong tương lai, đặc biệt là khi học cách làm thế nào để chỉnh dây đàn guitar, sẽ có trong phần 2 của Hướng dẫn học đàn guitar cơ bản này.

La Playa, Ghi Ta Thời Gian Tình Chưa Quên Lãng (Rfi)

La Playa, ghi ta thời gian tình chưa quên lãng

Năm 2013 là thời điểm sinh nhật năm chẳn của khá nhiều ca khúc lừng danh quốc tế. Trong số những bài xưa nhất, có bài El Cóndor Pasa và bản tango El Choclo ra đời cách đây một thế kỷ. Nhạc phẩm Quién Será được ghi âm tại Mêhicô 60 năm về trước (1953). Một thập niên sau, đến lượt bài La Playa (Bãi biển) đi vòng quanh thế giới nhờ phiên bản dạo đàn ghi ta sáng tác vào năm 1963.

Phiên bản mới La Playa – Chayanne

Khúc đàn La Playa mang đậm ảnh hưởng của dòng nhạc La Tinh nhưng thật ra bản nhạc này lại do một nhà soạn nhạc người Bỉ tên là Jo Van Wetter viết vào năm 1963, tức cách đây vừa đúng nửa thế kỷ. Tác giả bài hát tên thật là Georges Joseph Van Wetter, sinh trưởng trong một gia đình gốc flamand, nhưng cha mẹ ông đến lập nghiệp tại vùng Wallonie chủ yếu nói tiếng Pháp ở Bỉ.

Tuy không xuất thân từ một gia đình có dòng máu nghệ sĩ, những từ thuở nhỏ ông đã có năng khiếu âm nhạc. Thời niên thiếu, dù chưa được đào tạo bài bản, nhưng Jo Van Wetter chịu khó tự học đàn. Ông tham gia vào khá nhiều ban nhạc trẻ chuyên đi diễn tại các liên hoan địa phương và chủ yếu chơi lại các ca khúc thịnh hành từ những năm 1940 đến thập niên 1950.

Đến khi trưởng thành, ông Jo Van Wetter dời nhà về thủ đô nước Bỉ, và bắt đầu học đàn ghi ta cổ điển tại Nhạc viện thành phố Bruxelles. Ông học cùng một lớp với tay đàn ghi ta Charles Danielli. Cả hai về sau này đều mở lớp dạy nhạc, trong số những học trò của họ có Philip Catherine, một trong những tay đàn ghi ta nhạc jazz lừng danh nhất nước Bỉ.

Công việc dạy đàn không đủ sống, cho nên Jo Van Wetter sau khi tốt nghiệp nhạc viện thủ đô, tham gia vào rất nhiều nhóm nhạc lớn nhỏ để kiếm tiền qua các vòng lưu diễn tại các quán nhạc hay vũ trường. Trong nhiều năm liền, ông chủ yếu đi biểu diễn với các dàn nhạc hoà tấu dưới sự điều khiển của Jean Omer và nhất là của nhạc trưởng Henri Segers. Bên cạnh đó, ông cũng thường xuyên xuất hiện trong khá nhiều dự án ghi âm của giới nghệ sĩ trẻ thời bấy giờ như Frédéric Rottier hay ban nhạc The Cousins.

Đầu những năm 1960, vào lúc mà phong trào nhạc trẻ rộ lên ở châu Âu, giới ca sĩ ”nhí” hưởng ứng dòng nhạc rock đến từ Hoa Kỳ bằng cách chuyển dịch rồi ghi âm lại các ca khúc Anh Mỹ, thì Jo Van Wetter lại khám phá các làn điệu ghi ta đến từ đảo Hawai. Cùng với nhiều tác giả khác như Willy Albimoor, Hans Blum và Michael Thomas (Martin Böttcher), nhạc sĩ Jo Van Wetter soạn một số khúc đàn theo thể điệu này.

Cả nhóm lấy tên là ban nhạc The Waikikis, và tập nhạc mang tựa đề là Hawai Tattoo trở thành một trong những album ăn khách nhất vào năm 1961. Trong vòng nhiều tháng liên tục, album này thống lĩnh thị trường các nước Bỉ, Đức, Hà Lan và Luxembourg, để rồi sau đó chinh phục các thị trường Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ và Nam Mỹ.

Sự thành công này đáng lẽ ra sẽ còn vang dội hơn nữa, nếu như ban nhạc The Waikikis lên đường lưu diễn để quảng bá cho album của họ, cũng như cho những bước kế tiếp trong sự nghiệp. Thế nhưng, những bất đồng với nhà sản xuất (Horst Fuchs) buộc một số tác giả phải rút lui.

Tuy sau đó, có cho ra mắt nhiều album khác, nhưng The Waikikis chủ yếu ghi âm ở phòng thu thanh, thành viên hay tác giả có thể luân phiên thay đổi, nhưng thực chất không phải là một nhóm có đủ tầm vóc, cũng như tầm nhìn như ban nhạc người Anh The Shadows với khúc đàn kinh điển Apache đầu thập niên 1960.

Năm 1963, một trong những album ăn khách nhất thị trường quốc tế là tập nhạc cover của nữ danh ca người Mỹ Julie London, qua đó cô ghi âm lại hầu hết các bản nhạc tình La Tinh kinh điển phối theo điệu cool jazz. Khi được nghe album này, Jo Van Wetter mới ngẫu hứng sáng tác khúc đàn mà ông đặt tên là La Playa. Khúc nhạc này trở nên thịnh hành nhờ các bản hòa tấu, song tấu hay độc tấu Tây Ban Cầm (chẳng hạn như phiên bản của Claude Ciari).

Sau thành công của ca khúc tiếng Pháp, nhiều phiên bản chuyển dịch khác lần lượt ra đời, kể cả tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Còn trong tiếng Việt, bài La Playa có ít nhất hai lời. Bài này từng được tác giả Phạm Duy phóng tác thành nhạc phẩm Dòng sông quê cũ do nhiều nghệ sĩ như Ngọc Lan, Kiều Nga hay Thanh Lan ghi âm lại. Lời Việt thứ nhì, theo một số nguồn ghi chú, là của tác giả David Hà, có tựa đề là Biển vắng Thiên đàng.

Bài hát La Playa ăn khách đến nỗi người Brazil nghĩ rằng ca khúc A Praia bằng tiếng Bồ Đào Nha là một giai điệu của xứ họ. Còn tại Puerto Rico hay Nam Mỹ, không ai tin rằng La Playa trong nguyên tác là một khúc đàn của một tác giả người Bỉ gốc Hà Lan. Theo dòng đời năm tháng, tay đàn Jo Van Wetter đã chìm dần vào quên lãng nhưng khúc nhạc dịu dàng mà ông đã soạn lại trở nên bất hủ, vượt thời gian.

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Đàn Ghi Ta Của Lorca trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!