Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Chiếu Cầu Hiền – Ngữ Văn 11 Tập 1 mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xin chào các em! Trong chuyên mục soạn văn ngày hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Chiếu cầu hiền.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: Ngô Thì Nhậm (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả trong SGK Ngữ Văn 11 Tập 1).
2. Tác phẩm
Văn bản Chiếu cầu hiền được Ngô Thì Nhậm viết thay cho vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 – 1789. Nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê – Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Bố cục của bài chiếu: gồm 3 phần:
Phần 3: còn lại : Lời bố cáo.
* Nội dung chính của một văn bản “cầu hiền”: có những điểm nổi bật như:
Người hiền xưa nay luôn cần thiết cho công cuộc trị nước.
Cho phép tiến cử người hiền
Cho phép người hiền tự tiến cử
Câu 2:
* Bài chiếu được viết hướng đến đối tượng là các sĩ phu Bắc Hà, thứ dân trăm họ nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.
* Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:
* Những luận điểm trên hoàn toàn phù hợp với đối tượng của bài chiếu.
* Nghệ thuật lập luận của bài chiếu:
Sử dụng từ ngữ trang trọng, lời văn mẫu mực
Cách lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt và đầy sức thuyết phục
Cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết
Câu 3:
Tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung:
Qua bài chiếu, ta có thể thấy vua Quang Trung là một người có tầm nhìn xa trông rộng, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời kỳ phân li.
Vì lợi ích của đất nước đòi hỏi sự cộng tác của người hiền tài, vua Quang Trung đã bày tỏ rõ thái độ khiêm tốn, thái độ chân thành, thực sự mong muốn sự cộng tác của bậc hiền tài trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Soạn Bài Chiếu Cầu Hiền Lớp 11
Hướng dẫn các bạn soạn bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 11 ngắn gọn đơn giản
Ngô Thì Nhậm là một người có đóng góp to lớn choc ho triều đại Tây Sơn . nhiều văn kiện, giấy tờ quan trọng của Tây Sơn do ông soạn thảo. trong đó có bài Chiếu cầu hiền, bài viết là một truyền thống văn hóa chính trị phương Đông thời cổ Trung Đại. Chiếu cầu hiền được biết đến là một nghệ thuật thuyết phục đặc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước. chúng ta cùng đi tìm hiểu bài văn này.
Câu 1: anh chị hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần và nội ung của mỗi phần. từ đó, hãy khái quát nội dung chính của văn bản ” cầu hiền”.Bố cục của bài và nội dung của mỗi phần: – Phần đầu từ đầu đến trời sinh ra người hiền vậy: bài chiếu nêu lên vai trò của người hiền và khẳng định vị trí của người hiền trong xã hội. – Phần 2 tiếp theo đến ban đầu của trẫm hay sao: lời kêu gọi người hiền của nhà vua và những ưu đãi của nhà vua đối với những người tài. – Phần 3 là phần còn lại: con đường cầu hiền của Nguyễn Hiền. Nội dung chính của văn bản: chiếu cầu hiền không chỉ nói lên chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung mà còn cho ta thấy được tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng vì dân vì nước của nhà vua để xây dựng triều đại mới lúc bấy giờ.
Câu 2: hãy cho biết: bài viết được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.– Đối tượng nhắm đến của bài viết là các nghĩ sĩ tài giỏi, tài năng của Bắc Hà – Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là: + Người hiền ở trên đời cũng như sao sang ở trên trời + Người hiền tất phải do thiên tử sử dụng + Nhược bằng dấu mình ẩn tiếng, có tài mà không để cho đời dùng, thì đó là không phải ý trời sinh ra người tài – Các luận điểm đưa ra rất phù hợp với đối tượng mà bài viết hướng tới. – Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài viết: bài chiếu được viết với nghệ thuật lập luận đặc sắc, thuyết phục và đồng thời thể hiện nên tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng dất nước.
Câu 3: qua bài chiếu, anh chị hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung. Vua Quang Trung mong mỏi người hiền để cùng xây dựng triều đại mới. khi triều đại mưới còn nhiều khó khan, rất cần người hiền ra giúp nước. vua Quang Trung đã mở rộng con đường cầu hiền đến mọi người dân trong nước, mong mỏi người hiền sẽ đến với mình và kêu gọi những người tài đức ra giúp dân giúp nước. bên cạnh cái lí, bài viết còn có cái tình: đó là cái tình của một ông vua gắn bó với người hiền trong nhiệm vụ chung xây dựng đât nước.
Soạn Bài Chiếu Cầu Hiền (Siêu Ngắn)
Soạn bài Chiếu cầu hiền
Tóm tắt
Chiếu cầu hiền là tác phẩm viết theo thể chiếu. Ngô Thì Nhậm thay vua Quang Trung viết nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức của triều đại cũ (Lê – Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
Bố cục
Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định người hiền tài có sứ mệnh phò tá cho thiên tử.
Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.
Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Bài chiếu gồm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định người hiền tài có sứ mệnh phò tá cho thiên tử.
+ Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.
+ Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
Nội dung chính của một văn bản “cầu hiền”: chiêu mộ người hiền tài ra giúp sức cho triều đình, đất nước.
Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Đối tượng của bài chiếu: các sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức của triều đại cũ (Lê – Trịnh).
+ Luận điểm đưa ra:
– Thời thế đã đổi thay, không thể lẩn tránh suốt đời được.
– Hoàng đế rất mong mỏi người tài ra giúp sức, biết quý trọng nhân tài.
– Hoàn cảnh đất nước buổi đầu đại định không thể không có sự giúp sức của hiền tài.
⇒ Luận điểm đưa ra phù hợp với đối tượng, đánh đúng vào tâm lý, suy tư trăn trở của người nghe.
+ Nghệ thuật lập luận: chặt chẽ, thuyết phục về cả lý và tình, ngôn từ vừa mềm mỏng, chân thành lại vừa cứng rắn, mạnh mẽ.
Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Tư tưởng của vua Quang Trung: có chủ trương đúng đắn, tư tưởng tiến bộ, không nề hà quá khứ, xuất thân của những sĩ phu đời trước.
+ Tình cảm: Một lòng lo cho dân, cho nước, quý trọng người tài giỏi.
Ý nghĩa
Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm độc viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Bài chiếu được viết với nghệ thuật lập luận đặc sắc, thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Bài: Khóc Dương Khuê – Ngữ Văn 11 Tập 1
Xin chào các em! Tiếp tục với chuyên mục soạn văn ngày hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến. Bài thơ được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ Văn 11 Tập 1, mời các em cùng theo dõi!
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Bố cục của bài thơ: gồm 3 đoạn:
Đoạn 1: hai câu đầu: nỗi đau xót khi nghe tin bạn mất
Đoạn 2: từ câu 3 đến câu 22: Nhớ lại những kỉ niệm trước đây giữa 2 người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.
Đoạn 3: còn lại: Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỉ.
Câu 2:
Tình bạn thắm thiết, thủy chung của hai người được thể hiện:
* Hai câu thơ đầu là nỗi đau đớn của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất:
Từ ngữ: Thôi đã thôi rồi, man mác, ngậm ngùi.
Nhịp thơ bị phá vỡ 2/1/3: Như một tiếng nấc tức tưởi, tắc nghẹn trước nỗi đau mất bạn của nhà thơ.
* Đoạn thơ thứ hai: tác giả gợi nhớ lại những kỉ niệm trong quá khứ giữa 2 người:
Cùng thi đỗ, cùng làm quan, cùng nhau trải qua nhiều thú vui tao nhã.
Khi về già vẫn thường xuyên viếng thăm nhau.
* Đoạn thơ cuối: là nỗi trống trải của nhà thơ khi bạn qua đời.
Nguyễn Khuyến cảm thấy cuộc sống như chẳng còn ý vị gì, vô cùng trống trải.
Nỗi đau được thể hiện ở nhiều cung bậc: lúc đột ngột, lúc ngậm ngùi, luyến tiếc, lúc thì lắng đọng thấm sâu chi phối tuổi già của tác giả.
Câu 3:
Đây là một bài thơ có nghệ thuật tu từ đặc sắc: nói giảm nói tránh, điệp ngữ, sử dụng câu hỏi tu từ.
Ngoài ra, thành công về nghệ thuật của bài thơ, chúng ta không thể không kể đến:
Ngôn ngữ thơ: đạt đến mức trong sáng tuyệt vời: lặp 5 từ “không” trong tổng số 14 từ để diễn tả một cái không trống rỗng đến ghê gớm khi mất bạn.
Cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất lục bát và nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Chiếu Cầu Hiền – Ngữ Văn 11 Tập 1 trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!