Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng – Ngữ Văn 6 Tập 1 mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Về thể loại
Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn thường mượn những loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo về chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Truyện ngụ ngôn đã ra đời từ rất lâu. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ của Hi Lạp chuyên sáng tác truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng.
II. Tóm tắt
Truyện kể về nhân vật cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai vì ghen tỵ với lão Miệng chỉ ăn không mà không làm gì cả nên đã bàn nhau để mặc cho lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc cho lão Miệng vô cùng ngạc nhiên, sửng sốt, cả bọn sau khi thông báo xong kéo nhau ra về.
Một ngày, hai ngày, ba ngày,… cả bọn đã cảm thấy mệt mỏi rã rời, không ai làm nổi việc gì nữa. Cho đến ngày thứ 7, không ai có thể chịu nổi nữa. Bác Tai là người đầu tiên phát hiện ra sai lầm của vấn đề, bác phân tích rõ đúng sai và rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng, cho lão ăn như thường. Miệng ăn xong, cả bọn đều cảm thấy khỏe khoắn trở lại. Và chúng nhận ra rằng, lão Miệng tuy thế nhưng lão cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quân đến tính mạng của cả bọn. Thế là từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai sống hòa thuận với nhau, không ai ghen tỵ ai.
III. Bố cục
Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng có thể được chia thành 3 đoạn:
Đoạn 3: còn lại, nội dung: cả bọn sửa chữa sai lầm
IV. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng là vì theo những lập luận của họ: Mắt phải nhìn, Tay phải làm, Chân phải đi, Tai phải nghe ngóng. Tất cả đều phải phục vụ cho Miệng, và theo họ, Miệng không phải làm gì, chỉ việc hưởng thụ.
Câu 2:
Truyện mượn các bộ phận trên cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người giống như một tổ chức, một cộng đồng, mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng chính là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện khuyên nhủ con người:
Mỗi cá nhân sẽ không thể tồn tại nếu tách khỏi tổ chức, cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp
Sống trong cộng đồng, chúng ta phải có tinh thần “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”
4
/
5
(
27
bình chọn
)
Soạn Bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (siêu ngắn)
Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (ngắn nhất)
Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (cực ngắn)
Tóm tắt Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Bố cục:
– Đoạn 1 (từ đầu … kéo nhau về): Chân, Tay, Tai, Mắt so bì, tỵ nạnh với lão Miệng.
– Đoạn 2 (tiếp … họp nhau lại để bàn): hậu quả của suy nghĩ, quyết định sai.
– Đoạn 3 (còn lại): Cách sửa chữa hậu quả.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (Trang 116 sgk ngữ văn tập 1)
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì:
– Họ nhận thấy họ phải làm việc nhọc nhằn quanh năm, còn lão Miệng thì chẳng làm gì, chỉ ngồi ăn không
– Lập luận này xuất phát từ việc nhận định phiến diện bên ngoài: mắt nhìn, tay làm, chân đi, tai nghe, đều phục vụ cho lão miệng hưởng thụ.
Câu 2 (Trang 116 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người:
+ Có thể coi cả cơ thể như một tổ chức, cộng đồng, các bộ phận chính là từng cá thể riêng lẻ trong tổ chức, cộng đồng.
– Mỗi cá nhân không thể tồn tại tách biệt khỏi mối quan hệ với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.
– Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
Luyện tập
– Định nghĩa truyện ngụ ngôn: Xem chú thích (*) SGK – trang 100.
– Các truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Bài: Chân Tay Tai Mắt Miệng (Ngắn Nhất)
Tóm tắt, bố cục bài Chân tay tai mắt miệng
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì tỵ nạnh với lão Miệng chỉ biết ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng vài ngày sau tất cả đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì ai nấy đều bị tê liệt, công việc của lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn sau đó ai nấy trở lại khỏe mạnh. Từ đó về sau họ sống hòa thuận với nhau.
– Đoạn 1 (từ đầu … kéo nhau về): Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì, tỵ nạnh với lão Miệng.
– Đoạn 2 (tiếp theo … họp nhau lại để bàn): Hậu quả của việc suy nghĩ, quyết định sai.
– Đoạn 3 (phần còn lại): Họ cùng nhau sửa chữa hậu quả.
Soạn bài Chân tay tai mắt miệng
Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)
Vì cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đều lập luận từ những biểu hiện bề ngoài: Mắt phải nhìn, Tay phải làm, Chân phải đi, Tai phải nghe Dường như tất cả đều phải phục vụ lão Miệng, và họ nghĩ Miệng chỉ việc hưởng thụ, không phải làm gì.
Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện khuyên răn, khuyên nhủ:
– Mỗi cá thể không thể tồn tại nếu tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng.
– Sống trong cộng đồng cần phải có tinh thần “một người vì mọi người, mọi người vì một người”.
Luyện tập
– Định nghĩa truyện ngụ ngô n: Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hoặc bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ… để ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.
– Các truyện ngụ ngôn đã học là: Ếch ngồi đáy giếng; Đeo nhạc cho mèo; Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Tổng kết bài Chân tay tai mắt miệng
Soạn bài: Chân, tay, tai, mắt, miệng (siêu ngắn)
Tìm hiểu truyện Chân, tay, tai, mắt, miệng
Dàn ý phân tích truyện Chân, tay, tai, mắt, miệng
Soạn Bài: Thánh Gióng – Ngữ Văn 6 Tập 1
I. Về thể loại
Văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết, đặc điểm của thể loại này như sau:
Bài văn thuộc thể loại truyện dân gian, kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ
Là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên thường có nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo
Văn bản thường thể hiện thái độ, quan điểm cũng như cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật và sự kiện lịch sử được kể
II. Tóm tắt
Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ, về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú. Nhưng kỳ lạ, lên 3 tuổi mà cậu vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.
Lúc bấy giờ, nước ta đang bị giặc Ân xâm phạm bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói và xin nhà vua đi đánh giặc cứu nước. Từ đó, cậu lớn bổng lên, ăn bao nhiêu cơm cũng không thấy no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Sau khi ăn hết số gạo do bà con quyên góp, cậu bé vùng dậy, vươn vai và trở thành một tráng sĩ mình mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt xông ra đánh giặc. Roi gãy, cậu bèn nhổ tre bên đường quật vào giặc.
Sau khi đánh tan giặc, cậu lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại và một mình một ngựa bay lên trời. Từ đó, nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ. Những ao hồ, những bụi tre ngà đều là những dấu tích do trận đánh của Thánh Gióng năm xưa.
III. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, xuất hiện nhiều nhân vật:
Nhân vật chính là Thánh Gióng
Nhân vật phụ bao gồm: vợ chồng ông lão nghèo – cha mẹ của Gióng, nhà vua, sứ giả triều đình, dân làng
Nhân vật chính được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo và giày ý nghĩa, những chi tiết đó là:
Bà mẹ đặt bàn chân vào vết chân to đã thụ thai, mang thai 12 tháng mới sinh, cậu bé sinh ra đến 3 tuổi mà không biết nói, biết cười, cũng không biết đi
Nghe tin đất nước bị xâm phạm bờ cõi, cậu bé đã cất tiếng nói và đòi đi đánh giặc, bỗng lớn nhanh như thổi, vươn lên thành dũng sĩ
Đánh tan giặc và cưỡi ngựa bay về trời
Câu 2:
Các chi tiết trong truyện đều thể hiện rất nhiều ý nghĩa:
a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: chi tiết này thể hiện ý chí chống giặc cứu nước của dân tộc ta. Khi giặc đến, dù là đàn ông hay đàn bà, người già hay trẻ nhỏ đều sẵn sàng cầm vũ khí đánh giặc cứu nước. Và đây cũng là ý thức thường trực và cao cả trong mỗi người con đất Việt.
b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc: Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác, cậu đòi những vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây là những vũ khí tốt nhất, thể hiện ý chí quyết tâm sẵn sàng bảo vệ bờ cõi.
c) Bà con làng xóm sẵn sàng góp gạo nuôi cậu bé: chi tiết này thể hiện Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi lớn, đồng thời, thể hiện sức mạnh của nhân dân là sức mạnh của cộng đồng, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng.
d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân. Khi hòa bình, họ là những con người hết sức bình thường, nhưng khi có giặc đến, chính sự đoàn kết đã hóa thành sức mạnh phi thường vùi chôn giặc.
đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: đây là một chi tiết rất hay của truyền thuyết Thánh Gióng. Gậy sắt là vũ khí đánh giặc thông thường của người anh hùng, nhưng khi cần thì cả cây cỏ bên đường cũng có thể trở thành vũ khí.
e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời: Gióng cũng chính là biểu tượng cho nhân dân, đánh giặc vì căm thù giặc, vì lòng yêu nước chứ không phải vì những vinh hoa phú quý.
Câu 3:
Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng là:
Thánh Gióng chính là biểu tượng cho người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Gióng được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng bởi nhân dân. Gióng đã chiến đấu bằng tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng cũng chính là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Đồng thời, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người với thiên nhiên, của vũ khí thô sơ và hiện đại.
Hay nói cách khác, từ truyền thống đánh giặc cứu nước và ý chí quật cường, nhân dân ta đã thần thánh hóa những người anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại để gửi gắm thông điệp về lòng yêu nước, ý chí quyết tâm đánh tan quân xâm lược.
Câu 4:
Trong thời đại đó, nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang lúc bấy giờ đã tạo nên một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để giữ yên bờ cõi
Không chỉ cấy trồng lúa nước, nhân dân ta thời bấy giờ cũng đã biết chế tạo những vũ khí chống giặc từ vật liệu kim loại
Truyện Thánh Gióng cũng góp phần phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm từ xa xưa, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân và dùng tất cả phương tiện mà mình có để đánh giặc.
4
/
5
(
4
bình chọn
)
Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng – Ngữ Văn 6 Tập 1 trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!