Xem Nhiều 6/2023 #️ Soạn Bài Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát (Sa Hành Đoản Ca) # Top 7 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Soạn Bài Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát (Sa Hành Đoản Ca) # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát (Sa Hành Đoản Ca) mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Bãi cát dài lại bãi cát dài: mênh mông dường như bất tận, nóng bỏng.

+ Tả thực: những con đường miền trung đầy cát trắng

+ Biểu tượng: con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến danh lợi.

– Hình ảnh người đi trên bãi cát:

+ Đi một bước như lùi một bước: nỗi vất vả khó nhọc.

+ Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển.

+ Thời gian: mặt trời lặn vẫn còn đi.

+ Nước mắt rơi: khó nhọc, gian truân.

Câu 2 Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Không học được tiên ông phép ngủ, Trèo non, lội suối, giận khôn vơi! Xưa nay, phường danh lợi, Tất tả trên đường đời. Đầu gió hơi men thơm quán rượu, Người say vô số, tỉnh bao người?

– Hai câu Không học được tiên ông phép ngủ / Trèo non, lội suối, giận khôn vơi: mượn điển tích xưa để thể hiện nỗi chán nản vì phải hành hạ mình theo đuổi thi cử, công danh.

– Bốn câu Xưa nay phường danh lợi /…/ Người say vô số tỉnh bao người: nói về sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời, danh lợi cũng là thứ rượu làm say lòng người.

Câu 3 Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Tâm trạng của người lữ khách khi đi trên bãi cát là trạng chán nản, mệt mỏi rã rời. Tâm trạng bế tắc của người đi đường, chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời.

– Nỗi niềm bi phẫn cực độ ” anh đứng làm chi trên bãi cát?”. Câu hỏi tu từ là câu cảm thán thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại?

Câu 4 Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Bài thơ sáng tác theo lối thơ cổ, câu dài, ngắn xen nhau, vần thơ bằng trắc phối nhịp nhàng, tiết tấu phong phú, giọng điệu khi thì bi tráng, khi thì u buồn…

– Những lúc dừng lại suy nghĩ, câu thơ lại kéo dài ra, nhịp thơ cũng biến hóa phù hợp. Những câu thơ: “Không học được….giận khôn vơi” với nhịp điệu đều, chậm, buồn để cho thấy tác giả tự giận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì công danh – lợi danh…Từng nhịp điệu của bài thơ chính là tâm trạng khi khó nhọc, khi day dứt, khi đau khổ bước trên con đường của mình.

Luyện tập Câu hỏi (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Bài thơ đã biểu lộ sự chán ghét của một ngời trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khát khao thay đổi cuộc sống. Tác giả đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ đó đã thể hiện một Cao Bá Quát với nhân cách cao cả, không chịu thỏa hiệp với dục vọng bản thân và với thực trạng xã hội đang tiềm chứa nhiều suy thoái.

Bố cục Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (4 câu đầu) : Hình ảnh người đi trên bãi cát

– Phần 2 (6 câu tiếp): Tâm sự và tâm trạng của người đi trên bãi cát

– Phần 3 (còn lại): Khúc hát đường cùng

ND chính

Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ sự chán ghét của một người tri thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

chúng tôi

Soạn Bài: Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát (Sa Hành Đoản Ca)

1. Thể loại

Bài thơ được viết theo thể loại thơ cổ thể. Đó là một thể loại văn học cổ của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam rất sớm. Thể ca này nằm trong hệ thống thể loại của văn học trung đại Việt Nam. Có thể kể đến một số các tác phẩm nổi tiếng khác cũng được viết theo thể loại cố tình hình này như Phóng cuồng ca của Trần Tung, Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi, Long Thành cầm giả ca của Nguyễn Du.

2. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ

Phần Tiểu dẫn sách giáo khoa cho biết:

“Cao Bá Quát đỗ cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội. Sau đó, ông nhiều lần vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ. Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể dược hỉnh thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội ấy, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị”.

Nhưng cũng có ý kiến khác. Vũ Khiêu trong Lời giới thiệu, thơ chữ Hán Cao Bá Quát (NXB Văn học Hà Nội, 1976) viết:

“Bắt đầu cảm thấy bế tắc, ông lắm lúc thấy mình như người đi trên một bãi sa mạc mênh mông chẳng biết về đâu. Giá có thể trở thành tiên ông để ngủ đi cho qua ngày đoạn tháng, hoặc trở thành người say để chẳng thấy cuộc đời… Đứng làm chi đi ẩn ở phương Bắc nơi núi muôn trùng hay đi ẩn ở phương Nam nơi sóng muôn dợt. Hay đứng hoài trẽn bãi cát vô tận và vô vị này? Cuộc đời dang kích thích ông phải tự lựa chọn lấy mội lối thoát trong bước dường cùng”.

Nếu sách giáo khoa cho rằng bài thơ này được Cao Bá Quát “làm trong khi đi thi Hội” thì giáo su Vũ Khiêu lại cho rằng bài thơ này được viết khi họ Cao đã làm quan cho triều Nguyễn và đã bắt đầu cảm thấy thất vọng và bế tắc.

3. Gợi ý đọc hiểu

Câu 1

Nổi lên từ bài ca ngắn là một bãi cát dài và bóng một người đi trên đó. Hình ảnh bãi cát chủ yếu hiện lên ở đầu bài thơ và được nhắc lại ở đầu đoạn cuối của bài thơ:

Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời dã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

… Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?…

Đọc bài thơ, trước mắt ta như hiện rõ lên một cuộc hành trình vất vả, một con đường trên một bãi cát dài mênh mông. Bãi cát ấy mịt mờ, không định ra đâu là phương hướng. Trên con đường là bóng một con người, hẳn đó là bóng nhà thơ, cô độc, trơ vơ bước trầy bước trật, khó khăn (Đi một bước như lùi một bước). Người ấy mê mải đi (Mặt trời đã lặn, chưa dừng dược), đi trong vát vả và khố đau (lữ khách trên đường nước mắt rơi).

Con đường ở đây ngoài yếu tố tả thực còn có ý nghĩa tượng trưng. Con đường trong bài thơ là con đường đời mịt mờ xa hút. Con đường này cho thấy muốn tìm ra mục đích đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời mình con người phải vượt qua không biết bao là gian lao, vất vả, thử thách đến tận cùng.

Ngay cả hình ảnh con người trong cuộc hành trình này cũng mang tính biểu trưng. Đó là con người đi tìm lí tưởng, đi tìm mục đích đích thực và có ý nghĩa cho cuộc đời mình giữa một cuộc đời mịt mờ không sao định hướng được.

Đây cũng là hình ảnh con người đi tìm chân lí một cách cô độc và vô cùng bi tráng trong vằn học trung đại nước ta. Có người từ hình ảnh này đã liên tưởng đến hình ảnh bi tráng của “những con chim ưng”, “con chim báo bão” hay “trái tim Đan-kô” trong sáng tác của M.Goóc-ki.

Câu 2

Sáu câu thơ:

Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non lội suối giận khôn vơi!

Xưa nay phường danh lợi

Tất tả trên đường dời

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

đọc lên thoạt đầu có vẻ rời rạc nhưng ngẫm kĩ thì lại liên kết lôgic chặt chẽ với nhau.

Hai câu đầu thể hiện tâm sự chán nản của tác giả, tự giận mình đã phải hành hạ xác thân- chính mình trèo non lội suối theo đuổi công danh.

Bốn câu còn lại là hình ảnh đông đao của “phường danh lợi” đang tất tả trên dường dài xuôi ngược để tranh giành hưởng thụ thịt béo, rượu ngon, để say sưa quên hết trách nhiệm cuộc đời. Nhà thơ chua xót nhận ra: “Người say vô số, tỉnh bao người”. Thì ra danh lợi cũng là một thứ rượu dễ say lòng người.

Sáu câu thơ trên chuẩn bị đế tác giả khép lại bài thơ “đứng làm chi trên bãi cát” nghĩa là cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa đã nói.

Câu 3

Tâm trạng của lữ khách cũng là của tác giả khi đi trên bãi cát là tâm trạng băn khoăn, đang đi bỗng nhiên dừng lạ

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây?…

Tự hỏi mình: Tính sao đây? nghĩa là ông đã phân vân: Có nên đi tiếp hay sớm từ bỏ hành trình? Mặc dù có đi tiếp nữa, cũng rất khó bởi vì: không biết phặi đi thế nào?

… Đường bằng mờ mịt

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sông dào dạt.

Đúng là nỗi. bế tắc và tuyệt vọng đã che khuất cả bóng người đi lẫn bãi cát dài. Lữ khách lúc này chi còn có thế cất lên khúc hát “đường cùng”.

Trong cô độc và tuyệt vọng thi nhân đành quyết định còn “đứng làm chi trên bãi cát”.

Tầm tư tưởng cao rộng của Cao Bá Quát chính là đây, là chỗ đã nhận ra được tính chất vô nghĩa cúa con đường công danh khoa cử của triều Nguyễn lúc bấy giờ, liên hệ việc làm quan với danh lợi.

Câu 4

Bài ca ngắn di trên bãi cát gồm 16 câu thơ cổ thể, dài ngắn khác nhau, có sáu câu năm chữ, chín cáu bày chữ, một câu tám chữ. Tác giả gieo nhiều vần có cả vần bằng lẫn vần trắc. Nhịp điệu và tiết tấu trong bài thơ này cũng rất phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho việc diễn tả cảm xúc và suy tư của thi nhân.

Luyện tập

Gợi ý

Bài ca ngắn đi trên bài cát (Sa hành đoản ca) của Cao Bá Quát thế hiện tâm trạng bế tắc, tuyệt vọng, bi thương và phẫn uất của kẻ sĩ thời phong kiến lúc bấy giờ, khi chưa tìm ra được lí tưởng sống cao đẹp cho mình. Triều đình nhà Nguyễn khi đó trì trệ bảo thủ, Cao Bá Quát, tác giả bài thơ tuy vẫn đi thi, song ông đã tỏ ra chán ghét con đường khoa cử vì nó luôn gắn liền khái niệm danh lợi với việc làm quan. Bài thơ chứa đựng sự phản kháng âm thầm đôi với trật tự hiện hành và cũng góp phần lí giải vì sao Cao Bá Quát đả tham gia khởi nghĩa Mỹ Lương chông nhà Nguyễn.f

Soạn Bài Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)

Bố cục

– Phần 1 (4 câu đầu): hình ảnh đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát

– Phần 2 (6 câu tiếp theo): tâm trạng suy tư của người đi đường

– Phần 3 (còn lại): sự bế tắc của người đi đường

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố thực người đi trên bãi cát

+ Con đường công danh, con đường đời vô cùng xa xôi, trắc trở, gập ghềnh

+ Con người đi trên bãi cát vẫn tất tả bước về phía trước vì danh lợi, hào nhoáng

→ Cao Bá Quát về sự cần thiết của đổi mới giáo dục qua cái nhìn chán ghét lối học cũ mưu cầu danh lợi

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Các câu thơ liên kết lo-gic với nhau:

+ Danh lợi (chỉ việc học hành, thi cử làm quan) là khái niệm xâu chuỗi toàn bộ đoạn thơ

+ ” Không học được tiên ông phép ngủ- Trèo non lội suối giận khôn vơi”: thể hiện nỗi chán nản của nhà thơ vì tự hành hạ mình theo đuổi công danh

– Bốn câu thơ còn lại nói về cám dỗ của chuyện công danh với đời người

+ Những kẻ ham lợi danh phải tất tả ngược xuôi, nhưng ở đời chẳng ai thoát khỏi cám dỗ lợi danh

+ Danh lợi cũng giống như thức rượu làm u mê con người

→ Tác giả khuyên cần thoát khỏi con u mê danh lợi

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Tâm trạng chán nản, mệt mỏi của tác giả khi đi trên bãi cát

+ Tầm cao tư tưởng thể hiện ở chỗ nhà thơ nhìn ra tính vô nghĩa của lối học khoa cử theo công danh

+ Cuối cùng ông vẫn bị cuốn vào dòng người đi trên bãi cát ấy

→ Cao Bá Quát nhìn thấy sự vô nghĩa, hời hợt của con đường công danh theo lối cũ

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc loại cổ thể có sự tự do về vần, nhịp điệu, kết cấu

+ Nhịp điệu được tạo từ sự thay đổi độ dài ngắn của câu và cách ngắt nhịp

+ Ngắt nhịp linh hoạt 2/3; 3/5 có khi 4/3

+ Nhịp điệu diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở

Luyện tập (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

Cao Bá Quát hăm hở tìm lý tưởng nhưng không thành

+ Chín năm cứ ba năm một lần đi thi không đỗ tiến sĩ

+ Về sau được nhận chức tập sự ở Bộ Lễ

+ Tình thương, trọng người tài nên gây tội và bị đi đày ở

+ Ông nhận ra nhiều điều bất công từ sự bóc lột của triều đình nhà Huế

→ Ông ý thức được sự tầm thường của danh lợi, và chế độ vì vậy ông khao khát làm nên điều ý nghĩa, lớn lao hơn cho đời, dẫn tới cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn

Bài giảng: Bài ca ngắn đi trên cát – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Trang 40 Sgk Ngữ Văn 11

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát trang 40 SGK Ngữ Văn 11

1. Cao Bá Quát (1809-1854) người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là ngoại thành Hà Nội). Ông là người tài năng, đức độ nhưng từng chịu nhiều bất hạnh. Ông từng ra làm quan với triều Nguyễn, rồi từ quan và tham gia lãnh đạo khởi nghĩa nông dân để rồi chịu cái án tru di tam tộc oan nghiệt.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Cao Bá Quát (1809-1854) người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là ngoại thành Hà Nội). Ông là người tài năng, đức độ nhưng từng chịu nhiều bất hạnh. Ông từng ra làm quan với triều Nguyễn, rồi từ quan và tham gia lãnh đạo khởi nghĩa nông dân để rồi chịu cái án tru di tam tộc oan nghiệt.

2. Sa hành đoản ca thuộc thể thơ cổ thể, không gò bó vào luật, vần gieo tương đối tự do… Bài thơ thể hiện tâm trạng của một con người đang cảm thấy bế tắc trên đường đời. Để thể hiện tâm trạng ấy tác giả đã dùng hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng: một con người đi trên con đường giữa bãi cát dài. Tâm sự của nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là những nỗi niềm day dứt của nhà thơ Cao Bá Quát trong hành trình đi tìm lí tưởng sống cho riêng mình. Qua đó thể hiện vấn đề nhanạ đường của người trí thức trong thời kì chế độ phong kiến đã suy tàn và niềm khao khát vươn tới lí tưởng sống cao đẹp của con người. Bài thơ có nhiều yếu tố hiện đại thể hiện những sáng tạo nghệ thuật của tác giả.

II. SOẠN BÀI 1. Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát.

Như đã giới thiệu ở trên, rất nhiều khả năng bài thơ được làm trong những lần Cao Bá Quát vào Huế thi Hội. Hành trình từ Thăng Long vào Huế qua nhiều tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị là vùng có nhiều dải cát trắng mênh mông. Không phải đến Cao Bá Quát hình ảnh những bãi cát dài mới đi vào thơ văn. Trước ông, đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng viết:

Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Bởi thế, chắc chắn những hình ảnh bãi cát dài (Bãi cát dài, lại bãi cát dài), sóng biển và núi (Trèo non, lội suối, giận khôn vơi) là những hình ảnh có thực. Bởi ở miền Trung, nhất là hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị là dải đất hẹp, có thể bằng mắt thường nhìn thấy một phía là dãy Trường Sơn, một phía là biến Đông

Tuy nhiên, những hình ảnh thơ này không chỉ dừng ơ việc tả thực, mà nó còn mang một sức khái quát cao. Mượn hình ảnh con người như bị sa lầy trong những bãi cát dài, Cao Bá Quát muốn phê phán sự trì trệ, nặng nề trong kiểu giáo dục hiện thời. Bài thơ hé mở những cảm nhận bước đầu của Cao Bá Quát về sự cần thiết của việc đổi mới giáo dục qua cái nhìn chán ghét lối học cũ, học chỉ để mưu cầu danh lợi.

2. Hãy giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ ” Không học được tiên ông phép ngủ – … – Người say vô số, tỉnh bao người?”.

Sáu câu thơ:

Không học được tiên ông phép ngủ, Trèo non, lội suối, giận khôn vơi ỉ Xi(a nay, phường danh lợi, Tất td trên dường đời. Đầu gió hơi men thơm quán rượu, Người say vô số, tỉnh bao người?

có vẻ rời rạc không gắn bó với nhau nhưng thực chất là một liên kết lô gích, chặt chẽ. Danh lợi (chỉ việc học hành, thi cử để đạt tới một vị trí trong chốn quan trường) chính là khái niệm xâu chuỗi toàn bộ đoạn thơ. Hai câu thơ: “Không học được tiên ông phép ngủ, – Trèo non, lội suối, giận khôn vơi” thể hiện nỗi chán nản của nhà thơ vì tự mình phải hành hạ mình để theo đuổi công danh. Trong khi đó bốn câu thơ còn lại nói về sự cám dỗ của chuyện công danh đối với người đời. Nhận định mang tính khái quát về những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi nhọc nhằn vất vả được nhà thơ minh hoạ bằng hình ảnh người đời thấy ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát ra khỏi sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người. Sáu câu thơ như là bước chuẩn bị cho kết luận của tác giả: cần phải thoát khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa.

3. Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì? Hãy cho biết tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng đó.

Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát là tâm trạng chán nản, mệt mỏi rã rời. Tầm tư tướng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa cúa lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ chuyên đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởns sáng tạo mà lô gích. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào cái mồi công danh, bổng lộc giống như cái bả lôi kéo con người, làm cho con người mê muội. Nhìn thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai, tuy chưa thể tìm ra một con đường đi nào khác, song Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.

4. Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một bài thơ thuộc loại cổ thể có phần tự do về kết cấu, về vần và nhịp điệu. Nhịp điệu của bài thơ này được tạo nên chủ yếu nhờ sự thay đổi độ dài của các câu thơ cũng như sự khác nhau trong cách ngắt nhịp của mỗi câu thơ, đem lại khả nãng diễn đạt phong phú. Có từng cặp đối xứng với số lượng chữ không đều nhau: 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ. Cách ngắt nhịp khá linh hoạt, khi thì là nhịp 2/3 (Trường sa/ phục trường sa), khi là 3/5 (Quân bất học/ tiên gia mĩ thuỵ ông), khi lại là 4/3 (Phong tiền tửu điểm/ hữu mĩ tửu). Câu cuối cùng (Quân hồ vi hồ sa thượng lập ?) không có cặp đối, như một câu hỏi buông ra đầy ám ảnh. Nhịp điệu diễn đạt sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước di trên bãi cát dài, tượng trưng cho con đường công danh đáng ghét vậy.

III. LUYỆN TẬP ĐỀ BÀI: Qua bài thơ này, anh (chị) hãy thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát chỉ là một minh chứng nổi bật, trong toàn bộ sự nghiệp thơ văn của mình, Cao Bá Quát còn nhiều lần khác nhắc đến chuyện thi cử, công danh như là một nỗi ám ảnh đầy bế tắc. Ví dụ trong bài Đắc gia thư, thị nhật lác, ông viết: “Dư sinh phù danh ngộ – Thập niên trệ văn mặc” (Đời ta lầm lỡ vì cái danh hờ – Hàng chục năm chìm đắm trong bút mực). Hoặc trong bài Đình thí hận trình chư hữu, ông lại viết: “Vị luyến minh thì học tố quan, – Nhất danh tạo đào vị năng nhàn” (Vì lưu luyến với thời sáng sủa nên học làm quan – Một chút danh mà lận đận mãi chưa thể nhàn được). Còn rất nhiều bài thơ khác, ông cũng tỏ ra chán ghét việc học hành và thi cử văn chương để tìm kiếm danh lợi. Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến Cao Bá Quát nhận ra rằng cần phải làm một việc gì đó lớn lao hơn, có ý nghĩa hơn, có ích cho đời hơn. Đó là lí do dẫn ông đến với cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn.

IV. TƯ LIỆU THAM KHẢO

“… Bài thơ dựng một hình tượng nhân vật (Khách đi đường, cái tôi của tác giả) với ba cung bực cảm xúc và suy tưởng, càng về cuối càng sâu sắc cứng cỏi, đầy bản lĩnh.

a. Sáu câu đầu:

Bãi cát, bãi cát dài, Trèo non lội suối, giận không nguôi.

vẽ một chân dung con người thật gan góc, quả cảm, vừa đẫm chất hiện thực, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ đặc sắc.

– Bãi cát, cũng là cuộc sống nói chung dài rộng, mênh mông luôn thử thách con người. Điệp từ “bãi cát” nối nhau hai lần và hình ảnh con người bước lên một bước, lại như bị đẩy lùi một bước trong ánh chiều tà mặt trời lặn dựng được thật chính xác những khó khăn, thử thách của cuộc đời đối với mỗi kiếp người.

– Giữa bãi cát buổi chiều tà ấy, người khách bộ hành đã gắng gỏi tưởng đến kiệt sức. Mỗi bước anh đi là một dòng nước mắt và mồ hôi tuôn trào lã chã. Nhưng anh không nản, trái lại chỉ tự giận mình không có phép tiên để chiến thắng đường dài, cát bỏng. Câu thơ “Không học được tiên ông phép ngủ, Trèo non, lội suối giận không nguôi” tuy là một lời than về sự hạn hẹp tài năng sức lực của mình, nhưng vẫn cháy lên một khát vọng.

b. Bốn câu tiếp:

” Xưa nay phường danh lợi…

Say cả, hỏi tỉnh được mấy người. “

là một sự đối chứng nghiêm khắc để khách bộ hành cũng chính là nhà thơ kẻ đang rong ruổi trên bãi cát cuộc đời tự động viên mình mà tiếp tục vững bước. Đặt hình ảnh người khách bộ hành đi trên bãi cát “Trèo non, lội suối…” với hình ảnh bọn người danh lợi “Gió thoảng hơi men trong quán rượu” bên nhau, thái độ khẳng định và phê phán của Cao Bá Quát thật rõ ràng dứt khoát. Câu hỏi “Say cả, hỏi tỉnh được mấy người”, rạch ròi một sự đánh giá. Nói cụ thể hơn, đối với Cao Bá Quát “Phường danh lợi” kia là những kẻ … “Say cả”. “Người tỉnh” chả mấy ai và đang rong ruổi, đọa đày trên bãi cát mịt mờ, đầy trắc trở.

c. Sáu câu tiếp, nhất là bốn câu cuối cùng:

Nghe ta ca “cùng đồ” một khúc: Phía bắc núi Bắc, núi muôn lớp, Phía nam núi Nam, sóng muôn đợt, Sao mình anh còn trơ trên bãi cát?

Cất cao lên tiếng hát cứng cỏi đầy bản lĩnh của người khách bộ hành, cũng chính là thái độ sống mạnh mẽ của Cao Bá Quát. Bài ca “cùng đồ” của nhà thơ vừa tiếp nối hình ảnh bãi cát khủng khiếp ở đoạn trên, vừa nhận mạnh thêm những thử thách mới. “Phía bắc núi Bắc… Phía nam… sóng muôn đợt”. Vậy là con đường trước mặt người đi đâu chỉ có cát mà thêm cả núi non hiểm trở, “sóng biển” trập trùng nối tiếp. Trước cả một vũ trụ dữ dội như thế “Sao mình anh còn trơ trên bãi cát?”. Câu kết của bài thơ ngân lên như một lời tự vấn, hay một lời hứa, lời thề, một khát vọng quyết tâm tiếp bước, một mình tiếp bước. Có lẽ câu thơ mang cả ba ý nghĩa ấy. Trước những thử thách của cuộc đời, Cao Bá Quát đã từng băn khoăn day dứt, muốn buông xuôi, nhưng rồi ông lại vượt lên và bằng một bản lĩnh của nhà nho chân chính yêu thương con người, căm ghét bất công để đi tới và cuối cùng thì tham gia cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn thối nát.

Tóm lại qua bài Sa hành đoản ca này, chúng ta hiểu rõ hơn nhân cách của nhà thơ Cao Bá Quát. Đó là một con người không chỉ rất tài hoa, giàu tình cảm nhân đạo mà luôn luôn sống cứng cỏi, bản lĩnh, từng vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách của cuộc đời và không nguôi khát vọng đạp bằng mọi chông gai, mọi cát bỏng rộng dài trên con đường đi tới…”.

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát (Sa Hành Đoản Ca) trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!