Xem Nhiều 3/2023 #️ Sau Khi Đi Viếng Đám Tang Về Nhà Nên Làm Gì? # Top 4 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 3/2023 # Sau Khi Đi Viếng Đám Tang Về Nhà Nên Làm Gì? # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sau Khi Đi Viếng Đám Tang Về Nhà Nên Làm Gì? mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo quan niệm dân gian, sau khi viếng đám tang thường dễ bị khí lạnh bám theo. Nếu những người có sức đề kháng yếu tham dự tang lễ thì rất dễ bệnh do bị nhiễm phải khí lạnh. Vậy sau khi dự đám tang về nhà nên làm gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

“Đốt vía” sau khi đi dự đám tang

Có nhiều ý kiến tranh cãi về việc có nên “đốt vía” sau khi tham dự tang lễ hay không. Một số người cho rằng đây chỉ là hành động mê tín dị đoan chứ không hề có cơ sở khoa học. Còn theo quan niệm dân gian thì sau khi đi đám tang về hay đi tới những nơi có âm khí mạnh cần phải xông hơi hay “đốt vía”. 

Qua quá trình tìm hiểu, người ta cho rằng những cách thức giải trừ tà khí của các cụ từ xa xưa truyền lại hoàn toàn không chỉ là mê tín dị đoan mà có cơ sở khoa học hẳn hoi.

Thực chất, nhiều người hay nói đám tang là nơi nhiều âm khí, dễ gây bệnh không phải nói bừa. Ở nơi có người chết thì khả năng nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh cũng sẽ cao hơn. Vì khi sự sống của con người không còn nữa, quá trình oxy hóa bị ngưng lại, cơ thể mất dần nhiệt độ, trở nên lạnh đi và bị biến đổi do quá trình phân hủy thay thế. Trong quá trình này, môi trường của thi thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sôi nảy nở và phát tán vào không khí với tốc độ nhanh chóng. Vì thế người có sức khỏe yếu đi dự tang lễ về thường hay bệnh là do sức đề kháng yếu, bị vi khuẩn xâm nhập hoặc bệnh đang mắc phải càng trầm trọng hơn.

Như vậy việc “đốt vía” bằng cách đốt than, vỏ bưởi và bồ kết là hoàn toàn có tác dụng. Bởi khi đó hơi nóng của than và tinh dầu từ vỏ bưởi, bồ kết có thể giúp sát khuẩn, làm sạch môi trường và giảm khả năng lây nhiễm. 

Tùy từng địa phương mà việc xông hơi “đốt vía” có phần khác nhau. Có nơi chỉ cần dùng giấy đốt lửa hơ qua người hoặc bước qua đống lửa là được, có nơi cầu kỳ hơn thì phải đốt vỏ bưởi và bồ kết/muối để xông hơi. Ngoài ra có thể đun 1 nồi nước gồm: lá bưởi, lá chanh, lá ngũ vị hay phun tinh dầu chanh sả để hơi nóng và mùi thơm xua tan khí lạnh.

Ở nhiều nơi tổ chức tang lễ, người ta cũng dùng cách này để trừ uế khí. Ở trước cửa nhà tang lễ hay nhà có đám tang thường sẽ đặt 1 lò than đốt vỏ bưởi và bồ kết liên tục trong thời gian cử hành tang lễ.

Nhiều người còn có thói quen bôi dầu gió, tinh dầu hay cho củ tỏi vào túi trước khi dự tang lễ để xua đi tà khí. Kỳ thực tinh dầu từ những thứ này cũng có tác dụng diệt khuẩn, làm nóng cơ thể, phần nào có thể tránh không bị nhiễm khuẩn, giảm ảnh hưởng của vi khuẩn đang phát tán trong không khí.  

Đi đám tang về nên tắm rửa sạch sẽ

Nhiều người cho rằng quần áo mặc khi đi dự tang lễ về đã bị ám mùi tử khí, không tốt cho sức khỏe vì thế bắt buộc phải thay ra. Theo khoa học thì đám tang là nơi có nhiều vi khuẩn, lại đông người tụ họp, có thể có bệnh truyền nhiễm trong không khí, thế nên đi dự tang lễ về cần tắm rửa sạch sẽ, thay đồ mới và giặt sạch đồ cũ. Cẩn thận hơn thì có thể dùng các loại lá như lá sả, đinh lăng, lá ổi, chanh, tía tô hay vỏ bưởi, vỏ quế để làm nước xong hơi hoặc tắm. 

Sau khi tắm xong nên xoa dầu gió, tinh dầu hoặc dùng rượu xoa lên da để sát khuẩn thêm 1 lần nữa. Có thể uống nước gừng, rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đi đám tang về để làm nóng cơ thể và sát khuẩn.  

Đi đám tang về nên hạn chế tiếp xúc với ai?

Sau khi tham dự tang lễ thì những loại vi khuẩn tại tang lễ có thể theo bạn về nhà. Vì thế, sau khi dự đám tang về cần xông hơi, tắm rửa sạch sẽ rồi mới tiếp xúc với mọi người xung quanh. Đặc biệt, nếu chưa vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thay quần áo mới thì tuyệt đối không được tiếp xúc với người có sức đề kháng yêu như người đang bị bệnh, người già, trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai để tranh lây truyền mầm bệnh cho họ.

Đi Đám Ma Về Nên Làm Gì? Sau Khi Viếng Đám Ma Nên Làm Gì?

(Lichngaytot.com) Theo quan niệm dân gian, sau khi viếng đám ma thường bị âm khí bám theo. Vậy đi đám ma về nên làm gì để xua đuổi âm khí, tà khí, không bị ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống?

1. Đi đám ma về nên đốt vía

Có nhiều luồng quan điểm tranh cãi về việc có nên “đốt vía” hay không. Nhiều người theo quan điểm duy vật thì cho rằng hành động đốt vía chẳng qua chỉ là mê tín dị đoan chứ không hề có cơ sở khoa học gì cả.

Tùy từng địa phương mà việc xông hơi đốt vía có phần khác nhau. Có nơi chỉ cần dùng giấy đốt lửa hơ qua người là được. Nhưng có nơi cầu kỳ hơn, người ta đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để xông hơi đốt vía, vừa có nhiệt từ lửa, vừa có mùi thơm từ tinh dầu bưởi và bồ kết.

Có nơi thì người đi đám hiếu về phải bước qua đống lửa, nam 7 lần, nữ 9 lần, vừa bước vừa nhẩm “vía dữ thì đi, vía lành thì ở” để không bị ma quỷ đeo bám.

Đi đám ma về nên làm gì? Nếu nhà có vườn rộng thì bạn có thể đốt 1 đống lửa ở góc vườn, cho vào đó vỏ bưởi, bồ kết, nếu không có bồ kết thì có thể cho muối hột, dùng hơi nóng này để giải trừ tà khí. Cũng có thể đun 1 nồi nước gồm lá bưởi, lá chanh, lá ngũ vị hay phun tinh dầu chanh sả, người mới đi đám ma về đứng gần đó để hơi nóng và mùi thơm xua tan âm khí.

Lương y Nguyễn Văn Sử cho rằng những cách thức giải trừ tà khí này của các cụ từ xa xưa truyền lại hoàn toàn không chỉ là mê tín dị đoan, mẹo trừ tà ma mà có cơ sở khoa học hẳn hoi.

Thực ra, người ta hay nói đám tang nhiều âm khí, dễ gây bệnh không phải nói bừa. Quả thật, ở nơi có người chết thì khả năng nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh cũng sẽ cao hơn. Đó là vì khi sự sống ở con người không còn nữa, quá trình oxy hóa bị ngưng lại, cơ thể mất dần nhiệt độ, trở nên lạnh đi và bị biến đổi do quá trình phân hủy thay thế.

Trong khi phân hủy, môi trường của thi thể sẽ tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sôi nảy nở nhanh chóng đồng thời cũng phát tán vào không khí với tốc độ chóng mặt.

Trong nhà tang lễ hay nhà có đám tang lúc đó sẽ tràn ngập vi khuẩn và mầm bệnh, người có sức khỏe yếu đi đám ma về thường hay ốm bệnh là do sức đề kháng yếu, bị vi khuẩn xâm nhập, dễ mắc phải những bệnh khác hoặc bệnh đang mắc phải càng trầm trọng hơn. Bạn đã biết Những đại kỵ trong đám tang cần tránh tuyệt đối chưa?

Khi chúng ta đốt than, giấy, vỏ bưởi, bồ kết thì hơi nóng của than, giấy và tinh dầu từ vỏ bưởi, bồ kết có thể giúp sát khuẩn, làm sạch môi trường, giảm khả năng lây nhiễm.

Nhiều người có thói quen bôi dầu gió, tinh dầu hay cho củ tỏi vào túi trước khi đi đám ma vì nghĩ rằng ma “sợ” mùi tỏi, kỳ thực cũng là vì tinh dầu từ những thứ này cũng có tác dụng diệt khuẩn, dầu còn có thể làm nóng người, phần nào có thể bảo vệ cơ thể không bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, giảm ảnh hưởng của vi khuẩn đang phát tán trong không khí.

2. Đi đám ma về nên tắm rửa sạch sẽ

Người ta cho rằng quần áo sau khi đi đám về đã bị ám mùi tử khí, không tốt cho sức khỏe nên bắt buộc phải thay ra, dùng đồ mới. Có nơi chỉ cần hơ người qua lửa, xông hơi đốt vía rồi thay quần áo là có thể làm việc bình thường.

Song theo khoa học thì đám ma là nơi vi khuẩn gây bệnh phát tán, lại đông người tụ họp, có thể có bệnh truyền nhiễm trong không khí, thế nên đi đám ma về cần tắm rửa sạch sẽ, thay đồ mới và giặt sạch đồ cũ.

Sau khi tắm xong nên xoa dầu gió, tinh dầu hoặc dùng rượu xoa lên da để sát khuẩn thêm 1 lần nữa. Có thể uống rượu, nước gừng, rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đi đám tang về để làm nóng cơ thể, sát khuẩn.

Sau khi tắm xong nên ngồi nghỉ 30′, tránh tiếp xúc với mọi người ngay. Nên ngồi ở nơi thoáng nhưng hạn chế nhiều gió thốc thẳng vào người để tránh trúng gió, trúng độc.

3. Đi đám ma về nên hạn chế tiếp xúc với ai?

Nếu bạn chưa biết đi đám ma về nên làm gì thì cần phải biết rằng những luồng hàn khí hay vi khuẩn, vi trùng ở đám ma có thể theo bạn về nhà. Vì thế, chúng ta mới cần phải đốt vía, xông hơi, tắm rửa sạch sẽ như phần trên.

Ngoài ra, do vi khuẩn, vi rút có thể phát tán và lây lan nên nếu chưa vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thay quần áo mới, tuyệt đối không được tiếp xúc với những người đang yếu bệnh, người già và trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai.

Những người này sức đề kháng yếu, dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công, bạn nên lưu ý để tránh truyền mầm bệnh cho họ.

4. Những ai kiêng đi đám ma

Tuy nhiên, theo cơ sở khoa học như phần trên giải thích thì đó là do ở môi trường có người chết nhiều vi rút, vi khuẩn, mầm bệnh phát tán nên không có lợi cho sức khỏe con người, nhất là những người ốm yếu, đau bệnh, sức đề kháng kém.

Đi Viếng Đám Tang Như Thế Nào, Vái Lạy Mấy Lần ?

Mỗi khi tham gia vào một đám tang để đưa tiễn một người nào đó, bạn thường thắc mắc rằng: Đi viếng đám tang như thế nào, vái lạy mấy lần ? bởi điều này phải thật sử tỷ mẫn, không được khinh xuất với những người đã tạ thế. Hiểu được điều này, bài viết của chúng tôi ngày hôm nay, sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Lạy – hành đọng thể hiện sự tôn kính, chân thành với tất cả những tôn kính của bạn về cả tâm hồn lẫn thể xác đối với những người đã khuất. Ở Việt Nam, lạy được chia thành hai thế là thế lạy của đàn bà và thế lạy của đàn ông. Cụ thể.

Lạy đàn ông

Thế lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ- phục.

Thế lạy của đàn bà

Thế lạy của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt.

Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay.

Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng-thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết. Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.

Đi viếng đám tang như thế nào, vái lạy mấy lần ?

Đối với hành đồng vái thì được áp dụng cho thế đứng và đặc biệt là mỗi dịp cúng lễ ngoài trời.

Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường-hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.

Thông thường, theo quan niệm trước đây của ông cha ta thì Lạy có 3 kiểu: lạy 2 lạy, lạy 3 lạy và lạy 4 lạy. Còn Vái (còn gọi là bái) thì chỉ thực hiện sau khi lạy và chỉ 2 vái mà thôi (cho dù có thực hiện 2, 3, hay 4 lạy cũng thế).

Ớ nước ta, hành động Vái lạy không đơn thuần là nghi thức thực hiện ở những đám tang, hay trong những những ngày cúng kiến, lễ chùa chiền…mà hành đồng này còn dùng cho cả những người đang còn sống. Ngày xưa ở miền Bắc (thời phong kiến) khi con dâu mới về nhà chồng đều phải lạy (còn gọi là “lễ”) cha mẹ chồng. Hoặc khi làm lễ mừng thọ thì cũng có chuyện người sống lạy người sống đó thôi.

Thông thường tùy vào trường hợp, mà bạn thực hiện số lần lạy tương ứng. Cụ thể đối với cho người còn sống, thì sẽ lạy 2 lạy, với lạy 3 lạy dành cho lạy Phật, lạy thần thánh (ví dụ khi cúng đất đai)và lạy 4 lạy để lạy vong (hồn người chết).

Đối với trường hợp, bạn tham gia đưa tiễn người vừa mất trong đám tang thì chỉ đi viếng, khi đã tiến hành liệm thì mới tiến hành chuyện vái lạy.

Về thông lệ khi tham gia đám tang thì khi người quá cố còn đó (dù đã liệm trong quan tài) thì vẫn được xem như người còn sống nên để lạy đúng thì chỉ LẠY 2 lạy (và vái 2 vái). Với những gia đình có bày bàn thờ phất trước di ảnh của người quá cố thì tiến hành lạy bàn thờ Phật 3 lạy (và 2 vái), sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống). Nếu khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lại lạy 4 lạy (và vái 3 vái).

Việc đại diện gia đình (con, chồng/vợ, anh chị em… của người quá cố) lạy đáp lễ (lạy trả) người đi đám tang chỉ thực hiện khi quan tài người quá cố còn đang quàng tại nơi làm lễ (gia đình, nhà tang lễ…) chứ không thực hiện khi đã an táng xong người quá cố. Việc đáp lễ tức là thay mặt người quá cố đáp trả lễ của người đến viếng. Chính vì vậy, với những người tham gia đám tang khi đi viếng thì số lần lạy trước đây bao nhiêu thì lạy đáp trả bất nhiêu, với ý nghĩa rằng bạn đang đáp lễ một cách đủ đầy.

Hy vọng rằng, những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đ ây, đã giúp cho cho bạn tháo gỡ được thắc mắc: Đi viếng đám tang như thế nào, vái lạy mấy lần ?

Bị Cảm Lạnh Sau Khi Đi Mưa Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi?

Theo các nhà nghiên cứu, mọi người thường hay bị cảm lạnh trong những ngày trời mưa và lạnh bởi một số loại virus gây cảm lạnh xuất hiện theo mùa và xảy ra thường xuyên hơn trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt. Đặc biệt là sau khi đi mưa về, hệ hô hấp của con người cũng nhạy cảm hơn dễ gây ra bệnh cảm lạnh.

Cháo hành tuy là món ăn đơn giản nhưng lại có nhiều công dụng, đặc biệt là giúp giải cảm nhanh và hiệu quả. Bởi trong hành lý có vị cay, tính nóng, kích thích tiết ra mồ hôi, hỗ trợ tiêu hoá…, là một trong những thực phẩm có công dụng giải cảm hàng đầu thường được dùng để chữa cảm lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi, lạnh bụng, đầy bụng.

Cách chế biến món cháo hành cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nấu cháo như bình thường rồi cho hành lá xắt nhuyễn vào (cả gốc lẫn lá) vào đến khi hành tái thì tắt bếp. Nên ăn khi cháo còn nóng để vã mồ hôi tăng hiệu quả giải cảm cao hơn.

Các loại hạt

Một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là làm dịu các triệu chứng của bệnh cảm lạnh nhanh chóng đó là các loại hạt. Các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạnh đào,…) dù còn tươi hay đã qua sơ chế, chế biến cũng đều giàu protein và chất béo tốt. Những loại chất béo có trong các loại hạt sẽ giúp da và màng nhầy khỏe mạnh, hạn chế được sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh. Ngoài ra, một số loại hạt còn chứa selen, vitamin D, kẽm và đồng, tất cả các chất này đều có vai trò duy trì và tăng cường hệ miễn dịch.

Đây cũng là một thực phẩm mà người bị cảm lạnh sau khi đi mưa về nên dùng. Trong khoai lang rất giàu vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trung bình, ăn một củ khoai lang là bạn đã cung cấp đủ lượng vitamin A cần thiết trong ngày cho cơ thể.

Khoai lang là món ăn dân dã, dễ kiếm, dễ chế biến và được nhiều người yêu thích. Ngoài chức năng giải cảm thì loại siêu thực phẩm này rất giàu dưỡng chất và có khả năng chống viêm, cải thiện hệ tiêu hóa, có chỉ số đường huyết thấp và không chứa chất béo. Khi bị cảm cúng, bạn có thể luộc khoai lang trắng ăn phụ hoặc ăn thay cơm, cũng có thể nấu khoai lang với cải bẹ xanh để ăn thay cơm.

Trong các tác dụng chữa bệnh của gừng thì giải cảm, giảm bớt các triệu chứng của cảm lạnh là công dụng được nhiều người biết và áp dụng nhất. Vì có tính ấm nên bạn có thể ngậm 1 lát gừng mỏng trong miệng, uống một tách trà gừng hay nấu canh cải gừng với cá cũng đều có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết và làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp.

Để giải cảm nhanh chóng, bạn nên cho 3 lát gừng vào cốc. Sau đó vắt 1 quả chanh và 2 thìa mật ong vào cốc. Đổ thêm nước nóng và đợi một lát. Sau đó lọc lấy nước uống.

Trứng cũng làm một trong những loại thực phẩm giải cảm rất tốt, giúp bổ sung nhiều loại vitamin quan trọng. Nhiều người cho rằng khi bị cảm thì không nên ăn trứng, song thực tế phần lớn các chuyên gia đều đồng tình rằng trứng là loại thực phẩm rất tốt cho hệ miễn dịch. Trứng rất giàu dưỡng chất cần thiết, như protein, kẽm, selen và nhiều loại vitamin quan trọng khác. Khi ăn trứng, bạn nên ăn cả lòng đỏ bởi lòng đỏ có chứa hàm lượng protein cao.

Bạn có thể ăn một bát cháo trứng gà và tía tia sẽ giúp giải cảm nhanh hơn. Đây là hai loại nguyên liệu rẻ tiền nhưng cực kỳ bổ dưỡng trong chế biến món ăn. Sử kết hợp của hai nguyên liệu này trong bát cháo giải cảm sẽ giúp cơ thể bạn nhận được nhiều vitamin, khoáng chất, tăng cường sức khỏe.

Một thực đơn ăn uống có các loại cá hồi, cá ngừ hay cá thu sẽ làm tăng hoạt động của tế bào bạch cầu trong cơ thể vì đây là một phần rất quan trọng của hệ miễn dịch. Do đó, bạn nên thường xuyên sử dụng cá biển trong những bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là những ngày thời tiết trở lạnh hay khi có dấu hiệu bị cảm cúm. Nếu không thích ăn cá, bạn có thể bổ sung DHA thông qua dầu cá hồi, cá ngừ,… mà không lo hàm lượng và công dụng của các loại chất béo này bị sụt giảm.

Chanh kết hợp mật ong

Cũng giống như cam, chanh cũng cung cấp vitamin C và các nhóm vitamin khác rất cần thiết cho cơ thể khi bị cảm lạnh. Kết hợp chanh và mật ong để uống vào mỗi sáng cũng giúp giảm thiểu tình trạng đau rát cổ họng, giảm ho đêm hiệu quả. Hỗn hợp nước chanh và mất ong cũng có tác dụng giống với oresol khi có thể bù nước và cân bằng điện giải cho người bị cảm lạnh hiệu quả hơn uống nước.

Sữa chua giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn đồng thời tăng hệ miễn dịch. Với nguồn protein phong phú, sữa chua đóng vai trò quan trọng trong việc phòng vệ của cơ thể. Ăn sữa chua khi đang bị cảm lạnh sẽ giúp bạn bổ sung probiotics để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời sữa chua cũng giúp tăng cường miễn dịch và giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Ngoài những loại thực phẩm trên thì chuối cũng là một thực phẩm hữu ích dành cho người cảm cúm. Chuối giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chuối cũng làm dịu họng và cung cấp năng lượng cho người ốm.

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Bạn đang xem bài viết Sau Khi Đi Viếng Đám Tang Về Nhà Nên Làm Gì? trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!