Xem Nhiều 6/2023 #️ Sách Tham Khảo: Cách Điệu Hoa Lá Và Bài Áp Dụng # Top 6 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Sách Tham Khảo: Cách Điệu Hoa Lá Và Bài Áp Dụng # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sách Tham Khảo: Cách Điệu Hoa Lá Và Bài Áp Dụng mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

BÀI 2: HỌA TIẾT CÁCH ĐIỆU

+ Rèn kỹ năng cách điệu, phát huy tính sáng tạo

+ Tham khảo, thực hành cách điệu, tô màu hoàn chỉnh ít nhất 3 họa tiết cho mỗi loại.

A. LÝ THUYẾT CƠ BẢN:

1. Cách điệu thực vật (Hoa, Lá, Cỏ,…)

Cách điệu hoa lá – Ứng dụng trong đồ án trang trí (Phần 1)

Phạm Xuân Bách dịch trong cuốn “Đồ án trang trí hoa lá cơ bản” của tác giả Lục Hồng Dương, NXB Mỹ thuật Quảng Tây, Trung Quốc ấn hành.Vẽ tả thực.

Thiết kế tạo hình cơ bản:

Từ tư liệu vẽ tả thực đến thiết kế đòi hỏi chúng ta phải kinh qua một giai đoạn tạo hình cơ bản, đối với những người mới bắt đầu thì việc đem tư liệu tả thực chuyển thành đồ án tạo hình là cả một quá trình, nắm chắc quá trình này mới có thể có được nền tảng vững chắc cho mọi chủng loại thiết kế sau này. Thực chất quá trình này là gì? Chúng tôi yêu cầu các bạn tiến hành phân tích các bộ phận của lá và bào hoa của các loài hoa, tiến hành các qui ước, luyện tập sự biến hóa tạo hình từ nguyên thể đến giản lược, từ bất qui tắc đến qui tắc… Tiếp theo sử dụng các thủ pháp trang trí bằng điểm, đường, mảng… của tất cả các hình thức cơ bản của bố cục trang trí các loại.

Thiết kế đồ án liên tục (hai hướng):

Đồ án liên tục dạng 2 hướng là một trong những hình thức trọng yếu của bộ môn thiết kế đồ án trang trí, phương án trang trí này sử dụng các hình đơn lẻ bố trí theo hướng trên, dưới hoặc trái phải hình thành một đồ án trang trí đường diềm, nói chung thích hợp cho việc trang trí các đường biên trải dài, trang phục, đồ sứ và cũng hay được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế bao bì. Cách thức bố cục liên tục (hai hướng) biến hóa rất đa dạng, nhìn chung có thể phân làm 8 thể thức khác nhau. Trong suốt quá trình thiết kế, bạn nên chú ý qui luật biến đổi của từng loại. Ví dụ như các qui luật biến đổi lặp lại, to nhỏ, sắc điệu… cốt sao đạt được hiệu quả thị giác hoàn chỉnh.

Thiết kế đồ án có dạng hoa văn thích hợp:

Hoa văn thích hợp chủ yếu dựa trên hình dáng bề ngoài của các loại sản phẩm để tiến hành thiết kế. Ví dụ hình tròn, hình vuông, hình tam giác … tạo hình của đồ án phải thích hợp với một loại hình dạng nào đó. Cách thức bố cục loại đồ án dạng thích hợp chủ yếu được phân thành các hình thức bố cục sau: bố cục đều, đối xứng, nhiều tầng… mang tính nghệ thuật và giá trị thưởng thức mạnh mẽ.

Thiết kế đồ án trang trí dạng đơn lẻ:

Sau khi đã có hình dáng cơ bản rồi, bước tiếp theo chúng ta sẽ bố cục thành một đồ án dạng đơn lẻ. Phương pháp bố cục như sau: tổ hợp các yếu tố tạo hình hoa và lá dựa trên hai phương thức chính là đồng đều và đối xứng khiến nó trở thành một đồ án đơn lẻ tuy đơn giản mà hoàn chỉnh. Đồng thời sử dụng hiệu quả phối hợp của các màu sắc khác nhau để biểu hiện hấp lực cho đồ án.

Thiết kế đồ án liên tục (bốn hướng):

Loại đồ án này chủ yếu dùng để thiết kế bề mặt chất liệu vải may trang phục. Đặc điểm lớn nhất của loại đồ án này chính là hình thức bố cục liên tục theo hướng trên dưới, trái phải và nhìn chung có thể chia thành các cách thức bố cục sau: bố cục 2 điểm, 3 điểm, 4 điểm, 5 điểm và thông thường không vượt quá 6 điểm. Cách bố cục này dựa trên bội số để định số điểm. Đồ hình tại mỗi điểm nên có sự biến đổi về phương hướng, độ lớn nhỏ sao cho thuận mắt ở mọi góc độ. Hiệu quả của sự biến đổi trong đồ án liên tục (bốn hướng) rất phong phú đồng thời cũng là tác phẩm trang trí thường thấy trên trang phục.

Cách điệu hoa lá – Ứng dụng trong đồ án trang trí (Phần 2)

Sự vận dụng kỹ pháp:

Sự vận dụng màu sắc trong thiết kế đồ án trang trí là một vấn đề trọng yếu, thế nhưng kỹ thuật thể hiện (kỹ pháp) lại quyết định sức mạnh hiệu quả thị giác cho toàn bộ đồ án trang trí, cũng như việc liệu tác phẩm có gây được cảm xúc cho người xem hay không? Trong quá trình thiết kế, tác giả nên nỗ lực phát triển trí tưởng tượng và sức sáng tạo của bản thân, vận dụng các kỹ thuật thể hiện khác nhau để làm phong phú hiệu quả thị giác của đồ án mà mình thiết kế. (Xem hình bên dưới)

Các kỹ xảo khác nhau trong thể hiện màu sắc

1-Quật tuyến pháp : đảo nét 2- Tổ tuyến pháp : tổ hợp nét

3-Điểm tuyến pháp : điểm & nét 4- Phiến sắc pháp : vẽ nét bằng mảng.

1- Kỷ hà pháp : vẽ theo hình kỷ hà 2- Mật điểm pháp : chấm điểm

3-Khúc tuyến pháp: nét ngoằn nghoèo 4- Bình đồ pháp : mảng dẹt

5- Cách tuyến pháp : nét đan xen 6- Phún nhiểm pháp : phun nhuộm

7- Can họa pháp : can và vẽ 8- Tuyến diện pháp : vẽ mảng dẹt và viền nét.

Trong thiết kế trang trí, màu sắc cũng được nhấn mạnh là nhân tố trọng yếu, màu sắc khác nhau sẽ cho hiệu quả khác nhau. Thiết kế đồ án nói chung tốt nhất nên sử dụng từ 3 đến 6 màu, ít màu quá thì sẽ rất đơn điệu còn nhiều màu quá thì dẫn đến loạn sắc, do đó sử dụng màu sắc trong thiết kế đồ án cũng quan trọng không kém bố cục và kỹ thuật thể hiện (kỹ pháp).

3 màu 4 màu 5 màu 6 màu

Sự vận dụng sắc điệu:

Sự vận dụng sắc điệu phù hợp hay không sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả thị giác của tác phẩm. Xử lý không tốt mối quan hệ sắc điệu sẽ khiến toàn cục tác phẩm phát sinh hiệu quả bất nhất về sắc điệu; ngược lại nếu một tác phẩm được xử lý sắc điệu một cách thỏa đáng sẽ đạt được tính chỉnh thể, giá trị thưởng lãm cũng như hiệu quả thị giác đẹp. Nhìn chung sắc điệu được chia thành 3 khuynh hướng lớn sắc ấm, sắc lạnh và sắc xám (trung gian). Tuy nhiên, nếu phối điệu thích đáng ta sẽ đạt được hiệu quả biến hóa thành vô số sắc điệu, điều này đòi hỏi chúng ta phải liên tục nghiên cứu và luyện tập.

CÁCH ĐIỆU HOA LÁ – ỨNG DỤNG TRONG ĐỒ ÁN TRANG TRÍ – PHẦN 3

IV. Một số ví dụ cách điệu hoa lá-ứng dụng trong trang trí

Đặc điểm tạo hình chính: Hoa cúc có nhiều

chủng loại khác nhau, về màu hoa có vàng

và trắng, hoa có nhiều cánh, cánh hoa có

hình nhỏ dài, ngoằn ngoèo, xuyên cắm tự do

vào đài hoa, tạo hình rất khác biệt, vẽ rất đẹp.

Khi vẽ chọn góc trắc diện dễ bắt dáng hơn.

Ngoại hình lá cúc có dạng đơn phiến đa giác

(nhiều góc cạnh), biến hóa phong phú, khai thác

góc chính diện để trang trí là lí tưởng nhất, gân lá

sinh trưởng tương hỗ. Hoa cúc là loại hoa

mà người mới bắt đầu học sẽ dễ nắm bắt

hình dáng và bước đầu luyện tập dễ dàng

4.2. Hoa bách hợp:

Đặc điểm tạo hình chính: Hoa bách hợp có màu chủ đạo là màu trắng và vàng nhạt, thân hoa khá dài, khi nở rộ cánh hoa cuốn lại, hình thái sinh động. Khi thiết kế, tốt nhất bạn nên quan sát ở góc độ trắc diện là chính. Nhụy hoa cũng khá dài, khi vẽ cũng rất đẹp, phiến lá có hình thuôn dài, tạo hình cực đẹp.

4.3. Hoa khiên ngưu: Đặc điểm tạo hình chính: Giống hoa này thuộc chủng loại dây leo, hoa có màu đỏ hồng, trắng, đỏ thẫm … hiệu quả thưởng lãm cao. Loại hoa này có hình rỗng trông giống loa kèn, rất dễ bắt dáng, hoa có ít nhụy, hình dáng hoa đa dạng nhưng ta nên sử dụng góc độ trắc diện để biểu hiện đặc điểm chính của hoa. Lá hoa 3 cái đối sinh, có dạng hình tam giác. Thân leo có thể được sử dụng toàn bộ để trang trí

Hoa uất kim hương ( Tulip)

Cách Điệu Hoa Lá (Phần 1)

Cách điệu là cách tạo hình tượng mỹ thuật cho các vật thể thực tế. Chúng ta có thể thấy rất nhiều hình ảnh cách điệu xung quanh ta. Một tòa nhà cách điệu từ hoa sen. Sân vận động hình tổ chim ở Trung quốc. Chính vì vậy phương pháp cách điệu là một môn học bắt buộc trong các ngành mỹ thuật. Ở bài thi Trang trí màu của tổ hợp thi khối H; thông thường thí sinh sẽ được yêu cầu cách điệu một số vật thể đơn giản; cách điệu hoa lá là một trong những đề bài hay sử dụng. Cách điệu hoa lá rất phong phú và đa dạng; ta có thể ứng dụng nhiều dạng cấu trúc hoa trong nhiều bố cục tạo hình khác nhau.

Ở bài này ta sẽ tham khảo một số bài lọc nét cách điệu.

Cách điệu hoa Lan.

Ở đây ta có thể tham khảo phương pháp để lên ý tưởng một họa tiết cách điệu.

Bước 1: Vẽ hoa thực tế mà ta thích; lựa chọn từ kiểu dáng; góc nhìn; màu sắc.

LIÊN HỆ ART LAND ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN VỀ LỚP VẼ THIẾU NHI

FANPAGE NHẬN TƯ VẤN NGÀNH NGHỀ LUYỆN THI KHỐI V,H- ARTLAND

Bước 2: Lọc nét chính; ở bước này ta giữ lại các đường nét đặc điểm chính của hoa. Sao cho sau khi lọc, các điểm đặc trưng của hoa vẫn được giữ lại.

Bước 3: Tạo mảng miếng. Có nhiều phong cách tạo mảng miếng khác nhau. Lưu ý là quan tâm đến các yếu tố chính phụ của bố cục.

Một số ví dụ khác:

Cách điệu hoa dâm bụt.

Cách điệu hoa thiên điểu.

Khi ta chọn cảm hứng một loài hoa, với các góc nhìn khác nhau và phong cách cách điệu khác nhau; ta sẽ có nhiều cách và họa tiết khác nhau.

Bài Viết Liên Quan:

FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC-MỸ THUẬT ARTLAND

PINTEREST: 86 BÀI VẼ LUYỆN THI TRANG TRÍ MÀU ĐẸP

Tag: vẽ cách điệu hoa ly, vẽ cách điệu hoa hồng, vẽ cách điệu hoa sen, vẽ cách điệu hoa lá lop 7, cách điệu hoa phong lan, vẽ cách điệu con vật, họa tiết cách điệu, cách điệu lá cây

Tham Khảo Bài Soạn Văn Lớp 8

Nhà thơ Thanh Tịnh (1911-1988) quê ở ngoại ô thành phố Huế, tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh. Thanh Tịnh học tiểu học và trung học ở Huế, từ năm 1933 bắt đầu đi làm nghề hướng dẫn viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây cũng là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trên nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học,… song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.

a) Đọc toàn bộ truyện ngắn, những kĩ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được nhà văn diễn tả theo trình tự:

– Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại.

– Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trở về con đường cùng mẹ tới trưởng.

– Cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe gọi tên mình vào lớp.

– Tâm trạng hồi hộp của nhân vật “tôi” lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.

b) Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường tới trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:

– Con đường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, nhân vật “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.

– Nhân vật “tôi” cảm thấy trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay.

– Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác.

– Ngạc nhiên thấy sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa.

– Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường. Nhân vật “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ.

– Giật mình và lúng túng khi nghe gọi đến tên mình.

– Càng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ.

– Nghe những tiếng khóc của bạn, cảm thấy bước vào thế giới khác, xa lạ.

– Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin khi bước vào giờ học đầu tiên.

c) Cảm nhận về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học:

– Ông đốc là một người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ, nhân ái.

– Thầy giáo trẻ niềm nở, tươi cười đón nhận học sinh lớp mới.

– Các bậc phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình trong buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng dự buổi khai giảng và hồi hộp cùng các em.

d) Đặc sắc về nghệ thuật thể hiện trong truyện ngắn:

– Truyện được cấu tạo theo dòng hồi tưởng, mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian và cảm nghĩ chân thành của nhân vật “tôi”.

– Trong truyện, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể và tả. Điều đó giúp cho cảm xúc, tâm trạng của nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, hợp lí.

Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:

– Ý nghĩ ngây thơ của nhân vật “tôi”.

– Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và những nhân vật khác qua lời kể của nhân vật “tôi”.

– Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giờ học đầu tiên.

Văn bản Tôi đi học là một văn bản biểu cảm xen tự sự, thuộc thể loại truyện ngắn nhưng sức hấp dẫn của nó không thể hiện qua các sự kiện, xung đột nổi bật. Người đọc sở dĩ cảm nhận được cái dư vị ngọt ngào, man mác trong tâm trạng của một cậu bé ngày đầu tiên đến trường là nhờ ngòi bút trữ tình, giàu chất thơ của tác giả. Vì vậy, khi đọc, cần chú ý:

– Theo dòng hồi tưởng của nhân vật, những cảm xúc, tâm trạng của cậu bé được diễn tả rất sinh động: sự hồi hộp, băn khoăn lo lắng, thậm chí có cả tiếng khóc, đôi chút tiếc nuối vẩn vơ, vừa náo nức vừa bỡ ngỡ,…

– Đọc bài văn bằng giọng điệu nhẹ nhàng, trầm lắng, chú ý những đoạn diễn tả các tâm trạng khác nhau: khi thì háo hức, khi thì hồi hộp, lúc lo âu của cậu bé cũng như của các bạn nhỏ. Những câu đối thoại của “ông đốc” cần đọc chậm rãi, khoan thai, thể hiện sự ân cần, niềm nở của những người lớn khi đón các em vào trường.

Mẫu Giáo Án Bóng Đá Tham Khảo

Cách soạn giáo án bóng đá cho mọi lứa tuổi. Trong phạm vi bài viết Trung tâm dạy bóng đá trẻ em Nam Việt xin giới thiệu các bước soạn giáo án bóng đá.

Cách soạn giáo án bóng đá Nam Việt

Hướng dẫn cách soạn giáo án bóng đá như sau:

I. PHÂN LOẠI GIÁO ÁN

-Trong công tác giảng dạy và huấn luyện một đội bóng đá bao giờ củng có hai loại giáo án: Giáo án lý thuyết và giáo án thực hành.

+ Giáo án lý thuyết: Cần được tiến hành giảng dạy một cách có hệ thống: lịch sử phát triển, xu hướng phát triển, kỹ chiến thuật, thể lực, luật, trọng tài..vv.. làm cho tầm nhìn của vđv được mở rộng, mở mang tri thức, từ đó giúp công tác huấn luyện và thi đấu được tiến hành thuận lợi hơn.

+ Giáo án thực hành: Trong công tác giảng dạy và huấn luyện một đội bóng chủ yếu là giáo án thực hành. Giáo án thực hành bao gồm:

1.Giáo án huấn luyện thể lực.

2.Giáo án huấn luyện kỹ thuật.

3.Giáo án huấn luyện chiến thuật.

4.Giáo án tổng hợp.

5.Giáo án thi đấu.

II. CẤU TRÚC CỦA MỘT GIÁO ÁN THỰC HÀNH

-Cấu trúc của một giáo án thực hành bóng đá gồm 3 phần: (Có 2 cách gọi: chuẩn bị, cơ bản, kết thúc hoặc khởi động, trọng động, hồi tĩnh)

+Phần 1: Khởi động 20-30% (thời gian của một buổi tập, tùy vào phần chính)

+Phần 2: Trọng động 60-75% (thời gian của buổi tập)

+Phần 3: Hồi tĩnh 5-10% (thời gian của buổi tập, tùy vào phần chính)

III.CÁC YẾU TỐ CẦN QUAN TÂM KHI SOẠN GIÁO ÁN BÓNG ĐÁ

1.CLB, trường học, cơ quan quản lý giáo án:

-Điều này cho biết cơ quan, quản lý giáo án

2.Thứ tự số giáo án:

-Cho chúng ta biết hôm nay dạy tới giáo án nào trên tiến trình giảng dạy

3.Người thực hiện giáo án:

-Ai là người thực hiện giáo án, chịu trách nhiệm các mặt về pháp lý cũng như chuyên môn của giáo án, có người phụ không?

4.Mục đích của giáo án, hay mục đích của buổi học:

-Đây là vấn đề quan trọng nhất của một buổi học, nhiệm vụ cần đạt được

-Học mới hay củng cố, tiếp tục củng cố nội dung nào thuộc giai đoạn dạy học nao hay giai đoạn huấn luyện nào.

5.Đối tượng học:

-Lứa tuổi của người học, đặc điểm lứa tuổi, nam hay nữ

-Số lượng người học bao nhiêu?

-Trình độ, khả năng của người học

6.Thới gian học tập:

-Thời gian của một buổi học bao nhiêu phút? thời gian cho từng phần của một giáo án, thời gian của mỗi bài tập.

-Thời điểm nào học? ngày nào của tuần, tháng? năm?

7.Địa điểm học tập:

-Tập sân nào? mặt sân ra sao? kích thước sân bải? có phải sử dụng chung với các đội lớp khác không? đã kẻ sân hay chưa? có khung thành không?

-Địa điểm tập luyện của sân ở đâu?

8.Trang thiết bị tập luyện:

-Căn cứ vào các yếu tố trên chúng ta chuẩn bị trang thiết bị tập luyện phù hợp

9.Phương pháp dạy học:

-Chúng ta sử dụng bao nhiêu phương pháp, lựa chọn các phương pháp phù hợp nhất cho đối tượng học và giải quyết được nhiệm vụ.

-Cần định lượng rõ: thời gian – số lần lặp lại – quảng nghỉ cho mỗi bài tập

1.Giáo án giảng dạy bóng đá của Trường ĐH TDTT TpHCMGA-TRƯỜNG-ĐẠI-HỌC-TDTT-TPTải xuống

2.Giáo án trung tâm dạy bóng đá cộng đồng Nam Việt GA-TRUNG-TÂM-DẠY-BÓNG-ĐÁ-NAM-VIỆTTải xuống

3.Giáo án huấn luyên Bằng “C” AFC GA-BẰNG-C-AFC-NĂM-2009Tải xuống

5.Giáo án cộng đồng phía bắc GA-huan-luyen-cong-dong-mien-bacTải xuống

Bạn đang xem bài viết Sách Tham Khảo: Cách Điệu Hoa Lá Và Bài Áp Dụng trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!