Cập nhật thông tin chi tiết về Những Sai Lầm Khi Học Từ Vựng Tiếng Anh mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những sai lầm khi học từ vựng tiếng Anh
1. Học lấy số lượng
Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn hãy chú ý đến chất lượng từ vựng mà bạn học. Bạn nên ưu tiên học các từ “core word” – các từ được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày và từ vựng chuyên ngành mà bạn đan theo đuổi. Cố gắng sử dụng các từ vựng đó trong các cuộc hội thoại của bạn để ghi nhớ lâu và biết cách vận dụng vào ngữ cảnh.
2. Học từng từ rời rạc
Một sai lầm hệ trọng mà nhiều bạn gặp phải đó là học từng từ rời rạc. Cách học này khiến bạn tốn nhiều thời gian để diễn đạt thành câu khi giao tiếp bởi lúc đó bạn sẽ cố sàng lọc ra những từ đơn lẻ và ghép chúng lại thành câu. Đây cũng chính là cách biến những từ bạn học thành những từ vô dụng và không phải là phương pháp học từ vựng hiệu quả, khiến bạn không thể nói tiếng Anh trôi chảy.
Vậy đâu là phương pháp chuẩn? Học theo cụm từ và cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh sẽ là câu trả lời cho câu hỏi này.
Ví dụ: Để diễn đạt ý “tôi sống hòa hợp với những thành viên trong gia đình tôi” bạn hãy học cụm từ “get on well with – sống hòa hợp với ai” thì bạn sẽ rất nhanh chóng có một câu nói hoàn chỉnh đúng với cách diễn đạt tự nhiên của người bản xứ: “I get on well with my family members”. Thay vì nghĩ “sống là live, thành viên trong gia đình là family members, hòa hợp là gì nhỉ” rồi sau đó mới ghép thành câu, làm thế này sẽ mất nhiều thời gian và khó ghép được câu đúng.
Không học từng từ vựng rời rạc
3. Học theo một list từ vựng
4. “Học, học nữa, học mãi”
“Học, học nữa, học mãi” ý nói là ngày nào bạn cũng học các từ vựng khác nhau để hoàn thành chỉ tiêu mỗi ngày 10 – 15 từ mà quên ôn tập các từ đã học. Cách học này sẽ làm bạn học đến đâu từ rụng rơi đến đó, không thể tiếp thu thêm vốn từ vựng cho bản thân. Vậy nên để nâng cao vốn từ vựng hiệu quả, bạn phải dành thời gian xem lại từ đã học, củng cố lại kiến thức cho thật chắc. Chú ý khi học từ vựng, phải học phiên âm để phát âm tiếng Anh chuẩn và ghi nhớ lâu hơn.
Chú Ý: 3 Sai Lầm Khi Học Từ Vựng Tiếng Anh Bằng Hình Ảnh
Đi khắp các diễn đàn và các trang web học tiếng Anh hiện nay, đâu đâu cũng thấy mục ” học từ vựng tiếng Anh bằng hình ảnh “. Các học viên cũng rất hưởng ứng cách học từ vựng này.
Thế nhưng, hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào bạn sử dụng cách học này như thế nào. Đừng phạm phải những sai lầm bên dưới như phần lớn học viên mà tôi từng gặp.
Sai lầm 1: Không học bằng hình ảnh
Thực tế có nhiều bạn “học từ vựng tiếng Anh bằng hình ảnh” mà chẳng bao giờ dùng đến công dụng của chúng. Trong đầu họ vẫn học theo lối tư duy cũ.
Giả sử, khi học từ vựng mới với hình ảnh bên dưới, nhiều bạn học như thế này:
Thay vào đó, hãy nhìn hình ảnh. Từ đó, liên tưởng, tưởng tượng hình ảnh đó xuất hiện trong cuộc sống của chính bạn, ở nhiều tình huống, hoàn cảnh khác nhau. Mỗi khi hình ảnh đó xuất hiện trong đầu bạn, hãy dùng từ tiếng Anh để gọi tên hình ảnh đó.
Ví dụ:
Với việc tưởng tượng như vậy, bạn không chỉ học với 1 hình ảnh mà là rất nhiều hình ảnh. Hơn nữa, bạn có thể tự nghĩ ra hình ảnh cho những từ vựng mình muốn học mà không phụ thuộc vào bất kì trang web học tiếng Anh hay từ điển bằng hình ảnh nào.
Hãy thử áp dụng với video bên dưới:
Từ vựng tiếng Anh – Chủ đề: Vật dụng trong nhà bếp
Sai lầm 2: Muốn học tất cả các từ
Nhiều bạn cảm thấy rất hào hứng và muốn mình học được tất cả các từ. Điều đó chỉ làm bạn mất thêm nhiều thời gian mà hiệu quả không cao. Bởi lẽ có nhiều từ mà bạn sẽ rất ít dùng, thậm chí không dùng tới. Nếu bạn có học, khả năng bạn quên từ vựng đó rất cao vì ít sử dụng.
Lời khuyên ở đây là hãy học những từ vựng mà bạn thường phải dùng đến.
Sai lầm 3: Không chú trọng cách phát âm
Nếu bạn phạm phải sai lầm này, đó là một thiếu sót rất lớn. Bạn cần phải khắc phục ngay. Học từ vựng bằng hình ảnh không có nghĩa là bạn không học cách phát âm. Nếu bạn không phát âm được từ vựng bạn biết, bạn sẽ không thể nghe và nói tốt được.
Như đã nói ở trên, mỗi khi hình ảnh xuất hiện trong đầu, bạn hãy đọc lớn tên gọi của hình ảnh đó bằng tiếng Anh. Sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh sẽ giúp bộ não của bạn ghi nhớ thông tin tốt hơn nữa.
Lời kết
Học Từ Vựng Tiếng Anh Thông Dụng Qua Hình Ảnh Bảo Nguyễn
5 Sai Lầm Thường Gặp Khi Dạy Trẻ Học Tiếng Anh
Học tiếng Anh ngay từ nhỏ giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, trẻ thích chơi hơn học và thường mất tập trung. Các phương pháp dạy có thể phản tác dụng nếu không phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng trẻ.
Ép trẻ học theo công thức
Một tuần nay, chị Trần Lan Hương (quận 3, TP HCM) đau đầu vì chuyện học của con. Cứ sau bữa cơm tối, bé Na (9 tuổi) than đau bụng hoặc vờ buồn ngủ để trốn học giờ tiếng Anh tại nhà. Bao nhiêu giáo trình chị chuẩn bị chẳng thể phát huy tác dụng khi cô con gái không chịu hợp tác.
Ngữ pháp khô cứng
Để soạn giáo trình cho con, chị Lan Hương đã lùng mua hàng chục sách ngữ pháp tiếng Anh. Một buổi học của Na bắt đầu bằng việc viết 20 lần bảng từ vựng và học thuộc lòng các thì tiếng Anh. Sau cả tháng hai mẹ con “đánh vật” với nhau, điểm tiếng Anh của Na vẫn cứ lẹt đẹt.
Cô Lauren Beckerle – Giáo viên trưởng phụ trách chương trình Anh ngữ thiếu nhi, thuộc Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS) cho biết, học tiếng Anh cũng giống như học tiếng Việt, học nghe, nói trước khi biết viết và phân tích ngữ pháp. Trẻ cần cảm nhận tiếng Anh thay vì tiếp xúc với những thứ phức tạp ngay từ bước đầu. Cô Lauren gợi ý, phụ huynh có thể dạy trẻ ngữ pháp bằng cách lặp đi lặp lại các mẫu câu thường nhật. Bắt chước theo mẹ, trẻ sẽ dần hình thành được kho ngữ pháp của riêng mình.
Phát âm không chuẩn
Khả năng bắt chước và ghi nhớ tốt của trẻ là con dao hai lưỡi. Nếu bạn dạy con phát âm tiếng Anh sai ngay từ nhỏ, trẻ sẽ khó thay đổi về sau.
Cô Lauren khuyên phụ huynh nên cho con xem và nghe các chương trình tiếng Anh do người bản xứ thực hiện. Mẹ có thể cùng trẻ xem hoạt hình, phim hoặc chương trình khám phá tự nhiên… Các bậc phụ huynh cũng có thể dạy trẻ cách phát âm, ngữ nghĩa của từ theo từng văn cảnh và vận dụng ngay vào thực tiễn khi có cơ hội.
Dịch nghĩa sang tiếng Việt
Gặp khó trong cách dạy từ mới cho con, phụ huynh thường gỡ rối bằng lối học “word by word”. Đây là cách học truyền thống, chuyển nghĩa mọi từ vưng mới từ tiếng Anh về tiếng Việt. Cô Lauren nhấn mạnh, việc dịch nghĩa là tuyệt đối không nên khi trẻ học tiếng Anh. Việc rèn thói quen học hiểu tiếng Anh bằng khái niệm sẽ giúp ích cho tư duy ngoại ngữ của trẻ.
Cha mẹ có thể cầm quả táo hoặc chỉ vào bức tranh vẽ quả táo để nói “apple”, thay vì dạy trẻ “apple là quả táo”… Ban đầu, trẻ có thể gặp khó khăn khi tiếp nhận, song cách học sinh động này sẽ khiến trẻ thích thú về sau.
Để trẻ học một mình
Bận trăm công nghìn việc, cha mẹ thường phó mặc trẻ tự học ở nhà với khối bài tập được giao. Tuy nhiên, trẻ cần môi trường có thể sử dụng và tương tác Anh ngữ tối đa. Chẳng hạn như t ại VUS, trẻ được học chương trình Imagine Learning English trên iPad, nghe đĩa nhạc tiếng Anh, vận động, học từ mới qua các trò chơi vui nhộn, bài hát, tranh ảnh, đồ chơi, thẻ từ… cùng với bạn bè và giáo viên người bản xứ.
Imagine Learning English là phần mềm dạy tiếng Anh của Mỹ, dành cho trẻ em không sử dụng Anh ngữ như tiếng mẹ đẻ. Phần mềm bao gồm 6.500 video và bài hát, hơn 2.500 hoạt động vui học, 347 hoạt động nhận biết âm tiết, 235 đầu sách mới…
Ngoài ra, phụ huynh và giáo viên cũng nên dành những lời khen, khích lệ ngay cả khi trẻ mắc lỗi quên từ mới, phát âm sai… Về lâu dài, trẻ sẽ dạn dĩ, tự tin hơn so với việc học tiếng Anh một mình.
Tuấn Kiên
Học Kanji Và Những Sai Lầm Thường Gặp
Mất tinh thần
Có thể nói đây là sai lầm đầu tiên và cũng là sai lầm không nên có nhất. Khi chinh phục xong hai thử thách không kém phần cam go là bảng chữ hiragana và katanaka, tôi vẫn còn hừng hực trong mình hào khí để tiếp tục tiến lên. Nhưng lần đầu đối diện với Kanji quả thực là trải nghiệm đầy thách thức. Thế giới quan về tiếng Nhật của tôi như được mở ra một chân trời mới, đến nỗi tôi cảm thấy đầu óc mình quá bé nhỏ để chứa đựng đủ khối lượng những kí tự lạ lẫm và phức tạp đến vậy. Mới chạm ngõ tiếng Nhật mà ngọn núi Kanji đã làm tôi lung lay quyết tâm. Cứ ngỡ bản thân mình kém cỏi, nhìn quanh nghe những lời than thở làm tôi lại càng ngao ngán hơn. Không ít người quen học ở những trung tâm Nhật ngữ khác đã bỏ cuộc và câu trả lời tôi nhận được khi tôi hỏi họ lý do là “Kanji khó quá!”. Tôi tự nhủ mình không thể chọn một con đường nào khác. Đã quyết định thì phải đi tiếp. Thế rồi dần trở thành quen, tôi tự đặt cho mình những mục tiêu đơn giản nhất. Và cho đến nay đã hơn 6 năm trôi qua, tôi ngỡ ngàng nhận ra sự thật rằng: mình vẫn còn trên con đường chinh phục từng kí tự. Tôi rút ra bài học cho riêng mình: đừng hỏi bao giờ mới xong, nhưng cứ nhất quyết không khi nào dừng lại. Cũng giống như chữ Kanji đầu tiên mà tôi mà hay bất kì ai khởi đầu đều phải học: chữ NHẤT (一), nó chỉ duy một nét mà thôi! Nó nhắc tôi nhớ rằng chỉ duy một con đường mình đã chọn, không thể bỏ cuộc dù có thế nào. Và với tôi, đó là chữ Kanji dễ nhất nhưng cũng là khó nhất.
Học vẹt
Không học âm Hán Việt
Tâm lý dễ có khi học Kanji là không muốn nhớ thêm yếu tố nào nữa vì đã có quá nhiều kiến thức cần nắm bắt chỉ trong một chữ Kanji. Tôi hoàn toàn hiểu điều đó. Nhưng chính suy nghĩ đó lại gây cản trở để nhiều bạn bè tôi bỏ qua một lợi thế rất lớn mà những bạn ngoại quốc khác không thể có được. Đó là âm Hán – Việt. Các thầy cô của tôi thường không kiểm tra âm Hán – Việt trong các bài kiểm tra Kanji, điểm số chỉ tính cho cách viết và cách đọc âm ON hay âm KUN mà thôi. Có lẽ điều này càng tạo thêm lý do chính đáng để âm Hán – Việt bị cho là vô dụng và dư thừa. Tuy nhiên, trên thực tế, nhớ cả âm Hán – Việt đem lại vô vàn lợi ích cho người học Kanji. Âm Hán – Việt không chỉ giúp tôi nhớ cách phát âm ON qua một số quy luật, đôi khi trong những bài đọc hiểu mà xuất hiện từ mới được ghép từ Kanji, tôi lại suy đoán nghĩa của đó bằng nghĩa của từ được phát âm Hán – Việt. Âm Hán – Việt giúp tôi gọi tên những bộ thủ và chữ Kanji mình đã nhớ, tôi không thể nào nhớ nó mà không biết nó tên gì? Việc nhớ và gọi tên từng chữ Kanji khiến tôi thích thú và liên tưởng mỗi kí tự như một con người nào đó có tên gọi đàng hoàng. Bạn đã bao giờ viết tên mình bằng Kanji chưa? Không dừng lại đó, tìm hiểu về âm Hán – Việt tôi có cảm giác như được trở về cội nguồn của ngôn ngữ dân tộc, tôi không chỉ được bổ sung vốn từ Kanji, mà còn được trao dồi những tinh hoa của chính ngôn ngữ mẹ đẻ.
Cô lập chữ Kanji
Không tra Kanji khi không nhớ
Tôi nhận thấy không có lý do nào đủ thuyết phục để biện minh rằng người học Kanji không tiến bộ được vì thiếu nhiều phương tiện. Bạn có thể tra cứu bất lúc nào bằng ứng dụng trên điện thoại hoặc cứ kè kè trong cặp cuốn sổ tay Kanji như tôi. Sở dĩ tôi nhắc đến điều này vì tôi không thể nào quên được cảm giác tức tối khi trong giờ thi lại nhìn thấy một chữ kanji nào đó mà có lần mình đã bỏ trôi không thèm tra cứu.
Có thể những điều trên giống hoặc không giống với bạn, và thậm chí ngay cả khi tôi khắc phục được những sai lầm này cũng không phải tôi đã chinh phục xong ngọn núi Kanji. Đến khi đi làm dù tiếp xúc với văn bản tiếng Nhật hằng ngày tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm khi nhìn thấy chữ Kanji nào đó mình chưa biết. Nhưng như tôi đã nói ngay từ đầu, quan trọng không phải bao giờ mới xong mà là không bao giờ dừng lại.
Trần Nhật Hoàng/ chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Những Sai Lầm Khi Học Từ Vựng Tiếng Anh trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!