Xem Nhiều 6/2023 #️ Những Bước Vẽ Tranh Bột Màu Cơ Bản. # Top 14 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Những Bước Vẽ Tranh Bột Màu Cơ Bản. # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bước Vẽ Tranh Bột Màu Cơ Bản. mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Màu bột là loại chất liệu được điều chế từ khoáng thạch, từ quặng kim loại hoặc từ hợp chất hoá học. Thường sử dụng hai loại: bột khô, khi vẽ phải pha với keo và nước; bột hỗn hợp với dung dịch keo đóng trong tuyp hoặc lọ, khi vẽ chỉ cần pha với nước.

Lịch sử dùng màu bột để vẽ tranh đã có từ lâu đời: một số bích hoạ ở Ai Cập cổ đại, lưu vực Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc… đều có dùng nguyên liệu màu bột. Ở Châu Âu, sơn dầu cũng được phát triển từ màu bột.

Vẽ màu bột cần chuẩn bị 2 động tác:

Bồi giấy: Quét 1 lớp mỏng nước lên giấy bằng cọ bảng to, nhớ chừa lề để ăn keo dán rồi lật úp lại rồi dán căng 4 cạnh lên bề mặt .Dung dịch để pha màu: nước, hồ keo.

Cần lưu ý màu bột cũng như các loại màu khác, bạn càng pha nhiều màu thì màu sẽ càng xỉn. Vậy không nên pha quá 3 màu. Đừng ngạc nhiên khi thấy độ nhạt của tranh khi màu khô do tính chất của màu bột là khi khô sẽ nhạt màu đi.

Màu bột thường có 2 cách vẽ chính là:

Cách vẽ ướt dùng tương đối nhiều nước, vẽ liên tục khi màu còn đang ướt, tạo cho tranh cảm giác mềm mại, hàm súc.

Cách vẽ khô ít dùng nước, có thể phủ màu này lên màu khác để diễn tả hình khối và chiều sâu không gian.

Đặc trưng chủ yếu của tranh màu bột thường dùng cách di bút, trát, quệt, chải… làm cho bức hoạ có đặc tính chắc khoẻ, khoáng đạt.

Tags: Luyện thi vẽ

Những Bước Phác Họa Cơ Bản Đối Với Tranh Vẽ Manga Nữ

Nguồn gốc và cách vẽ manga nữ

Chữ manga là chữ Nhật Bản, có nghĩa là “hình ảnh di động hay biến động”. Thay vì dùng từ manga như các nước khác trên thế giới, để thể hiện rõ độ chính xác riêng truyện tranh xuất xứ từ đất nước hoa anh đào thì người Nhật dùng từ 日本の漫画 (Nhật Bản mạn họa hay truyện tranh của Nhật Bản). Từ Manga-ka tương ứng với họa sĩ truyện tranh,người chuyên về viết vẽ manga. Đây được xem là từ khá đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản.

Manga được hiểu một cách đơn giản là truyện tranh. Các nhân vật trong manga ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Manga tạo dựng lên những nhân vật viễn tưởng từ tương lai hoặc từ quá khứ. Được xây dựng rất nhiều, không hoàn hảo, tính khí kỳ quặc và khác người. Đồng thời, miêu tả rất sinh động về những bức tranh vẽ manga nữ, học sinh, nhân viên công sở, thương gia …..

Manga và các thế loại tranh vẽ khác

So sánh với những thể loại truyện tranh từ các nước trên thế giới, điển hình như những siêu anh hùng của người Mỹ thường thể hiện nhân vật bằng cách diệt phe “ác” thì những nhân vật trong tranh vẽ manga nữ Nhật Bản nói riêng và những thể loại tranh khác nói chung, thì chúng ta không thể nào không nhắc đến độ nổi tiếng của Doraemon and Ranma được miêu tả những hoạt động cuộc sống sinh hoạt bình thường đơn giản nhưng đem lại hiệu quả khá cao như: đi học, làm bài tập, và thậm chí vẫn bị bố mẹ mắng…. tạo nên những nét riêng và điểm nhấn sâu cho nhân vật được trở nên đặc biệt.

Manga được đánh giá khá cao về phương diện văn hoá lẫn nghệ thuật. Loại tranh vẽ này đánh trọng tâm chủ yếu vào cuộc sống sinh hoạt của con người. Đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi và ấm áp. Ngoài ra, thể hiện tính nhân văn và sự giáo dục rất lớn qua từng bức tranh vẽ. Chính vì những điều này, đã tạo nên cơn sốt không ngừng nghỉ trải qua từng thế kỷ của thể loại tranh manga.

Cách vẽ tranh manga nữ

Như các bạn cũng đã biết. Phong cách vẽ manga sẽ đòi hỏi tính thẩm mỹ rất cao và để vẽ được những nhân vật. Bạn không chỉ cần có năng khiếu mà phải đòi hỏi óc sáng tạo. Cũng như tính thẩm mỹ của riêng bạn qua từng bức tranh vẽ. Vậy tranh vẽ manga nữ sẽ thể hiện qua những bước vẽ cơ bản như sau:

Bước 1: Để bắt đầu tạo nên một bức tranh vẽ manga nữ, trước tiên chúng ta cần phác họa một hình tròn.

Bước 2: Sau đó sẽ là một đường cắt nửa vòng tròn.

Đồng thời, vẽ thêm một đường ngang chạm đường tròn.

Bước 4: Bắt đầu phác thảo và tạo hình dạng đầu nhân vật.

Bước 5: Tiếp theo là sẽ vẽ cổ nhân vật

Bước 7: Bắt đầu phác thảo mắt.

Bước 8: Các bạn nên nhớ, trong quá trình vẽ chúng ta phải điều chỉnh mắt cho chúng giống nhau.

Bước 9: Vẽ lông mày sẽ tùy thuộc vào tâm trạng của nhân vật mà chúng ta muốn tạo hình.

Bước 12: sau khi đã hoàn thành những đường nét cơ bản. Các bạn xóa những đường kẻ mà bạn đã tạo.

Bước 13: tiếp theo là vẽ tóc cho nhân vật, tóc ngắn hay dài. Tùy vào từng nhân vật bạn muốn thể hiện trong tranh.

Bước 14: kiểm tra tổng thể khuôn mặt. Nếu bạn cảm thấy chưa phù hợp với những gì bạn mong muốn tạo hình cho nhân vật. Thì bạn có thể vẽ lại những đường nét phù hợp hơn.

Bước 15: tô đậm những nét bị khuất.

Bước 16: kiểm tra và thêm vài nét vẽ để hoàn thiện bức vẽ manga của bạn.

Trong những bước vẽ manga nữ cơ bản trên, điều các bạn phải chú ý đến đó là kiểu tóc cho nhân vật và cách tô màu tóc vì đây là một trong những điểm tương đối vất vả. Vì sẽ tùy thuộc vào mỗi phong cách, kiểu tóc của nhân vật có thể phức tạp hay đơn giản.

Tag: phác họa cơ bản đối với tranh vẽ manga, cách vẽ thiếu nữ theo phong cách manga, vẽ người với các cử động và tư thế, hình ảnh vẽ manga đẹp nhất.

Những Bước Cơ Bản Để Vẽ Chân Dung Bằng Bút Chì

Để vẽ chân dung bằng bút chì ta cần những gì?

Ắt hẳn sẽ rất nhiều những khó khăn đối với những bạn mới bắt đầu học vẽ, khi hoàn thành một bài hình họa. Những bài vẽ bị cứng ngắc không mượt mà và vô hồn, sẽ là điều hoàn toàn mà bạn không hề mong muốn đối với môn hình họa này.

Đương nhiên, ai cũng muốn khả năng của mình được nhìn nhận một cách sáng tạo nhất có thể.

Vì thế, sự giúp đỡ của các tư liệu hình họa trên thị trường sách là nơi các bạn thường tìm đến. Đây không phải là điều sai, thế nhưng thông thường chĩ là bài vẽ hoàn thiện hoặc được trình bày vắn tắt.

Bởi vì, đối với các bạn đã có nhiều kinh nghiệm còn cảm thấy khó khăn với khối tư liệu vô cùng phong phú đủ loại phong cách khác nhau, trong việc nghiên cứu thì huống hồ chúng tachi là các tân binh thì làm được gì hơn?

Chính vì thế, việc nắm bắt được những bước cơ bản cần thiết nhất đề hoàn thành một bài vẽ hình họa là một điều tiên quyết với các bạn mới vào học.

Cần có sự nhẫn nai và kiên trì, việc học vẽ không thể nào vội vàng hấp tấp được, để đạt được trình độ như họ ta cần phải nổ lực không ngừng,.

Cách vẽ chân dung đơn giản bằng bút chì

Khi bắt đầu một bài vẽ, nên bắt đầu bằng cách vẽ cơ bản. Thông thường, các bạn thường hay bắt đầu bằng những đường cong, dĩ nhiên là không sai, nhưng nó sẽ gây khó khăn và khiến bạn lúng túng.

Vì thực ra, để vẽ được những đường cong một cách chính xác là rất khó. Chính vì thế, các bạn nên chia đường cong thành các phân đoạn nhỏ để dễ khái quát hình thể, đồng thời làm khung định hình cho chúng.

Hãy dùng những đoạn thẳng để bắt các hướng chính của vật mẫu tạo ra một vật mẫu khái quát tổng thể một cách nhanh chóng sẽ là công việc đầu tiên tương đối là dễ dàng.

Nhưng đây là bước làm vô cùng quan trọng, các bạn phải lưu ý và thực hành nhuần nhuyễn nếu các bạn muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực hình họa này.

Đối với bước đầu tiên, các bạn nên vẽ nhẹ tay, nên khi thực hiện bạn đặt bút chì hơi nghiên trên mặt giấy, vì sau đó chúng ta sẽ thực hiện bước thứ 2 chồng lên bước thứ nhất.

Mời bạn cùng xem series hướng dẫn chi tiết nhất trên Youtube :

Lưu ý:

Là lực cầm bút cũng không nên quá chặt, phần cổ tay và khớp vai phải được thả lỏng. Không nên tẩy đi những nét vẽ bị sai và thừa quá nhiều lần.

Vì đôi khi chúng có thể giúp tạo ra hiệu quả rung của hình thể. Hơn nữa, nét lỗi nhưng lại làm cho bài vẽ mềm mại hơn rất nhiều.

Đến bước thứ 2, các bạn cứ trình bày hết cách hiểu về hình thể của mình lên trên mặt giấy và tập phân tích hình khối.

Chúng có thể là bài vẽ khô cứng và hơi thô , nhưng không sao cả vì đây chỉ mới là những bước đầu tiên. Với những nét phía bên tối nên phác thảo dày và xốp, ngược lại với bên sáng thì nên thưa và mỏng. Cần nhất là dựng kỹ đường giáp ranh giữa 2 vùng sáng tối.

Bước cuối cùng, dựa theo các khung ảnh đã được dựng, các bạn bắt đầu thực hiện việc thể hiện đậm nhạt. Các bạn nên làm những phương diện lớn trước tiên,để giúp ích cho công việc này các bạn không nên lên bong từng chi tiết nhỏ.

Quan trọng

Bước quan trọng nhất là công việc lên bóng, đây là bước cuối cùng và cũng là bước đòi hỏi sự khéo léo, tư duy hình thể cũng như sự cần mẫn trong công việc rất cao.

Tốt nhất các bạn nên nối liền toàn bộ vùng bóng tối thành 1 tuyến lớn để tách hình thể thành 2 phần sáng và tối.

Ban đầu, các bạn chỉ nên vẽ 2 sắc độ. Khi tương quan lớn đã xong, chúng ta mới thêm đậm bằng cách trồng thêm các lớp chì theo hướng của khối ( khối nghiêng thế nào thì nét nghiêng theo hướng đó ) .

Công đoạn này khá khó khăn, các bạn vẽ được một phần thì nên lùi ra xa để xem tương quan hoặc luôn phải vẽ trong trạng thái nheo mắt. Những điều này là cần thiết vì nó sẽ giúp bạn sẽ tự đánh giá bài vẽ một cách khách quan .

Nên hạn chế dùng tẩy và chau chuốt hình thể khi vẽ thô. Vì thực ra, chỉ những phần nào sai một cách quá đáng thì mới tẩy bớt đi. Thực tế cho thấy nếu có cục tẩy kè kè bên cạnh, các bạn sẽ không thể mạnh dạn vẽ được .

Kết

Để có một bức vẽ đẹp và hoàn chỉnh, các bạn cần một đôi mắt nhạy bén về quan sát để phân tích thật kỹ vật mẫu của mình, hơn hết là tập luyện thật nhiều để có được một đôi tay khéo léo.

Kỹ Thuật Vẽ Bút Chì Màu Cơ Bản

Bài này sẽ hướng giới thiệu về một số kỹ thuật vẽ bút chì màu cơ bản. Các bạn nên luyện tập các kỹ thuật cơ bản trên một tờ giấy nhỏ để làm quen với bút chì màu trước khi bắt tay vẽ một bức tranh. Ngoài ra, một số kỹ thuật trong này còn có thể áp dụng cho bút chì (graphite pencil).

HATCHING (nôm na là vẽ gạch)

Đây là kỹ thuật vẽ những đường thẳng song song, giữa các đường thẳng thường sẽ chừa những khoảng trắng. Khoảng trắng này có thể nhiều hay ít tùy vào mục đích, độ đậm nhạt. Sau khi vẽ xong một đường thì nhấc bút khỏi mặt giấy trước khi bắt đầu một đường mới. Khi dùng kỹ thuật này hãy cố gắng vẽ càng thẳng càng tốt. Kỹ thuật này là cách nhanh và dễ nhất để tô hết bức vẽ. Đa số các họa sĩ thích vẽ đường chéo. Nhưng chẳng có luật nào bảo phải vậy cả, bạn thích vẽ theo chiều nào cũng được, miễn là phù hợp.

CROSS-HATCHING (gạch chéo)

Kỹ thuật này cũng tương tự như Hatching, chỉ có điều là vẽ thêm một hay nhiều lớp nữa chồng lên và các lớp phải có hướng khác nhau. Ngoài ra, cũng có thể chồng nhiều lớp màu khác nhau lên để tạo thêm texture (hiểu nôm na là hoa văn) cho bức vẽ. Đa số các họa sĩ khi dùng kỹ thuật này thích vẽ theo hình chữ X, nhưng cũng như đã nói thêm, bạn có thể thử nhiều cách để xem cái nào thích hợp nhất.

Sau khi chồng rất nhiều lớp Hatching, bạn sẽ được một lớp màu gọi là Tonal Layering. Khi dùng kỹ thuật này, phải chú ý giữ bút chì nhọn và vẽ những nét nhẹ. Đây là cách để lấp bức vẽ bằng một lớp màu mịn, thống nhất, mà không cần phải vẽ quá nhiều nét.

STIPPLING (chấm)

Stippling là kỹ thuật chấm, chấm rất nhiều chấm, có thể có cả chấm lớn và chấm nhỏ. Khoảng cách giữa các chấm tùy thuộc và độ sáng tối, đậm nhạt của bức vẽ. Chấm càng gần nhau thì màu sẽ càng đậm. Chấm có kích cỡ khác nhau sẽ làm bức tranh đặc sắc hơn. Ngoài ra, các bạn nên để ý khác biệt khi chấm bằng bút chì nhọn và tè.

SCUMBLING (vẽ vòng tròn)

Scumbling là kỹ thuật vẽ nhiều đường tròn liên tục, chồng lên nhau. Công dụng của nó cũng gần giống Tonal Layering, nhưng nó có texture khác và độc đáo hơn. Ngoài vẽ theo vòng tròn, bạn cũng có thể thử nhiều hoa văn mới và kết hợp nhiều màu khác nhau. Ví dụ như thế này:

BURNISHING

Burnish là kỹ thuật chồng nhiều lớp màu khác nhau với lực nén để tạo nên một lớp màu mịn. Hình dưới đây là so sánh giữa màu được Burnish với chỉ đơn thuần chồng màu lên nhau. Đặc biệt với những màu waxy (như Prismacolor), có thể tạo ra hiệu ứng màu đục (translucent), khá giống đá quý bằng cách burnish cẩn thận.

Có nhiều cách burnish:

Bằng bút chì Colorless Blender (như colorless blender của Prismacolor): làm cho màu đậm hơn. (trái)

Bằng bút chì trắng: màu sau khi Burnish sẽ nhạt hơn (giữa)

Dùng màu khác tô lên thật đậm.

Ngoài ra còn nhiều cách khác, ví dụ như dùng paint thinner (dung môi pha sơn), cồn (alcohol), bút marker colorless blender…

WIDE STROKE (vẽ nét dày)

Tạo ra một nét dày bằng mặt bên của bút chì. Đây là cách thích hợp để phác thảo. Bút chì màu loại lớn hoặc bút chì không có vỏ gỗ (woodless pencil) sẽ cho kết quả tốt hơn.

DIRECTIONAL MARKS (những nét theo hướng)

Những nét ngắn có hướng đi theo một đường viền, hoặc theo chiều của tóc hay cỏ hay những bề mặt khác. Chúng có thể chồng lên nhau để tạo nên một hiệu ứng texture.

INCISED MARKS (những nét khắc)

Chồng hai lớp màu dày lên nhau, sau đó nhẹ nhàng cào lớp trên ra để để lộ lớp dưới.

Tổng hợp từ: http://www.art-is-fun.com/colored-pencil-instruction/ http://makingartfun.com/htm/f-maf-art-library/colored-pencil-strokes.htm http://drawsketch.about.com/library/weekly/aa051303a.htm

Chia sẻ:

Twitter

Pinterest

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Bạn đang xem bài viết Những Bước Vẽ Tranh Bột Màu Cơ Bản. trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!