Cập nhật thông tin chi tiết về Ngữ Văn 8 Tập 2 Siêu Ngắn Gọn Dễ Hiểu mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Vào tháng 8 – 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó đã bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Nhưng khi đến thị trấn Túc Vinh thì người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ và bị giải lui tới gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ hơn một năm rưỡi. Trong thời gian này, Người đã viết tập Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn đều là thơ tứ tuyệt. Tập thơ này là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam. Văn bản Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
* Thể thơ: Bài thơ Ngắm trăng được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Về phần dịch thơ vẫn chưa sát nghĩa với phần phiên âm. Câu thơ thứ hai trong phần phiên âm có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”, nhưng trong phần dịch thơ thì lại là “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” đã làm mất đi cái bối rối, cái xốn xang của nhân vật trữ tình.
Hơn thế nữa, trong hai câu thơ cuối, bản dịch thơ cũng kém phần đăng đối so với phần phiên âm, đặc biệt là hai động từ “nhòm” và “ngắm” vốn là hai từ đồng nghĩa đã khiến cho lời dịch không đảm bảo được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.
Câu 2:
* Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Thông thường, người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Chính hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt này đã thể hiện được tâm hồn cao đẹp của một người thi sĩ.
* Bác nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa” không có nghĩa là Bác đang than thở, cũng không phải đó là một lời phê phán. Câu thơ này có nghĩa là đứng trước một đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng thức trăng một cách trọn vẹn (thi nhân xưa, khi gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng, khi đó, tâm hồn sẽ trở nên thảnh thơi, thư thái) và thấy thật đáng tiếc khi không có rượu và hoa.
* Như vậy, qua hai câu thơ đầu, em thấy Bác là một người tù nhưng không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu đựng. Bác vẫn ung dung, tự tại, vẫn thả hồn mình vào những vần thơ, vào thiên nhiên tuyệt đẹp.
Câu 3:
Hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán có thể nói là đối nhau rất chỉnh:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Những từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng ( nguyệt) ở hai đầu, còn ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hòa với nhau. Chính nhờ cấu trúc đối này, tình cảm giữa người và trăng được thể hiện mãnh liệt hơn, càng làm nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ mà từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác và trăng).
Câu 4:
Qua bài thơ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên là một người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, về đói rét, về những gian nan, vất vả, hiểm nguy mà mình đang phải trải qua hằng ngày. Mà trước những khó khăn đó, Người vẫn ung dung, tự tại, vẫn thả hồn mình vào những vần thơ, vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiên.
Câu 5:
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Những bài thơ của Bác Hồ viết về trăng mà em biết là: Ngắm trăng, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng,…
Cuộc ngắm trăng của Bác trong bài Ngắm trăng và trong những bài thơ khác mang những vẻ đẹp khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa đất trời bao la tự do, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên giống như một người bạn tri âm, tri kỉ của Người.
3.2
/
5
(
4
bình chọn
)
Soạn Văn Bài “Hội Thoại” Ngắn Gọn Nhất – Ngữ Văn 8 Tập 2
I. Vai xã hội trong hội thoại
Câu 1
Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích là quan hệ trên – dưới:
– Người cô ở vai trên
– Hồng là vai dưới.
Câu 2
– Cách cư xử của người cô không phù hợp, đáng chê trách khi giao rắc vào đầu người cháu những điều xấu xa để Hồng ghét bỏ mẹ.
Câu 3
– Những chi tiết cho thấy nhân vật Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình: cúi đầu không đáp, cười đáp lại cô, lặng cúi đầu xuống đất, cười dài trong tiếng khóc.
– Hồng phải làm như vậy vì người cô – là bề trên, Hồng phải kìm nén để giữ sự kính trọng với cô của mình.
II. Luyện tập
Câu 1
– Những chi tiết thể hiện thái độ nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn: nghiêm khắc chỉ ra lỗi lầm của tướng sĩ.
– Những chi tiết thể hiện thái độ khoan dung của Trần Quốc Tuấn: phân tích, khuyên bảo nhẹ nhàng tướng sĩ.
Câu 2
a. Vai xã hội:
– Lão Hạc: địa vị thấp nhưng lớn tuổi hơn ông giáo
– Ông giáo: địa vị xã hội cao nhưng ít tuổi hơn lão Hạc.
b.
– Ông giáo nói với lão Hạc bằng những lời an ủi rất thân tình
– Ông giáo xưng hô với lão Hạc là cụ, gọi là ông con mình để thể hiện sự kính trọng
– Ông giáo còn xưng hô với lão Hạc là tôi, không coi mình là người có địa vị cao hơn trong xã hội.
c.
– Lão Hạc gọi người xưng hô với mình là ông giáo, thể hiện sự quý trọng với người có học: Ông giáo dạy phải!
– Lão Hạc cũng dùng các từ như: chúng mình, nói đùa thế,… thể hiện sự giản dị, thân tình trong mối quan hệ
– Đoạn trích này cũng đồng thời cho thấy tâm trạng buồn: lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, lão từ chối việc ăn khoai
Câu 3
Đoạn hội thoại giữa Dế Mèn và Dế Choắt:
” Hôm ấy Dế Mèn sang chơi nhà Dế Choắt, thấy trong nhà luộm thuộm liền bảo:
– Sao chú mày ăn ở cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng, nếu có đứa nào đến phá thì chú mày chết ngay đuôi.
Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:
– Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được, động đến việc là em thở rồi, không còn sức đâu mà đào bới nữa.
Phân tích:
– Thái độ của Dế Mèn trích thượng, hống hách: cách xưng hô “tao-chú mày”, mặc dù bằng tuổi, chê bai nhà Dế Choắt luộm thuộm.
– Thái độ của Dế Choắt cung kính, nhút nhát: xưng là “em” gọi Dế Mèn là “anh”
Nguồn: Tổng hợp
Soạn Bài Kiểm Tra Về Thơ Siêu Ngắn Ngữ Văn 9 Tập 2
– Con cò (Chế Lan Viên): Mạch cảm xúc trữ tình được phát triển theo ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò, bắt đầu từ hình ảnh con cò trong ca dao theo lời ru của mẹ đi vào tiềm thức trẻ thơ, rồi biểu tượng cho sự nâng niu chăm chút của mẹ cho con suốt cuộc đời, cuối cùng là cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử và ý nghĩa lời ru.
– Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải): Mạch cảm xúc được khơi nguồn từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện. Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu ca xứ Huế.
Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài Con cò của Chế Lan Viên, mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
– “Con cò” trong bài Con cò của Chế Lan Viên: tượng trưng cho tấm lòng trong trắng, cho những nỗi khổ, nỗi vất vả của người mẹ, người phụ nữ, cho tình yêu thương rộng lớn, sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng, thân thương và lo lắng xót xa của người mẹ.
Trả lời câu 4 (trang 97 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– “Mùa xuân” trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải: đó là mùa xuân của thiên nhiên tươi đẹp, mùa xuân sức sống của đất nước, mùa xuân của đời người, của tác giả, muốn cống hiến, muốn hòa nhập.
Từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về những biến chuyển của đất trời lúc giao mùa trong bài Sang thu.
– Từ ngữ: bỗng, hình như (ngỡ ngàng, xúc động), phả, chùng chình (rung cảm tinh tế).
Những điều ước nguyện chân thành và tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ.
– Nhà thơ muốn cống hiến hết sức mình vào mùa xuân đất nước, ước nguyện chân thành làm “con chim, cành hoa, nốt trầm” góp cái đẹp cho đất nước.
Trả lời câu 6 (trang 97 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Niềm mong ước được cống hiến hết sức, sống hết mình, lao động hết mình “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc” một cách lặng lẽ.
Những hình ảnh ẩn dụ (mặt trời, vầng trăng, tràng hoa) trong bài thơ Viếng lăng Bác đã có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ?
– Mặt trời: Bác to lớn, vĩ đại, như mặt trời thiên nhiên mang ánh sáng sự sống đến muôn loài, Bác chính là mặt trời mang ánh sáng độc lập.
– Vầng trăng: Bác là vầng trăng hiền dịu, che chở, bao bọc người dân Việt Nam sống trong hạnh phúc ấm no.
Qua lời trò chuyện với con, người cha trong bài thơ Nói với con của Y Phương đã thể hiện những tình cảm và suy nghĩ gì về quê hương, dân tộc?
– Tình cảm gia đình ấm cúng.
– Ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
Trả lời câu 8 (trang 97 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Phân tích nét riêng trong cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của các bài thơ : Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con.
– Con cò: gợi lại điệu hát ru trong ca dao qua hình ảnh con cò, con cò biểu tượng cho tình mẹ, lòng mẹ và sự chở che.
– Mùa xuân nho nhỏ: Từ hình ảnh mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước, tác giả bộc lộ ước nguyện cống hiến mùa xuân nhỏ bé của mình vào mùa xuân đất nước. Hình ảnh tiêu biểu ở con chim, nhành hoa, nốt nhạc, và “lộc giắt đầy trên lưng” người lính.
Câu 9 Trả lời câu 9 (trang 97 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Nói với con: hình thức lời tâm tình, nhắc nhở, dặn dò của người cha với giọng điệu tha thiết, trìu mến và tin cậy để thể hiện tình cảm gia đình và tình cảm quê hương, nâng lên thành lẽ sống. Hình ảnh giản dị, gần gũi người đồng mình và các hình ảnh đặc trưng của người miền núi.
Cảm nghĩ của em về tình yêu thương, sự che chở của lòng mẹ trong bài Con cò (Chế Lan Viên).
– Tình mẹ bao la, rộng lớn, mẹ vất vả cực nhọc nuôi con lớn lên bằng những lời ru thân thương, dịu dàng.
Chia sẻ: chúng tôi
– Mẹ yêu thương, che chở và theo con suốt cuộc đời “Con dù lớn vẫn là con của mẹ – Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Sơ Đồ Tư Duy Tây Tiến Ngắn Gọn Dễ Hiểu
XEM SAU: Tuyên Ngôn Độc Lập: Soạn Văn Ngắn Gọn Bằng Sơ Đồ Tư Duy, Khắc Ghi Kiến Thức
1: Thiên Nhiên Tây Tiến dữ dội, hùng vĩ
Thiên nhiên luôn mang vẻ đẹp hùng vĩ và Tây Tiến cũng vậy. Thiên nhiên đầy hùng vĩ nhưng cũng đầy gian khổ, nguy hiểm đối với người lính. Khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, thú dữ… tất cả đều chờ đợi người lính vượt qua.(sơ đồ tư duy tây tiến khổ 1).
XEM SAU: Sơ Đồ Tư Duy: Dạng Bài So Sánh Hai Tác Phẩm 12
Gian khổ nào cũng dẫn tới vinh quang và rừng núi cho dù dữ dội đến mấy thì vẫn luôn ẩn chứa vẻ thơ mộng. Thơ mộng của cảnh vật, của cỏ cây hoa lá, thơ mộng còn ở sông nước còn ở vẻ trữ tình nhẹ nhàng và đặc biệt thơ mộng tới từ chính cảm nhận của người lính, từ những liên tưởng táo bạo, tinh nghịch.(sơ đồ tư duy tây tiến khổ 2).
1: Bi tráng
Người lính vượt rừng băng núi, trải qua trăm ngàn khó khăn, tất cả đều vì một lý tưởng chung, một tình yêu chung đó là tình yêu quê hương đất nước. Cho dù vẻ ngoài có kì lạ, đầu có không mọc tóc đi nữa thì trong họ vẫn toát lên khí chất oai hùng tựa cọp vùng tây bắc.(sơ đồ tư duy tây tiến khổ 3).
XEM THÊM: Tuyên Ngôn Độc Lập (Phần 2): Có Ý Kiến Cho Rẳng:” Đây Là Tác Phẩm Nối Tiếp Các Áng Hùng Văn…”
2: Lãng mạng
Những người lính Tây Tiến cho dù vẻ ngoài có khô cằn đi vì sương gió nhưng tâm hồn họ vẫn tràn đầy sức sống, tươi trẻ và đầy lãng mạng. Điều đó chính là sức mạnh để họ có thể vượt lên trên mọi khó khăn, thử thách để sẵn sàng bảo vệ nước nhà.
Kết Luận: Bài thơ Tây Tiến với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa của Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng của người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vũ, dữ dội và mĩ lệ. Hình ảnh người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, là tiếng khóc bi tráng và để lại cho người đọc nhiều xúc cảm về một thời đạn bom của Tổ quốc.
Bạn đang xem bài viết Ngữ Văn 8 Tập 2 Siêu Ngắn Gọn Dễ Hiểu trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!