Cập nhật thông tin chi tiết về Ngữ Văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập Của Hồ Chí Minh mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Rate this post
👉 Tải App HOC247 cho iOS/Android:
Phần 1: TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH 1. Vài nét về tiểu sử Hồ Chí Minh [02:43] 2. Sự nghiệp thơ văn của tác giả Hồ Chí Minh [33:17] 3. Tổng kết kiến thức phần tác giả Hồ Chí Minh [01:03:30]
Phần 2: TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1. Giới thiệu tác phẩm Tuyên ngôn độc lập [01:07:49] 2. Cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn [01:37:23] 3. Cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn [01:55:34] 4. Lời tuyên bố độc lập của Hồ Chí Minh [02:30:46] 5. Hệ thống hóa kiến thức toàn bài [02:44:57]
Cảm ơn các em đã xem video bài giảng Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh của cô Phan Thị Mỹ Huệ trên kênh HỌC247 THPT. Video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ giúp các em nắm được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập. Đồng thời hiểu được vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn của Hồ Chí Minh qua tác phẩm.
————————– 👉 Học trọn khóa: ————————–
Theo dõi HỌC247 tại: 👉 Facebook: 👉 Youtube: 👉 Website: 👉 App iOS: 👉 App Android:
————————–
Mong được đồng hành cùng các em học sinh Trân trọng! © Copyright by HỌC247 ❌ Do not Reup ❌
Tag: Ngữ văn 12, Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh, Soạn bài Tuyên ngôn độc lập, Tiểu sử và sự nghiệp Hồ Chí Minh, Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập, Lời tuyên bố khẳng định độc lập chủ quyền của Bác Hồ, Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX, Cô Phan Thị Mỹ Huệ, Luyện thi THPT QG môn Ngữ Văn 2018, Luyện thi THPT QG năm 2018
Nguồn: http://hằng.vn
Bài Soạn “Tuyên Ngôn Độc Lập” Của Hồ Chí Minh Trong Ngữ Văn Lớp 12
Chúng ta cùng dành chút thời gian đọc bài soạn “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh trong ngữ văn lớp 12 để tìm hiểu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Và những quan điểm trong bài “Tuyên Ngôn Độc Lập” đã giúp anh chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào ?
I. Bài soạn “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh 1. Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?
a. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
– Bác coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng.
– Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương.
– Chú ý đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn nội dung và hình thức thể hiện, tạo ra tính đa dạng, phong phú và hiệu quả cao.
b. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh giúp ta hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm văn học của Người: Đó là những sáng tác chủ yếu nhằm mục đích phục vụ sự nghiệp cách mạng.
– Viết bằng tiếng Pháp: Gồm những bài đăng trên các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền… đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1922).
– Viết bằng tiếng Việt: Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966).
– Mục đích văn chính luận của Bác: đấu tranh chính trị, tấn công trực diện kẻ thù được thể hiện những nhiệm vụ của cách mạng qua các thời kì lịch sử.
– Đặc điểm nghệ thuật: đa dạng, linh hoạt, kết hợp lí và tình, lời văn chặt chẽ, luôn đứng trên lập trường chính nghĩa để tuyên truyền hoặc tố cáo…
b. Truyện và kí
– Nội dung: Tố cáo thực dân và phong kiến, đề cao những tấm gương yêu nước…
– Nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, giọng văn thâm thúy chứng tỏ Bác là một cây văn xuôi đầy tài năng.
c. Thơ ca
– Tập thơ chữ Hán: Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)
+ Nội dung: Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng, một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc. Tập thơ thể hiện bức chân dung tự họa con người tinh thần Hồ Chí Minh: khao khát tự do, nghị lực phi thường, giàu lòng nhân đạo, yêu thiên nhiên, Tổ quốc, trí tuệ sắc sảo “một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng” (Nhà văn Viên Ưng – Trung Quốc).
+ Nghệ thuật: Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh tế, vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng trong thơ luôn vận động, hướng về sự sống tương lai và ánh sáng.
– Thơ tuyên truyền, cổ động (Con cáo và tổ ong, Ca du kích…).
– Những bài thơ giải trí trong kháng chiến: Đối nguyệt (Với trăng , Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng), Thu dạ (Đêm thu), Báo tiệp (Tin thắng trận), Cảnh khuya…
3. Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Phong cách nghệ thuật của Bác độc đáo mà đa dạng:
– Văn chính luận: lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy tính thuyết phục, giàu hình ảnh, giọng văn linh hoạt.
– Truyện và kí: thể hiện một nghệ thuật trào phúng sắc bén tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng rất sâu cay, thâm thúy, mang đậm nét Á Đông.
– Thơ ca: ở những bài có tính mục đích tuyên truyền thì lời lẽ giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, những bài viết theo cảm hứng thẩm mĩ thì hàm súc ý tại ngôn ngoại” kết hợp chất tình và chất thép, giản dị mà sâu xa, hồn của tạo vật và lòng người, thiên nhiên chiếm một “địa vị danh dự” (Đặng Thai Mai).
Nét bao trùm là: cổ điển mà vẫn hiện đại.
II. Luyện tập 1. Phân tích các bài thơ Mộ để làm rõ sự hài hòa giữa bút pháp cổ điển với bút pháp hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh.
– Màu sắc cổ điển thể hiện ở các phương diện:
+ Thể thơ: tứ tuyệt Đường luật
+ Hình ảnh: cánh chim, chòm mây (câu 1 và 2) là những hình ảnh quen thuộc trong thơ cố
+ Thời điểm: chiều tà, hoàng hôn xuống
+ Tâm trạng: bâng khuâng, cô đơn trên con đường xa, nỗi buồn xa xứ Tất cả các hình ảnh, cảm xúc trên đều mang đậm phong vị cổ điển trong Đường thi.
– Màu sắc hiện đại thể hiện ở các phương diện sau:
+ Hình tượng trữ tình: con người đầy sức xuân mải mê lao động để cải tạo và xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình. Con người là trung tâm của bức tranh, vượt lên hoàn cảnh.
+ Âm điệu: ấm áp, sôi nổi, tin tưởng.
+ Hình ảnh: bếp lửa hồng xóa đi tất cả sự âm u, lạnh lẽo (2 câu sau).
+ Tâm trạng tác giả: hào hứng, hướng về sự sống trong tương lai vào ánh sáng.
– Chỉ ra sự hài hòa hai bút pháp đó hòa hợp với nhau trong bài thơ như thế nào?
2. Những bài học thấm thía và sâu sắc khi học và đọc Nhật kí trong tù.
– Lòng nhân đạo là đức tính cao đẹp nhất của Bác Hồ. Tình cảm này vừa cụ thể vừa bao la, vừa ở nhận thức vừa ở hành động.
– Một tâm hồn nhạy cảm và dễ rung động trước tạo vật và lòng người:
“Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao”
– Nhật kí thể hiện nhân cách của một bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng”.
– Thơ Bác là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố: cổ điển và hiện đại.
Nguồn : Sưu Tầm
Soạn Bài “Tuyên Ngôn Độc Lập” Của Hồ Chí Minh.
I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh sáng tác : – Cách mạng tháng 8 năm 1945 giành thắng lợi. 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về Hà Nội. Và người soạn thảo Tuyên Ngôn Độc Lập. – Vào ngày mùng 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tích Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào Việt Nam.
* Đây là một bản cáo trạng về những tội ác tcủa bọn hực dân Pháp: 2. Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn. – Chúng ta vạch trần bộ mặt cướp nước, áp bức đồng bào mà lợi dụng lá cờ tự do của bọn thực dân Pháp.
– Chúng ta vạch trần thái độ nhục nhã của thực dân Pháp (chúng quỳ gối, đầu hàng, bỏ chạy…). (từ đó,…từ đó..) để tố cáo tội ác của chúng. – Chúng ta đấu tranh giành độc lập cho dân tộc vô cùng gian nan, phải hi sinh rất nhiều. Từ năm 1940, nước ta thành thuộc địa của Nhật- ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật đầu hang quân Đồng Minh. Sau đó, trải qua bao nhiêu cuộc đấu tranh, dân ta đã đuổi được Pháp- Nhật, buộc Vua Bảo Đại phải thoái vị. Giành được độc lập, lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Chấm dứt, xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi của thực dân Pháp trên đất nước ta. Các nước Đồng Minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam”: Bản tuyên ngôn đưa ra một lập luận vô cùng sắc bén, hùng hồn do sử dụng lối biện luận chặt chẽ, logic, từ ngữ sắc sảo, cấu trúc đặc biệt, nhịp điệu dồn dập, lời văn biền ngẫu, cách hành văn theo hệ thống móc xích…3. Lời tuyên bố với thế giới. – Nước Việt Nam phải được hưởng các quyền tự do và độc lập và nhất định phải trở thành một nước tự do, độc lập. – Nhân dân ta một lòng quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy
III. Ý nghĩa văn bản: – Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, một áng văn chính luận mẫu mực đã thể hiện ra phong cách chính luận của Hồ Chí Minh
– Ca ngợi lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do, hòa bình của dân tộc.
Soạn Bài Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh)
Soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) – Phần 2: Tác phẩm
Câu 1: Nêu bố cục của tác phẩm: + Bố cục bản “Tuyên ngôn độc lập” gồm 3 phần: Phần 1: từ đầu đến không ai chối cãi được: Đoạn này đề cập đến cơ sở pháp lý và chính nghĩa của chủ quyền của một dân tộc. Phần 2 (tiếp đến phải được độc lập): Khát vọng dành độc lập, qua đó còn tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Phần 3 (còn lại): Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập của nhân dân ta.
Câu 2: Việc trích dẫn bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và bản tuyên ngônNhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp trong phần mở đầu có ý nghĩa: + Tố cáo tội ác của kẻ thủ, khẳng định chủ quyền độc lập tự do, không xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. + Bác đề cao tinh thần bình đẳng, bác ái cho dân tộc, khẳng định chủ quyền, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam, ngăn chặn mọi âm mưu xâm lược của chúng. + Một phần lý do cũng là khẳng định vị trí của đất nước, thể hiện khao khát tự do, bình đẳng, mong muốn dân chúng bình an, hòa bình.
Câu 3: Trong phần thứ hai, tác giả đã lập luận những ý kiến sau để khẳng định chủ quyền, độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam: + Tác giả đã tố cáo, lột tảy bộ mặt tàn ác của đế quốc thực dân, bác dùng những lý lẽ đanh thép để bọn chúng không thể chối cãi được. + Tác giả đã tố cáo thực dân pháp, tội ác của chúng khi sang xâm lược dân tộc Việt Nam. + Chủ quyền của đất nước Việt Nam là bất khả xâm phạm, không có một đất nước nào có thể xâm chiếm tới lãnh thổ của Việt Nam.
+ Với những lý lẽ xác thực, toàn bộ tội ác về tất cả mọi mặt, kinh tế, chính trị xã hội đều được lột tả một cách sâu sắc nhất. + Lời văn ngắn gọn, nhưng chứa đựng những nội dung đánh thép, có sức truyền cảm mạnh mẽ tới người đọc. + Tác giả đã sử dụng liên tiếp điệp từ chúng, để nói về lòng căm thù những tội ác của thực dân pháp đối với dân tộc của ta. + Tố cáo sự giả dối của thực dân Pháp, khi chúng kể công khai hóa nước ta, kể công bảo hộ… tất cả những tội ác đó đều được lột tả một cách sâu sắc, chi tiết.
+ Ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi Nhật đảo chính, thực dân Pháp bỏ chạy, hoặc đầu hàng để nước ta rơi vào tay Nhật. Chi tiết này đã thể hiện sự nhỏ bé, sợ hãi, thối nát của đế quốc thực dân. + Chúng cho nhân dân ta uống rượu, đầu độc dân ta bằng thuốc phiện, tất cả những hành động đó đều thể hiện sự dã man, tàn ác của thực dân Pháp. + Tất cả những luận điểm mà tác giả đề cập đều nhằm tố cáo tội ác của bọn đế quốc, thông qua đó cũng phần nào thể hiện tinh thần của dân tộc Việt Nam, khẳng định chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc, khi bị thực dân Pháp xâm lăng.
Câu 4:Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.làm sáng tỏ ý kiến trên: + Với toàn bộ nội dung của bản Tuyên Ngôn Độc Lập, tác giả đã thể hiện nội dung đơn giản, ngắn gọn, súc tích, nó diễn tả qua từng câu văn súc tích, khiến người đọc cảm thấy cô đọng và súc tích. + Ngôn ngữ mà tác giả sử dụng cũng vô cùng trong sáng: Nó tuân thủ toàn bộ quy tắc và chuẩn mực của tiếng Việt. Từ ngữ dễ hiểu, đơn giản, khiến người đọc cảm thấy thoải mái, thú vị.
+ Luận điệu đanh thép, dẫn chứng thuyết phục người nghe, toàn bộ dẫn chứng mà tác giả thể hiện nhằm tố cáo tội ác của kẻ thù, thể hiện những luận điểm sắc sảo, rõ ràng cho người đọc. + Toàn bộ dẫn chứng mà tác giả sử dụng đều có tác dụng thể hiện lý lẽ thuyết phục người đọc, tố cáo tội ác của kẻ thù bằng những bằng chứng xác thực nhất, chúng không thể chối cãi được.
CÁC BẠN LIKE FANPAGE ĐỂ THEO DÕI CÁC BÀI VĂN MỚI NHẤT NHÉ!
Bạn đang xem bài viết Ngữ Văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập Của Hồ Chí Minh trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!