Xem Nhiều 5/2023 #️ Nét, Nhịp Điệu Trong Tranh Van Gogh : Trường Đại Học Mỹ Thuật Tp.hcm # Top 12 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 5/2023 # Nét, Nhịp Điệu Trong Tranh Van Gogh : Trường Đại Học Mỹ Thuật Tp.hcm # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nét, Nhịp Điệu Trong Tranh Van Gogh : Trường Đại Học Mỹ Thuật Tp.hcm mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nét, Nhịp Điệu Trong Tranh VAN GOGH

VINCENT VAN GOGH. Những đống cỏ khô (gởi Jonh Russell) khoảng 31-7 đến 3-8-1888. Sử dụng bút lau sậy, bút lông ngỗng, mực, than chì, trên giấy dệt, khổ 9,5×12,25 inches. Viện bảo tàng nghệ thuật Philadelphia

Van Gogh, hoặc Vincent, vì ông thích được gọi với tên này hơn, đã viết cho người em là nhà buôn bán tranh nghệ thuật Theo vào đầu tháng 9 – 1880, khi ông vừa mới quyết định trở thành một họa sĩ: “Giờ đây anh nhìn sự vật với đôi mắt khác hơn trước lúc bắt đầu vẽ”. Ông đã diễn tả cảm quan của mình về sự vật một cách nhẹ nhàng như vậy. Cuộc triển lãm ”Vincent Van Gogh: The Drawing” do Viện Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam và Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York tổ chức đã đem đến cho người xem một cái nhìn thú vị, tổng quát về những tác phẩm tạo hình đẹp nhất của nghệ sĩ tên tuổi Hà Lan này. Khoảng 100 trong hơn 1200 tác phẩm đang được lưu giữ của Vincent được chọn ra, nổi bật lên với sự diễn tả tính mãnh liệt của những cảm xúc không kìm nén được và được vẽ thành từng nhóm liên tiếp nhau, trong ba năm cuối đời của Vincent. Đây cũng là những tác phẩm mà các nhà tổ chức muốn đặt vào một tầm quan trọng lớn hơn: Chúng có thể làm tăng thêm sự hiểu biết, giá trị của những tác phẩm khác, nếu như những trải nghiệm phong phú nhất có thể có được ở cuộc triển lãm này được đặt  trên khái niệm diễn giải về quá trình phát triển qua từng giai đoạn sáng tác của nghệ sĩ. Việc sắp đặt tại Viện bảo tàng Metropolitan được cân nhắc kỹ lưỡng, từ những nhãn tiêu đề đẹp, những bản văn viết trên tường đến những hiện vật trưng bày hỗ trợ như bút chì, bút lau sậy từng được họa sĩ sử dụng trong các bức vẽ đồ họa.

Vườn nho già và người đàn bà nông dân. Từ 20 đến 23-5-1980. Sử dụng cọ, dầu và màu nước, than chì trên giấy sọc, khổ 17,5×21,25 inches. Viện bảo tàng Van Gogh, Amsterdam

Có thể hiểu được những nỗ lực của bà, trong một bối cảnh mà khuynh hướng chủ đạo bắt đầu từ giữa thế kỷ 19, xem một tác phẩm đồ họa cũng có giá trị ngang bằng với hội họa và điêu khắc. Và trước khi Van Gogh qua đời năm 1890, những họa sĩ không theo lối chính thống như Whistler, Ensor và Rodin đã trình bày những tác phẩm đồ họa trong các cuộc triển lãm. Tuy nhiên lịch sử nghệ thuật vẫn chưa lưu ý đến giá trị của rất nhiều bức vẽ hình. Trong bài viết có tựa đề “Nghệ thuật thế kỷ 19” do đồng tác giả Robert Rosenblum và H.W. Janson viết năm 1985 đều không có đánh giá nào về các bức vẽ hình. Cho nên, việc khảo sát một cách nghiêm túc về các tác phẩm đồ hoạ thế kỷ 19 vẫn chưa được thực hiện. Gần một nửa số tác phẩm trong triển lãm Những chặng đường sáng tác của Van Gogh năm 1935 tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York là tranh đồ họa.

Những cây Birch xén ngọn. Nửa đầu tháng 3-1884. Sử dụng bút mực, than chì được nhấn thêm với màu nước loãng trên giấy dệt, khổ 15,5×21,37 inches

Nhưng vào năm 1965, khi  MOMA xuất bản tác phẩm kinh điển của John Rewald “Hậu trường phái Ấn tượng: Từ Van Gogh tới Gauguin”, những tranh vẽ hình của Vincent, dù được ca ngợi, vẫn không nhận được sự quan tâm bằng những bức tranh đầy màu sắc lộng lẫy của ông. Nhìn chung, những bản vẽ hình không có chỗ để phát triển so với những bức tranh nhiều màu sắc trong suốt thế kỷ 20. Ví dụ như sách nghệ thuật đầy rẫy những phiên bản mầu và các viện bảo tàng tràn ngập các tác phẩm hội họa đầy màu sắc được trưng bày. Nhưng hoàn cảnh mới không đến nỗi quá bi thảm, ở chỗ ít ra thì nghệ thuật vẽ hình của Vincent đã được quan tâm: Cuộc triển lãm “Van Gogh ở Arles” năm 1984 tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan do Ronald Pickvance tổ chức đã gây được sự chú ý trong cách thức trình bày để cho những bản vẽ hình cũng có tầm quan trọng như những bức sơn dầu. Hoặc như cuộc triển lãm tưởng niệm 100 năm ngày mất của Vincent tại hai Viện Bảo tàng Otterlo và Amsterdam, với qui mô lớn tương tự, dù đáng tiếc là các bản vẽ hình và các bức tranh sơn dầu được triển lãm riêng rẽ tại hai viện trên. Mặt khác, catalogue cho hai cuộc triển lãm đều được trình bày đẹp, lôi cuốn sự chú ý của người xem và thúc đẩy họ quan tâm đến Vincent nhiều hơn nữa.

Có hai khuynh hướng được đặt ra: Một là xuất bản các bản vẽ hình của Vincent nhiều hơn. Hai là tăng thêm sự phân tích tinh tế của các nhà chuyên môn về giá trị  đáng trân trọng của chúng. Từ năm 1996, mọi tư liệu và chi tiết về gần 500 bản vẽ hình của Vincent luôn có sẵn, được đánh giá trong catalogue đặc biệt dành cho các học giả. Quyển thứ tư và là quyển cuối cùng của bộ catalogue này, theo dự định sẽ ra mắt vào năm tới. Cũng từ năm 1996, để thu hút nhiều người xem hơn, học giả David Brooks đã thu thập những bản vẽ hình và tranh của Vincent bằng hình ãnh kỹ thuật số cho một catalogue trực tuyến www.vggallery.com.

Những con thuyền trên biển. Khoảng 30-5 đến 5-6-1888. Sơn dầu trên vải bố, khổ 17,38×20,88 inches. Viện Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Pushkin, Moscow

Tuy nhiên cho tới nay, trước khi thời gian làm phai màu các tác phẩm, Brooks vẫn chưa khởi sự chuyển tải  những hình ảnh có thể còn giữ được gần với nguyên dạng ban đầu. Theo như Van Heutgen giải thích trong tác phẩm “Vincent van Gogh: The Drawing”: Những người xem tranh ngày nay cần hiểu rằng nhiều bản vẽ của Vincent còn lại đến hôm nay bị cảm nhận khá sai lạc là bản vẽ phác thảo. Vì thời gian, một số vết mực đen đã chuyển thành mầu nâu, những loại mực aniline mà tác giả sử dụng trong nhóm tác phẩm 1888 đã mờ gần như mất hẳn; phức tạp hơn, trong một số bản vẽ dùng hai loại mực khác nhau thì cả hai đều bị hư hại, có khi một loại mực bị phai còn loại kia ngả mầu sậm hơn. Nhận thấy sự hư hại thì dễ nhưng tìm ra phương tiện phục chế  mới là khó. Cuối cùng, Van Heutgen nhận được sự trợ giúp của nhà khoa học Roy S. Bern để tái sản xuất chính xác những loại mầu dùng trong các bản gốc sử dụng loại giấy xám xanh rất dễ bạc mầu. (Gần đây, Berns – giáo sư tại Học viện Công nghệ Rochester, đã cung cấp những bức hình được hiệu chỉnh màu tương tự cho một triển lãm ở Seurat tại Học viện Nghệ thuật của Chicago). Bên cạnh việc phục chế bản vẽ, Van Heutgen cho tái sản xuất bản in mầu những cuốn sách năm 1920. Mặc dù những người phụ trách tuyển chọn những bức vẽ còn trong tình trạng tốt nhất cho bài khảo cứu này,  nhiều bản vẽ độc đáo trong catalogue cho thấy màu sắc chắc đã đổi thay nhiều.  Nhưng một chi tiết thú vị khác lại được phát hiện: Khi so sánh với bản vẽ tham gia thuộc Vellekoop, có những bằng chứng để tin rằng một số các bản vẽ ngả sang tone nâu, thực hiện tại viện tâm thần nơi Vincent ở năm 1889, được thể hiện một cách sáng tạo bằng loại mực có mầu dễ phai. Nếu vậy, những bản vẽ phủ sơn dầu mỏng năm 1889 hoá ra tốt hơn nhiều những bản vẽ mực. Catalogue còn có phần phụ lục rất hữu ích được thực hiện bởi nhân viên bảo quản tư liệu của Viện bảo tàng Metropolitan, Marjorie Shelly, nguời cung cấp một số những loại mực khác nhau trong buổi phát hành bản vẽ Vincent.

Những con thuyền trên biển (gởi Jonh Russell). Khoảng 31-7 đến 3-8-1888. Sử dụng bút lau sậy và mực, than chì trên giấy dệt, khổ 9,5×12,5 inches. Viện bảo tàng Solomon R.Guggenheim , New York

Sự thiếu hiểu biết của chúng ta về mục đích sử dụng màu sắc của Vincent, chưa tệ bằng sự bàng quan của chúng ta về những gì ông muốn đạt tới trong những tác phẩm đầy khát vọng thể hiện trên mặt giấy. Xuất thân từ một gia đình buôn bán tranh nghệ thuật, chắc hẳn ông đã biết rõ sự lựa chọn gắt gao trên thị trường về các bản vẽ hình. Bắt đầu trong năm 1880, những lá thư của Vincent thường xuyên cho thấy ông muốn kiếm sống bằng việc bán các bản vẽ minh họa cho sách hoặc cho các tạp chí đương thời như “The Illustrated London News” hoặc “The Graphic”, hai xuất bản phẩm bằng tiếng Anh được ông ưa chuộng. Kế đến, đầu năm 1882, người chú buôn bán tranh nghệ thuật của ông, Cornelis van Gogh, đặt cháu mình làm các bức vẽ của nhà Hague, một dự án có tầm quan trọng rất lớn đối với hoạt động của các phòng tranh nghệ thuật thời ấy giữa thế kỷ 19. Trong khi chưa có bản vẽ sao chụp nào được xuất bản để giao cho ông chú, Vincent phát hiện ra khả năng khả năng in thạch bản (lithographic) dựa trên những hình vẽ minh họa cuối năm 1882. Ngoài ra, có thể coi như ông đã hoàn thành những mong ước ban đầu về nghệ thuật khi tạo ra những bản vẽ cho sách hoặc các tác phẩm tiêu biểu từ phiên bản với những tập bản vẽ mà ông gửi cho Bernard và Russell năm 1888, những bản vẽ mà cuối cùng lại trở thành phiên bản cho những bức họa của ông. Hơn nữa, vì quá trình 7 năm làm việc miệt mài cho Công ty Nghệ thuật và sao chép Nghệ thuật quốc tế Goupil & Cie, nên Vicent là một người thành thạo về phiên bản nghệ thuật.

Mùa gặt ở Provence (gửi Jonh Russell) khoảng 31-7 đến 3-8-1888. Sử dụng bút lau sậy

Ông treo các phiên bản lên tường trong căn phòng ở Dordrecht, nơi ông làm việc cho một người bán sách một thời gian ngắn năm 1877. Tại Amsterdam, nơi ông chuyển đến sau đó để nghiên cứu thần học, ông tiếp tục mua những tranh ảnh không đắt lắm về phủ lên tường. Cũng chẳng khác gì mấy khi ông ở nhà Hague đầu năm 1881, dù lúc đó có thêm người khởi xướng, những bản vẽ của ông góp lên tường là các hình sao chép từ những cuốn tạp chí tiếng Anh.  Dù thời kỳ đầu hay sau này, có thể đoán ra được vì kiểu cách thể hiện như bản khắc của các bản vẽ, với rất nhiều những nét bút, cọ ngắn trông như những vết khắc cho đường viền cũng như để tả chất hay khối. Dù là các bức vẽ ghi lại những nơi nổi tiếng, nhiều bức trong số những bức ấn tượng nhất ở thời kỳ đầu tại triển lãm Metropolitan trông như những bản sao từ những bản khắc tưởng tượng in bằng những mầu mực rất ăn với nhau. Khi đến Paris năm 1886, Vincent cố gắng phát triển một kiểu vẽ ít các đường vạch hơn. Một mặt, ông cố gắng để trở nên thành thạo phong cách vẽ theo truyền thống học thuật của Cormon. Mặt khác, ông chăm chút vào cách thể hiện ít đường vạch hơn, nhiều mầu sắc hơn mà các nghệ sĩ chuyên tranh khắc gỗ người Nhật rất ưa chuộng, những người mà tác phẩm của họ khiến Vincent nghiên cứu hàng giờ liền tại phòng tranh nổi tiếng của Siegfried Bing. Trong khi triển lãm Metropolitan hầu như lờ đi những bản vẽ mang tính học thuật của ông, những bản vẽ màu nước kiểu Paris lai Nhật này hiện đang gây sửng sốt cho người xem, một kiểu”Thoát ly Lục địa” giữa giai đoạn đầu và sau này trong việc vẽ phác họa của Vincent.

Những cây bách. Từ 20 đến 25-6-1889. Sử dụng bút lau sậy, bút mực, than chì trên giấy dệt, khổ 24,5×18,5 inches. Viện bảo tàng Brooklyn, New York

Tuy nhiên, sự nổi tiếng của cuộc triển lãm gần đây là nhờ các bản vẽ sử dụng loại bút làm từ cây lau sậy mà Vincent thấy mọc nhiều ở Arles. So với đường nét của bút lông và bút chì, nét vẽ của bút lau sậy tinh tế hơn rất nhiều, khiến cho các bản vẽ mà chỉ giới hạn từ một đến hai độ tone mực đen và nâu của Vincent trông giống như các bức thư pháp Nhật. Nhưng sự nhuần nhuyễn của những nét bút trong những bản vẽ này, cũng như những bản vẽ mả ông thực hiện ở Hà Lan và Bỉ đầu năm 1880, lại trông như những bức tranh được làm từ bản khắc theo những tác phẩm của các họa sĩ mà Vincent yêu thích như Millet; hoặc tốt hơn, trông giống sự phối hợp đồng thời giữa tô mảng và vẽ nét. Chỉ cần một lượng mực tối thiểu trên một nét vẽ, một cây bút lau sậy có thể tạo ra một vệt mực tương đương với vệt mực được làm ra từ công cụ khắc bản vẽ. Vì vậy, những bản vẽ sử dụng bút lau sậy của Vincent dường như là bằng chứng cho việc thực hiện bản khắc. Trong chừng mực nào đó, các dị bản tinh tế, có khi lên tới ba bản giống nhau, mà Vincent vẽ theo kiểu những bức hoạ ở Arles có lẽ phải đặt trong tình trạng được in ấn, hoặc chỉ là những xuất bản phẩm không mấy quan trọng, được in riêng để tặng bạn thân. Mặc dù bản thân Vincent không phải là thợ in thì ông cũng là người buôn bán tranh và sưu tầm tranh ảnh in, và đó chính là nguyên nhân khiến cho kiểu diễn đạt trong các bức vẽ rất gần với loại tranh khắc, đến nỗi trông chúng khác hẳn các bức vẽ của các họa sĩ bậc thầy thế kỷ 19. Dĩ nhiên là còn nhiều điều chưa được đề cập đến, nhưng chắc chắn Vincent đã đánh giá cao việc sử dụng bút lau sậy trong các bản vẽ hình, được thực hiện giống hệt các bức ký hoạ vẽ cọ phức tạp của các hoạ sĩ theo trường phái Ấn tượng cổ điển như Monet, hoặc vẽ chấm điểm của những người bạntheo trường phái Hậu Ấn tượng, Seurat và Signac chẳng hạn.

Cửa sổ studio. 9-1889. Sử dụng cọ, sơn dầu, phấn đen trên giấy sọc hồng, khổ 24,38×18,75 inches. Viện bảo tàng Van Gogh

Việc đến Arles tháng 10 – 1888 của Gauguin, người rất coi thường nguyên tắc trường phái Ấn tượng và cương quyết vẽ từ sự tưởng tượng hơn từ thực tế, chấm dứt đột ngột giai đoạn vẽ thử nghiệm của Vincent. Mặc dù nhập viện sau sự ra đi bất ngờ của Gauguin cuối năm 1888, họa sĩ Vincent đã thoát khỏi ảnh hưởng của những khuynh hướng khác, có thể tiếp tục thực hiện những khát vọng chưa thành trong việc kết hợp giữa vẽ hình và hội họa. Cách tạo hình độc đáo đã đưa ông đến một thế giới không bình thường, thậm chí quay cuồng, một thế giới mà làm cho tác phẩm của ông rung lên như có gió lướt qua ngọn cỏ, có lá cây đang xào xạc, có những đám mây đang trôi xa. Một cơn suy nhược nặng đầu năm 1890 cản trở kế hoạch cuối cùng của ông để triển lãm một số các bản vẽ hình và tranh ở Brussels. Sau đó không lâu, ông tự kết liễu cuộc đời, để lại phong cách vẽ vẫn tiếp tục phát triển sau khi ông qua đời. Cám ơn những mẫu bản vẽ phong phú của Vincent. Rõ ràng là sự quyết định nhìn thế giới với một con mắt khác của ông và làm cho nghệ thuật đồ họa cũng có ảnh hưởng như nghệ thuật hội họa được chia sẻ bởi nhiều họa sĩ thế kỷ 20, từ Matisse và Ernst đến Johns và LeWitt.

PHẠM THỊ KIM OANH (Dịch từ Art in America, tháng 3 – 2006

Trường Đại Học Y Dược Tp.hcm

Tên trường: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ các trụ sở:

Địa chỉ trụ sở chính: 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Địa chỉ 7 khoa:

▪Khoa Y : 217 Hồng Bàng, Q.5, chúng tôi

▪Khoa Răng Hàm Mặt : 652 Nguyễn Trãi, Q.5, chúng tôi

▪Khoa Y học cổ truyền : 221B Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, chúng tôi

▪Khoa Dược : 41 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, chúng tôi

▪Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học: 201 Nguyễn Chí Thanh, Q.5, chúng tôi

▪Khoa Y tế công cộng : 159 Hưng Phú, Q.8, chúng tôi

▪Khoa Khoa học cơ bản : 217 Hồng Bàng, Q.5, chúng tôi

Địa chỉ trang thông tin điện tử của trường: chúng tôi

– Tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT).

– Có nguyện vọng, đăng ký xét tuyển tại Sở Giáo dục và Đào tạo và các điểm thu hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Riêng các thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học và Điều dưỡng theo phương thức kết hợp (có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) phải nộp bản sao chứng thực chứng chỉ tiếng Anh trực tiếp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Đào tạo Đại học – 217 Hồng Bàng, Q.5, TP. Hồ Chí Minh).

– Các thí sinh có tổng điểm thi của 3 bài thi/môn thi Toán, Hóa học, Sinh học hoặc Toán, Vật lí, Hóa học và các điểm ưu tiên (nếu có) phải bằng hoặc trên mức điểm tối thiểu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, điểm xét trúng tuyển do Hội đồng tuyển sinh Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh quy định.

Tuyển sinh trong cả nước.

Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi Trung học phổ thông năm 2020. Riêng ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học và Điều dưỡng có thêm phương thức xét tuyển theo hình thức kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (xem mục 7.3.2).

Nhà trường không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi THPT, THPT quốc gia các năm trước để tuyển sinh.

4. Chỉ tiêu tuyển sinh:

Căn cứ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

6.1. Thông tin về các ngành xét tuyển

– Ngành Dược học: gồm 2 tổ hợp

▪ Tổ hợp B00: Toán, Hóa học, Sinh học

▪ Tổ hợp A00: Toán, Vật lí, Hóa học

Cả hai tổ hợp được xét tuyển chung với nhau, không quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp.

– Tổ hợp xét tuyển vào các ngành còn lại là B00: Toán, Hóa học, Sinh học.

6.3. Điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển: Trong trường hợp số lượng thí sinh đạt điểm trúng tuyển vượt quá số lượng dự kiến thí sinh nhập học theo chỉ tiêu được phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho từng ngành đào tạo của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh do bằng nhau về điểm xét tuyển, nhà trường áp dụng ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại Sở Giáo dục và Đào tạo, điểm thu nhận hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến theo lịch đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT khoảng từ 15/6/2020 đến 30/6/2020.

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức kết hợp (có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) nộp bản sao chứng thực chứng chỉ tiếng Anh trực tiếp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Đào tạo Đại học – 217 Hồng Bàng, Q.5, TP. Hồ Chí Minh) dự kiến từ ngày 24/8 đến 17 giờ 00 ngày 26/8/2020.

Thí sinh có nhu cầu thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT sau khi có kết quả thi THPT: Mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh ĐKXT 01 lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: trực tuyến hoặc bằng Phiếu ĐKXT.

– Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT theo phương thức trực tuyến: dự kiến từ ngày 09/9 đến 17 giờ 00 ngày 16/9/2020.

– Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng Phiếu ĐKXT tại điểm thu nhận hồ sơ: dự kiến từ ngày 09/9 đến 17 giờ 00 ngày 18/9/2020.

Nhà trường tuyển sinh theo 02 phương thức xét tuyển độc lập nhau. Thí sinh có thể đăng ký cả hai phương thức khi xét tuyển. Thí sinh đã trúng tuyển sẽ không được tham gia xét tuyển bởi các phương thức tuyển sinh khác.

7.2.1. Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (đối với tất cả các ngành đào tạo)

a) Đối tượng tuyển sinh: Các thí sinh có tổng điểm thi của 3 bài thi/môn thi Toán, Hóa học, Sinh học hoặc Toán, Vật lí, Hóa học và các điểm ưu tiên (nếu có) phải bằng hoặc trên mức điểm tối thiểu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, điểm xét trúng tuyển do Hội đồng tuyển sinh Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh quy định.

Được xác định của từng ngành, sau khi trừ số thí sinh được xét theo phương thức khác (bao gồm số thí sinh được xét tuyển thẳng và số học sinh dự bị dân tộc các trường dự bị đại học được phân bổ về trường), số thí sinh đã trúng tuyển phương thức xét tuyển kết hợp (phương thức 2) (mục 4).

c) Nguyên tắc xét tuyển:

– Điểm xét tuyển: là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển B00 hoặc A00 cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

(a) = điểm bài thi Toán + điểm môn thi Sinh học + điểm môn thi Hóa học

(a) điểm bài thi Toán + điểm môn thi Vật lí + điểm môn thi Hóa học

(b) = điểm ưu tiên đối tượng, khu vực

– Điểm trúng tuyển: là điểm xét tuyển thấp nhất mà thí sinh được xét trúng tuyển cho ngành đào tạo.

Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số).

Hội đồng tuyển sinh sẽ lập danh sách thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển của từng ngành theo thứ tự giảm dần của điểm xét tuyển. Danh sách thí sinh trúng tuyển được chọn theo điểm xét tuyển, tuần tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu cho từng ngành đào tạo của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách, nếu vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

7.2.2. Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (đối với ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học và Điều dưỡng)

a) Đối tượng tuyển sinh:

– Các thí sinh có tổng điểm thi của 3 bài thi/môn thi Toán, Hóa học, Sinh học hoặc Toán, Vật lí, Hóa học và các điểm ưu tiên (nếu có) phải bằng hoặc trên mức điểm tối thiểu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, điểm xét trúng tuyển do Hội đồng tuyển sinh Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh quy định.

– Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 6,0 trở lên, hoặc TOEFL iBT 60 trở lên. Đơn vị cấp chứng chỉ:

▪ TOEFL iBT: Educational Testing Service (ETS)

▪ IELTS: British Council (BC); International Development Program (IDP)

(Nhà trường sẽ kiểm tra chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bản gốc khi thí sinh nhập học, nếu thí sinh không đảm bảo điều kiện như quy định sẽ bị loại ra khỏi danh sách trúng tuyển).

25% chỉ tiêu của từng ngành (mục 4).

c) Nguyên tắc xét tuyển: Thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống theo quy định và bổ sung hồ sơ trực tiếp (bản sao chứng thực chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Đào tạo Đại học – số 217 Hồng Bàng, Q.5, TP. Hồ Chí Minh) (không qua bưu điện hay các hình thức khác) dự kiến từ ngày 24/8 đến 17 giờ 00 ngày 26/8/2020.

– Điểm xét tuyển: là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển B00 hoặc A00 cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

(a) = điểm bài thi Toán + điểm môn thi Sinh học + điểm môn thi Hóa học

(a) điểm bài thi Toán + điểm môn thi Vật lí + điểm môn thi Hóa học

(b) = điểm ưu tiên đối tượng, khu vực

– Điểm trúng tuyển: là điểm xét tuyển thấp nhất mà thí sinh được xét trúng tuyển cho ngành đào tạo. Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số).

– Điểm trúng tuyển của các thí sinh ở phương án 2 không được thấp hơn điểm trúng tuyển ở phương án 1 trong cùng 1 ngành là 02 (hai điểm). Trường công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 dự kiến trước 17 giờ 00 ngày 27/9/2020.

Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học dự kiến trước 17 giờ 00 ngày 03/10/2020 (tính theo dấu bưu điện). Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và trường sẽ được xét tuyển thí sinh khác trong các đợt tiếp theo (nếu có). Thí sinh xác nhận nhập học bằng cách gửi bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi trực tiếp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Đào tạo Đại học – số 217 Hồng Bàng, Q.5, TP. Hồ Chí Minh) hoặc bằng hình thức thư chuyển phát nhanh, thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển ở các trường khác.

8.1. Xét tuyển thẳng: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20/7/2020. Sở Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng đến trường trước ngày 01/8/2020.

a) Đối tượng xét tuyển thẳng

Đối tượng tuyển thẳng vào đại học được xét theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể như sau:

a1. Thí sinh thuộc diện điểm a đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào học đại học một trong tất cả các ngành.

a2. Thí sinh thuộc diện điểm b đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào học đại học theo ngành đã trúng tuyển trước đây.

a3. Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế:

▪ Môn Hóa: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Dược học hoặc Kỹ thuật xét nghiệm y học.

▪ Môn Sinh: được tuyển thẳng vào học đại học một trong các ngành (trừ ngành Dược học).

a4. Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:

▪ Giải nhất: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Y khoa hoặc Răng – Hàm -Mặt.

▪ Giải nhất, nhì, ba: được tuyển thẳng vào học đại học một trong các ngành Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức, Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh, Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hình răng, Dinh dưỡng.

▪ Giải nhất: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Dược học

▪ Giải nhất, nhì, ba: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học.

▪ Giải nhất: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Y học cổ truyền, Y học dự phòng

▪ Giải nhất, nhì, ba: được tuyển thẳng vào học đại học một trong các ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức, Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh, Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hình răng, Dinh dưỡng.

Lĩnh vực hóa học, dược học và nội dung đề tài phù hợp với ngành đào tạo:

▪ Giải nhất, nhì, ba: được tuyển thẳng vào học đại học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học.

b) Chỉ tiêu tuyển thẳng

Chỉ tiêu tuyển thẳng của từng ngành được ghi tại mục 4

c) Phương án xét tuyển thẳng

Trong trường hợp số lượng thí sinh nộp vào từng ngành vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh tại bảng tại mục 4, nhà trường sẽ xét ưu tiên lần lượt theo thứ tự các đối tượng được từ mục a1 đến mục a5 cho đến khi đủ chỉ tiêu. Nhà trường tổ chức xét tuyển thẳng thí sinh theo quy định, cập nhật danh sách trúng tuyển vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và gửi kết quả xét tuyển thẳng cho các sở Giáo dục và Đào tạo để thông báo cho thí sinh trước 17 giờ 00 ngày 20/8/2020.

Thí sinh trúng tuyển thẳng xác nhận nhập học trực tiếp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Đào tạo Đại học – số 217 Hồng Bàng, Q.5, TP. Hồ Chí Minh) bằng cách nộp ít nhất một trong các giấy tờ sau: bản sao Chứng nhận là thành viên được triệu tập tham dự kỳ thi chọ đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế; bản chính Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; bản chính Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia và bản sao chứng thực Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (tạm thời) trước 17 giờ 00 ngày 04/9/2020. Quá thời hạn trên, thí sinh không nộp các giấy tờ theo đúng quy định xem như từ chối nhập học.

Nhà trường sẽ báo cáo kết quả xét tuyển thẳng cho Vụ Giáo dục Đại học trước 17 giờ 00 ngày 10/9/2020.

d) Riêng các trường hợp đăng ký xét tuyển thẳng vào đại học theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trường không xét tuyển thẳng mà chỉ tiếp nhận đào tạo cử tuyển theo danh sách và chỉ tiêu do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Trường hàng năm. Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 (một) năm học trước khi vào học chính thức. Các học sinh diện cử tuyển phải đạt các yêu cầu do Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh quy định.

9. Lệ phí xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính.

Học phí năm học 2020 – 2021:

Học phí các năm tiếp theo dự kiến mỗi năm tăng 10%.

Xác Châu Chấu Mắc Kẹt 128 Năm Trong Tranh Van Gogh

Những người quản lý tại Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, Mỹ, phát hiện xác một con châu chấu kẹt trong tác phẩm “Những cây olive” r a đời cách đây 128 năm của danh họa Vincent Van Gogh, Telegraph hôm 7/11 đưa tin.

Tác phẩm “Những cây olive” của danh họa nổi tiếng Van Gogh. (Ảnh: Guardian).

Van Gogh nổi tiếng là người đề xướng phong cách vẽ tranh ngoài trời. Do đó, các chuyên gia cho rằng con châu chấu đã vô tình trở thành một phần của bức tranh khi ông đang làm việc bên ngoài.

“Van Gogh làm việc ngoài trời. Ông ấy phải xử lý những vấn đề như gió, bụi, cỏ, cây cối, ruồi và châu chấu”, Julián Zugazagoitia, giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, nói với Kansas City Star.

Con châu chấu được Mary Schafer, người bảo quản các bức tranh trong bảo tàng, phát hiện khi đang kiểm tra bức tranh qua kính hiển vi. Con vật ẩn mình giữa những mảng màu nâu và xanh lá cây trên bức tranh. Ban đầu, cô nghĩ rằng đó chỉ là một chiếc lá.

“Việc tìm thấy những thứ như thế trong tranh không phải quá kỳ lạ. Nhưng phát hiện về con châu chấu đã kết nối người thưởng tranh với phong cách vẽ của Van Gogh và khoảnh khắc ông tạo ra tác phẩm”, Schafer nói với Architectural Digest.

Châu chấu dính chặt giữa màu vẽ. (Ảnh: Guardian).

Năm 1885, Van Gogh viết về quá trình vẽ tranh ngoài trời và những thử thách mình gặp phải trong một bức thư gửi người em trai, Theo Van Gogh.

“Đủ những thứ như sau xảy ra. Anh phải nhặt cả trăm con ruồi hoặc hơn khỏi 4 bức tranh mà em sắp nhận được, chưa kể bụi và cát. Khi một người mang mấy bức tranh đi qua đám cây thạch nam và những hàng rào cây trong vài tiếng đồng hồ, một hai cành cây đã cào qua chúng”, ông viết.

Vì con châu chấu thiếu phần bụng, ngực, và không có dấu hiệu chuyển động trong bức tranh nên có thể nó đã chết khi ngã vào đó, theo Michael Engel, nhà côn trùng chuyên nghiên cứu cổ sinh vật tại Đại học Kansas.

7 Loạt Tranh Đẹp Nhất Của Van Gogh

Chùm tranh “Hoa hướng dương” – 1890

Van Gogh vẽ xong 4 tuyệt tác hội họa khắc họa hoa hướng dương chỉ sau 6 ngày. Ông giữ cảm xúc và sự tỉnh táo trong suốt 6 ngày đó bằng cà phê và rượu.

Các nhà nghiên cứu nói rằng khi vẽ những bông hoa hướng dương cũng là khi tâm trạng của Van Gogh tốt nhất, đó là những giây phút vui vẻ hiếm hoi trong cuộc đời ông. Sắc vàng đối với Van Gogh là biểu tượng của ánh mặt trời, sự ấm áp, tình bạn, của niềm vui, hạnh phúc.

Trong văn học Hà Lan, hoa hướng dương là biểu tượng của sự hy sinh, sự cống hiến tận tụy và lòng trung thành. Loạt tranh về hoa hướng dương của Van Gogh khắc họa hoa từ khi nở cho tới khi tàn, còn là ẩn dụ về vòng tuần hoàn sinh tử.

Bức “Chân dung bác sĩ Gachet” – 1890

“Chân dung bác sĩ Gachet” là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của danh họa người Hà Lan – Vincent Van Gogh. Bác sĩ Paul Gachet trong tranh chính là người chăm sóc Van Gogh trong những năm tháng cuối đời.

Thoạt tiên, ấn tượng ban đầu của Van Gogh về bác sĩ Gachet không tốt. Viết thư cho em trai, ông kể rằng: “Anh nghĩ chúng ta không nên trông cậy vào bác sĩ Gachet.

Ông ấy có lẽ còn bất bình thường hơn anh. Một người mù dẫn đường một người mù khác, không phải là rốt cuộc cả hai sẽ ngã xuống mương sao?”.

Tuy vậy, trong lá thư sau, Van Gogh lại nói rằng: “Anh đã tìm thấy một người bạn thật sự ở nơi bác sĩ Gachet, giống như một người anh trai, bọn anh giống nhau không chỉ ở hình hài mà còn ở tinh thần”.

Sự thân thiết tìm thấy ở bác sĩ Gachet đã khiến Van Gogh thực hiện bức chân dung mang đầy vẻ u sầu này. Đối với Van Gogh, hình ảnh bác sĩ Gachet trong tranh như “đang nhăn nhó với những ai nhìn ngắm bức tranh này”. Đó là khuôn mặt mang “nỗi buồn của thế hệ”.

“Chân dung bác sĩ Gachet” được coi là tác phẩm khắc họa chân dung hiện đại, phá cách, mang tính tiên phong, khi không chỉ đặc tả diện mạo nhân vật mà còn lột tả nội tâm bên trong của nhân vật.

Bức “Ông cụ buồn bã” (hay “Bên ngưỡng cửa vĩnh hằng”) – 1890

Bức tranh này được thực hiện khi Van Gogh bắt đầu bình phục trở lại sau một cơn suy sụp nặng nề, đây cũng là thời điểm hai tháng trước khi ông chết – một cái chết nhiều bí ẩn mà thời đó người ta kết luận là do tự tử.

Tư thế của nhân vật ông cụ trong tranh vốn đã gây ấn tượng với Van Gogh từ nhiều năm trước, vị họa sĩ đã từng thực hiện nhiều bức phác họa bằng chì khắc họa tư thế này, thể hiện sự buồn bã, thất vọng tột cùng.

Đối với Van Gogh, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng theo ông, những bức tranh vẫn không thể đặc tả hết cái đẹp của hình ảnh mà ông đã nhìn thấy trong thực tế: “Bên cạnh Chúa và sự vĩnh hằng, còn có những biểu cảm tuyệt đẹp như thế này nữa. Ông cụ này không hề biết rằng trong một khoảnh khắc ngồi yên lặng ở góc phòng, ông đã tạo nên một hình ảnh quý giá, tuyệt đẹp, đầy cảm xúc, khiến ông như đang rất gần với ngôi nhà vĩnh hằng của Chúa”.

Đối với tác phẩm này, Van Gogh có rất nhiều cảm nhận về tôn giáo. Dù khuôn mặt của nhân vật chính bị che giấu nhưng người xem vẫn cảm nhận được rất rõ sự buồn bã, cay đắng. Đó có lẽ là lý do tại sao mà Van Gogh từng đặt tên cho bức tranh là “Bên ngưỡng cửa vĩnh hằng” – mỗi khi nhìn thấy nỗi buồn đau, Van Gogh cũng đồng thời luôn nghĩ về Chúa và sự vĩnh hằng.

Bức “Đêm đầy sao” – 1889

Bức tranh khắc họa quang cảnh bên ngoài phòng bệnh của Van Gogh ở một bệnh viện tâm thần nằm tại miền Nam nước Pháp. Khung cảnh này được ông quan sát qua ô cửa sổ phòng bệnh vào buổi đêm, tuy vậy, Van Gogh vẽ lại bằng trí nhớ vào ban ngày bởi ban đêm không bệnh nhân nào được phép “trốn ngủ”.

Bức “Đêm đầy sao” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp hội họa của ông khi Van Gogh bắt đầu dành nhiều đất hơn cho trí tưởng tượng phát huy.

Bức “Đêm đầy sao” cũng là một tác phẩm gây nhiều tranh cãi trong giới phê bình, có hai trường phái: một trường phái tin rằng Van Gogh vẽ bầu trời sao bằng trí tưởng tượng, trường phái còn lại cho rằng Van Gogh đã khắc họa chính xác vị trí của những ngôi sao mà ông nhìn thấy trên bầu trời, rằng ông không hề vẽ bằng sự dễ dãi của trí tưởng tượng.

Nhiều nhà bình tranh thậm chí còn tin rằng Van Gogh đã vẽ vị trí các ngôi sao dựa trên một đoạn kinh thánh nằm trong cuốn kinh Cựu ước, miêu tả lại một giấc mơ của thánh Joseph.

Bức “Những cây ôliu” – 1889

Van Gogh vẽ ít nhất 18 bức tranh về những cây ôliu trong thời kỳ điều trị tại bệnh viện tâm thần ở miền Nam nước Pháp. Cửa sổ phòng ông khi đó mở ra một vườn cây ôliu. Bức “Những cây ôliu” luôn được coi là bức tranh song hành với bức “Đêm đầy sao”.

Trong đó, “Những cây ô liu” khắc họa quang cảnh ban ngày còn “Đêm đầy sao” khắc họa quang cảnh ban đêm nhìn từ cửa sổ phòng bệnh của Van Gogh.

Những bức tranh khắc họa cây ôliu có một ý nghĩa quan trọng đối với Van Gogh, thể hiện triết lý về cuộc đời, về sự thần thánh, thiêng liêng trong vòng quay tuần hoàn của cuộc sống và cả cảm thức về Chúa

Hình ảnh người ta thu hoạch ôliu thể hiện mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đồng thời cũng là ẩn dụ về vòng quay cuộc sống, khi đó, thu hoạch cũng đồng nghĩa với cái chết của những trái ôliu đã chín.

Van Gogh sinh thời thường tìm thấy sự thư giãn, khuây khỏa khi giao hòa với thiên nhiên. Khi vẽ loạt tranh về cây ôliu cũng là khi ông đã bắt đầu lâm bệnh nặng, thường xuyên phải đối mặt với tình trạng rối loạn tâm thần.

Lý do khiến Van Gogh chọn vẽ quán café này là bởi nó được thắp sáng mỗi khi đêm xuống, nhờ vậy, ông sẽ có “một bức tranh khắc họa màn đêm mà không phải sử dụng đến màu đen”. Thường các họa sĩ vẽ cảnh đêm thường chỉ phác họa cảnh vật và sẽ chuyển phác họa thành tranh vào ban ngày, nhưng Van Gogh đã quyết định sẽ vẽ trực tiếp ngay tại “hiện trường” bất kể trời tối.

Vì trời tối, nên Van Gogh không thể lựa chọn màu sắc một cách chính xác, tuy vậy, ông lại cho rằng đó là một sự nhầm lẫn thú vị bởi “đây là cách duy nhất để có thể thoát ra khỏi những bức tranh khắc họa màn đêm theo kiểu truyền thống”.

Trong những bức tranh của mình, Van Gogh luôn thể hiện một lòng hướng đạo, kính Chúa, đó là một nhu cầu thường trực, xuất hiện mỗi khi ông cầm cọ vẽ.

Với bức tranh này, ban đầu Van Gogh chỉ định xuống phố đêm để khắc họa những ngôi sao, thế rồi ông nhìn thấy quang cảnh ở quán cà phê và chợt nảy ra ý tưởng khắc họa “những con người sống động xuất hiện dưới sự bao trùm vĩnh hằng của bầu trời sao”.

Loạt tranh chân dung tự họa

Trong sự nghiệp của Van Gogh, không thể không kể tới những bức chân dung tự họa của ông, Van Gogh vẽ hàng chục bức chân dung tự họa với những phong cách khác nhau.

Điều đặc biệt là hiếm khi Van Gogh ở trong tranh nhìn thẳng vào mắt người xem tranh.

Ngoài ra, khi Van Gogh tự vẽ mình, ông thường quan sát bản thân qua một tấm gương, vì vậy, thực tế phần mặt bên phải trong tranh lại là phần mặt bên trái của ông và ngược lại.

Theo Bích Ngọc

Bạn đang xem bài viết Nét, Nhịp Điệu Trong Tranh Van Gogh : Trường Đại Học Mỹ Thuật Tp.hcm trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!