Xem Nhiều 6/2023 #️ Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 4 Viết Văn Miêu Tả # Top 9 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 4 Viết Văn Miêu Tả # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 4 Viết Văn Miêu Tả mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

 Để hoàn thành bài văn miêu tả đối với học sinh lớp 4 thường gặp rất nhiều khó khăn. Do đặc điểm tâm lí, học sinh tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả, học sinh còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả,…hoặc không biết cách diễn đạt điều muốn tả. Đối với giáo viên đây cũng là loại bài khó dạy. Giáo viên còn thiếu linh hoạt trong vận dụng phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của  học sinh. Vì vậy, không phải giờ dạy văn miêu tả nào cũng đạt hiệu quả như mong muốn, và không phải giáo viên giáo viên nào cũng dạy tốt văn miêu tả. Việc tìm tòi  phương  pháp để hướng dẫn học sinh quan sát, tìm  ý, lập  dàn ý,  tưởng tượng,…còn nhiều hạn chế. Do đó, tôi đã nghiên cứu chuyên đề  “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh  lớp 4” với hy vọng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân, nâng cao chất lượng dạy-học văn miêu tả ở lớp 4 cho học sinh.  Mục đích CĐ                     Giúp học sinh lớp 4 – Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý. – Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. – Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc. – Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em. – Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5.                     Giúp giáo viên – Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt và sáng tạo. – Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng.             Nội dung dạy văn miêu tả lớp 4 a) Yêu cầu kiến thức: – Thể loại văn miêu tả. – Học sinh phải hiểu thế nào là miêu tả? – Miêu tả đồ vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. – Miêu tả cây cối: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối. – Miêu tả con vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả con vật.  b) Yêu cầu kỹ năng: Chương trình TLV miêu tả (nhằm trang bị cho học sinh những kĩ năng sản sinh ngôn bản), cụ thể: – Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp: Nhận diện đặc điểm văn bản; phân tích đề bài, xác định yêu cầu. – Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: Xác định dàn ý của bài văn đãcho; quan sát đối tượng tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả – Kĩ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp: Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt; sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. . Thực tế dạy học văn miêu tả lớp 4  2.1. Thuận lợi Từ lớp 2, 3, học sinh được tập quan sát và trả lời câu hỏi để làm quen với văn miêu tả, đã biết cách luyện tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tự chiếm lĩnh tri thức. Đối tượng miêu tả khá gần gũi với học sinh nông thôn (cây bàng, con gà,…). Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học có tâm hồn trong sáng, thơ ngây, giàu cảm xúc và sức sáng tạo. Thế giới của các em là thế giới cổ tích. Những đồ vật, con vật, cây cối là những người bạn thân thiết, gần gũi mà các em có thể tâm tư, chia sẻ tình cảm của mình. Đặc điểm tâm lí này rất thuận lợi cho việc khơi gợi ở các em những cảm xúc miêu tả bất ngờ, thú vị,… 2.2. Khó khăn Lên lớp 4, các em mới bắt đầu học cách lập dàn ý, dựng đoạn và viết thành bài văn hoàn chỉnh. Hơn nữa, khả năng ngôn ngữ của các em còn hạn chế, nhất là với học sinh ở trường nông thôn như địa bàn chúng tôi. Mỗi bài văn miêu tả hay lại đòi hỏi khả năng tưởng tượng và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt thật sinh động. Thực tế cho thấy, đa số học sinh lớp 4 viết văn miêu tả chưa hay hoặc sắp xếp ý còn lộn xộn, lủng củng, hình ảnh trong bài văn chưa gợi tả, ít liên tưởng hoặc chỉ là sao chép một cách sống sượng bài văn mẫu. Vậy nguyên nhân tại đâu? Đó là điều trăn trở của tôi cũng như các giáo viên khác trong khối. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi đã luôn tìm tòi, tham khảo tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp để nắm bắt những phương pháp tối ưu nhất phục vụ quá trình giảng dạy. Mỗi bài văn miêu tả là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, là sự đúc kết việc tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã học. Đọc một số bài văn của học sinh, ta có thể thấy ngay được kết quả của việc dạy và học. Kiểm nghiệm bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 2.3.1. Một số lỗi thường gặp Bài văn ngắn, kể lể, ít hình ảnh,…

Ví dụ 1: – Cái cặp của em nhiều màu. Mặt trước có siêu nhân rất đẹp. Nó có ba ngăn. Một ngăn em để bút, một ngăn em để vở, một ngăn để sách. – Cây bàng cao đến mái nhà. Thân nó to, xù xì. Cây bàng có nhiều cành, tán rộng. Lá màu xanh. Quả ăn có vị chát. Đoạn văn như vậy được coi là tạm được vì đúng ý. Câu văn rõ nghĩa. Nhưng miêu tả như vậy chỉ cần vài câu là tả xong một đồ vật, một cây. Và nó cũng rất chung chung, không làm nổi bật được nét riêng của đồ vật đó, cây đó. Đọc bài văn miêu tả của các em, ta còn thấy sự khô khan, nghèo cảm xúc, sự liệt kê lan man, dài dòng, lủng củng, lộn xộn, không lột tả được đối tượng miêu tả, đôi khi còn bịa đặt. – Nhiều em muốn bắt chước cho bài văn hay hơn đã sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá một cách tuỳ tiện. VD: Quả bàng to như con lợn con. – Hình thức câu lặp lại nhiều lần: Mắt của nó màu đen. Râu của nó dài. Lông thì đen… – Chưa liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn, trong dài. – Chưa biết sử dụng dấu câu nhằm nâng cao hiệu quả diễn đạt. VD: Cún con mới dễ thương làm sao. (!)……… – Lỗi chính tả: Học sinh chủ yếu vẫn thường sai phụ âm đầu l/n (chủ yếu), s/x, d/r/gi. – Lỗi dấu câu: + Không dùng dấu câu: Xảy ra nhiều với học sinh Chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. Các em không sử dụng hoặc ít sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong một câu hoặc trong một bài văn. + Sử dụng dấu câu sai. Ví dụ: Cây bàng cao thân cây. Xù xì. – Lỗi diễn đạt: + Lỗi dùng từ không phù hợp. VD: Con mèo có bộ lông trắng tinh. + Câu không đủ thành phần. VD: Có nhiều cành, nhiều lá rậm rạp + Câu thừa thành phần( lặp lại thành phần một cách không cần thiết). VD: Em rất yêu quý con mèo nhà em. + Câu có nội dung trùng lặp với câu khác trong bài văn.VD: Con gà trống dậy rất sớm. Nó dậy sớm để báo thức mọi người. + Câu không phân định được thành phần. VD: Em phải giữ gìn chiếc đồng hồ để trên mặt tủ. + Câu sai nghĩa. VD: Con mèo nặng khoảng 2 tạ. + Câu không rõ nghĩa. VD: Con mèo lông trắng mắt nó em yêu chú lắm. + Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu. Ví dụ 2: Chiếc cặp của em màu đỏ giúp em học giỏi. + Các câu trong bài mâu thuẫn nhau: Cây bàng to, mập mạp. Thân cây khẳng khiu. Như vậy, ta thấy bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 mắc rất nhiều lỗi. Tuỳ theo mức độ, học sinh có khả năng hạn chế hơn một số lỗi cơ bản. Ở đây đặt ra một vấn đề cấp thiết là dạy học sinh viết văn sao cho mạch lạc, giàu hình ảnh, tái hiện được cụ thể, sinh động đối tượng miêu tả. Nguyên nhân – Giáo viên chưa khơi gợi được sự ham học, yêu thích miêu tả đồ vật, con vật, cây cối,…xung quanh, chưa tạo được động cơ học văn miêu tả ở các em.  – Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài văn khác. – Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chưa tinh tế. – Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn. Chưa có thói quen tích luỹ các từ ngữ gợi tả. – Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kĩ năng diễn đạt,…còn hạn chế. Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng, chưa khoa học. – Không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi viết văn. – Khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế; cảm xúc, tình cảm không tự nhiên, có sự gượng ép. – Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ, đầy đủ; các em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình. – Các em chưa thực sự cảm thấy yêu môn học. Một số biện pháp rèn viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4  a) Tạo động cơ học văn miêu tả ở học sinh bằng nhiều kỹ năng khi học tập làm văn – Đó là các kỹ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, kỹ năng lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn. – Nhiệm vụ của phân môn TLV bậc tiểu học, mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Trong đó, học văn miêu tả góp phần phát triển tư duy hình tượng của trẻ được rèn luyện phát triển  nhờ các biện pháp so sánh, nhân hoá,…khi miêu tả. Nhưng làm thế nào để thực hiện được nhiệm vụ trên mà không biến các em thành những “thợ” viết văn? Vậy ta cần kích thích các em yêu văn và có nhu cầu viết văn.  - Trước hết, hãy tạo tình huống khiến các em háo hức khám phá điều thú vị trong đối tượng miêu tả. Ví dụ: Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh cây hoa phượng đang ra hoa đỏ rực và hỏi: Quan sát tranh, em thấy cây hoa có đặc điểm gì mà nhà văn Xuân Diệu đã ví “như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.”? – Học sinh sẽ phân tích tìm ra đặc điểm tương đồng của bộ phận nào đó của cây hoa với muôn ngàn con bướm đậu khít nhau. Qua đây cũng rèn cho các em óc quan sát tinh tế, sự liên tưởng và tư duy phân tích, kích thích các em suy luận. – Dạy học sinh viết văn miêu tả phải gắn liền với việc hình thành những kĩ năng sống khác. Như dạy các em biết giữ gìn đồ vật, tổ chức học sinh trồng, chăm sóc và bảo vệ cây…  - Khi ra đề TLV, giáo viên nên chú ý đề bài yêu cầu viết về những gì gần gũi, thân thiết với học sinh, tạo ra được động cơ nói năng, kích thích các em muốn nói, viết về nội dung mà đề bài đã yêu cầu. Ví dụ: Đề 1: Hãy tả một cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em. Đề 2: Hãy tả một cây do chính tay em vun trồng. Đề 3: Em thích loài hoa nào nhất? Hãy tả loài hoa đó. – Khi học sinh đã có hứng thú học văn miêu tả, ta tiếp tục duy trì điều đó trong suốt quá trình học tập và tích cực rèn các kĩ năng khác theo yêu cầu khi viết văn. b) Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả  – Miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết với đối tượng được miêu tả  • Tả đồ vật:  Đối tượng của văn miêu tả đồ vật ở lớp 4 là những vật học sinh thường thấy trong đời sống hàng ngày gần gũi với các em, vì vậy cũng dễ trở thành gần gũi với các em. Đó có thể là cái trống, cái bút, quyển vở, cặp sách, cái đồng hồ báo thức,…Chúng lànhững đồ vật vô tri, vô giác nhưng gần gũi và có ích đối với học sinh. Mỗi đồ vật đều có một hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu cụ thể. Học sinh miêu tả những đặc điểm này trong bài văn của mình. Với những đồ vật có nhiều bộ phận, các em cần tập trung tả những bộ phận quan trọng nhất. Đó chính là những nét tiêu biểu để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác. Đồ vật lại thường gắn liền với cuộc sống con người nên khi miêu tả phải nói tới công dụng, lợi ích của đồ vật cũng như tình cảm của con người đối với nó. Có như vậy, đồ vật mới hiện lên một cách sinh động và có hồn. • Tả cây cối: Đối tượng của văn miêu tả cây cối là những cây trồng xung quanh học sinh. Đó có thể là một cây hoa, cây ăn quả hay cây cho bóng mát,… những cây có ích và gần gũi với các em. Mỗi loại cây có một hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định. Vì vậy, khi miêu tả chúng, học sinh phải làm nổi bật những đặc điểm này. Tả cây ăn quả cần tập trung miêu tả hình dáng của cây, mùi vị của qủa; tả cây lấy hoa cần tả hương sắc của hoa; tả cây cho bóng mát phải làm rõ dáng cây, tán lá,…  Cây cối luôn sống trong thiên nhiên. Khi miêu tả, cần gắn chúng với miêu tả sơ lược khung cảnh xung quanh như mặt trời, đám mây, chim chóc, ao hồ và cả con người. Ta cũng cần chú ý tới lợi ích của chúng và tình cảm yêu mến gắn bó của người tả đối với cây.  • Tả loài vật: Đối tượng của văn miêu tả loài vật là những con vật quen thuộc gần gũi với học sinh. Đó là những con gà mái, gà trống, cún con, chú mèo,…Mỗi con vật đều có đặcđiểm về hình dáng, đặc tính giống nòi riêng. Khi miêu tả, ta miêu tả cái chung, và cả những nét tiêu biểu của loài vật như màu sắc, vóc dáng, tính nết. Những con vật miêu tả là những con vật gần gũi thân thiết và có nhiều lợi ích nên bài văn phải thể hiện được sự chăm sóc, tình cảm yêu mến của học sinh đối với chúng. Ở Tiểu học, phân môn TLV có nhiệm vụ rèn kĩ năng nói theo nghi thức lời nói, nói, viết các ngôn bản thông thường, viết một số văn bản nghệ thuật như miêu tả. Viết văn miêu tả, học sinh phải có kĩ năng đặc thù là quan sát, diễn đạt một cách có hình ảnh. TLV cũng góp phần rèn luyện tư duy hình tượng, từ óc quan sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được. Khả năng tư duy logic của học sinh cũng được phát triển trong quá trình phân tích đề, lập dàn ý viết đoạn. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết cách vận dụng các giác quan để quan sát, biết cách lựa chọn vị trí và thời gian quan sát, biết cách liên tưởng và tưởng tượng khi nhận xét sự vật và phải biết diễn đạt điều quan sát được một cách gợi tả, gợi cảm,  tức là có hình ảnh và cảm xúc…  Dù miêu tả đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì văn miêu tả cũng không bao giờ sao chép, chụp ảnh máy móc những sự vật hiện tượng mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới, cái riêng biệt của đối tượng thông qua cảm nhận của mỗi người. Chẳng hạn, Trần Đăng Khoa nhìn trăng bằng con mắt tinh tế bằng tình yêu của tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên, trong sáng: Trăng hồng như quả chin Lửng lơ lên trước nhà… …Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi… … Trăng bay như quả bong Bạn nào đá lên trời… Nhà văn Thép Mới lại lấy cảm hứng của anh chiến sĩ đang mơ về tương lai của đất nước khi ngắm trăng trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên: Trăng sáng mùa thuằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng,… Cùng là vầng trăng, hay một sự vật nhưng mỗi người cảm nhận theo cách riêng của mình, mà những người khác không phát hiện được hoặc chưa phát hiện được.  Với mỗi học sinh, mỗi bài tập làm văn là một sản phẩm của từng cá nhân các em trước một đề tài. Sản phẩm này ít nhiều in dấu ấn riêng của từng em trong cách suy nghĩ, cách tả, cách diễn đạt,…Giáo viên cần có thái độ tôn trọng sự độc lập suy nghĩ sáng tạo nếu nó không biểu lộ những lệch lạc.  Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của người viết, nhưng không có nghĩa là cho phép người viết “bịa” một cách tuỳ ý. Để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật. Giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, sáo rỗng… c) Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả, cách lựa chọn hình ảnh, nội dung miêu tả. * Quan sát đối tượng miêu tả cần chú ý:  - Quan sát tổng thể đối tượng; chú ý cả trạng thái động và tĩnh; quan sát bằng tất cả các giác quan thính giác, thị giác, xúc giác,…  - Lựa chọn điểm đặc trưng, đặc biệt, tiêu biểu của đối tượng để quan sát thật kĩ.  - Quan sát và so sánh điểm giống và khác nhau với các đối tượng khác có ở xung quanh bằng sự liên tưởng hay quan sát trước đó.  - Quan sát hình ảnh, hoạt động và những tác động của đối tượng đến các sự vật xung quanh.  - Ghi chép cẩn thận, đầy đủ khi quan sát.  * Lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội dung miêu tả – Căn cứ vào hình ảnh đã lựa chọn khi quan sát. – Căn cứ vào nội dung đã ghi chép. – Chọn lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng, đẹp và khácbiệt của đối tượng để miêu tả chi tiết. – Lựa chọn hình ảnh, hoạt động khác của đối tượng để tả khái quát, bổ trợ tạo nên hình ảnh tổng thể về đối tượng; có thể lồng ghép các hình ảnh, sự việc gắn bó mật thiết với đối tượng. * Sắp xếp ý, đoạn: – Căn cứ vào nội dung đã lựa chọn để sắp xếp từng ý (theo một thứ tự nào đó: từ ngoài vào trong, từ trước ra sau, từ xa đến gần, từ trên xuống dưới,…) – Sắp xếp các ý theo đoạn với thứ tự đã lựa chọn cho phù hợp. Để viết được bài văn,học sinh cần tập viết đoạn. Trong chương trình TLV, bài tập viết đoạn chiếm số lượng nhiều. Đoạn văn được phân loại theo chức năng: đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài. Cách phân loại này chi phối cách xây dựng các kiểu bài viết đoạn mở bài, viết đoạn thân bài và đoạn kết bài. Mỗi đoạn văn theo chức năng này lại được phân loại nhỏ hơn: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, kết bài tự nhiên (không mở rộng). d) Giúp học sinh tích luỹ vốn từ miêu tả và làm giàu tưởng tượng của các em trong làm văn miêu tả: Muốn lựa chọn từ ngữ để đặt câu, viết thành những câu văn có hình ảnh, học sinh phải có vốn từ phong phú. Do vậy, giáo viên cần giúp học sinh tích luỹ vốn từ miêu tả và làm giàu tưởng tượng của các em trong làm văn miêu tả: * Tích luỹ vốn từ: – Vốn từ được tích luỹ từ nhiều nguồn: giao tiếp hàng ngày; đọc sách, báo; xem, nghe truyền hình truyền thanh; trao đổi với bạn bè; cô giáo cung cấp;..  + Các từ thường dùng trong miêu tả cây cối: xanh mướt, mơn mởn; khẳng khiu; xum xuê; rực rỡ; đo đỏ;… + Các từ thường dùng trong miêu tả đồ vật: tròn xoe, nhỏ nhắn,…  + Các từ thường dùng trong miêu tả con vật: tinh nhanh, rón rén, oai vệ,…  - Các từ miêu tả đó thường là những từ láy, gợi lên hình ảnh, âm thanh,… để miêu tả cho sinh động.  * Giúp học sinh làm giàu thêm trí tưởng tượng: Tưởng tượng trong miêu tả rất quan trọng. Có tưởng tượng mới có hình ảnh hoàn chỉnh về đối tượng miêu tả. Tưởng tượng như một sự hình dung về đối tượng mà ta nhắm mắt lại thì đối tượng sẽ hiện ra rõ nét hơn, cụ thể hơn, gần gũi hơn. Tưởng tượng giúp ta thấy được nét đặc sắc của đối tượng, thấy được những điểm tương đồng với đối tượng khác, thấy được mối quan hệ của đối tượng với sự vật hiện tượng xung quanh, với những kỉ niệm hay kí ức mang dấu ấn sâu sắc trong lòng người viết. Từ tưởng tượng, học sinh sẽ cảm nhận được đối tượng miêu tả bằng tình cảm, tình yêu của chính mình, thấy được tầm quan trọng của đối tượng được tả đối với chính mình và cả với những người xung quanh. Miêu tả gắn với tưởng tượng là một cách bộc lộ cảm xúc, tình cảm và khả năng cảm thụ cái đẹp của người viết văn miêu tả. Tưởng tượng làm cho đối tượng miêu tả hoàn thiện hơn, sống động và gần gũi hơn. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tưởng tượng theo cách: – Không trực tiếp quan sát, tập trung tất cả các giác quan vào đối tượng. – Nhắm mắt, hình dung về đối tượng: hình ảnh, hoạt động của đối tượng, những ảnhhưởng, tác động của đối tượng đến sự vật xung quanh. – So sánh đối tượng được miêu tả với các đối tượng khác tương đồng.  - Phân tích, đánh giá cái hay, cái đẹp có ở đối tượng. – Nhân hoá hay tự nhiên hoá một vài hình ảnh đặc sắc ở đối tượng. – Dự đoán trước khả năng và những điều tốt đẹp mà đối tượng có thể vươn tới. – Liên tưởng với những điều mình đã biết; đã nghe, đọc, cảm nhận được về đối tượng từ trước tới nay.  - Ghi chép lại những gì mình đã tưởng tượng để lựa chọn, chắt lọc đưa vào bài viếtcủa mình. e). Hướng dẫn xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài và xây dựng bố cục bài văn. Bài tập luyện viết văn miêu tả là những bài tập viết thành đoạn, bài. Khi học sinh thực hiện viết bài văn miêu tả cần có thời gian suy nghĩ tìm cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá,…). Vì vậy, yêu cầu đặt ra là lời văn cần rõ ý, miêu tả sinh động, bộc lộ được cảm xúc, bố cục bài văn chặt chẽ, hợp lí trong từng đoạn, trong toàn bài để tạo ra một “chỉnh thể”. Các bài tập được xây dựng trên cơ sở quy trình sản sinh ngôn bản và chứa đựng trong nó nhiều bài tập hình thành những kĩ năng bộ phận (xác định yêu cầu nói, viết và tìm ý, sắp xếp ý thành bài đến viết đoạn văn, liên kết đoạn văn thành bài,…). Kĩ năng viết của học sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Do đó, trong quá trình thực hiện các bài tập rèn luyện kĩ năng viết, giáo viên cần giúp học sinh thực hiện tốt những yêu cầu trong các nhóm bài tập sau: – Nhóm bài tập tiền sản sinh ngôn bản: gồm các bài tập phân tích đề bài, xác định nội dung viết, tìm ý, sắp xếp ý để chuẩn bị thực hiện yêu câu viết (miêu tả). Việc phân tích tìm hiểu đề giúp học sinh xác định được yêu cầu, nội dung, giới hạn của đề bài. Với mỗi đề bài cụ thể, khi phân tích tìm hiểu đề, các em phải trả lời được câu hỏi: Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết cho ai? Thái độ cần được bộc lộ trong bài viết như thế nào? Tình cảm của người viết phải thể hiện được qua cách miêu tả. – Nhóm bài tập sản sinh ngôn bản gồm bài tập viết đoạn và bài tập viết bài văn: + Bài tập viết đoạn văn: rèn cho học sinh kĩ năng tạo lập được đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý. Các đoạn văn được luyện viết là đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp), đoạn thân bài (mở rộng, không mở rộng). Các đoạn phải có sự liền mạch về ý (không rời rạc, lộn xộn), các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh hoạ, cụ thể hoá ý chính (có mở đầu, triển khai và kết thúc). * Hướng dẫn học sinh viết các đoạn văn: – Thân bài: Có thể gồm một số đoạn văn, là toàn bộ nội dung miêu tả được viết theo từng phần, từng ý đã được sắp xếp khi quan sát, chuẩn bị viết bài. Trong đó, thể hiện được hình ảnh về đối tượng miêu tả với ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật mà người viết vận dụng để miêu tả. – Đoạn văn kết bài: Kết bài tuy chỉ là một phần nhỏ trong một bài văn nhưng lại rấtquan trọng bởi đoạn kết bài thể hiện được nhiều nhất tình cảm của người viết với đối tượng miêu tả. Thực tế cho thấy học sinh thường hay liệt kê cảm xúc của mình làm phần kết bài khô cứng, gò bó, thiếu chân thực. Các em thường làm kết bài không mở rộng, điều đó khiến bài văn chưa có sự hấp dẫn. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý để học sinh biết cách và viết được phần kết bài mở rộng bằng cảm xúc của mình một cách tự nhiên. Giáo viên có thể dùng câu hỏi gợi mở để khêu gợi cảm xúc của học sinh trong quá khứ, hiện tại, tương lai; hoặc trong hoàn cảnh nào đó đối với đốitượng được tả. Ví dụ: Tả cái trống trường: Ngày mới vào lớp 1, khi nghe tiếng trống trường, em có cảm giác gì? Bây giờ học lớp 4 rồi, ngày nào cũng nghe tiếng trống, em càng thấy như thế nào?… + Bài tập viết bài văn: thường được thực hiện trong cả một tiết học. Chúng luyện cho học sinh triển khai nhiệm vụ giao tiếp thành một bài. Bài văn phải có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại, các đoạn văn trong bài phải liên kết với nhau thành một bài văn hoàn chỉnh, được bố cục chặt chẽ theo ba phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả, thể hiện tình cảm, quan hệ của người miêu tả với đối tượng miêu tả.  Thân bài: Dùng lời văn để tả, tái hiện, sao chụp chân dung của đối tượng miêu tả ở những góc nhìn nhất định. Có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật để lột tả hình ảnh một cách sinh động. Kết luận: Nêu những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ trực tiếp của người miêu tả và của mọi người nói chung đối với đối tượng miêu tả. Nhóm bài tập viết đoạn, bài là những bài tập khó nhất, đòi hỏi sự sáng tạo nhất, yêu cầu học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết, cảm xúc về cuộc sống, về các đối tượng được tả và các kĩ năng ngôn ngữ đã được hình thành trước đó để tạo lập được đoạn, bài. Đây là một quá trình chuyển từ ý đến lời. Giáo viên phải luyện cho học sinh diễn đạt đúng những gì muốn tả. Ý có thể được diễn tả thành những lời khác nhau. Học sinh phải biết lựa chọn cách diễn đạt có hiệu quả nhất.  Thật khó khi phân định đúng, sai ở một bài văn. Mà ta đánh giá bài văn đó có hay không, có đặc sắc không? Vì thế, bài văn phải bộc lộ tình cảm chân thành, hồn nhiên của các em ở từng câu, từng đoạn của bài, và cô đọng lại ở phần kết bài. Do vậy, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách tưởng tượng, bộc lộ cảm xúc trong bài văn một cách thường xuyên, liên tục; từ tiết đầu tiên của mỗi loại bài đến những tiết xây dựng đoạn văn, tiết viết bài và cả trong tiết trả bài. g. Luyện tập cách sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật trong viết văn Để bồi dưỡng kĩ năng diễn đạt, học sinh sẽ thực hành một số bài tập luyện viết như: với các từ cho sẵn, viết thành câu, luyện dùng từ bằng cách sửa lỗi dùng từ; từ ý đã cho viết thành câu gợi tả, gợi cảm, viết có sử dụng biện pháp tu từ theo yêu cầu, làm các bài tập mở rộng thành phần câu… để cách diễn đạt được sinh động, gợi tả, gợi cảm hơn. Giáo viên cần tiến hành theo mức độ tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt câu đúng, sau yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh. Ví dụ: Một học sinh tả chiếc bàn học: Mỗi lúc học bài mệt em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu của một người bạn thân đã cần mẫn, miệt mài cùng em giải những bài toán khó. Miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người đọc, người nghe. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả và cũng không phải tự các em có sẵn tâm hồn văn chương như vậy. Học sinh có thể phát hiện tốt chi tiết có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nhưng khi viết văn lại khó vận dụng được. Giáo viên cần có biện pháp nào giúp các em? Tôi đã giúp các em bằng cách như sau: Ví dụ: Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.  - Cho học sinh phát hiện biện pháp nghệ thuật trong câu trên. – Nêu tác dụng của việc so sánh như vậy. – Giải thích vì sao có thể so sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm (mà không phải một con). – Tập vận dụng so sánh tương tự: so sánh hoa phượng với hình ảnh khác theo cảm nhận của các em, hoặc so sánh loài hoa hay cây khác với hình ảnh nào đó. Chú ý giúp học sinh nhận ra những cách so sánh thú vị, giàu sức gợi tả và những so sánh không có giá trị. – Yêu cầu các em ghi chép vào sổ tay những câu văn, thơ có sử dụng hiệu quả biện pháp nghệ thuật đó. h. Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài tập làm văn: Kĩ năng TLV trước hết được chia thành kĩ năng nói, kĩ năng viết. Ở lớp đầu cấp, khẩu ngữ của các em phát triển hơn còn kĩ năng viết mới được hình thành nên bị ảnh hưởng của khẩu ngữ, các em nói thế nào, viết thế ấy, mắc các lỗi được tính vào lỗi vi phạm phong cách. Về sau, kĩ năng viết sẽ phát triển và sẽ ảnh hưởng tích cực trở lại với khẩu ngữ. Lên lớp 4,5 kĩ năng viết ngày càng phát triển. TLV có vai trò hàng đầu trong việc phát triển kĩ năng này. Đặc biệt, khi học viết văn miêu tả, học sinh lớp 4 bước đầu được học diễn đạt lưu loát, giàu hình ảnh. Mặt khác, sự liên kết nội dung là liên kết bên trong khó nhận thấy, nhiều người thường chú ý đến hình thức ngôn từ mà không coi trọng đến lôgic của các ý trong bài. Trong khi chữa văn cho học sinh, nhiều giáo viên thường chú ý chữa lỗi chính tả, chữa lời mà không chữa ý. Người giáo viên cần hiểu rõ mục tiêu của tiết trả bài để thực hiện một cách nghiêm túc, kĩ lưỡng, tránh làm “lấy lệ”, không thể qua loa, đại khái. Muốn làm được nhưvậy, giáo viên phải tiến hành như thế nào? * Chuẩn bị: – Chấm bài thật kĩ, thấy rõ ưu, nhược điểm của từng bài viết; chữa lỗi tiêu biểu cần khắc phục ngay cho các em.  - Ghi lại các lỗi của học sinh theo từng loại: Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, lỗidiễn đạt,…;  Ghi lại các từ, câu, đoạn văn hay. Kĩ năng TLV trước hết được chia thành kĩ năng nói, kĩ năng viết.  Ở lớp đầu cấp,khẩu ngữ của các em phát triển hơn còn kĩ năng viết mới được hình thành nên bị ảnhhưởng của khẩu ngữ, các em nói thế nào, viết thế ấy, mắc các lỗi được tính vào lỗi vi phạm phong cách. Về sau, kĩ năng viết sẽ phát triển và sẽ ảnh hưởng tích cực trở lạivới khẩu ngữ. Lên lớp 4,5 kĩ năng viết ngày càng phát triển. TLV có vai trò hàng đầu trong việc phát triển kĩ năng này. Đặc biệt, khi học viết văn miêu tả, học sinh lớp 4bước đầu được học diễn đạt lưu loát, giàu hình ảnh.  Mặt khác, sự liên kết nội dung là liên kết bên trong khó nhận thấy, nhiều người thường chú ý đến hình thức ngôn từ mà không coi trọng đến lôgic của các ý trong bài. Trong khi chữa văn cho học sinh, nhiều giáo viên thường chú ý chữa lỗi chính tả, chữa lời mà không chữa ý. Người giáo viên cần hiểu rõ mục tiêu của tiết trả bài để thực hiện một cách nghiêm túc, kĩ lưỡng, tránh làm “lấy lệ”, không thể qua loa, đại khái. Muốn làm được như vậy, giáo viên phải tiến hành như thế nào?  Chuẩn bị:  - Chấm bài thật kĩ, thấy rõ ưu, nhược điểm của từng bài viết; chữa lỗi tiêu biểu cần khắc phục ngay cho các em. – Ghi lại các lỗi của học sinh theo từng loại: Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, lỗi diễn đạt,…; Ghi lại các từ, câu, đoạn văn hay.  – Thống kê và phân loại bài. Nhận xét chung về ưu, nhược điểm trong bài viết của học sinh.  * Trong giờ trả bài: Đây là tiết học thực hiện nhóm bài tập kiểm tra điều chỉnh. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đoạn đã viết, tự kiểm tra đối chiếu với mục đích yêu cầu đặt ra lúc đầu để tự đánh giá, sửa chữa bài viết của mình. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xem xét cả nội dung và hình thức diễn đạt. Có thể phải cho học sinh luyện viết lại đoạn, bài.  - Lưu ý: Học sinh phải thấy được lỗi trong bài văn của mình và của bạn; sửa được lỗi đó và ghi nhớ nó; hiểu rõ và có nhu cầu học hỏi những từ, câu, đoạn văn hay, giàuhình ảnh và sức gợi tả. Tôi muốn nhấn mạnh rằng: Trước khi cho học sinh học hỏi những từ, câu, đoạn văn hay cần lưu ý cho các em đọc lên (thành tiếng và đọc thầm) một cách diễn cảm thì tất cả các em mới cảm nhận được sự thú vị của cái hay đó. Tuy nhiên, ta cũng không nên đòi hỏi quá cao ở học sinh. Tuỳ vào đối tượng học sinh mà đặt ra các em sửa lỗi hay học từ, câu, đoạn hay ở mức độ nào. Giáo viên cần kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội, kịp thời ghi nhận những tiến bộ của học sinh dù là nhỏ nhất.  Do vậy, khi học sinh biết viết văn miêu tả và viết được hay là khi các em đã bước đầu hiểu được đặc điểm của văn miêu tả, biết cách quan sát đối tượng, tích luỹ được vốn từ miêu tả nhất định, biết xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài; cách diễn đạt và xây dựng bố cục bài văn; biết cách tưởng tượng và sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật trong viết văn; được sửa lỗi kĩ lưỡng sau mỗi bài viết. Từ đó, các em viết bài dễ dàng hơn, thích thú hơn, có cảm xúc hơn, chất lượng bài viết được nâng cao.  i. Thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp và giáo dục bảo vệ môi trường – Dạy học tích hợp với các môn học khác làm giàu vốn sống, vốn Để kích thích học sinh học tập nói chung, học văn miêu tả nói riêng hãy dành cho các em những lời khen thích đáng. Các em sẽ phấn khởi, tự tin hơn và phát huy được khả năng tiềm tàng của bản thân, từ đó loại bỏ được những lo âu, tự ti cố hữu.

Tác giả: Cô giáo Nguyễn Thị Trà My

Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Học Tốt Văn Miêu Tả

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ

Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung, dạy cho học sinh lớp Năm học tốt văn miêu tả nói riêng, tôi có một số cách như sau:

1. Điều tra phân loại học sinh

Giáo viên điều tra, phân loại, nắm chắc từng đối tượng học sinh. Từ đó, giáo viên sẽ đề ra được kế hoạch và có những biện pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất góp phần giúp học sinh chậm tiến bộ biết làm văn miêu tả, có thể vận dụng làm được một bài văn hoàn chỉnh.

2. Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát

          Quan sát theo trình tự từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ bao quát đến chi tiết và ngược lại. Ghi chép những điều đã quan sát được. Tổ chức quan sát từng đối tượng cụ thể. Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình thức: quan sát trực tiếp đối tượng (buổi chào cờ đầu tuần, quang cảnh trước buổi học, trong giờ ra chơi, thầy giáo, cô giáo, người thân,…); quan sát ở nhà (ngôi nhà em đang ở, buổi sum họp của gia đình, quang cảnh con đường nơi em ở vào buổi sáng, …); quan sát qua báo, đài (một ca sĩ đang biểu diễn, một danh hài mà em thích).

3. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý

Dàn ý được lập trên cơ sở tìm được những ý đúng với đề tài và trọng tâm bài. Muốn việc tìm ý đạt yêu cầu tốt ta phải căn cứ vào thực tế quan sát hoặc hiểu biết đối tượng, căn cứ vào hiểu biết của mình qua thực tiễn sống…

Tìm được nhiều ý là tốt, nhưng cần phải lựa chọn ý tiêu biểu để bài làm hướng đúng trọng tâm, tránh được sự rườm rà. Việc tìm ý, chọn ý gắn với lập dàn ý và cả hai công việc này bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Cùng với việc lập dàn ý, ta có thể bổ sung những ý khác mà trước đó chưa tìm ra hoặc loại bỏ một vài ý chưa cần, chưa sát trọng tâm của bài…

Lập dàn ý là yêu cầu cần thiết nhất phải có. Một dàn ý rõ ràng, cụ thể, hợp lí sẽ góp phần vào kết quả bài làm văn của học sinh. Dàn ý của một bài tập làm văn thường có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

Đây là một việc làm khó. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý trước khi làm thành một bài văn hoàn chỉnh. Có lập được dàn bài thì mới có thể tìm ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý văn trong sáng.

4. Làm giàu vốn từ cho học sinh

Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp cho các em nắm một số từ gợi tả để có thể dùng trong miêu tả. Ví dụ: Giáo viên  yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ gợi tả mái tóc (vàng hoe, đen nhánh, bạc phơ, cháy nắng, óng ả, xoăn tít,…); khuôn mặt (bầu bĩnh, vuông chữ điền, trái xoan, khắc khổ,…); nước da ( trắng trẻo, trắng hồng, ngăm ngăm, bánh mật, đen sạm,…); dáng người ( nhỏ nhắn, gầy gò, đẫy đà, to khoẻ, cao cao,…); nụ cười ( khanh khách, sằng sặc, mủm mỉm, ha hả,…).

Cho học sinh tìm từ bằng các hình thức như: quan sát thực tế (quan sát người bạn), quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách, nhất là qua các phân môn của Tiếng Việt hoặc các môn học khác và qua hình thức trò chơi,…

5. Giúp học sinh luyện viết câu

Trước hết, mọi học sinh phải viết được câu văn đúng ngữ pháp. Đây là yêu cầu cơ bản (vì câu là đơn vị lời nói). Đối với học sinh giỏi, giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, tạo được sắc thái riêng của đối tượng miêu tả. Đối với học sinh trung bình, yếu, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt được câu đúng, thể hiện được ý cần nói. Ví dụ: Miêu tả mái tóc của một bạn:

+ Với học sinh yếu: Tóc bạn Loan đen huyền.

+ Với học sinh trung bình: Bạn Loan có mái tóc đen huyền, dài ngang vai.

+ Với học sinh khá, giỏi:  Loan có mái tóc đen huyền, óng ả, xoã ngang vai mà không thể lẫn lộn với bất cứ bạn nào trong lớp được.

Biết dùng dấu câu đúng, nhất là dấu chấm và dấu phẩy. Ngắt câu đúng sẽ diễn đạt rõ ràng, người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin. Việc dạy cho các em sử dụng đúng dấu câu đã được tiến hành từ các lớp dưới và phải được thường xuyên ôn luyện. Giáo viên đưa ra các trường hợp sử dụng dấu câu chưa đúng để cả lớp nhận xét. Ví dụ:

+ Trong lớp em ai cũng mến bạn Loan.

+ Cột cờ cao chót vót lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay.

+ Sân trường mát rượi bởi bóng của những cây bàng cây phượng.

Học sinh trao đổi, sửa chữa:

+ Trong lớp em, ai cũng mến bạn Loan.

+ Cột cờ cao chót vót, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay.

+ Sân trường mát rượi bởi bóng của những cây bàng, cây phượng.

6. Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn kiến thức văn học

Tích luỹ văn học là điều kiện tối thiểu để học tốt môn Tiếng Việt, nhất là phân môn Tập làm văn. Giáo viên đã cho học sinh sử dụng sổ tay chính tả để ghi chép những tiếng khó, ghi những trường hợp mắc lỗi chính tả đã được sửa chữa. Trong môn Tập làm văn, đây cũng là một biện pháp tích cực để giúp học sinh trau dồi vốn kiến thức văn học. Sổ tay văn học dùng cho các em ghi chép các ý hay, các câu, đoạn văn hay. Việc ghi chép này không nhất thiết để cho học sinh khi làm văn sẽ mở ra sử dụng nhưng trước hết, qua mỗi lần ghi chép, các em sẽ được một lần đọc, ghi nhớ, bắt chước, lâu dần thành thói quen. Khi làm bài, những từ ngữ, hình ảnh, ý văn sẽ tự động tái hiện, giúp học sinh có thể vận dụng trong bài làm.

7. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận cái hay, cái đẹp của một đoạn văn

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu để cảm nhận cái hay, cái đẹp qua việc đọc một đoạn văn được thầy cô tiến hành qua nhiều tiết học. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp, các em sẽ hình thành được những cảm xúc thẩm mĩ, giúp cho việc học tập làm văn tốt hơn, nhất là văn miêu tả.

Để hướng dẫn tìm hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của đoạn văn, giáo viên hướng dẫn các em hình thành thói quen suy nghĩ, tự đặt và ghi các câu hỏi xoay quanh nội dung đoạn văn. Kết quả học sinh có thể tự đặt các câu hỏi như:

+ Đoạn văn này miêu tả đặc điểm gì của nhân vật ?

+ Đoạn văn đã dùng những từ láy nào để miêu tả hình ảnh của nhân vật ?

+ Có thể dùng những hình ảnh so sánh nào cho đoạn văn ?…

8. Rèn kĩ năng sắp xếp, diễn đạt ý

Đề bài: Hãy miêu tả một người bạn thân của em.

Học sinh quan sát, viết nhanh ra giấy những điều mà mình quan sát được. Ví dụ:

+ Bạn Thu Nga học chung lớp với em.

+ Bạn chơi thân với em từ năm học lớp Một.

+ Chúng em rất thân nhau.

+ Em sẽ cố gắng làm những điều thật tốt để tình bạn của chúng em mãi mãi bền lâu.

+ Những ngày bạn nghỉ học, em cảm thấy rất nhớ.

+ Bạn có nước da ngăm ngăm của một người con gái đồng quê.

+ Bạn hay phát biểu và hiểu bài rất nhanh nên được thầy và các bạn khen ngợi.

+ Bạn rất hay cười.

+ Mái tóc bạn không đen như tóc em nhưng dài hơn.

+ Bằng tuổi với em nhưng cao hơn em một cái đầu.

+ Nga viết chữ rất đẹp. Bạn đã được chọn dự thi viết chữ đẹp vòng trường và đạt giải ba.

+ Mỗi khi bạn cười, hai lúm đồng tiền trên má hiện rõ trên khuôn mặt ngăm đen dễ thương.

+ Bạn không gây gỗ với ai bao giờ.

+ Thầy cô thường lấy bạn để làm gương.

Sau khi tìm ý, cho các em chọn và sắp sếp ý thành các đoạn mở bài, thân bài, kết bài phù hợp. Ví dụ:

* Đoạn mở bài:

Em và bạn Thu Nga chơi thân với nhau từ năm lớp Ba. Chúng em rất thân nhau. Đi học, em thường đi chung với bạn.

* Đoạn thân bài:

Bằng tuổi với em cao hơn em một cái đầu. Bạn có nước da ngăm ngăm của một người con gái đồng quê quen dầm mưa dãi nắng. Bạn rất hay cười, mỗi khi bạn cười, hai lúm đồng tiền trên má hiện rõ trên khuôn mặt ngăm đen dễ thương. Thu Nga có đôi mắt to rất đẹp với hàng lông mi dài, cong. Đôi mắt bạn luôn ánh lên ra vẻ hồn nhiên, chất phác. Mái tóc bạn không đen như tóc em nhưng dài hơn. Nga viết chữ rất đẹp, bạn đã được chọn dự thi viết chữ đẹp vòng trường và đạt giải ba. Thầy thường lấy bạn ra làm gương cho chúng em noi theo để rèn chữ. Ở lớp, thầy thường khen bạn hiểu bài rất nhanh. Em chưa thấy bạn gây gỗ với ai bao giờ.

* Đoạn kết bài:

Mỗi khi vắng Thu Nga, nhất là những ngày bạn nghỉ học, em cảm thấy rất nhớ. Em sẽ cố gắng làm những điều thật tốt để tình bạn của chúng em mãi mãi bền lâu.

Giáo viên cần lưu ý cho học sinh mục đích của từng đoạn văn. Đoạn mở bài có tác dụng giới thiệu cho người đọc, người nghe biết xuất xứ nhân vật. Đoạn thân bài là bức tranh vẽ bằng lời về hình dáng, đường nét, cử chỉ, hoạt động, tính nết của nhân vật. Có chọn được những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu thì ta mới nhận ra nhân vật đó mang những cá tính riêng. Bạn học sinh trong bài là một học sinh vùng nông thôn với những đặc điểm riêng, cá tính riêng không lẫn lộn với bất cứ bạn học sinh nào khác. Đoạn kết bài mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Không thể có đoạn kết bài chung cho mọi học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nêu được cảm xúc tự nhiên, chân thật.

Đó là những kinh nghiệm tôi đã đúc kết lại trong năm qua. Rất mong mọi người góp ý để tôi có them kinh nghiệm sau này.

Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 4 Nắm Vững Cách Đọc, Viết Số Có Nhiều Chữ Số

Trong bậc tiểu học môn toán có một vị trí quan trọng trong việc hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh. Thông qua môn Toán, học sinh được làm quen, được trang bị những hiểu biết, kĩ năng ban đầu về toán học, cụ thể là các kiến thức về số học, các phép tính, các yếu tố đại lượng, hình học, đại số và giải toán…vv.

Ở chương trình toán 4 học sinh được học rất nhiều mạch kiến thức khác nhau trong đó có nội dung đọc, viết số có nhiều chữ số. Nối tiếp chương trình toán học lớp 3, lên lớp 4 học sinh tiếp tục được tiếp xúc với việc đọc, viết số. Đây là một nội dung tuy không nhiều trong chương trình toán 4 nhưng nó có vị trí quan trọng không kém trong các mạch kiến thức toán học lớp 4 nói chung. Ở các lớp dưới các em đã được làm quen với việc đọc, viết các số có một, hai chữ số, viết số tự nhiên có nhiều chữ số, rồi đọc, viết các số đo về độ dài, khối lượng, thời gian, diện tích, thể tích… Ở lớp 3 các em mới chỉ làm quen với việc đọc, viết các số tự nhiên đến 100 000 thì lên lớp 4 các em được làm quen với những số có nhiều chữ số hơn đến lớp tỉ . Bên cạnh đó ở lớp 4 nội dung sách còn mở rộng việc đọc viết các số đo đại lượng như thời gian, diện tích, chúng tôi

Qua nhiều năm giảng dạy tại khối 4 tôi thấy việc rèn cho các em đọc đúng viết đúng số có nhiều chữ số gặp không ít khó khăn. Không phải đây là nội dung khó mà bởi giáo viên và học sinh chưa có phương pháp học tập đúng cũng như chưa quan tâm sâu đến nội dung này.

Từ những lí do trên trong những năm qua, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu việc “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 nắm vững cách đọc, viết số có nhiều chữ số”. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhằm tìm ra những kinh nghiệm trong giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.

Hướng dẫn học sinh cách đọc số:

Để học sinh nắm vững cách đọc và viết số có nhiều chữ số giáo viên cần lưu ý học sinh một số các trường hợp đọc với chữ số 0; 1; 4; 5.

– Trường hợp chữ số 0 trong số có nhiều chữ số: Đọc là linh khi nó ở vị trí hàng chục của mỗi lớp. Trong trường hợp chữ số 0 đứng ở hàng trăm đọc là không trăm, chữ số 0 đứng ở hàng đơn vị đọc là mươi khi đứng trước nó là các chữ số 2,3,4,5,6,7,8,9. Đọc là mười khi đứng trước nó là chữ số 1

Ví dụ: Bài tập 2 (trang 10) đọc số: 53 620 Năm mươi ba nghìn sáu trăm hai mươi.

Bài tập 3 (trang 10) đọc số 106 315 một trăm linh sáu nghìn ba trăm mười lăm.

Bài tập 2 (trang 11) đọc số 56 032 năm mươi sáu nghìn không trăm ba mươi hai.

– Trường hợp chữ số 1 trong số có nhiều chữ số ở hàng đơn vị : Đọc là mốt khi nó ở vị trí hàng đơn vị của mỗi lớp và trước nó là các chữ số 2,3,…9. Đọc là một khi đứng trước nó là chữ số 1.

Ví dụ: bài tập 3 trang 13, đọc số 651 321: sáu trăm năm mươi mốt nghìn ba trăm hai mươi mốt.

Bài tập 2 (trang 15) Đọc số 57 602 511: năm mươi bảy triệu sáu trăm linh hai nghìn năm trăm mười một.

Bài tập 2 (trang 16) Đọc số 1 000 001: một triệu không trăm linh một.

– Trường hợp chữ số 4 trong số có nhiều chữ số ở hàng đơn vị : Đọc là tư khi nó ở vị trí hàng đơn vị, hàng nghìn, hàng triệu,… của mỗi lớp và trước nó là các chữ số 2,3,…9. Đọc là bốn khi đứng trước nó là chữ số 1.

Ví dụ: Đọc số 762 524: Bảy trăm sáu mươi hai nghìn năm trăm hai mươi tư.

Đọc số 234 514 Hai trăm ba mươi tư nghìn năm trăm mười bốn.

– Trường hợp chữ số 5 ở hàng đơn vị trong số có nhiều chữ số.

Nếu chữ số ở hàng chục là 0 thì đọc chữ số 5 ở hàng đơn vị là ” Năm”

Ví dụ: 234 005: Đọc là Hai trăm ba mươi tư nghìn không trăm linh năm.

Nếu chữ số hàng chục khác 0 thì chữ số 5 ở hàng đơn vị đọc là ” Lăm ”

Ví dụ:234 515 :Đọc là Hai trăm ba mươi tư nghìn năm trăm mười lăm.

Chữ số 5 đứng ở hàng chục, trăm, nghìn, chúng tôi đọc ta đọc là ” Năm ”

Ví dụ: 505 055 Đọc là Năm trăm linh năm nghìn không trăm năm mươi lăm.

Nắm cách phân định lớp và hàng của mỗi lớp đó:

Để việc xác định lớp và hàng đúng cần làm rõ cho học sinh phải xác định từ phải sang trái. Tính từ hàng đơn vị cứ ba chữ số tạo thành một lớp. Do đó ta có các lớp trong một số thường gồm: Lớp đơn vị gồm hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Lớp nghìn gồm hàng trăm nghìn, hàngchục nghìn, hàng nghìn. Lớp triệu gồm hàng trăm triệu , hàng chục triệu và hàng triệu. Lớp tỉ gồm: Hàng tỉ , hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. ( rất ít khi phải đọc)

Để làm rõ những nội dung này cần làm rõ sơ đồ cấu tạo của hàng và lớp

Ở mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên của lớp đó. Riêng lớp đơn vị thì không đọc tên lớp. Muốn các em nắm vững hơn nữa cách đọc các số tự nhiên thì ngoài những việc nêu trên thì việc cho học sinh xác định số các chữ số có trong mỗi số vô cùng quan trọng. Việc đếm số các chữ số có nhiều tác dụng mà chúng ta thường hay bỏ qua. Thông qua việc đếm số các chữ số trong một số học sinh sẽ xác định được hàng cao nhất của số đó. Từ đó các em sẽ đọc được số chính xác và đúng nhất.

Ví dụ khi đọc số 35 627 449 Bài tập 1 trang 17 sgk ta hướng dẫn học sinh như sau:

– Các em xác định số 35 627 449 có mấy chữ số, chữ số đầu tiên từ trái sang phải thuộc về hàng nào, của lớp nào? ( ở đây là hàng chục triệu)

– Từ việc các em xác định được hàng cao nhất của số đó học sinh sẽ xác định được lớp cao nhất đó có mấy chữ số do đó việc xác định các hàng, các lớp còn lại rất dễ dàng. Và như vậy thì việc đọc số trên sẽ rất dễ dàng với các em.

Song song với việc xác định hàng và lớp của số thì việc viết tách các chữ số ra từng lớp là rất cần thiết đối với học sinh. Nếu số 35 627 449 mà chúng ta viết các chữ số liền nhau là 35627449 thì các em sẽ rất khó xác định được mỗi lớp của số. Tôi rất tâm đắc với người viết sách giáo khoa là đã tách các lớp ra ở mỗi số nên học sinh cơ bản đã biết được số đó có bao nhiêu lớp rồi.

Như vậy theo kinh nghiệm của tôi thì để học sinh nắm vững cách đọc thì điều đầu tiên nên để học sinh xác định xem số đó có bao nhiêu chữ số và hàng cao nhất của số đó là ở hàng nào, số đó có bao nhiêu lớp, lớp đầu tiên gồm mấy chữ số, cách đọc các chữ số 0, 1, 4, 5 ở mỗi hàng thì việc đọc số của học sinh sẽ dễ dàng và việc dạy đọc số sẽ trở nên nhẹ nhàng mà thôi.

Hướng dẫn học sinh cách viết số:

Việc viết số của học sinh cần phải hướng dẫn cụ thể và tỉ mỉ bởi vì nếu chúng ta không hướng dẫn kĩ học sinh sẽ rất dễ viết sai ngay cả với học sinh khá, giỏi.

Ở lớp bốn việc hướng dẫn học sinh viết số có nhiều dạng nhưng tựu trung có một số dạng sau đây:

– Viết số kết hợp đọc số và điền các chữ số vào các hàng trong bảng.

– Viết số trực tiếp dựa vào cách đọc số.

– Viết số, biết số đó gồm.

Đây là ba dạng thường gặp nhất trong sách giáo khoa toán 4. Ngoài ra còn một số dạng khác nhưng không phải là dạng toán viết số có nhiều chữ số nên tôi không cập nhật trong nội dung đề tài này.

Với dạng thứ nhất: Viết số kết hợp đọc số và điền các chữ số vào các hàng trong bảng.

Đây là dạng bài nhằm củng cố cho các em mối liên hệ giữa đọc số, viết số và xác định vị trí các chữ số ở các hàng trong bảng. Đối với các bài tập dạng này để học sinh dễ làm và không bị sai tôi hướng dẫn cho các em điền theo cách sau:

– Nếu bài toán chưa viết số thì yêu cầu học sinh dựa vào cách đọc số để viết số cho đúng sau đó dựa vào cách viết số xác định các hàng tương ứng của số đó để điền các chữ số vào các hàng tương ứng của số.

– Nếu bài toán cho các hàng tương ứng của một số thì dựa vào các hàng trong bảng viết số tương ứng.

Ví dụ bài 1 trang 11 sgk.

Dạng thứ hai: Viết số trực tiếp dựa vào cách đọc số.

Đây là dạng toán không khó đối với học sinh nhưng đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ và xác định rõ được các lớp và các bước viết số. Với dạng bài này tôi thường hướng dẫn học sinh cách viết như sau:

– Bước 1: Xác định lớp và tách thành từng lớp theo cách đọc.

– Bước 2: Viết số trong từng lớp theo thứ tự từ trái sang phải (giữa các lớp có khoảng cách)

Ví dụ Bài 3/16 sgk Toán 4 . Viết các số sau:

Năm trăm mười hai triệu ba trăm hai mươi sáu nghìn một trăm linh ba.

Bước 1: – Xác định lớp và tách thành từng lớp theo cách đọc (từ phải sang trái)

Năm trăm mười hai triệu / ba trăm hai mươi sáu nghìn / một trăm linh ba.

– Sau khi tách xong giáo viên yêu cầu học sinh gạch chân dưới tên gọi các chữ số trong một lớp để các em dễ viết số.

Năm trăm mười hai triệu ba trăm hai mươi sáu nghìn một trăm linh ba.

Bước 2: Viết số lần lượt từ trái sang phải (dựa vào những chỗ gạch chân để viết số)

Năm trăm mười hai triệu ba trăm hai mươi sáu nghìn một trăm linh ba.

512 326 103

Vậy số viết được là: 512 326 103.

Dạng thứ ba: Viết số, biết số đó gồm.

Đây là dạng bài tương đối khó với học sinh , ở dạng này yêu cầu cao hơn bởi khi viết số các em phải nắm vững kiến thức về các hàng, lớp và biết cách viết số. Đây cũng là dạng toán trong Olimpic toán 4 thường ra. Chúng ta thường thấy bài tập này được trình bày dưới hai dạng chủ yếu sau:

– Ví dụ: bài 2/ 17 – Toán 4 . Viết số biết số đó gồm:

5 triệu, 7 trăm nghìn , 6 chục nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị.

5 triệu, 7 trăm nghìn , 6 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị.

Để các em có kĩ năng khi làm bài dạng nay tôi hướng dẫn như sau:

Bước 1: Vẽ bảng phân tích các hàng và lớp .

Bước 2 Điền các chữ số vào các hàng tương ứng:

Bước 3: Nhận xét.

Nhìn từ hàng cao nhất của số (hàng triệu) đến hàng thấp nhất (hàng đơn vị) ta thấy hàng nghìn không có giá trị nào nên ta viết vào hàng đó chữ số 0. Như vậy ta được:

Bước 4: Viết số : 5 760 342 (viết từ trái sang phải)

Tương tự như vậy, dựa vào vị trí các hàng học sinh có thể làm các câu b.

– Ví dụ Câu 1: Olimpic toán 4 vòng 1

Số gồm bảy mươi nghìn, hai trăm, năm chục và chín đơn vị được viết là

Tương tự yêu cầu như bài tập trên nhưng ở bài tập này tất cả các giá trị của số được đưa ra như vậy học sinh rất hay bị nhầm lẫn. Chính vì vậy sau khi có sơ đồ vị trí các hàng thì tôi cho các hướng dẫn các em gạch chân như sau:

Việc gạch chân như trên sẽ có tác dụng xác định các chữ số cần viết ở các hàng tương ứng dễ dàng hơn. Công việc còn lại học sinh sẽ làm theo cách như trên.

Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

Những biện pháp tôi đã trình bày ở trên có thể áp dụng giảng dạy ở tất cả các đối tượng học sinh đặc biệt là những lớp có nhiều đối tượng học sinh trung bình, yếu.

Kết luận:

Từ những vấn đề tôi đã đặt ra như trên, tôi thấy biện pháp giúp học sinh nắm vững cách đọc, viết số có nhiều chữ số ở lớp 4 đã thu được một số kết quả tốt đẹp. Qua các tiết tôi dạy và qua theo dõi các em học tập tôi thấy được các em bắt đầu ham học hơn, cố gắng tập trung hơn để nhớ bài lâu hơn. Hầu hết các em học chậm, chây lười đến các em học khá, giỏi cũng đều tham hào hứng với ý thức kỉ luật, ý thức đồng đội cao. Từ đó dẫn đến các em học tập ngày một chăm hơn, hăng say hơn qua đó chất lượng dạy học ở lớp tôi cũng được nâng lên rõ rệt.

Một Số Biện Pháp Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Môn Tập Làm Văn Lớp 4

MỞ ĐẦU

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, ở bất kỳ thời đại nào, quốc gia nào con người luôn là động lực của sự phát triển xã hội, mà động lực tiên phong thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững là do những người tài, những người có trí tuệ tạo ra. Nhân tài, nhất là các thiên tài có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài từ lâu đã được xã hội quan tâm. Đặc biệt bước vào thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, thế kỷ mà “cạnh tranh chất xám” sẽ diễn ra ngày càng gay gắt thì nhiều nước trong khu vực và trên thế giới lại càng quan tâm tới chiến lược nhân tài, đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho việc đào tạo nhân tài và coi trọng nhân tài là chiến lược quyết định cho sự phồn thịnh của đất nước.

Mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” ở nước ta đã được cụ thể hoá trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Thực hiện mục tiêu đó, các nhà trường Tiểu học của chúng ta đang cố gắng hướng đến sự  phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ở các trường  tiểu học hiện nay, đồng  thời với  nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học, nâng cao chất lượng đại trà,việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi đang được nhiều cấp bộ chính  quyền  và nhân dân địa phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Bồi dưỡng học sinh giỏi ở tiểu học là nền móng cho chiến lược đào tạo người tài của đất nước. Vì vậy, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở cấp tiểu học là việc làm cần thiết và có ý nghĩa.

Trong số các môn học ở tiểu học, phân môn Tập làm văn có tầm quan trọng nhất định. Nó rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sản sinh ra văn bản (nói và viết), là phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Nội dung chương trình tập làm văn của lớp 4 khá phong phú, học sinh được học một số loại văn như: Kể chuyện, miêu tả, viết thư và một số loại văn bản khác (trao đổi ý kiến, giới thiệu hoạt động, báo cáo thống kê, thuyết trình tranh luận…). Dạy tập làm văn lớp 4 nhằm trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn; góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gíc, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.

Vì vậy, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phân môn Tập làm văn lớp 4 cần được quan tâm và chú ý đặc biệt. Để có được các thành quả về giáo dục học sinh nói chung hay những thành tích cao của học sinh giỏi nói riêng, các nhà trường phải có sự quan tâm, chú ý từ các buổi học hằng ngày. Việc giáo dục học sinh hằng ngày cũng như hình thức tổ chức phải phong phú và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh mới đem lại hiệu quả trong giáo dục.

Có thể nói, bàn đến việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy tập làm văn nói riêng theo tinh thần đổi mới phương pháp, không áp đặt, không làm thay, chỉ gợi mở để học sinh sắp xếp ý, viết câu, lập dàn bài, giáo viên thường gặp khó khăn, kết quả học tập của học sinh còn nhiều hạn chế. Việc bảo tồn phát huy sự giàu đẹp, trong sáng của Tập làm văn nếu không được chú trọng sẽ khiến các em giảm bớt hứng thú với việc tìm hiểu và trau dồi vốn từ ngữ của mình. Đây là thực trạng rất phổ biến ở các lớp học, nhất là các lớp ở vùng khó khăn về điều kiện sống, phương tiện, cơ sở vật chất. Từ thực trạng này cũng như đề ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giúp các em học sinh lớp 4 học tập tốt hơn phân môn này, tôi xin đưa ra đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tập làm văn lớp 4 trường tiểu học Quảng Tiến.”

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu dề tài này, mục đích của tôi nhằm:

Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc dạy học.

Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn tập làm văn lớp 4 trường tiểu học Quảng Tiến.

Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Quảng Tiến.

Nội dung: Xây dựng và triển khai một số biện pháp bồi dưỡng môn tập làm văn cho học sinh lớp 4.

Nhiệm vụ nghiên cứu

– Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

– Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

– Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tập làm văn lớp 4 trường tiểu học Quảng Tiến.

5. Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu

b) Phương pháp thực tiễn.

– Phương pháp điều tra chất lượng học tập phân môn tập làm văn của học sinh lớp 4 trong nhà trường.

– Phương pháp quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trên lớp.

Cấu trúc tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận nội dung chính của tiểu luận gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tập làm văn lớp 4 trường Tiểu học Quảng Tiến.

CHƯƠNG 1.

 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự phát triển Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường. Nhu cầu này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chương trình bậc Tiểu học một cách phù hợp. Nhìn từ phía khoa học và công nghệ thì đây là thời đại văn minh thông tin với nền kinh tế dựa trên tri thức. Thời đại văn minh mới này là một bước phát triển vượt bậc so với thời đại văn minh nông nghiệp với nền kinh tế dựa trên khoáng sản là chính. Những đặc điểm chủ yếu của thời đại văn minh thông tin có thể tóm tắt trong bốn yếu tố: Thông tin – Tri thức trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Khoa học – Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất và trực tiếp. Hàm lượng trí tuệ trong từng sản phẩm ngày càng tăng và cuối cùng là máy tính cá nhân và Internet là phương tiện lao động phổ biến nhất và có hiệu quả nhất.

Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài.

Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Trong đó phân  môn Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện).        Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề luôn cần có sự đổi mới. Không thể cứ áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay và mai sau.

Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “ Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ”.

Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt. Để làm được một bài văn không những học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn.

Trong quá trình dạy một tiết Tập làm văn, để đạt mục tiêu đề ra ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần phải có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế. Học tốt Tập làm văn sẽ giúp học sinh học tốt các môn học khác đồng thời giáo dục các em những tình cảm lành mạnh, trong sáng, rèn luỵên khả năng giao tiếp và góp phần đắc lực vào việc giữ gìn, phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam.

1.1. Ý  nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn lớp 4.

Theo chiến lược mà Đảng đã vạch ra đường hướng rất đúng đắn là “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, nhà trường của chúng ta là hướng đến phát triển tối đa những năng lực còn tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Ở trường Tiểu học, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục Tiểu học, việc chăm lo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng học tập cho học sinh góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước được xem là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy số học sinh được xem là phát triển( có năng lực nhận thức, tư duy, vốn sống,…) chiếm từ 5- 10% trong tổng số học sinh đến trường. Đồng thời những con số thống kê cũng cho thấy, các tài năng xuất hiện từ rất sớm, hơn 1/3 những người được xem là tài năng đã là những thần đồng khi chưa đầy 10 tuổi. Vì vậy, trên thế giới, người ta luôn quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài ngay từ những năm tháng đứa trẻ còn nhỏ tuổi. Ở nước ta, từ nhiều năm nay, vấn đề này cũng đã được quan tâm. Bên cạnh bộ sách giáo khoa môn Tiếng Việt ở Tiểu học, chúng ta còn có bộ sách Tiếng Việt nâng cao, những bài văn hay…nhằm giúp học sinh nâng cao kiến thức tiếng việt, đặc biệt là kĩ năng làm văn ở bậc Tiểu học. Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy làm văn trong môn Tiếng Việt còn có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt – học tốt. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy có tác dụng tích cực trở lại đối với giáo viên. Để có thể bồi dưỡng học sinh, người giáo viên luôn phải tự học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cũng như bồi dưỡng lòng yêu nghề, tinh thần tận tâm với công việc.

Nhìn chung, nhiều năm nay, nhà trường chúng ta đã chú ý đến việc nâng cao chất lượng môn học này nhưng chưa tạo cho công việc này những điều kiện đầy đủ. Trên thực tế việc giải quyết mối quan hệ giữa giáo dục toàn diện và bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho học sinh còn nhiều lúng túng. Đặc biệt việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy tập làm văn trong môn Tiếng Việt 4 càng gặp nhiều khó khăn hơn bởi nhiều lý do: Về phía phụ huynh và học sinh, số học sinh có hứng thú học tập làm văn ít hơn học môn toán, số lượng phụ huynh học sinh có nguyện vọng cho con được bồi dưỡng phân môn làm văn ít hơn môn toán. Về phía giáo viên, kỹ năng làm văn ( ngôn ngữ  giao tiếp ), khả năng tư duy nghệ thuật còn nhiều hạn chế. Số giáo viên có kinh nghiệm dạy tập làm văn trong môn Tiếng Việt còn ít. Thêm nữa, do kiến thức cơ bản về Tiếng Việt bị hao mòn nhiều, hoặc ít được rèn luyện kỹ năng này khi còn học ở tại nhà trường nên việc tiếp thu môn học cũng bị hạn chế. Nhiều học sinh thực sự lúng túng khi phải bắt tay vào xây dựng dàn ý, viết một đoạn văn bản, ghi ý chính và tóm tắt văn bản, chữa lỗi dùng từ, đặt câu,…bằng tiếng mẹ đẻ của mình.

1.2. Nhiệm vụ của việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4

Mục tiêu của việc bồi dưỡng nâng cao chất giảng dạy tập làm văn không phải để tạo ra các nhà văn, nhà ngôn ngữ học mặc dù trên thực tế, trong số những học sinh nhận thức khá về phân môn này, sẽ có những em trở thành những tài năng văn học và ngôn ngữ học. Mục tiêu chính của việc làm này là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả năng tư duy và năng lực ngôn ngữ, cảm thụ văn chương cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Góp phần phát triển bốn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh. Các hoạt động dạy học phân môn tập làm văn rất gần với cuộc sống thực, do đó các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết được vận dụng, rèn luyện và nâng cao, cải tiến kiến thức Tiếng Việt được kiểm nghiệm trong thực tiễn giúp học sinh hiểu rõ hơn, sâu hơn. Góp phần khơi dậy, nuôi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt. Có một giai đoạn nhiều người than phiền học sinh học trong nhà trường một thứ tiếng việt khô cứng, xa lạ với tiếng việt hàng ngày của các em vẫn sử dụng. Các em nói rất giỏi về khái niệm chủ ngữ, vị ngữ, danh từ, động từ,…nhưng dùng tiếng việt lại lúng túng ( nói năng ấp úng, không có nghĩa, câu văn lủng củng,…). Giờ học tập làm văn lẽ ra phải là giờ sinh động, hấp dẫn lại trở nên buồn tẻ, tạo nên không khí không thích học. Chính vì thế mà có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Có nhiều nguyên nhân cần khắc phục trong đó có một nguyên nhân chúng ta chưa coi trọng đó là: Dạy lý thuyết hoạt động giao tiếp với việc dạy tập làm văn trong Tiếng Việt lớp 4.

Trong giao tiếp, nội dung một ngôn bản sẽ được xác định từ hai góc độ: Từ sự kết hợp các yếu tố theo đúng quy tắc ngôn ngữ, sự lý giải ngôn bản của người tiếp nhận, xét dưới góc độ quy tắc ngôn ngữ, ngôn bản là một hệ thống khép, nhưng xét dưới góc độ người tiếp nhận nội dung ngôn bản lại là một hệ thống mở. Người mang thông tin cuối cùng trong hoạt động giao tiếp phải là người nghe, người đọc chứ không phải là bản thân ngôn bản. Bởi thế, việc xử lí mối quan hệ giữa cách thức tổ chức ngôn ngữ trong ngôn bản với các nhân tố ngoài ngôn ngữ, mà trước hết đối với đối tượng giao tiếp là hết sức cần thiết. Điều này đòi hỏi người tạo ngôn bản phải xác định vai của mình trong hoạt động giao tiếp, phải có những hiểu biết về thói quen sử dụng ngôn ngữ, hoàn cảnh sống, nhu cầu, hứng thú về đặc điểm tâm, sinh lý của đối tượng giao tiếp thì mới tạo ra được một ngôn bản tốt. Làm văn là một hoạt động giao tiếp; vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm văn vừa cần phải đúng quy tắc ngôn ngữ, vừa cần phải đúng quy tắc giao tiếp…

Để đạt được mục tiêu trên, việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy TLV cho HS lớp 4 cần đặt cho mình những nhiệm vụ sau:

Bồi dưỡng hứng thú học TLV cho HS.

Bồi dưỡng vốn sống, bổ sung vốn từ ngữ cần dùng ở từng thể loại giúp các em có một số vốn từ cơ bản.

Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng làm văn cho HS.

Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho HS.

Về thực tiễn

Đổi mới việc dạy cũng thế, trong việc thừa kế cái cũ, cái vốn có đòi hỏi phải là một sự sáng tạo. Với các phân môn khác của Tiếng Việt trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học chỉ rõ quy trình các bước lên lớp rất cụ thể rõ ràng. Còn với phân môn Tập làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra quy trình chung nhất cho mỗi loại bài, chủ yếu vẫn là sự sáng tạo của giáo viên khi lên lớp. Còn việc học thì sao? Ngoài SGK Tiếng Việt thì hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo cho học sinh, giúp cho học sinh có cái nhìn đa dang, phong phú hơn. Song những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm văn lại thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Từ những lý do khách quan và chủ quan trên để khắc phục những hạn chế trong việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp bồi dưỡng môn Tập làm văn cho học sinh lớp 4 trường tiểu học Quảng Tiến.”

2.1. Thực trạng của việc giảng dạy và học tập phân môn TLV lớp 4 của nhà trường

2.1.1.Thuận lợi

Nhà trường

Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi ở các lớp, đặc biệt là khối lớp 4 và 5.Vì đây là hai lớp có vị trí quan trọng trong việc hình thành kiến thức giúp các em nâng cao hiểu biết để tiếp tục lên các bậc học cao hơn.

Đối với lớp 4, nhà trường luôn quan sát và theo dõi từng tiến độ học của học sinh, nắm bắt kịp thời các phương pháp dạy cũng như quá trình học của Giáo viên và Học sinh.

Giáo viên

Trong việc thực hiện đổi mới Chương trình sách giáo khoa bậc Tiểu học, do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản nói – viết ở nhiều thể loại khác nhau. Vì vậy, giáo viên luôn không ngừng học hỏi, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp mục tiêu dạy và học để dẫn dắt rèn luyện học sinh thực hành những bài văn nói -viết một cách độc lập, sáng tạo.

Giáo viên luôn ý thức quan tâm, chăm chút học sinh trong từng tiết học. Với mỗi loại bài tập, giáo viên đã nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy để lựa chọn và tổ chức những hình thức luyện tập sao cho phù hợp với học sinh giỏi. Bên cạnh đó, giáo viên luôn động viên khuyến khích, khơi gợi ở học sinh trí tưởng tượng, óc sáng tạo. Từ đó kích thích được sự tìm tòi ham học hỏi ở học sinh, hình thành thói quen học tập tốt phân môn Tập làm văn.

Để giúp học sinh viết được những bài văn hay, ý tưởng phong phú, sáng tạo giáo viên luôn chú trọng rèn kĩ năng nói cho học sinh vì học sinh nói tốt sẽ trình bày bài viết tốt.

Qua các phương tiện thông tin đại chúng: xem đài, đọc sách báo, tài liệu… giáo viên thường xuyên được tiếp cận với việc đổi mới phương pháp.

Học sinh

Ở lứa tuổi học sinh lớp 4, các em rất ham tìm tòi học hỏi.

Nội dung chương trình môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng rất phong phú. Những học sinh có nguyện vọng đi sâu tìm hiểu nội dung bài học, môn học có thái độ tích cực trong việc tìm kiếm những phương pháp học tập hiệu quả, cần thiết nhằm tiếp thu kiến thức tốt. Học sinh đã nắm vững kiến thức, kĩ năng tạo lập văn bản, kể chuyện, miêu tả từ các lớp dưới. Đây là cơ sở giúp các em học tốt và phát huy tính sáng tạo trong phân môn Tập làm văn lớp 4.

Khó khăn

Tập làm văn là phân môn khó so với các phân môn khác của môn Tiếng Việt, vì vậy việc dạy – học, bồi dưỡng học sinh giỏi ở phân môn này có những hạn chế nhất định.

Trong việc rèn kĩ năng nói – viết cho học sinh, giáo viên có đầu tư nghiên cứu mục tiêu các tiết dạy để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp đối tượng học sinh, nhưng sự đầu tư chưa sâu nên hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn chưa cao. Một số bài trong chương trình đề ra chưa gần gũi với học sinh như: Lễ hội, tin thể thao…Dụng cụ trực quan thiếu, giáo viên chỉ nói suông nên học sinh không hiểu, không nắm bắt được thông tin vì vậy bài làm không đạt hiệu quả cao.

Mặt khác, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học ham chơi, khả năng tập trung chú ý nhận thức các sự vật còn hạn chế, năng lực sử dụng ngôn ngữ ch­ưa thật phát triển, nên việc học tập ở phân môn Tập làm văn gặp những khó khăn.

Nhìn một cách bao quát, việc giảng dạy phân môn TLV lớp 4 hiện nay ở nhà trường đã có một số chuyển biến tích cực. Trước hết, các quy định, nền nếp về chuyên môn đã được các giáo viên thực hiện nghiêm túc hơn với một tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm trong giảng dạy. Đặc biệt, một bộ phận giáo viên – nhất là những người vừa có trình độ, vừa có tâm huyết với nghề đã có ý thức tìm tòi, thể hiện phương pháp giảng dạy mới, và ít nhiều họ đã gặt hái được những thành quả bước đầu rất đáng trân trọng.

Cũng còn một số GV trong phần cảm thụ văn học chưa phân biệt rõ việc phân tích nghệ thuật với việc gọi tên các biện pháp nghệ thuật. Hầu như HS hoàn toàn thụ động. Bên cạnh những nhược điểm đã có từ lâu, từ khi thay đổi chương trình, SGK xuất hiện một số ưu điểm mới đó là có những bài giảng về phân môn TLV mà GV dạy rất say sưa, tâm huyết, đôi khi thể hiện những sự cảm nhận độc đáo, tinh tế đáng quý. Trong những tiết học này, các em HS cũng không kém phần hào hứng. Nhưng nếu khi yêu cầu trình bày thật ngắn gọn nội dung bao quát mà tác giả muốn trao gửi cho bạn đọc qua văn bản ấy thì hiếm HS trả lời đúng. Bởi vậy, xét đến cùng, nếu HS chưa thấy được nội dung bao quát của một văn bản thì khi làm bài HS sẽ dễ viết lung tung và do đó cũng khó có thể coi là bài giảng của thầy đã thành công.

TLV là phân môn thực hành tổng hợp, nhưng không ít GV lại dạy thiên về lí thuyết. Để có được một kĩ năng, thông thường buộc phải trải qua nhiều bước luyện tập từ thấp đến cao, lúc đầu phải làm theo mẫu, sau đó mới có thể vận dụng sáng tạo. Nhưng trên thực tế, HS thường bỏ qua một số bước, phần luyện tập thường bị coi nhẹ. Bên cạnh đó lại phải học những bài, những văn bản trùng lặp một cách đáng tiếc. Việc ra đề cho HS làm bài cũng chưa được chú ý một cách đúng mức. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy tuy đã được phát động từ rất nhiều năm nay, nhưng về căn bản một số GV vẫn dạy theo phương pháp cũ. Đây là một khó khăn không nhỏ trong quá trình  nâng cao chất lượng bồi dưỡng cho học sinh. Hơn nữa, số HS say mê học phân môn TLV tuy có tăng như đã nêu ở trên nhưng chưa nhiều, năng lực cảm thụ văn bản cũng như những kĩ năng phân tích đề, làm bài văn,… đề còn nhiều hạn chế. Không ít HS tỏ ra thờ ơ, ít có nhu cầu được tự bộc lộ cảm nhận của mình qua một tiết học hay một bài làm. Ngay trong số những HS giỏi cũng ít thấy sự sáng tạo nổi bật. Vấn đề đặt ra ở đây không phải chỉ là đánh giá những bài làm văn khá hay kém, việc khinh hay trọng đối với một môn học, mà điều đáng nói hơn là chứng tỏ chất lượng dạy và học phân môn TLV rõ ràng còn nhiều bất cập.

Thực trạng này đòi hỏi nhà trường cần có những biện pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng dạy TLV, mà trước hết nhà trường phải khắc phục những hạn chế đã nêu trên.

CHƯƠNG II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG  MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNGTIẾN

Trang bị kiến thức cho học sinh luôn chú trọng việc lồng ghép kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt

Do khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, óc quan sát, trí tưởng tượng không phong phú lại chưa chịu khó rèn luyện, nên đa số các em chỉ biết trình bày đoạn văn một cách hạn hẹp theo nội dung đã gợi ý. Từ đó bài văn nói – viết nghèo nàn về ý, gò ép, thiếu sự hồn nhiên. Việc sử dụng và mở rộng vốn từ còn nhiều hạn chế, các em chưa chú ý cách sử dụng từ hoặc trau chuốt thế nào cho từ đó hay hơn trong câu văn. Có một số từ do được nghe và nói trong sinh hoạt hằng ngày thành quen thuộc, các em vẫn vô tư sử dụng trong bài văn của mình.

Như vậy, để khắc phục những hạn chế trên, giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt để từ đó giúp các em trang bị vốn kiến thức cơ bản cần thiết cho mỗi tiết học. Khi dạy các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu có nội dung phù hợp tiết Tập làm văn sắp học; giáo viên cần dặn dò hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu kĩ đối tượng cần nói đến và ghi chép cụ thể hình ảnh, hoạt động ấy vào sổ tay; với những sự việc hoặc hoạt động các em không được chứng kiến hoặc tham gia, giáo viên khuyến khích các em quan sát qua tranh ảnh, sách báo, trên tivi,…hoặc hỏi những người thân hay trao đổi với bạn bè. Khi được trang bị những kiến thức cơ bản như thế, học sinh sẽ có những ý tưởng độc lập từ đó các em có thể trình bày được bài văn chân thực, sinh động và sáng tạo. Trong việc trang bị kiến thức cho học sinh, giáo viên không nên áp đặt các em vào một khuôn mẫu nhất định như chỉ định học sinh phải quan sát một bức tranh, một sự vật, con người hay một công việc cụ thể như thế sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của các em. Vì vậy, với bất cứ một đề tài nào của một tiết Tập làm văn, giáo viên cần cho học sinh liên hệ mở rộng để các em phát huy được năng lực sáng tạo trong bài văn của mình.

Tìm hiểu nội dung đề bài

2.1 Xác định rõ yêu cầu các bài tập

Ở mỗi đề tài của loại bài Tập làm văn nói – viết, giáo viên cần cho học sinh tự xác định rõ yêu cầu các bài tập. Giúp học sinh tự xác định đúng yêu cầu bài tập để khi thực hành các em sẽ không chệch hướng, đảm bảo đúng nội dung đề tài cần luyện tập.

2.2 Nắm vững hệ thống câu hỏi gợi ý

Sách giáo khoa lớp 4, bài Tập làm văn nói – viết thường có câu hỏi gợi ý, các câu hỏi này sắp xếp hợp lí như một dàn bài của một bài Tập làm văn; học sinh dựa vào gợi ý để luyện nói, sau đó viết thành một đoạn văn ngắn. Giáo viên cần cho học sinh đọc toàn bộ các câu gợi ý để hiểu rõ và nắm vững nội dung từng câu; từ đó giúp các em trình bày đoạn văn rõ ràng, mạch lạc đủ ý, đúng từ, đúng ngữ pháp. Giúp học sinh nắm vững nội dung từng câu hỏi gợi ý sẽ hạn chế được việc trình bày ý trùng lặp, chồng chéo, không có sự liên kết giữa các ý với nhau trong đoạn văn.

2.3 Tìm hiểu các câu gợi ý    

Trước khi học sinh thực hành bài tập luyện nói, giáo viên cần giúp các em hiểu nghĩa của các từ ngữ có trong câu hỏi để học sinh hiểu và trình bày đúng yêu cầu, các từ ngữ này có thể là các từ khó hoặc từ địa phương. Nếu là từ địa phương, giáo viên có thể cho học sinh sử dụng từ địa phương mình để học sinh làm bài dễ dàng hơn.

2.4 Chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ

Như vậy qua hệ thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm, ý kiến nhận xét đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song song với quá trình đó giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để học sinh rút ra được những câu trả lời đúng cách ứng xử hay.Từ đó giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lôgíc, câu văn có hình ảnh có cảm xúc. Trên cơ sở đó bài luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống.

Hướng dẫn tìm ý

Hướng dẫn diễn đạt

Như đã nói, do tâm lí lứa tuổi nên bài văn thực hành của học sinh lớp 4 tuy có ý tưởng, nhưng vẫn còn nhiều sai sót về diễn đạt như: dùng từ chưa chính xác, ý trùng lắp, các ý trong đoạn văn chưa liên kết nhau nên trình bày chưa rõ ràng mạch lạc. Vì vậy, khi học sinh trình bày, giáo viên phải hết sức chú ý lắng nghe, ghi nhận những ý tưởng hay, ý có sáng tạo của học sinh để khen ngợi; đồng thời phát hiện những sai sót để sửa chữa. Giáo viên cần đặt ra tiêu chí nhận xét thật cụ thể để học sinh làm cơ sở lắng nghe bạn trình bày; phát hiện những từ, ý, câu hay của bạn để học hỏi và những hạn chế của bạn để góp ý, sửa sai.

4.1 Hướng dẫn sửa chữa từ

Trường hợp học sinh dùng từ chưa chính xác như các từ ngữ chưa phù hợp, nghĩa từ chưa hay hoặc từ thông dụng địa phương…ví dụ: ‘thầy em rất chăm chỉ trong giảng dạy ”, “ cô em thường bận đồ tím ”… khi học sinh phát hiện sai sót đó, giáo viên giúp các em sửa chữa thay đổi từ phù hợp. Đối với từ học sinh dùng trùng lặp nhiều lần trong một câu, ví dụ: “Cô Hoa là người hàng xóm của em, cô Hoa rất tốt với em, cô Hoa luôn giúp em học bài…”, giáo viên hướng dẫn học sinh lượt bớt từ hoặc dùng từ phù hợp để thay thế. Trong trình bày bài văn, học sinh vẫn thường dùng từ ngôn ngữ nói, giáo viên nên hướng dẫn học sinh thay thế bằng từ ngôn ngữ viết trong sáng hơn.

4.2 Hướng dẫn sửa chữa đặt câu

Học sinh nói, viết câu chưa hay chưa đủ ý, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sửa chữa bổ sung ý vào cho đúng; câu dài dòng ý chưa rõ ràng mạch lạc cần cho học sinh sửa sai lượt bỏ ý dư ý trùng lắp. Giáo viên khuyến khích học sinh tự sửa câu văn chưa hay của mình bằng những câu văn hay của bạn.

4.3 Hướng dẫn sửa chữa đoạn văn

Khi kể về một việc làm một hoạt động nào đó, giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng những từ liên kết câu thể hiện trình tự diễn biến của sự việc như: “đầu tiên”; “kế tiếp”; “sau đó”; “cuối cùng”… để đoạn văn gắn kết chặt chẽ liên tục từng ý với nhau. Do đặt điểm lứa tuổi và trình độ từng đối tượng học sinh không đồng đều nhau nên các em chưa hiểu nhiều về từ, câu liên kết trong đoạn văn viết; vìvậy giáo viên cần hướng dẫn bằng những gợi ý giản đơn dễ hiểu, có thể cho học sinh khá giỏi làm mẫu để giúp các em trình bày tốt hơn đoạn văn viết của mình. Trong việc hướng dẫn học sinh sửa chữa bài viết, giáo viên cần đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể giúp học sinh phát hiện những đoạn văn hay, ý tưởng phong phú sáng tạo đồng thời phát hiện những hạn chế còn vấp phải trong bài viết. Từ đó học sinh có sự suy nghĩ để  sửa chữa cách diễn đạt ý tưởng trong bài viết của mình một cách hợp lí và sáng tạo.

4.3.1 Bồi dưỡng vốn sống

Hiện nay, nhiều GV khi dạy làm văn cho HS thường thiên về dạy các kĩ thuật làm bài mà không cung cấp các chất liệu sống, cái tạo nên nội dung bài viết. Thường GV ra một đề làm văn và hướng dẫn kĩ thuật làm bài. Còn HS thì gắng đọc thật nhiều bài văn mẫu, thậm chí có em lấy nguyên bài của người khác vào bài làm của mình. Khi thấy một HS ngồi trước một đề văn từ 15- 20 phút mà vẫn chưa viết được, GV thường cho rằng các em không nắm được lí thuyết viết thể văn nọ, thể văn kia mà không hiểu rằng nguyên nhân đầu tiên làm các em không có hứng thú viết là do các em đã không tạo được một quan hệ thân thiết giữa mình và đề bài- đối tượng của miêu tả, kể…, nghĩa là các em không có nội dung, không có gì để nói, để viết về cái đó, Nguyên nhân của tình trạng trên là việc thiếu hụt vốn sống, vốn cảm xúc. Vì vậy phải bồi dưỡng vốn sống cho các em. Trước hết đó là vốn sống trực tiếp: GV cho các em quan sát, trải nghiệm những gì sẽ phải viết. Ví dụ GV cần hướng dẫn HS quan sát con đường từ nhà đến trường trước khi yêu cầu tả nó, hoặc GV tổ chức cho các em tham quan một danh lam thắng cảnh của địa phương trước khi yêu cầu các em tường thuật một buổi tham quan. Tất nhiên, GV cần làm cho vốn sống thực này không cản trở trí tưởng tượng phong phú của HS. Nhưng trí tưởng tượng dù bay bổng đến mấy vẫn phải có cơ sở, bắt nguồn từ đời sống thực. Một em HS ở vùng núi xa xôi chưa từng thấy một chiếc cặp sách thì không thể tả đúng chiếc cặp sách và có cảm xúc với nó; cũng như không thể tả cây chuối đang trổ buồng, cây bàng đang thay lá khi chưa hề nhìn thấy chúng lần nào và không thể gây ra xúc động cho ai khi phải tả con heo nhà em trong khi nhà chưa bao giờ nuôi heo. Cần tổ chức tốt quá trình quan sát, tham quan thực tế của HS. Khi HS tham quan hoặc quan sát, GV nên đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy suy nghĩ trong các em. Sau khi các em đã quan sát, làm quen với đối tượng rồi thì cần phải viết những bài cụ thể về những gì đã quan sát được, những gì đã được tham quan.

Trong đời sống thường ngày, HS phải tiếp xúc với nhiều người khác nhau và trong từng trường hợp cụ thể ấy các em cũng sẽ giữ những “vai” khác nhau. Chính “vai” giao tiếp này buộc các em trau dồi thêm vốn sống lựa chọn chi tiết để nói, chọn ngôn từ để thể hiện.

4.3.2  Bồi dưỡng cảm thụ văn học

Cảm thụ văn học là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mĩ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo. Quá trình cảm thụ văn học là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ hệ thống hoá tín hiệu thứ hai của loài người. Quá trình này còn mang tính chất chủ quan vì nó phụ thuộc vào vốn sống, vốn kinh nghiệm, hiểu biết riêng của người cảm thụ văn học. Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm( cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm(đoạn văn, đoạn thơ, thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ). Cảm thụ văn học phụ thuộc rất nhiều vào vốn sống của HS nên bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trước hết là cần tạo điều kiện để HS tiếp xúc với tác phẩm, cần tôn trọng những suy nghĩ cảm xúc thực,thơ ngây của trẻ em và nâng chúng lên ở chất lượng cao hơn. Cần trang bị cho các em một số kiến thức về văn học như hình ảnh, chi tiết kết cấu tác phẩm, các đặc trưng ngữ nghệ thuật, một số biện pháp tu từ…Một trong những biện pháp có hiệu quả để bồi dưỡng cảm thụ văn học là rèn luyện cách đọc diễn cảm có sáng tạo. Nó giúp HS nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mĩ, kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương. Đọc diễn cảm là hình thức tái sản sinh tác phẩm nghệ thuật, là khám phá ra những gì ẩn dưới các dòngchữ để cho chúng được vang lên, giúp cho việc học làm văn ngày càng tốt hơn và trở thành HS giỏi văn.

Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở HS lớp 4, GV cần giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 4. Có hiểu biết về ngữ âm và chữ viết tiếng việt, HS mới đễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp của từng câu thơ, câu văn.

Ngoài những kiến thức về ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp, qua các giờ tập đọc, kể chuyện, TLV ở lớp 4 người GV cần cho HS làm quen và cảm nhận bước đầu về một số khái niệm như: hình ảnh, chi tiết, bố cục…khi tìm hiểu một văn bản trên lớp, để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ, cảm thụ văn học tốt hơn GV cần hướng dẫn về một số biện pháp nghệ thuật tu từ thuộc yêu cầu chương trình lớp 4 như: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ…Để làm được bài văn về cảm thụ văn học đạt kết quả tốt GV cần hướng dẫn HS thực hiện những việc sau:

– Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập ( phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được ý gì?…).

– Đọc và tìm hiểu về câu thơ, câu văn hoặc đoạn trích được nêu trong đề bài.

– Viết đoạn văn về cảm thụ văn học hướng vào yêu cầu của đề bài.

– Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học, kiên trì rèn luyện từng bước, nhất định cácem sẽ viết được những đoạn văn hay về cảm thụ văn học, sẽ có đượcnăng lực cảm thụ văn học tốt để phát hiện biết bao điều đáng quý trong văn học và trong cuộc sống của chúng ta.

Ví dụ khi làm văn tả người, GV gợi ý một số từ ngữ thường dùng như: Tả thân hình, dáng người: Cao, lùn, gầy gò, ốm yếu, nho nhỏ, tầm thước, xương xương, mảnh khảnh, thon thả, đẫy đà, yểu điệu,… Tả mắt: Đen huyền, đen láy, trong sáng, u buồn, thâm quầng, trắng đục, mù loà, sang, lồi, tròn vo,xếch, một mí, ti hí, mắt bồ câu,…

4.3.4  Khai thác sự chủ động sáng tạo, suy nghĩ tìm ý trêncơ sở qan sát, liên tưởng hoặc hồi tưởng bằng hệ thống câu hỏi mở

Ví dụ 1: Miêu tả đồ vật.

Một số câu hỏi khai thác ý đòi hỏi sự quan sát:

Tả hình dáng bên ngoài : to hay nhỏ, cao hay thấp, màu sắc của đồ vật, chất liệu, xuất xứ…

Tả công dụng: lợi ích của đồ vật đối với bản thân, gia đình….

Tình cảm đối với đồ vật đó: yêu thích, có kỉ niệm đẹp…

Ví dụ 2: Kể về kỉ niệm đáng nhớ của em về một chuyến đi thăm quan.

Câu hỏi gợi ý:

Em( hoặc bạn bè , người thân) nhân dịp nào đó?, đi đâu?, đi với ai?.

Em (hoặc bạn bè, người thân ) tham gia nhưng hoạt động gì?

Em có nhưngniệm gì sau chuyến đi thăm quan đó.

4.3.5 Rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng viết trong giờ TLV lớp 4.

4.3.5.1 Rèn luyện kĩ năng nói                  

Cùng với kĩ năng đọc, viết, nghe phân môn TLV ở lớp 4 dạy cho HS kĩ năng nói trong các giờ học văn kể chuyện, miêu tả và một số loại văn khác. Thông qua các bài tập thực hành luyện nói theo đề tài hoặc tình huống cho trước, GV hướng dẫn HS thực hiện tốt những yêu cầu sau:

Xác định rõ nội dung cần nói ( nói về nội dung gì, gồm những ý nào, sắp xếp các ý đo ra sao,…).

Chọn từ, tạo câu để triển khai các ý cần nói thành từng đoạn văn cụ thể và liên kết các đoạn thành bài văn theo yêu cầu của đề bài.

Lắng nghe ý kiến đóng góp của bạn bè, cô giáo, thầy giáo để tự kiểm tra, đối chiếu văn bản nói của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt; biết sửa lỗi về nội dung, hình thức diễn đạt.

Quan tâm rèn luyện kĩ năng nói cho HS theo những yêu cầu trên, GV vừa giúp các em nâng cao năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ, phát triển tư duy, vừa tạo điều kiện cho kĩ năng viết phát triển tốt.

4.3.5.2. Rèn luyện kĩ năng viết

Dựa vào yêu cầu bài tập ( hay đề bài) để viết một đoạn văn ( hay bài văn), HS có thời gian suy nghĩ, tìm cách diễn đạt ( dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá,…) thuận lợi hơn làm văn nói. Tuy nhiên, HS cũng cần đạt được những yêu cầu rèn luyện về kĩ năng sản sinh văn bản ở mức cao hơn, lời văn viết vừa cần rõ ý vừa cần sinh động, bộc lộ được cảm xúc; bố cục bài văn cần chặt chẽ, hợp lí ở từng đoạn và cả bài. Các bài học về phân môn TLV trong SGK Tiếng Việt 4 được xây dựng trên cơ sở quy trình sản sinh ngôn bản và chú trọng các kĩ năng bộ phận. Kĩ năng viết của HS được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Do vậy, trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết, GV cần giúp HS thực hiện tốt những yêu cầu sau:

– Phân tích đề bài, xác định nội dung viết; tìm dàn ý, sắp xếp ý để chuẩn bị thực hiện yêucầu viết theo loại văn, kiểu bài đã học- tương tự một số yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói.

– Tập viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý: Viết các đoạn phần thân bài, viết đoạn mở bài ( trực tiếp, gián tiếp), viết đoạn kết bài ( mở rộng, không mở rộng) sao cho có sự liền mạch về ý, các ý trong được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh hoạ, cụ thể hoá ý chính.

– Viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung và thể hiện cụ thể: Các đoạn văn trong một bài phải liên kết với nhau thành một văn bản hoàn chỉnh, được bố cục chặt chẽ theo ba phần ( Mở bài, thân bài ,kết bài). Lời văn trong bài cần phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại.

5. Dạy viết bài văn

Mục tiêu lớn nhất của việc dạy văn là chất l­ượng của bài viết. Một bài viết hay là một bài văn đư­ợc kết hợp hài hoà nhiều yếu tố: Nội dung, nghệ thuật, cảm xúc. Nhiệm vụ của ng­ười giáo viên là làm sao để bài văn của học sinh cần có tất cả các yếu tố đó. Muốn vậy trong mỗi tiết làm văn ta tập chung giải quyết 3 nhiệm vụ.

5.1 Xây dựng nội dung

Phong phú về nội dung là yêu cầu đầu tiên của một bài viết tốt. Giải quyết nhiệm vụ này t­ương đối khó nên giáo viên cần hư­ớng dẫn kĩ. Khi dạy, giáo viên cần l­ưu ý hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa vì ch­ương trình văn đ­ược soạn cho trình độ phổ cập, đối với lớp khá ta có thể bổ sung thêm. Đích đầu tiên học sinh cần đạt là phải hoàn thiện về bố cục (có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài) ý phong phú có trọng tâm.

Khi đã hoàn thiện về bố cục. Tiếp tục chú ý đến nội dung bài văn. Muốn bài văn phong phú học sinh phải biết cách trả lời câu hỏi. Th­ường mỗi câu hỏi học sinh phải trả lời bằng một đoạn văn chứ không phải một câu cộc lốc. Rèn luyện thói quen quan sát nhiều góc cạnh của sự vật sẽ giúp học sinh có được những bài văn “giàu ý”. Tuy nhiên không thể dàn trải mênh mông mà bài văn phải có trọng tâm. Học sinh biết lựa chọn chi tiết nổi bật, l­ướt qua chi tiết phụ để viết sâu dùng “từ đắt”. Ví dụ bài: Tả cây hoa cúc thì phải tả kĩ. Nhìn tổng thể hoa trên cây, nhìn chi tiết từng bông: Bông nở to, bông chúm chím, nụ. Phát hiện vẻ đẹp riêng của chúng, so sánh chúng. Quan sát kĩ từng cánh hoa, cách cấu tạo và điều quan trọng nhất là phải làm nổi bật hình ảnh loài hoa, cây hoa mình quan sát.

5.2. Đ­ưa nghệ thuật vào bài văn

Nói đến nghệ thuật ta có cảm giác nó cao siêu và xa vời với học sinh Tiểu học. Nh­ưng cái “nghệ thuật” ở các em chỉ đơn giản là việc chọn lọc từ ngữ, hình ảnh và sử dụng các biện pháp so sánh và nhân hóa. Bởi vậy nó cũng rất gần gũi quen thuộc với các em vì các em đã có đ­ược cả một quá trình học tập và rèn luyện.

Trong quá trình tập diễn đạt nội dung, có thể gợi ý bằng các câu hỏi:

Ta có thể tả màu sắc hoa hồng bằng từ nào? (đỏ thẫm, đỏ thắm).

Gốc hồng làm nhiệm vụ gì?

Tuy nó sần sùi màu nâu và khô cằn. Em có thể dùng biện pháp so sánh hay nhân hoá để làm nổi bật nét đẹp trong hình thức xấu xí của nó đ­ược không? (gốc cây nh­ư ng­ười mẹ giản dị trong bộ áo nâu xám. Như­ờng sắc xanh t­ươi cho lá, cho hoa).

– Những chiếc gai có thể nhân hóa đ­ược không? (Nhân hoá nh­ư những ng­ười lính).

– Tàu lá chuối có thể so sánh với cái gì? ( Cái quạt khổng lồ, tấm lụa màu xanh lục).

– Những quả chuối cong cong giống cái gì? (Vầng trăng khuyết).

Bằng cách gợi mở, dẫn dắt như­ vậy học sinh sẽ nêu ra những ý kiến của mình. Sau khi nghe phần trình bày của các em, tôi sẽ rút ra một số từ ngữ, hình ảnh, câu văn hay để cả lớp có thể học tập và đ­ưa vào bài của mình.

5.3. Đ­ưa cảm xúc vào bài văn

Một bài văn hấp dẫn, gây ấn t­ượng với ng­ười đọc không thể thiếu “cảm xúc” của ng­ười viết. Cảm xúc không chỉ có ở phần kết luận. Nó phải đư­ợc thấm đậm trong từng câu, từng lời của bài văn. Đối với học sinh nhỏ thì điều này thật là trừu t­ượng.

Bởi vậy ta không nên đòi hỏi các em một cách chung chung. Các em lồng được tình cảm của mình vào từng ý văn, giáo viên nên gợi ý cụ thể nh­ư sau:

– Hoa hồng đẹp đến khó tả đ­ược. Khi ngắm nhìn hoa em cảm thấy như­ thế nào? (Hoa đẹp lộng lẫy say đắm lòng ngư­ời).

– H­ương chuối chín thơm lừng gợi cho em cảm giác nh­ư thế nào? (Thèm đ­ược ăn ghê lắm).

– Đ­ược ăn trái ngon em có suy nghĩ gì về ng­ười trồng? (Biết ơn).

T­ương tự nh­ư vậy ta cần bắt học sinh đ­ưa ra những suy nghĩ, nhận xét cảm xúc của mình trư­ớc một vật, sự việc. Bài văn sẽ không đơn giản là sự liệt kê. Nó thấm đẫm các suy nghĩ, cảm xúc của ng­ười viết.

Kết hợp đ­ược 3 yếu tố trên: Nội dung, nghệ thuật, cảm xúc thì bài văn của học sinh cũng đạt tới một thành công lớn. Nó sẽ là mảnh đất màu mỡ cho ta vun trồng những năm học tới.

KẾT LUẬN

Bồi dưỡng TLV trong môn Tiếng Việt lớp 4 phải chú ý dạy từ, dạy câu; phải dạy cho HS biết suy nghĩ, tìm tòi, diễn tả chính xác; phải dạy cho HS tất cả những cái hay, cái đẹp trong tiếng việt. Mục đích của việc dạy TLV là phải rèn luyện cho HS có ý thức, từ đó có cố gắng, rồi có khả năng tự mình suy nghĩ, suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu về những điều mình muốn nói, lúc viết phải diễn tả ý mình làm sao cho trung thành, sáng sủa, chặt chẽ, chính xác và hay. Vậy phải đặt vấn đề như thế nào? Phải bắt đầu từ cái gì?

Theo tôi cho rằng trong ngôn ngữ thì “Từ” là cái quan trọng nhất, rồi đến “Câu”, sau đến “Văn”,  Tất cả đều phải dạy, phải học, phải tập nhằm diễn tả cho thành công những điều mình suy nghĩ. Cho nên dạy làm văn, phải chăng, trước hết là dạy suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. Đây là điều rất mới, bởi vì khác với với dạy “Thầy nói trò nghe”, “ Thầy làm mẫu trò bắt trước”. Chúng ta phải nhớ rằng ý muốn lớn của chúng ta trong giáo dục là phát huy trí thông minh, từ đó phát huy trí sáng tạo.

Giáo viên phải khơi dậy niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với môn học, luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập. Trong quá trình nghiên cứu, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh  môn Tập làm văn ở Trường Tiểu học Quảng Tiến. Đề tài xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp có tính thực tiễn phù hợp với tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt hiện nay.

Hy vọng các biện pháp đề ra sẽ có thể áp dụng tốt ở các trường tiểu học trên toàn quốc góp vào việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người dũng cảm, thông minh, sáng tạo với yêu cầu phát triển của đất nước.

DANH MỤC THAM KHẢO

[1]. GSTS Lê Ph­ương Nga – Nguyễn Trí – Hà Nội 1995,  Ph­­ương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học Tập II.

[2]. Nguyễn Trí (1998), Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học, Nxb Giáo dục.

[3]. Nguyễn Ánh Tuyết (1999), Tâm lý học trẻ em, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Sách Tiếng Việt 4 tập I + II – Nhà xuất bản Giáo dục –  năm 2005

[5]. Phương pháp dạy Tập làm văn ở Tiểu học.

DANH MỤC VIẾT TẮT

GV               :         Giáo viên

HS     :        Học sinh

SGK   :       Sách giáo khoa

TLV   :        Tập làm văn

Bạn đang xem bài viết Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 4 Viết Văn Miêu Tả trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!