Cập nhật thông tin chi tiết về Một Phương Pháp Soạn Bài Giảng mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
VIỆN ĐÀO TẠO MÔN ĐỒ VIỆT NAM TÀI LIỆU HỌC MÔN PHƯƠNG PHÁP SOẠN BÀI GIẢNG
MỘT PHƯƠNG PHÁP SOẠN BÀI GIẢNG ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ
BÀI GIẢNG CHỦ ĐỀ
Vẽ một vòng tròn, ngay chính giữa vòng tròn ghi dòng thứ nhất: Chủ Đề, dòng thứ hai: Đề Tài, dòng thứ ba: Sứ Điệp. Từ giữa trung tâm điểm của vòng tròn, từ chữ Sứ Điệp bắn ra ngoài 3 mũi tên 3 góc khác nhau. Nhưng cũng vẽ mũi tên ngược trở lại chữ Sứ Điệp. Đây là 3 phần của dàn bài, từ Sứ Điệp lấy ra, nhưng luôn luôn trung thành gắn bó với Sứ Điệp. Phía dưới vòng tròn ghi: Kêu Gọi, Thách Thức, Đáp Ứng
CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG Mục Đích Của Bài Giảng: Nê-hê-mi 8:3, 8, 9b Người đứng tại phố ở trước cửa Nước, đọc trong quyển ấy từ rạng đông cho đến trưa, có mặt các người nam và nữ, cùng những kẻ có thể hiểu được. Cả dân sự lắng tai nghe đọc sách luật pháp. 8:3 Họ đọc rõ ràng trong sách luật pháp của Đức Chúa Trời, rồi giải nghĩa nó ra, làm cho người ta hiểu lời họ đọc. 8:8 Vì cả dân sự đều khóc khi nghe đọc các lời luật pháp. 8:9b
LẬP MỘT DÀN BÀI DỰA TRÊN SỨ ĐIỆP Một bài giảng giống như nhiệm vụ bắt buộc của một chiếc máy bay: máy bay sẽ cất cánh từ một địa điểm, sẽ bay trong một khoảng thời gian, và đáp xuống nơi nó muốn đến. -Nhập đề: từ 2-3 phút (máy bay cất cánh): Giới thiệu đề tài. Nhiệm vụ chính của nhập đề là dẫn người nghe đến đề tài bài giảng. -Thân bài 15 phút (máy bay đang bay): Chia sứ điệp ra làm 3 phần: từ sứ điệp ra 3 phần, 3 phần này liên kết chặt chẽ với phần kia, bám chặt sứ điệp. Từ thân thể ra cái đầu, mình và tay chân. Đầu, mình và tay chân là những phần của thân thể phải luôn luôn ăn khớp, dính liền, dính chặt với thân thể. Một phần luôn luôn có một câu hay một đoạn Kinh Thánh hậu thuẫn hoặc đặt tựa đề cho từng phần dựa theo câu Kinh Thánh. Ví dụ chia bài giảng này làm 3 phần, dựa trên một câu Kinh Thánh: 1. Một hôn nhân bền vững phải cùng đức tin: 2 Cô-rinh-tô 6:14 2. Một hôn nhân bền vững đặt trên sự kính sợ Chúa: Ê-phê-sô 5:21 3. Một hôn nhân bền vững phải có sự yêu thương và vâng phục nhau: Ê-phê-sô 5:33 -Kết luận 2 đến 3 phút (máy bay hạ cánh): Kết thúc sứ điệp: đưa người đi đến nơi muốn đến Kể một câu chuyện có ý dạy dỗ về sứ điệp đó. Hoặc tóm tắt lại 3 phần chính, tập trung lại vào sứ điệp. -Kêu gọi đáp ứng sứ điệp. -Cầu nguyện cho sứ điệp: tập trung vào sự đáp ứng
HOÀN TẤT BÀI GIẢNG THEO NGUYÊN TẮC CỦA Ê-XÊ-CHI-ÊN 37:6 Ta sẽ đặt gân vào trong các ngươi, sẽ khiến thịt mọc lên trên các ngươi, và che các ngươi bằng da. Ta sẽ phú hơi thở trong các ngươi, và các ngươi sẽ sống; rồi các ngươi sẽ biết ta là Đức Giê-hô-va
Soạn Bài Thuyết Minh Về Một Phương Pháp Cách Làm
Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp cách làm
I. Giới thiệu về một phương pháp
Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may áo quần,…) người ta thường trình bày:
+ Nguyên liệu
+ Cách làm
+ Yêu cầu về thành phẩm
– Cách trình bày được thể hiện: từ điều kiện, cách thức trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu cần thiết đối với chất lượng của sản phẩm làm ra.
II. Luyện tập Bài 1 ( trang 26 sgk Ngữ văn 8 tập 2)
Lập dàn ý thuyết minh về cách làm đèn lồng giấy đón Trung thu
a, Nguyên liệu:
+ Giấy màu cứng, keo dán, chỉ, kéo
+ Băng dính trong, bút chì, thước kẻ, que gỗ
b, Cách thực hiện
Bước 1: Gập đôi tờ giấy màu hình chữ nhật lại
Bước 2: Dùng thước kẻ và vẽ các đường thẳng song song trên mặt giấy, mỗi đường thẳng cách nhau 2 cm và để chừa lại phần mép giấy phần chiều dài và chiều rộng 3 cm. Sau đó dùng kéo cắt theo những đường thẳng đã vẽ.
Bước 3: Dùng bút trang trí thêm lên thân đèn.
Bước 4: Cuộn giấy hình tròn và dán hai mép giấy, sau đó dán thêm phần quai và buộc chỉ vào quai đèn nối lên que gỗ.
Yêu cầu thành phẩm: Các nang đèn đều đặn, đèn không được méo mó, màu sắc bắt mắt.
Bài 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :
Văn bản Phương pháp đọc nhanh trình bày:
a, Nêu vấn đề
– Khẳng định vai trò của việc đọc bằng việc nêu phản đề.
+ Sự phát triển của công nghệ thông tin máy móc không thể thay thế được việc đọc.
+ Trình bày mâu thuẫn giữa việc đọc của con người với lượng thông tin khổng lồ từ tri thức nhân loại.
b, Giải quyết vấn đề
Người viết trình bày theo vấn đề từ thấp đến cao:
+ Ở mức thấp có thể đọc thành tiếng
+ Ở mức cao có thể đọc thầm (đọc theo dòng và theo ý)
+ Đọc lướt từ trên xuống dưới
+ Không bám sát các từ mà nắm chắc các ý
+ Trong một thời gian ngắn, có thể thu nhận đầy đủ thông tin chủ yếu của một trang sách, cuốn sách
+ Ai cũng có thể vận dụng được nhưng phải tập trung cao, có ý chí
c, Kết luận
– Những tấm gương đọc nhanh: Na-pô-lê-ông, Mac-xim Goroki, Ban-zắc
– Nêu ra gương các nước tiên tiến như Nga, Mỹ mở ra các lớp dạy đọc nhanh.
Các số liệu đưa ra trong bài với độ chênh lệch rất cao có sức thuyết phục lớn khi nói tới phương pháp đọc nhanh.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Phương Pháp Giảng Dạy Hiệu Quả Trên Thế Giới
Đây là phương pháp giảng dạy có rất nhiều sự khác biệt so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Trong đó sự khác biệt cơ bản nhất là vai trò của người học và người dạy đã thay đổi, sự thay đổi này đã biến quá trình học của học viên từ thụ động sang chủ động, từ việc nghe giảng sang hoạt động tư duy, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kích thích khả năng sáng tạo của học viên.
1. Phương pháp giảng dạy theo dự án (Project Based Learning)
Phương pháp giảng dạy theo dự án mang đến cho học viên rất nhiều lợi ích, nó tạo cho học viên khả năng kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, tạo nên công cụ hỗ trợ liên ngành để giải quyết vấn đề. Đối với những vấn đề khó, phức tạp, phương pháp này tạo cho học viên khả năng khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin một cách khoa học. Thông qua các hoạt động thực tế trên lớp, phương pháp này tạo cho học viên sự thích thú, hứng thú với việc học.
Vai trò của giáo viên trong phương pháp học theo dự án có rất nhiều thay đổi so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Giáo viên không đóng vai trò là người điều khiển tư duy học viên mà là người hướng dẫn, người huấn luyện, người tư vấn và bạn cùng học. Giáo viên phải tập trung vào việc hướng dẫn cho học viên, tạo cơ hội để học viên phát huy hết khả năng học tập và sáng tạo, đẩy mạnh tinh thần đồng đội làm việc theo nhóm của các học viên.
* Quá trình thực hiện phương pháp giảng dạy theo dự án như sau:
+ Xác định một vấn đề, dự án phù hợp với học viên.
+ Liên kết vấn đề với thế giới, môi trường xung quanh của học viên.
+ Tạo cho học viên cơ hội để xác định phương pháp và kế hoạch học tập để giải quyết vấn đề.
+ Khuyến khích sự cộng tác bằng cách tạo ra các nhóm học tập.
+ Yêu cầu tất cả học viên trình bày kết quả học tập dưới hình thức một dự án hoặc chương trình.
2. Phương pháp giảng dạy lấy người học là trung tâm (Learner – Centered)
+ Các ảnh hưởng đối với việc học: Việc học chịu ảnh hưởng bởi các mối quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh. Việc học có thể nâng cao khi người học có cơ hội tiếp xúc và cộng tác với người khác. Các môi trường học cho phép tạo ra các mối tương tác xã hội, tôn trọng tính đa dạng, khuyến khích lối tư duy linh hoạt. Qua việc tiếp xúc và hợp tác với giáo viên hướng dẫn, cá nhân người học sẽ có cơ hội tiếp thu nhận thức và tư duy phản ánh, từ đó phát triển trình độ hiểu biết và hoàn thiện bản thân.
+ Mục đích của quá trình học: Bản chất chiến lược của việc học là đòi hỏi học viên phải biết định hướng mục tiêu. Để nắm vững các tri thức, kỹ năng và đạt được các chiến lược tư duy cần thiết cho việc học, học viên phải tạo ra các mục tiêu cho bản thân và theo đuổi các mục tiêu đó. Khởi đầu, các mục tiêu ngắn và việc học có thể sơ sài trong một phạm vi nào đó nhưng qua thời gian, mức độ hiểu biết của học viên có thể được xác định thông qua trình tự tìm hiểu, trao đổi và tích luỹ các tri thức cần thiết.
3. Phương pháp giảng dạy Kỹ thuật tạo ra ý tưởng (Brainstorming).
Tác giả của phương pháp Brainstorming (tạm dịch là kỹ thuật tạo ra ý tưởng) là Alex Osborn (Hoa Kỳ). Mục đích chính của phương pháp này là giúp người học thoát ra khỏi tư duy theo lối mòn và tạo ra một loạt các ý tưởng mà sau đó có thể lựa chọn. Phương pháp này áp dụng phù hợp với nhóm học viên.Một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp kỹ thuật tạo ra ý tưởng:
+ Tôn trọng mọi ý tưởng đưa ra: Khi các ý tưởng được đưa ra, không được phép chỉ trích, phê bình ngay. Tất cả các ý tưởng đều được ghi chép lại và phân tích đánh giá ở các bước sau.
+ Tự do suy nghĩ: Không giới hạn việc đưa ra các ý tưởng bay bổng kể cả những ý tưởng khác thường bởi trên thực tế có những ý tưởng kỳ quặc đã trở thành hiện thực.
+ Kết nối các ý tưởng: Cải thiện, sửa đổi, góp ý xây dựng cho các ý tưởng. Các câu hỏi thường đặt ra: Ý tưởng được đề nghị chất lượng thế nào?. Làm thế nào để ý tưởng đó đem lại hiệu quả? Cần thay đổi gì để ý tưởng trở nên tốt hơn?…
+ Cần quan tâm đến số lượng các ý tưởng: Tập trung suy nghĩ khai thác tạo ra khối lượng lớn các ý tưởng để sau đó có cơ sở sàng lọc. Có hai lý do chính để cần số lượng lớn các ý tưởng. Thứ nhất những ý tưởng lúc đầu học viên đưa ra thông thường là các ý tưởng hiển nhiên, cũ, ít có tính sáng tạo, vì vậy cần có phương pháp để học viên tạo ra nhiều ý tưởng mới. Thứ hai các ý tưởng giải pháp càng nhiều, càng có nhiều ý tưởng để lựa chọn.
Trở lại với hoạt động giáo dục đào tạo ở Việt Nam, vấn đề cốt lõi vẫn là cần tìm giải pháp khắc phục những tồn tại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo chúng ta cần phải cải tiến đổi mới đồng bộ về nhiều mặt: chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, … Trong đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo một cách bền vững. Đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ tạo điều kiện tốt cho người học có thể phát huy hết khả năng tư duy của mình, biến quá trình học của người học thành quá trình phát triển tư duy sáng tạo.
Đề Tài Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Soạn Giảng Ở Tiểu Học
iáo viên khác nhau để kiểm tra chất lượng giảng dạy, học tập của từng giáo viên trong lớp cụ thể. + Dự giờ các giáo viên cùng một bộ môn ở các lớp khác nhau để so sánh trình độ của họ, rút ra ưu nhược điểm chính của mỗi người, phát hiện ra những vấn đề cần điều chỉnh trong phương pháp dạy và học môn đó. + Dự giờ theo chuyên đề nắm chắc trình độ của một giáo viên hay một lớp học sinh nhằm rút kinh nghiệm về một nội dung cần tập trung giải quyết. Ban giám hiệu chúng tôi cùng thống nhất những việc cần làm trước khi dự giờ được tiến hành theo một quy trình như : * Lập kế hoạch dự giờ, xác định vị trí của bài học trong chương trình, các yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức – kĩ năng của bài giảng và dự kiến hoạt động của thầy và trò., dự kiến nội dung cần quan sát và ước định những tiêu chuẩn đánh giá giờ dự. * Dự giờ: Quan sát diễn biến thực tế của bài lên lớp, thu thập thông tin phục vụ cho mục đích dự giờ. Quá trình quan sát này thực hiện theo tiến trình các tình huống dạy và học, theo các tuyến Thầy – Trò – Thiết bị dạy học và phản ánh các sự kiện chính của quá trình lên lớp cùng những nhận xét tức thời về các sự kiện đó. * Phân tích – trao đổi với giáo viên về : – Nội dung của giờ học: Tính sư phạm , tính khoa học, tính giáo dục, trọng tâm của bài học. – Phương pháp dạy học: Có phù hợp giữa giữa nội dung dạy học và phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo cho học sinh. * Đánh giá kết quả giờ học (mức độ đạt so với mục tiêu của bài giảng) và chỉ ra đặc điểm lao động của người dạy về tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh, trình độ kiến thức, khả năng giảng dạy, tinh thần trách nhiệm cũng như lao động học tập của học sinh (kiến thức và kỹ năng sư phạm , năng lực nhận thức, thái độ học tập). Ngoài việc kiểm tra giờ lên lớp, chúng tôi cũng chú trọng đến việc kiểm tra khảo sát theo định kỳ để đánh giá chất lượng dạy của giáo viên qua kết quả học tập của học sinh. Khi kiểm tra khảo sát chất lượng , chúng tôi tổ chức cho giáo viên trông chéo khối lớp, chấm bài tại trường và chấm chéo trong khối . Qua kiểm tra sẽ đánh giá đúng chất lượng của từng lớp, có nhận xét của hội đồng sư phạm nhà trường. 4.3. Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn Hoạt động của tổ chuyên môn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học . Vì vậy ngoài việc kiểm tra giờ dạy chúng tôi còn kiểm tra hoạt động của tổ được tiến hành theo kế hoạch như sau : a/ Nội dung kiểm tra gồm: * Kiểm tra tổ trưởng : về nhận thức , vai trò của tổ chuyên môn, của tổ trưởng và nhận định của tổ trưởng về từng tổ viên. * Kiểm tra hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quy định ( sổ kế hoạch , sổ nghị trình và nghị quyết , sổ theo dõi toàn diện GV và HS , sổ thực hiện chuyên đề ) để nắm cách quản lý và hoạt động của tổ như : + Nề nếp sinh hoạt tổ : lên kế hoạch bài dạy, thông báo việc thực hiện chương trình, khối lượng dự giờ, việc chữa bài cho học sinh. + Bồi dưỡng nghiệp vụ : Thực hiện các chuyên đề của nhà trường. Tổ chức thao giảng , phân công dự giờ . Nội dung tự học tự bồi dưỡng + Chỉ đạo phong trào học tập: Bồi dưỡng học sinh giỏi. Phụ đạo học sinh kém. + Chất lượng dạy học để nắm trình độ kiến thức nghiệp vụ vủa GV , chất lượng và hiệu quả về trao đổi CM trong giảng dạy b/ Hình thức kiểm tra: – Dự sinh hoạt tổ chuyên môn. – Trao đổi với tổ trưởng, giáo viên. – Xem xét hồ sơ sổ sách – Xem giáo án, sổ điểm lớp. – Nghe báo cáo, dự các buổi rút kinh nghiệm dự giờ. – Dự giờ thăm lớp , khảo sát chất lượng. Sau mỗi đợt kiểm tra chúng tôi đều rút kinh nghiệm , trao đổi về ưu khuyết điểm và hướng dẫn một số biện pháp giải quyết để hoạt động tổ có hiệu quả tốt , nhất là công tác soạn giảng của mỗi giáo viên trong tổ ngày càng có chất lượng hơn . IV. Kết quả chuyển biến Qua thời gian thực hiện các nội dung và biện pháp về tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng soạn , giảng ở đơn vị , chúng tôi thấy chất lượng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh ngày càng tốt hơn . Điều đó đã khẳng định chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường tạo được niền tin trong phụ huynh học sinh . Cụ thể kết quả như sau : 100% giáo viên thực hiện đúng nội dung chương trình 100% giáo viên thực hiện đổi mới cách soạn , giảng và được đánh giá phân loại hồ sơ cuối năm học 2010-2011: Tổng số hồ sơ giáo án được xếp loại 42 hồ sơ. + Loại tốt : 30 hồ sơ , đạt 71,4% + Loại khá : 12 hồ sơ , đạt 28,6 % So với năm học 2009-2010, số hồ sơ xếp loại tốt tăng 9 hồ sơ; hồ sơ loại đạt không có. Nhờ chất lượng công tác soạn giảng được nâng lên rõ rệt nên chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng lên đáng kể góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành nhiệm vụ năm học của đơn vị. Cụ thể chất lượng giáo dục cuối năm , năm học 2010-2011 như sau : * Xếp loại học lực : Môn Tiếng Việt TT Khối lớp Học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Một 2 Hai 3 Ba 4 Bốn 5 Năm Cộng Môn Toán TT Khối lớp Học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Một 2 Hai 3 Ba 4 Bốn 5 Năm Cộng * Qua số liệu thống kê nêu trên ,so với đầu năm học , ta thấy : – Học lực Khá, Giỏi môn Toán tăng % ; loại yếu giảm % – Học lực Khá, Giỏi môn Tiếng Việt tăng % ;loại yếu giảm % PHẦN KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp : Muốn thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đạt kết quả thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một tất yếu khách quan . Như chúng ta đã biết “không có phương pháp dạy học nào là vạn năng”. Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Chính vì vậy trong quá trình dạy học, người thầy phải biết vận dụng và phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh tiếp cận nhanh chóng các kiến thức kĩ năng của môn học, bài học. Muốn vậy, việc lập kế hoạch bài dạy là bước hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả của tiết dạy. Người thầy dựa vào trình độ thực tế của lớp do mình đảm nhiệm, nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học, bài học, nghiên cứu các tài liệu, dựa vào các đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm để quyết định lựa chọn các phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Với mục tiêu giúp cho học sinh phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo, có ý chí tự lực trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Do đó, việc lập kế hoạch bài dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giảng dạy học sinh Tiểu học. Như vậy muốn nâng cao chất lượng soạn , giảng của giáo viên đòi hỏi người làm công tác quản lí như cần chú ý : + Có lòng kiên trì , quyết tâm với công việc của mình đang phụ trách . + Chọn tổ trưởng chuyên môn phải là những giáo viên nồng cốt , giáo viên dạy giỏi , có năng lực quản lí , có kĩ năng SP vững vàng , có uy tín với tập thể và phẩm chất đạo đức tốt . + Nội dung sinh hoạt của tổ khối cần tập trung vào việc thực hiện đổi mới PP soạn giảng và các biện pháp bồi dưỡng giáo viên có tay nghề còn yếu + Phải biết chủ động , sáng tạo trong hoạt động dạy và học sao cho phù hợp khả năng của từng giáo viên , tránh áp đặt giáo viên phải làm theo ý mình . Cho nên , người quản lý còn phải có năng lực phân tích , tổng hợp , khái quát vấn đề đưa thành nghị quyết chuyên môn cho phù hợp với thực tiễn của đơn vị . + Tăng cường công tác kiểm tra trong giáo viên về việc thực hiện chương trình , kế hoạch dạy học , thiết kế bài soạn , ……. Có như thế mới nâng cao được chất lượng giảng dạy của nhà trường nói chung và của giáo viên nói riêng . 2. Những bài học kinh nghiệm Thực trạng soạn bài và thực hiện bài dạy ở trên lớp của giáo viên những năm trước đây còn nhiều bất cập, đó là: – Tính hình thức, soạn bài mà không có sự sáng tạo, linh hoạt trong quá trình chuẩn bị bài dạy thì hiệu quả của tiết dạy không cao . – Việc lên lớp thực hiện bài dạy còn không chú ý đến các hình thức dạy học, chưa coi trọng đổi mới phương pháp và ít sử dụng đồ dùng dạy học làm cho giờ dạy tẻ nhạt thiếu sức thu hút, không phát huy hết tính tích cực của các hoạt động của học sinh. Từ khi nắm bắt được những tồn tại trên, đưa vào áp dụng một số kinh nghiệm nhỏ để tổ chức khắc phục những nhược điểm đó đồng thời chỉ đạo từng bước nâng cao chất lượng soạn bài và giờ dạy của giáo viên. Chất lượng bài soạn, giờ dạy đã được nâng lên rõ rệt. Đây là bài học lớn trong khâu tổ chức chỉ đạo chuyên môn của người quản lý ở trường Tiểu học, nhờ có những giải pháp đồng bộ trong khâu thiết kế, thi công bài giảng và công tác kiểm tra nội bộ trường học mà chất lượng toàn diện cũng như chất lượng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, cần có thêm thời gian để tiếp tục kiểm chứng, cần được sự quan tâm hơn nữa của ngành trong công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn nói chung và chỉ đạo công tác soạn giảng nói riêng thì chắc chắn rằng chất lượng dạy và học của trường Tiểu học Long Hòa sẽ còn được nâng cao hơn nữa. 3. Phạm vi áp dụng Sau khi rút ra những biện pháp trong việc tổ chức chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác thiết kế và thi công bài giảng, công tác kiểm tra nội bộ trường học và áp dụng vào thực tiễn của nhà trường , tôi nhận thấy mọi cán bộ quản lý đều có thể áp dụng kinh nghiệm này vào công tác tổ chức chỉ đạo của mình. Tôi tin tưởng rằng : Những kinh nghiệm này có thể góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung, việc thiết kế bài dạy và thi công trên lớp cho giáo viên nói riêng. Đề tài này cũng có khả năng áp dụng cho các đơn vị trường tiểu học ở trong huyện ./. Long Hòa , ngày 10 tháng 5 năm 2011 Người thực hiện Ngô Thị Hồng Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chiến lược phát triển GD bậc tiểu học đến năm 2020 – Bộ GD&ĐT 2. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011của PGD& ĐT , của trường . 3. Kế hoạch thanh tra năm học 2010-2011 của PGD& ĐT. 4. Kế hoạch kiểm tra năm học 2010-2011 của trường . 5. Công văn số 896/BGD&ĐT về hướng dẫn điều chỉnh dạy học cho HSTH. 6. Tài liệu về HD thực hiện chuẩn KT-KN của Bộ GD&ĐT 7 Hướng dẫn thực hiện chương trình tiểu học theo công văn số 9832/BGD&ĐT
Bạn đang xem bài viết Một Phương Pháp Soạn Bài Giảng trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!