Xem Nhiều 3/2023 #️ Lý Thuyết Vật Lí 7 Bài 4 : Định Luật Phản Xạ Ánh Sáng Hay, Chi Tiết. # Top 6 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 3/2023 # Lý Thuyết Vật Lí 7 Bài 4 : Định Luật Phản Xạ Ánh Sáng Hay, Chi Tiết. # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lý Thuyết Vật Lí 7 Bài 4 : Định Luật Phản Xạ Ánh Sáng Hay, Chi Tiết. mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 4 : Định luật phản xạ ánh sáng hay, chi tiết

Bài giảng: Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng – Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Gương phẳng

– Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn, bóng, có thể soi hình của các vật.

– Hình của một vật quan sát được trong gương phẳng gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

2. Phản xạ ánh sáng

a) Hiện tượng phản xạ ánh sáng

Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp một bề mặt nhẵn bóng.

b) Định luật phản xạ ánh sáng

Nội dung định luật:

– Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.

– Góc phản xạ bằng góc tới.

I: Điểm tới

NN’: Pháp tuyến

SI: Tia tới

IR: Tia phản xạ

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Cách vẽ tia tới, phản xạ và cách tính góc phản xạ, góc tới

a) Cách vẽ tia phản xạ khi biết tia tới

Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng, ta suy ra được tia phản xạ đối xứng với tia tới qua gương phẳng. Vì vậy để vẽ tia phản xạ khi biết tia tới ta thực hiện các bước như sau:

– Vẽ pháp tuyến NN’ vuông góc với gương tại điểm tới I

– Lấy một điểm A bất kì trên tia tới SI

– Kẻ đoạn thẳng AA’ vuông góc với pháp tuyến NN’ tại H sao cho AH = HA’

– Vẽ tia IA’. Tia IA’ chính là tia phản xạ cần vẽ.

b) Cách tính góc phản xạ, góc tới

Dựa vào giả thiết của đề bài ta xác định được góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ, từ đó ta tính được góc phản xạ và góc tới.

Ví dụ: Cho góc hợp bởi tia tới và gương (góc α). Tính góc tới i và góc phản xạ i’.

Từ hình vẽ ta có: i + α = 90 0

Mà i’ = i ⇒ α = β

* Lưu ý:

– Nếu tia tới vuông góc với mặt phẳng gương tức

i’ = i = 0 0 suy ra α = β = 90 0 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới nhưng có chiều ngược lại.

– Nếu tia tới trùng với mặt phẳng gương tức i’ = i = 90 0 suy ra α = β = 90 0 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới và cùng chiều với tia tới.

2. Cách xác định vị trí đặt gương khi đã biết cả tia tới và tia phản xạ

– Xác định điểm tới I: Tia tới và tia phản xạ cắt nhau tại I.

– Xác định góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ: i + i’

– Xác định pháp tuyến NN’: Vẽ đường phân giác NIN’ của góc i + i’. NN’ chính là pháp tuyến.

– Xác định vị trí đặt gương: Từ I kẻ đường thẳng vuông góc với pháp tuyến. Đường thẳng đó chính là vị trí để đặt gương phẳng

3. Cách xác định góc quay của tia tới, tia phản xạ hoặc của gương

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết – Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.

Bài 4. Định Luật Phản Xạ Ánh Sáng

Bài 4. Định luật phản xạ ánh sáng

BÀI TẬPĐỊNH LUẬT PHẢN XẠÁNH SÁNG Phương pháp làm bài: – Nắm vững định luật phản xạ ánh sáng. – Chú ý cách đặt gương đề yêu cầu. – Vẽ đường pháp tuyến ? mặt gương. – Dựa vào góc đề cho, vẽ tia tới (hoặc tia phản xạ) sao cho i = i`. – Tính góc tới (hoặc góc phản xạ). 1. Ví dụ 1: Chiếu tia tới SI tới gương và góc tới i = 400. Vẽ tia phản xạ IR và nêu cách vẽ. S N R I 400 400 – Vẽ mặt gương. – Dựng đường pháp tuyến IN – Vẽ góc tới i = 400, thu được tia tới SI. – Vẽ góc phản xạ i` = 400, thu được tia phản xạ IR. Cách vẽ: 2. Ví dụ 2: Vẽ tia phản xạ IR và nêu cách vẽ. Biết góc tới i = 500. S N R I 500 500 – Vẽ mặt gương. – Dựng đường pháp tuyến IN – Vẽ góc tới i = 500, thu được tia tới SI. – Vẽ góc phản xạ i` = 500, thu được tia phản xạ IR. Cách vẽ: 3. Ví dụ 3: Chiếu tia tới SI lên gương phẳng. a) Vẽ tia phản xạ. b) Vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang từ trái – phải. N I S R Cách vẽ: – Vẽ mặt gương – Dựng pháp tuyến IN vuông góc với mặt gương tại điểm I. – Vẽ tia IR sao cho SIN = NIR (M) 3. Ví dụ 3: Chiếu tia tới SI lên gương phẳng. b) Vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang từ trái – phải.RNS I – Vẽ tia phản xạ IR. – Dựng pháp tuyến IN. – Vẽ mặt gương vuông góc với pháp tuyến IN. – Vẽ tia SI sao cho SIN = NIR. (M) 4. Ví dụ 4: Có 2 gương phẳng đặt vuông góc với nhau. Một tia tới SI1 chiếu xiên một góc 450 đến gương G1. Hãy vẽ tiếp đường đi của tia sáng ? I1 G1 R I2 S G2 5. Ví dụ 5: Cho tia tới SI hợp với mặt gương góc 300. Tính góc phản xạ i` và vẽ tia phản xạ IR. S N R I 300 – Vẽ mặt gương. – Dựng đường pháp tuyến IN – Vẽ tia IR sao cho SIN = NIR Cách vẽ: (M) Có: MIN = MIS + SIN ? SIN = MIN – MIS = 900 – 300 = 600. Theo ĐLPXA`S`: NIR = SIN = 600. 6. Ví dụ 6: Cho tia phản xạ IR hợp với mặt gương góc 600. Vẽ tia tới SI và tính góc tới i ? S N R I 600 – Vẽ mặt gương. – Dựng đường pháp tuyến IN vuông góc với mặt gương tại I. – Vẽ tia SI sao cho NIR = SIN Cách vẽ: (M) Có: MIN = MIR + NIR ? NIR = MIN – MIR = 900 – 600 = 300ĐLPXA`S`? SIN = NIR = 300. 7. Ví dụ 7: Cho tia tới hợp với tia phản xạ góc 1200. Tính góc phản xạ i` ? S N R I 1200

Tính NIR ? (M) Có: SIR = SIN + NIR ĐLPXA`S` ? SIN = NIR Nên: SIR = SIN + NIR = 2.SIN ? SIN = SIR : 2 = 1200: 2 = 600. Vậy NIR = 600. 8. Ví dụ 8: Cho tia tới SI vuông góc với tia phản xạ IR. Hãy tính góc tới i, góc phản xạ i` ? S N R I

Lý Thuyết Vật Lí 7 Bài 5: Ảnh Của Một Vật Tạo Bởi Gương Phẳng Hay, Chi Tiết.

Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng hay, chi tiết

Bài giảng: Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng – Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm:

– Là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn).

– Có kích thước lớn bằng vật.

– Đối xứng với vật qua gương phẳng (tức là khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).

2. Lưu ý

– Ảnh của vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

– Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

* Muốn vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ta vẽ ảnh của các điểm đặc biệt trên ảnh sau đó nối các điểm ảnh cho ta ảnh của vật.

* Muốn vẽ ảnh của một điểm ta dựa vào:

– Định luật phản xạ ánh sáng.

– Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

Cách vẽ:

– Từ một điểm S ta vẽ hai tia tới mặt phẳng gương.

– Vẽ hai tia phản xạ tương ứng.

– Giao nhau của phần kéo dài hai tia phản xạ chính là ảnh S’ của S (hình a).

Lưu ý: Nên chọn một tia tới đặc biệt là tia vuông góc với mặt phẳng gương cho tia phản xạ bật trở lại (hình b)

* Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng

Cách vẽ: Chỉ cần lấy điểm đối xứng

– Ảnh S’ của S qua gương phẳng (hình c).

– Ảnh A’B’ của vật AB qua gương phẳng (hình d).

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết – Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.

Lý Thuyết Sinh 8: Bài 6. Phản Xạ (Ngắn Nhất)

Lý thuyết Sinh 8 Bài 6. Phản xạ

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA NƠRON

– Cấu tạo của một noron điển hình:

+ Sợi phân nhánh ở các góc thân

+ Sợi trục ở một góc thân, bên ngoài có các bao miêlin, khoảng cách giữa các bao miêlin gọi là eo Ranvie

– Chức năng: tế bào thần kinh có 2 chức năng cơ bản:

+ Cảm ứng: khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.

+ Dẫn truyền xung thần kinh: khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định, từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân noron và truyền dọc theo sợi trục nhờ xinap.

– Các loại nơron: có 3 loại

– Ví dụ:

+ Sờ tay vào vật nóng → rụt tay lại

+ Nhìn thấy quả chua → tiết nước bọt

– Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

– Ở thực vật có hiện tượng khi chạm tay vào cây trinh nữ, lá cây cụp lại → đây không phải là phản xạ vì thực vật không có hệ thần kinh.

– Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da…) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…)

– Thành phần 1 cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, 3 noron (noron hướng tâm, noron trung gian và noron li tâm) và cơ quan cảm ứng.

– Ví dụ:

+ Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược lại về trung khu thần kinh nhờ noron hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ → phát lệnh điều chỉnh → dây li tâm → cơ quan phản ứng → Vòng phản xạ.

– Khái niệm: vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi. Đường phản hồi thông tin ngược về trung ương thần kinh để điều chỉnh phản ứng.

– Lưu ý: dù phản ứng chỉ 1 lần đã đáp ứng được yêu cầu trả lời kích thích thì vẫn có thông tin ngược. Vì vậy dù phản xạ đơn giản nhất thì xung thần kinh vẫn được truyền trong vòng phản xạ.

Bạn đang xem bài viết Lý Thuyết Vật Lí 7 Bài 4 : Định Luật Phản Xạ Ánh Sáng Hay, Chi Tiết. trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!