Cập nhật thông tin chi tiết về Lý Thuyết Và Tổng Hợp Công Thức Vật Lý 10 Chương 5 mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Tổng hợp công thức vật lý 10: CẤU TẠO CHẤT
– Những điều mà bạn đã học về cấu tạo chất
– Phân tử là các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt
– Các phân tử chuyển động không ngừng trong môi trường của chúng
– Các phân tử chuyển động nhanh.
– Lực tương tác phân tử
– Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hút và lực đẩy.
– Lực đẩy mạnh hơn lực hút khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ, Còn lực hút mạnh hơn lực đẩy khi khoảng cách giữa các phân tử lớn. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác sẽ không đáng kể.
– Các thể rắn, lỏng, khí
II. Tổng hợp công thức vật lý 10: THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
* Nội dung
– Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
– Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao.
– Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.
* Khí lí tưởng
Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng.
II. Tổng hợp công thức vật lý 10: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ-MA-RI-ỐT
– Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái.
– Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ được giữ không đổi.
– Áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích, khi trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định hay pV= hằng số
– Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt.
Dạng đường đẳng nhiệt:
III. Tổng hợp công thức vật lý 10: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG
– Các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và định luật Sác – lơ khiến cho các chất khí thực tuân theo gần đúng. Chỉ có khí lí tưởng là tuân theo đúng các định luật về chất khí đã học.
– PT trạng thái khí lí tưởng
= hằng số
– Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp.
– Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Lý thuyết và tổng hợp các công thức lý 10 chương Cơ sở của nhiệt động lực học
IV. Lý thuyết và Công thức vật lý 10: NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG
– Trong nhiệt động lực học, nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thẻ tích của vật.
– Có thể làm thay đổi nội năng bằng các quá trình thực hiện công và truyền nhiệt.
– Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình thực hiện công là công.
– Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng.
ΔU = Q
Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc lỏng thu vào hay tỏa ra khi nhiệt độ thay đổi được tính theo công thức:
Q = mcΔt
V. Lý thuyết và Công thức vật lý 10: CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
* Nguyên lí 1 nhiệt động lực học
Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được:
ΔU = A + Q
Quy ước dấu:
ΔU < 0: nội năng giảm
A < 0: hệ thực hiện công
Q < 0: hệ truyền nhiệt
* Nguyên lí 2 nhiệt động lực học
– Quá trình thuận nghịch là quá trình vật tự trở về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của vật khác.
– Quá trình không thuận nghịch là quá trình vật không thể tự quay về trạng thái ban đầu, nếu muốn xảy ra theo chiều ngược lại thì phải cần đến sự can thiệp của vật khác.
– Nguyên lí:
+ Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn
+ Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học
= hằng số hay
– Đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi gọi là đường đẳng áp.
Dạng đường đẳng áp:
– Nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0 K gọi là độ không tuyệt đối.
Nhiệt độ thấp nhất mà con người thực hiện được trong phòng thí nghiệm là 10-9 K
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu phần Lý thuyết và tổng hợp công thức vật lý 10 chương 5 và 6. Để ghi nhớ lâu và dễ dàng áp dụng làm bài, các bạn nên in ra giấy hay tốt hơn bạn có thể ghi chép ra cuốn sổ tay sẽ giúp bạn nhớ bài lâu hơn.
Tổng Hợp Các Lý Thuyết Và Công Thức Lý 10 Cơ Bản Quan Trọng
I. Lý thuyết và các công thức lý 10 phần CHUYỂN ĐỘNG CƠ
1. Chuyển động cơ – Chất điểm
a) Chuyển động cơ
Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
b) Chất điểm
Một vật được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).
c) Quỹ đạo
Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.
2. Cách xác định vị trí của vật trong không gian
a) Vật làm mốc và thước đo
Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.
b) Hệ tọa độ
+ Hệ tọa độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng).
Tọa độ của vật ở vị trí M: x = OM−
+ Hệ tọa độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng).
Tọa độ của vật ở vị trí M:
x = OMx−
y = OMy−
3. Cách xác định thời gian trong chuyển động
a) Mốc thời gian và đồng hồ
Mốc thời gian là thời điểm chọn trước để bắt đầu tính thời gian.
Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.
b) Thời điểm và thời gian
– Thời điểm là giá trị mà đồng hồ hiện đang chỉ đến theo một mốc cho trước mà ta xét.
– Thời gian là khoảng thời gian trôi đi trong thực tế giữa hai thời điểm mà ta xét.
4. Hệ quy chiếu
Một hệ quy chiếu bao gồm:
+ Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc.
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ.
II. Tóm tắt công thức vật lý 10 phần : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
1. Chuyển động thẳng đều
a) Tốc độ trung bình
Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian để đi hết quãng đường đó.
Với s = x2 – x1; t = t2 – t1
Trong đó: x1, x2 lần lượt là tọa độ của vật ở thời điểm t1, t2
Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ trung bình là m/s. Ngoài ra còn dùng đơn vị km/h, cm/s…
b) Chuyển động thẳng đều
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
c) Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều
Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
s = vtb.t = v.t
2. Phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng đều
a) Phương trình chuyển động thẳng đều
Xét một chất điểm chuyển động thẳng đều
Giả sử ở thời điểm ban đầu t0 chất điểm ở vị trí M0(x0), đến thời điểm t chất điểm ở vị trí M(x).
Quãng đường đi được sau quảng thời gian t – t0 là s = x – x0 = v(t – t0)
hay x = x0 + v(t – t0)
b) Đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng đều
Đồ thị tọa độ – thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.
Ta có:
Đồ thị tọa độ – thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.
= hệ số góc của đường biểu diễn (x,t)
Đồ thị tọa độ – thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.
+ Nếu v < 0 ⇒ < 0, đường biểu diễn thẳng đi xuống.
c) Đồ thị vận tốc – thời gian
Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều.
Trong chuyển động thẳng đều vận tốc không đổi, đồ thị vận tốc là một đoạn thẳng song song với trục thời gian.
III. Lý thuyết và các công thức lý 10 phần : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
1. Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
a) Độ lớn của vận tốc tức thời
Độ lớn vận tốc tức thời v của một vật chuyển động tại một điểm là đại lượng đo bằng thương số giữa đoạn đường rất nhỏ Δs đi qua điểm đó và khoảng thời gian rất ngắn Δt để vật đi hết đoạn đường đó.
Độ lớn vận tốc tức thời tại một điểm cho ta biết sự nhanh chậm của chuyển động tại điểm đó.
b) Vectơ vận tốc tức thời
Vectơ vận tốc tức thời là một đại lượng vectơ có:
+ Gốc đặt ở vật chuyển động.
+ Phương và chiều là phương và chiều của chuyển động.
+ Độ dài biểu diễn độ lớn của vận tốc theo một tỉ xích nào đó.
Chú ý: Khi nhiều vật chuyển động trên một đường thẳng theo hai chiều ngược nhau, ta phải chọn một chiều dương trên đường thẳng đó và quy ước như sau:
Vật chuyển động ngược chiều dương có v < 0.
c) Chuyển động thẳng biến đổi đều
Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.
+ Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian.
+ Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian.
2. Chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều
* Khái niệm gia tốc
Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc và được đo bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc Δv và khoảng thời gian vận tốc biến thiên Δt.
Biểu thức:
Trong hệ SI, đơn vị của gia tốc là m/s2
* Vectơ gia tốc
Vì vận tốc là đại lượng vectơ nên gia tốc cũng là đại lượng vectơ:
– Chiều của vectơ gia tốc a→ trong chuyển động thẳng nhanh dần đều luôn cùng chiều với các vectơ vận tốc.
– Chiều của vectơ gia tốc a→ trong chuyển động thẳng chậm dần đều luôn ngược chiều với các vectơ vận tốc.
* Vận tốc, quãng đường đi, phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều
– Công thức tính vận tốc: v = v0 + at
– Công thức tính quãng đường:
– Phương trình chuyển động:
– Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều:
Trong đó: v0 là vận tốc ban đầu
v là vận tốc ở thời điểm t
a là gia tốc của chuyển động
t là thời gian chuyển động
x0 là tọa độ ban đầu
x là tọa độ ở thời điểm t
Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động thì:
Tổng Hợp Lý Thuyết Hóa Vô Cơ 12 Chương Kim Loại
I. Lý thuyết hóa vô cơ 12: Bạc
Bạc là kim loại chuyển tiếp ở chu kì 5, nhóm IB.
Trong các hợp chất, bạc có số oxi hóa phổ biến là +1.
1. Tính chất của bạc.
2. Ứng dụng của bạc
– Bạc tinh khiết dùng để chế tác đồ trang sức, vật trang trí, mạ bạc, chế tạo các linh kiện kĩ thuật trong vô tuyến.
– Chế tạo một số hợp kim có tính chất rất quí như hợp kim Ag – Cu, Ag – Au được dùng để chế tác đồ trang sức, đúc tiền, …
– Ion Ag+ có khả năng sát trùng, diệt khuẩn.
3. Trạng thái tự nhiên
– Trong tự nhiên, bạc có ở trạng thái tự do, nhưng phần lớn ở dạng hợp chất lẫn trong quặng đồng, quặng chì.
– Bạc được điều chế chủ yếu từ các hợp chất cùng với đồng và chì.
II. Lý thuyết hóa vô cơ 12: Vàng
Vàng là kim loại chuyển tiếp ở chu kì 6, nhóm IB.
Trong các hợp chất, vàng có số oxi hóa phổ biến là +3.
1. Tính chất của vàng
– Vàng là kim loại mềm, màu vàng, dẻo, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt (sau Ag và Cu).
– Vàng có tính khử yếu nhất so với các kim loại khác. Không bị oxi hóa trong không khí kể cả ở nhiệt độ cao. Không bị hòa tan trong các axit có tính oxi hóa, chỉ bị hòa tan trong nước cường toan (đó là dung dịch hỗn hợp gồm 1 thể tích HNO3 đặc và 3 thể tích HCl đặc):
Au + HNO3 + 3HCl → AuCl3 + 2H2O + NO
– Vàng tan trong dung dịch xianua của kim loại kiềm do tạo thành ion phức [Au(CN)2]2-.
2. Ứng dụng của vàng
– Chế tạo đồ trang sức.
– Mạ vàng cho các đồ trang sức.
– Chế tạo hợp kim quí.
III. Lý thuyết hóa vô cơ 12: Niken-Ni
Niken là kim loại chuyển tiếp nằm ở ô số 28, thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB.
Trong các hợp chất, niken có số oxi hóa phổ biến là +2, ngoài ra còn có số oxi hóa +3.
1. Tính chất của Ni
- Ni là kim loại màu trắng bạc, rất cứng, khối lượng riêng lớn (D = 8,9g/cm3), tonc = 1455oC.
– Ni có tính khử yếu hơn sắt, không tác dụng được với nước và oxi không khí ở nhiệt độ thường. Không tác dụng với axit thường do trên bề mặt có lớp oxit bảo vệ. Niken dễ dàng tan trong dung dịch axit HNO3 đặc nóng
Ni + 4HNO3 (đặc, nóng) → Ni(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
– Tác dụng được với nhiều đơn chất và hợp chất, nhưng không tác dụng được với H2
2. Ứng dụng của Ni
Niken được dùng để chế tạo hợp kim chống ăn mòn và chịu nhiệt cao. Chẳng hạn như:
– Hợp kim Inva Ni – Fe có hệ số giãn nở rất nhỏ, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến, replay nhiệt.
– Hợp kim Cu – Ni có tính bền vững cao, không bị nước biển ăn mòn, được dùng để đúc chân vịt tàu biển, tuabin cho động cơ máy bay.
Ngoài ra, một phần Ni được dùng trong kĩ thuật mạ điện, chế tạo ắc – qui.
– Trong công nghiệp hóa chất thì Ni được dùng chất xúc tác. Hơn 80% lượng Ni được sản xuất dùng trong ngành luyện kim, thép chứa Ni có độ bền cao về mặt hóa học và cơ học.
IV. Lý thuyết hóa vô cơ 12: Kẽm-Zn
Kẽm là kim loại chuyển tiếp nằm ở ô số 30, chu kì 4, nhóm IIB.
Trong các hợp chất, kẽm có số oxi hóa là +2.
1. Tính chất của kẽm
– Zn là kim loại có màu lam nhạt. Trong không khí ẩm, kẽm bị phủ một lớp oxit mỏng nên có màu xám. Kẽm là kim loại có khối lượng riêng lớn (D = 7,13g/cm3), có tonc = 419,5oC.
– Ở điều kiện thường, Zn khá giòn nên không kéo dài được, nhưng khi đun nóng từ 100 – 150oC lại dẻo và dai, đến 200oC thì giòn trở lại và có thể tán được thành bột.
– Zn ở trạng thái rắn và các hợp chất của kẽm không độc. Riêng hơi của ZnO thì rất độc.
– Zn là một kim loại khá hoạt động, có tính khử mạnh hơn sắt. Phản ứng với nhiều phi kim như O2, Cl2, S, …
2. Ứng dụng của kẽm
– Mạ (hoặc tráng) để bảo vệ bề mặt các dụng cụ, thiết bị bằng sắt, thép để chống gỉ, chống ăn mòn.
– Chế tạo hợp kim như hợp kim với Cu – Zn.
– Chế tạo pin điện hóa, phổ biến nhất là pin Zn – Mn …
– Một số hợp chất của Zn dùng trong y học, chẳng hạn như ZnO dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa, …
V. Lý thuyết hóa vô cơ 12: Thiếc-Sn
– Thiếc nằm ở ô số 50, thuộc nhóm IVA, chu kì 5 trong bảng tuần hoàn.
– Trong hợp chất, thiết có số oxi hóa là +2 và +4, trong đó số oxi hóa phổ biến và bền hơn là +2.
1. Tính chất của thiếc
– Kim loại màu trắng, dẻo, dễ cán mỏng.
– Nhiệt độ nóng chảy 232oC, nhiệt độ sôi 2620oC.
– Có 2 dạng: thiếc trắng và thiếc xám.
– Là kim loại có tính khử yếu:
+ Bị oxi hóa ở nhiệt độ cao.
+ Tác dụng chậm với dung dịch HCl và H2SO4 loãng tạo Sn (II) và khí H2.
Với dung dịch HNO3 loãng tạo thành muối Sn (II) nhưng không giải phóng H2.
Với HNO3 đặc vàH2SO4 đặc tạo Sn (IV)
+ Tan trong kiềm đặc: NaOH, KOH.
Ví dụ:
2. Ứng dụng của thiếc
– Một lượng lớn Sn dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ (sắt tây).
– Hợp kim Sn – Pb (nóng chảy ở 180oC) dùng để hàn.
– Dùng chế tạo các hợp kim có tính chịu ma sát, dùng để chế ổ trục quay.
VI. Lý thuyết hóa vô cơ 12: Chì-Pb
Chì nằm ở ô số 82, thuộc nhóm IVA, chu kì 6 trong bảng tuần hoàn.
Trong hợp chất, chì có số oxi hóa là +2 và +4, trong đó số oxi hóa phổ biến và bền hơn là +2.
1. Tính chất của chì
– Màu trắng hơi xanh, mềm, dễ dát mỏng và kéo sợi.
– Là kim loại nặng.
– Có tính khử yếu, không tác dụng với các dung dịch HCl và H2SO4 l. Tan nhanh trong dung dịch H2SO4đ nóng và tạo muối Pb(HSO4)2. Dễ tan trong HNO3, tan chậm trong HNO3 đặc.
– Tan chậm trong dung dịch kiềm nóng.
Pb + 2KOH → K2PbO2 + H2
– Chì và các hợp chất của chì đều rất độc. Một lượng chì vào cơ thể sẽ gây ra bệnh làm xám men răng và có thể gây rối loạn thần kinh.
2. Ứng dụng của chì
Chì được dùng để chế tạo các bản cực ắc quy, vỏ dây cáp, đầu đạn và dùng để chế tạo thiết bị để bảo vệ các tia phóng xạ. Ngoài ra, nó còn dùng để chế tạo các hợp kim.
Tổng Hợp Lý Thuyết Este Và Bài Tập Vận Dụng
I.Tổng hợp lý thuyết este lipit
1.Cấu tạo, phân loại este
a. Cấu tạo
Khi ta thay nhóm –OH ở trong nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm –OR thì sẽ được este.
Este đơn giản có công thức cấu tạo như sau:
Este là dẫn xuất của axit cacboxylic. Một vài dẫn xuất khác của axit cacboxylic có công thức cấu tạo như sau:
b. Phân loại:
Este no, đơn chức:
Công thức phân tử: CmH2mO2 hay CnH2n + 1COOCn’H2n’ + 1
Với m ≥ 2; m = n + n’ + 1; n ≥ 0, n’ ≥ 1.
Este không no, đơn chức:
Este đa chức
+ Tạo bởi axit đơn chức và rượu đa chức có dạng: (RCOO)mR’ (nếu gốc R’ là gốc glixerol thì este có dạng lipit (RCOO)3C3H5 với R là gốc axit béo).
+ Tạo bởi axit đa chức và rượu đơn chức có dạng:
R(COOR’)n (n ≥ 2; R ≥ 0).
+) Tạo bởi axit đa chức R(COOH)n và rượu đa chức R’(OH) có dạng Rm(COO)nmR’n.
Nếu m = n thì tạo este vòng có dạng R(COO)nR’.
2. Danh pháp
Tên este = Tên của gốc hiđrocacbon R’ + tên của anion gốc axit (đuôi at)
– Tên 1 số gốc axit thường gặp:
HCOOH: Axit Fomic ⇒ HCOO-: Fomat
CH3COOH: Axit Axetic ⇒ CH3COO-: Axetat
CH2=CHCOOH: Axit Acrylic ⇒ CH2=CHCOO-: Acrylat
C6H5COOH: Axit Benzoic ⇒ C6H5COO-: Benzoat
– Tên gốc R’:
CH3-: metyl; C2H5-: etyl; CH2=CH-: Vinyl
Ví dụ
a. Với ancol đơn chức R’OH:
Tên este = tên của gốc hidrocacbon R’+ tên của gốc axit (đổi đuôi ic thành at)
Ví dụ:
CH3COOC2H5: etyl axetat
CH2=CH-COO-CH3: metyl acrylat
b. Với ancol đa chức:
Tên este = tên của ancol + tên của gốc axit
Ví dụ: (CH3COO)2C2H4: etylenglicol điaxetat
c. Với axit đa chức
Gọi theo tên riêng của từng este.
Ví dụ: C3H5(COOC17H35)3: tristearin (C17H35COOH: axit stearic)
3. Khái niệm, phân loại của Lipit
a.
Khái niệm
Lipit là các hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống và không hòa tan trong nước nhưng chúng tan trong các dung môi hữu cơ không có khả năng phân cực như: ete, cloroform, xăng dầu.
b. Phân loại
c.Cấu tạo
– Lipit là este của glixerol cùng với các axit béo thì sẽ hay gọi là glixerit.
Hoặc C3H5(OCOR)3 (khi R1 ≡ R2 ≡ R3)
– Các axit béo trong thành phần chất béo, thường:
+) Có mạch cacbon không nhánh.
+) Tổng số nguyên tử cacbon là số chẵn (16,18,…).
– Chất béo chứa các gốc axit béo no (mỡ động vật) thường ở dạng rắn, còn chất béo chứa các gốc axit không no (dầu thực vật) ở dạng lỏng.
– Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ như benzen, rượu,…
– Chất béo động vật
– Chất béo thực vật
- Một số chất béo thường gặp:
II.Bài tập vận dụng lý thuyết este
1. Phương pháp giải bài tập este
Bài 1: Dãy nào sau đây được xếp đúng theo trật tự nhiệt độ sôi của các chất tăng dần?
Hướng dẫn:
Để so sánh nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ thì:
– Trước hết phải so sánh những hợp chất có khả năng tạo liên kết hidro (liên kết hidro liên phân tử) và độ bền của các liên kết này.
– Những hợp chất không tạo được liên kết hidro thì phải so sánh phân tử khối của chúng.
Bài 2: Cho glixerol (glixerin) tác dụng với hỗn hợp hai axit béo C17H35COOH và C15H31COOH thì số loại trieste được tạo ra tối đa là:
A. 6 B. 3 C. 5 D. 8
Hướng dẫn:
Vì có 2 loại glixerit đơn giản và 4 loại phức tạo gồm glixerit có hai gốc axit R1 và 1 gốc axit R2; loại gồm hai gốc axit R2 và một gốc axit R1 (trong mỗi loại này gồm hai loại khác nhau là hai gốc axit giống nhau ở kế cận nhau và hai gốc axit giống nhau không kế cận nhau).
Đáp án A
Bài 3: Câu nào sau đây sai?
A. Chất béo ở điều kiện thường là chất rắn
B. Chất béo nhẹ hơn nước.
C. Chất béo không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ
D. Chất béo có nhiều trong tự nhiên.
Hướng dẫn:
Chất béo ở điều kiện thường , có thể là chất rắn (tristearin) hoặc chất lỏng (triolein)
Đáp án: A
2. Bài tập vận dụng hóa 12 este
Câu 1: Hợp chất este là
A. CH3CH2Cl. B. HCOOC6H5.
C. CH3CH2NO3. D. C2H5COOH.
Hướng dẫn:
Nhóm chức của este là – COOR (R là gốc hiđrocacbon ) → HCOOC6H5 là este
Đáp án B
Câu 2: Chất không phải là este là
A. HCOOCH=CH2. B. HCOOCH3.
C. CH3COOH. D. CH3COOCH3.
Hướng dẫn:
Nhóm chức của este là –COOR (R là gốc hiđrocacbon) → HCOOCH = CH2, HCOOCH3, CH3COOCH3 đều là este → Loại đáp án A, B, D
→ CH3COOH không là este
Đáp án C
Câu 4: Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO (n ≥ 1). B. CnH2nO2(n ≥ 1).
C. CnH2nO2(n ≥ 2). D. CnH2nO3(n ≥ 2).
Hướng dẫn:
Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2 (n ≥ 2)
Đáp án C
Bạn đang xem bài viết Lý Thuyết Và Tổng Hợp Công Thức Vật Lý 10 Chương 5 trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!