Xem Nhiều 6/2023 #️ Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 16: Tiêu Hóa Ở Động Vật (Tiếp Theo) # Top 10 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 16: Tiêu Hóa Ở Động Vật (Tiếp Theo) # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 16: Tiêu Hóa Ở Động Vật (Tiếp Theo) mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Răng

– Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương

– Răng nanh nhọn dài, cắm và giữ chặt con mồi

– Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành từng mảnh nhỏ để nuốt

– Răng hàm có kích thước nhỏ, ít sử dụng

Dạ dày

– Dạ dày đơn to khỏe, có các enzim tiêu hóa

– Thức ăn là thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày người. Thức ăn được nhào trộn làm nhuyễn thức ăn trộn với dịch vị. Enzim pepsin thủy phân prôtêin thành peptit.

Ruột

– Ruột non ngắn hơn nhiều so với thú ăn thực vật

– Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thu trong ruột non giống như ở người

– Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hóa

Răng

Gồm:

– Tấm sừng

– Răng cửa và răng nanh

– Răng trước hàm, răng hàm

– Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ

– Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ

Dạ dày

Dạ dày thỏ, ngựa

Dạ dày thú nhai lại

– Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn

– Dạ dày trâu bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế

+ Dạ cỏ là nơi dự trữ, làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng khác

+ Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại

+ Dạ lá sách giúp tái hấp thụ nước

+ Dạ múi khế tiết ra enzim pepsin, HCl tiêu hóa protein trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.

Ruột

– Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt

– Thức ăn đi qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ như trong ruột non của người.

– Thức ăn đi vào manh tràng được vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiếp tục tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng đơn giản tạo thành được hấp thụ manh tràng vào máu.

KHÓA HỌC GIÚP TEEN 2004 ĐẠT 9-10 THI THPT QUỐC GIA

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại chúng tôi

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

tieu-hoa-o-dong-vat-tiep-theo.jsp

Trả Lời Câu Hỏi Sinh Học 11 Bài 16 Tiêu Hóa Ở Động Vật (Tiếp Theo)

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Sinh học 11 sách giáo khoa cơ bản bài 16 câu 1,2,3 Tiêu hóa ở động vật

Câu 1: Sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật Trả lời:

1

Răng

– Răng cửa hình chêm để lấy thịt ra khỏi xương Răng nanh nhọn và dài dùng để cắm giữ con mồi. – Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn dùng để cắn thịt thành các mảnh nhỏ dễ nuốt. – Răng hàm nhỏ nên ít được sử dụng.

– Răng nanh giống răng của. Khi ăn có các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ. – Răng cạnh hàm và răng hàm phát triển, dùng để ngiền nát cỏ khi động vật nhai.

2

Dạ dày

– Dạ dày là một túi lớn nên gọi là dạ dài đơn. – Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày người(dạ dày co bóp để làm nhiễm thức ăn và làm thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thủy phân protein thành các peptit.

– Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn(một túi). – Dạ dày trâu bò có 4 túi, 3 túi đầu tiên là cỏ, dạ dày tổ ong, dạ dày sách. Túi thứ 4 là dạ múi khế. Dạ cỏ là nơi lưu trữ, làm mềm thức ăn khô và lên men. Trong dạ cỏ có rất nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng khác.

3

Ruột non

Ruột non ngăn hơn nhiều so với ruột non động vật ăn thực vật. – Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống người.

– Dạ tổ ong và dạ là sách giúp hấp thụ lại nước. Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCL tiêu hóa protein có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống. Bản thân vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp protein quan trọng của động vật. – Ruột non có thể dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều ruột non của động vật ăn thịt. – Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống người.

4

Manh tràng

– Mành tràng không phát triển và không có chức năng tiêu hóa thức ăn

– Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulozo và các chất trinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành mành tràng

Câu 2: Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn quá lớn? Trả lời: Động vật ăn thực vật thường phải ăn lượng thức ăn rất lớn vì khối lượng cơ thể chúng thường lớn, cần nhiều năng lượng. do đó chúng phải cần nhiều dinh dưỡng mói đáp ứng được quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Tuy nhiên thực vật lại nghèo chất dinh dưỡng, chính vì thế chúng phải ăn thức ăn nhiều mới đáp ứng đủ.Câu 3: Đánh dấu X vào trước chữ cái có ý trả lời đúng nhất về tiêu hóa xenlulozo của tế bào thực vật. Đáp án C.

Bài 16: Tiêu Hóa( Tt) (Sinh 11 Nâng Cao)

Bài 1.

Nêu rõ sự sai khác cơ bản trong tiêu hóa thức ăn của động vật ăn thực vật so với động vật ăn thịt và ăn tạp.

Sự sai khác cơ bản trong tiêu hóa thức ăn của động vật ăn thực vật so với động vật ăn thịt và ăn tạp là:

* Quá trình biến đối thức ăn về mặt cơ học được thực hiện trong khoang miệng và dạ dày.

– Ở động vật nhai lại như trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai… lúc ăn chúng chỉ nhai qua loa rồi nuốt ngay, tranh thủ lấy được nhiều thức ăn để sau đó mới “ợ lên” nhai kĩ lại lúc nghỉ ngơi ở một nơi an toàn.

– Đối với động vật có dạ dày đơn như ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ, chuột), chúng nhai kĩ hơn động vật nhai lại khi nhai lần đầu.

– Gà và các loài chim ăn hạt không có răng nên mô hạt và nuốt ngay, cố “ních” đầy diều để tiêu hóa dần. Trong diều không có dịch tiêu hóa, mà chỉ có dịch nhày để làm trơn và mềm thức ăn, giúp cho sự tiêu hóa dễ dàng ở các phần sau của ống tiêu hóa.

* Biến đổi hóa học và biến đối sinh học.

– Quá trình tiêu hóa ở dạ dày của động vật nhai lại được bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học, tiếp đó là quá trình biến đổi hóa học diễn ra ở dạ múi khế và ruột, tương tự như ở các động vật khác.

– Quá trình biến đổi sinh học ở động vật có dạ dày đơn nhờ VSV lại xảy ra ở ruột tịt (sau khi thức ăn được tiêu hóa một phần ở dạ dày, ruột).

– Ở chim ăn hạt và gia cầm: Thức ăn được chuyển xuống dạ dày, tuyến (nhận dịch tiêu hóa) và dạ dày cơ (nghiền nát thức ăn), sau đó chuyển xuống ruột. Ở ruột được biến đổi nhờ các enzim trong dịch tiêu hóa của tuyến gan, tụy, ruột.

Bài 2.

Trình bày sự tiêu hóa của nhóm động vật nhai lại.

Sự tiêu hóa ở động vật nhai lại: Dạ dày của các động vật nhai lại (trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu) chia làm 4 ngăn là: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế (dạ dày chính thức).

Thức ăn (cỏ, thân ngô hoặc rơm…) được thu nhận và nhai qua loa rồi nuốt vào dạ dày cỏ là ngăn lớn nhất (150dm 3 ở bò), ở đây thức ăn được nhào trộn với nước bọt. Khi dạ dày cỏ đã đầy, con vật ngừng ăn và thức ăn từ dạ cỏ chuyển dần sang dạ tổ ong và ở đây từng búi thức ăn được “ợ lên” miệng để nhai kĩ lại (nhai lại). Đây là quá trình biến đổi cơ học chủ yếu và quan trọng đối với thức ăn xenlulôzơ. Chính thời gian thức ăn lưu lại tại dạ cỏ đã tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật ở đây phát triển mạnh gây nên sự biến đổi sinh học đối với thức ăn giàu xenlulôzơ.

Thức ăn sau khi đã được nhai kĩ với lượng nước bọt tiết ra dồi dào cùng với một lượng lớn vi sinh vật sẽ được chuyển thẳng xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước và chuyển sang dạ múi khế. Ở dạ múi khế (là dạ dày chính thức) thức ăn cùng với vi sinh vật chịu tác dụng của HCl và enzim trong dịch vị. Chính vi sinh vật đã là nguồn cung cấp phần lớn prôtêin cho nhu cầu của cơ thể vật chủ.

Như vậy, quá trình tiêu hóa ở dạ dày của động vật nhai lại được bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học, tiếp đó là quá trình biến đổi hóa học diễn ra ở dạ múi khế và ruột (giống các động vật khác).

Bài 3.

Hãy chọn phương án trả lời đúng: Tại sao thức ăn của động vật ăn thực vật chứa hàm lượng prôtêin rất ít nhưng chúng vẫn phát triển và hoạt động bình thường?

A. Vì khối lượng thức ăn hàng ngày lớn.

B. Nhờ có sự biến đổi sinh học với sự tham gia của hệ vi sinh vật.

C. Vì hệ vi sinh vật phát triển sẽ là nguồn bổ sung prôtêin cho cơ thể .

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Bài 4.

Nêu rõ đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hoá và quá trình tiêu hóa ở gia cầm.

Đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hóa ở gia cầm: Ở chim ăn hạt và gia cầm, thức ăn được chuyển từ diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ (mề). Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa. Lớp cơ khỏe và chắc của dạ dày cơ nghiền nát các hạt và thấm dịch tiêu hóa tiết ra từ dạ dày tuyến, sẽ biến đổi một phần, sau đó chuyến xuống ruột, ở đây, thức ăn tiếp tục biến đổi nhờ các enzim có trong các dịch tiêu hóa tiết ra từ các tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột.

Bài 5.

Tại sao trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?

Trong mề của gà hoặc chim bồ câu, khi mổ ra thường thấy các hạt sỏi nhỏ. Đó là do chim (gà) không có răng để nhai nghiền, nên cần có các hạt sỏi giúp nghiền nhỏ thức ăn cùng với sự co bóp của lớp cơ dày, khỏe ở mề (dạ dày cơ) của chúng.

Lý Thuyết Sinh Học Lớp 8 Bài 30: Vệ Sinh Tiêu Hóa

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 30: Vệ sinh tiêu hóa được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

A. LÝ THUYẾT

I. CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI CHO HỆ TIÊU HÓA

Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau:

– Răng bị hư hại do thiếu canxi (Ca) hoặc fluo (F), do vi khuẩn lên men thức ăn thừa làm hỏng lớp men răng.

– Dạ dày, tá tràng bị viêm loét do dòng vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp niêm mạc, các chất độc (thức ăn ôi thiu, vi khuẩn tả … kí sinh trùng amip tiết ra).

– Viêm các tuyến tiêu hóa do các loại vi khuẩn, virut kí sinh.

– Hoạt động tiêu hóa bị cản trở do giun sán sống kí sinh trong ruột.

– Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách.

+ Ăn vội vàng, không nhai kĩ, ăn không đúng giờ, đúng bữa, ăn thức không hợp khẩu vị hay khẩu phần.

+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái.

+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi.

– Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn do:

+ Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: quá nhiều tinh bột và protein nhưng lại ít chất xơ.

+ Ăn uống quá nhiều chất chát.

* Kết luận:

Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa có thể kể đến như: vi khuẩn, virut, giun sán, tác nhân gây độc từ môi trường, ăn uống không đúng cách.

II. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ HỆ TIÊU HÓA KHỎI CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI VÀ ĐẢM BẢO SỰ TIÊU HÓA CÓ HIỆU QUẢ

– Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng

– Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa (ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn…).

– Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.

– Ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị, tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn, sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để tiêu hóa được hiệu quả.

B. TRẮC NGHIỆM

A. Vi sinh vật

B. Uống nhiều rượu, bia

C. Ăn thức ăn ôi thiu

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Để bảo vệ hệ tiêu hóa, chúng ta cần lưu ý

A. Vệ sinh răng miệng đúng cách

B. Ăn uống hợp vệ sinh

C. Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí

D. Tất cả các đáp án trên

1. nôn mửa và

2. tiêu chảy nặng

3. mất nước nhiều

4. đầy hơi

5. táo bón

6. đau bụng trên

7. sốt lạnh

Đáp án đúng là:

A. 1, 2, 3

B. 2, 3, 5

C. 2, 4, 5

D. 5, 6, 7

A. Trào ngược acid

B. Hội chứng IBS

C. Không dung nạp lactose

D. Viêm phế quản

Câu 5: Bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em là?

A. Tiêu chảy

B. Trào ngược acid

C. Bệnh sa dạ dày

D. Bệnh viêm đại tràng

A. Uống nước lọc

B. Uống nước ngọt, đồ uống thể thao

C. Ăn hoa quả

D. Ăn rau xanh

A. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn

B. Ăn chậm, nhai kĩ

C. Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị

D. Tất cả các đáp án trên

A. Vi khuẩn lao

B. Vi khuẩn thương hàn

C. Vi khuẩn giang mai

D. Tất cả các phương án

A. Rượu trắng

B. Nước lọc

C. Nước khoáng

D. Nước ép trái cây

1. Ăn nhiều rau xanh

2. Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và prôtêin

3. Uống nhiều nước

4. Uống trà đặc

Bạn đang xem bài viết Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 16: Tiêu Hóa Ở Động Vật (Tiếp Theo) trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!