Cập nhật thông tin chi tiết về Lộ Trình Học Phát Âm Tiếng Anh Từ A mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tuy nhiên, không nhiều người Việt Nam tự tin về kĩ năng này của mình, thậm chí rất nhiều bạn đã từng nói chuyện với người nước ngoài và nhận được hai kết cục: hoặc là họ không hiểu mình hoặc là mình không hiểu họ nói gì. Vậy nguyên nhân của hai vấn đề này xuất phát từ đâu? Câu trả lời chính là PHÁT ÂM TIẾNG ANH – PRONUNCIATION.
Nhằm giúp các bạn cùng vượt qua chướng ngại này, cô sẽ gửi đến các bạn bài viết ” Lộ trình học phát âm từ cơ bản đến nâng cao ” với phương pháp học do chính cô và các Coach tại Ms Hoa Giao tiếp xây dựng để giúp các bạn nắm chắc nền tảng học phát âm Tiếng Anh và nâng cao hơn nữa kĩ năng phát âm của mình.
I. CHẶNG 1: HỌC CÁC PHÁT ÂM CHUẨN XÁC
1. Phát âm các âm đơn
2. Phân biệt các cặp âm giống nhau
Tại sao vậy nhỉ? Vì khi học từng cặp âm, các bạn sẽ nhận ra sự khác biệt giữa chúng và điều chỉnh được cách phát âm của mình để người nghe có thể phân biệt những âm này với nhau đấy.
Cô lấy một ví dụ cho các bạn, đó chính là âm /i/ và âm /i:/ Rất nhiều bạn đọc hai âm này giống nhau, và khi các bạn học chúng một cách đơn lẻ, các bạn sẽ khó có thể nhận ra được sự khác biệt giữa chúng.
Nói đến Pronunciation – phát âm tiếng Anh, có thể sẽ rất nhiều bạn định nghĩa phát âm là cách chúng ta đọc một từ Tiếng Anh. Tuy nhiên trên thực tế, phát âm còn rộng hơn thế rất nhiều đấy.
Đôi khi trong giao tiếp, mặc dù các bạn đã học cách đọc từng từ rất chuẩn, tuy nhiên vẫn gặp một số những khó khăn nhất định khi nghe người bản ngữ nói, vậy lý do bắt nguồn từ đâu? Hay tại sao khi nghe người nước ngoài nói ta lại thấy rất du dương như một điệu nhạc, còn người Việt Nam tuy có nhiều bạn phát âm chuẩn nhưng lại không thể hay được như vậy?
1. Trọng âm
Vì thế, việc tập phát âm có trọng âm sẽ giúp các bạn nắm bắt được thói quen phát âm của người bản ngữ, không những nâng cao kĩ năng phát âm của bạn mà còn giúp bạn nghe tốt hơn khi đối thoại.
2. Ngữ điệu
Tiếp theo đó chính là ngữ điệu. “Làm thế nào để nói mà nghe tây tây nhỉ?” là thắc mắc chung của rất nhiều bạn. Ngữ điệu đóng vai trò rất quan trọng đển truyền tải cảm xúc, ngay cả trong Tiếng Việt cũng vậy. Khi ngạc nhiên, chúng ta thường có xu hương cao giọng, còn khi buồn bã, chúng ta lại trầm giọng xuống.
Trong Tiếng Anh, nếu các bạn lắng nghe thật kĩ, các bạn sẽ nhận thấy rằng họ cũng lên giọng và xuống giọng khi nói. Ví dụ như khi hỏi “What’s your name?” thì giọng sẽ đi xuống thay vì đi lên.
3. Các bài giảng nâng cao kỹ năng phát âm
III. BÀI TẬP ÁP DỤNG
1. Bài tập
2. Đáp án
Lộ Trình Học Phát Âm Tiếng Trung Chuẩn Cơ Bản Từ Đầu
Cách học phát âm tiếng trung cơ bản như thế nào là câu hỏi mà người mới học băn khoăn nhất. Khi nghe nhạc xem phim thấy người ta nói líu lo hấp dẫn, nhưng để bắt chước theo thì thật không phải đơn giản. Việc rèn luyện phát âm đúng cần phải theo các quy tắc nhất định ngay từ đầu. Nếu không bạn sẽ khó mà nói được chuẩn như người bản xứ.
– Lộ trình học phát âm cơ bản cho người mới –
Hướng dẫn học tập hiệu quả phần phát âm:
Thời lượng khóa học: 6 bài học
Thời gian cho khóa học: 6 buổi học (mỗi buổi tối thiểu 2 tiếng).
Muc tiêu khóa học: Đọc được thành thạo pinyin, đọc được bảng chữ cái tiếng Trung. Nắm vững quy tắc viết chữ Trung Quốc.
Bảng chữ cái tiếng hoa là bảng sử dụng bộ chữ cái latinh ghép lại để người học có thể dễ dàng tiếp cận cách tập đọc chuẩn ngay từ lúc làm quen với tiếng Trung Quốc. Bảng chữ cái hiện nay được áp dụng ngay cả trong học đường ở cập bậc tiểu học tại Trung Quốc.
Vận mẫu là thành tố chính của tiếng hán, mức độ quan trọng cũng như nguyên âm của tiếng Việt Nam. Học vận mẫu là bước đầu tiên để làm quen với âm trong tiếng Hán. Học vận mẫu chuẩn là bước đầu tiên của việc học phiên âm tiếng trung.
Thanh điệu có tầm quan trọng như dấu đánh trên chữ của tiếng Việt. Sai thanh điệu là từ đó sẽ biến hoàn toàn thành từ khác. Tiếng Trung có 5 thanh điệu chính, cần phải luyện tập thành thục để không bị nhầm và sai.
Song song với quá trình tập đọc tiếng Hoa. Các bạn cần phải nắm vững quy tắc viết chữ hán. Trong đó có quy tắc cầm bút, quy tắc viết các nét theo thứ tự thuận. Mục đích:
Có thể viết chữ nhanh hơn.
Viết chữ đẹp và chuẩn hơn.
Có nền tảng cơ bản về viết chữ.
Viết được nhiều kiểu chữ khác nhau.
Có thể luyện thư pháp.
Bạn sẽ nhận được gì khi học qua lộ trình học phát âm tiếng hoa chuẩn này:
Nhận biết được bảng chữ cái phiên âm hán ngữ Pinyin
Biết cách đọc, bật hơi, khẩu hình chuẩn chỉ ngay từ đầu
Có nền tảng cơ bản vững chắc để phát triển việc tự học, theo đuổi ngôn ngữ trung lâu dài
Khóa học này hoàn toàn miễn phí
Mọi kiến thức được sưu tầm và trình bày đơn giản nhất, dễ học nhất đối với người mới.
Tự học phát âm trên website chúng tôi khác gì với học trong giáo trình hán ngữ?
Giáo trình trình bày thêm nhiều kiến thức ngoài giúp cho việc học trở nên khó khăn với người mới, cần thầy cô hướng dẫn hoặc biên soạn lại mới học được. Thực tế ở các trung tâm, thầy cô cũng thường biên soạn lại phần tập đọc để giảng cho học viên.
Ở đây mình cũng soạn lại theo chương trình của nhiều giáo viên dạy tiếng trung ở các trường đại học lớn. Sao cho cách học sát với thực tế và phù hợp nhất với người mới bắt đầu từ con số 0.
II. Tại sao phải học phát âm cơ bản
Khi bắt đầu tập nói, một đứa bé luôn học từng câu từng tiếng cơ bản. Sau đó tiếp nhận thêm các câu, các từ khác và dần dần trở nên thành thạo tiếng mẹ đẻ. Học nói tiếng trung quốc cũng vậy, cần phải học từng bước từng bước mới có thể tiến bộ vững chắc.
Muốn nhanh giao tiếp được nhưng kiến thức sơ sài thì hãy học tiếng bồi.
Muốn chắc và tiến xa thì hãy học nói chuẩn cơ bản từ đầu.
1. Phát âm chuẩn quan trọng như thế nào?
Tại sao phải học cách tập đọc chuẩn như người Trung Quốc, trong khi mình nói sai họ vẫn nghe được mà? Điều này đúng, nhưng không hoàn toàn chính xác. Khi bạn nói chuẩn, người đối thoại trực tiếp với bạn sẽ dễ dàng nghe hiểu được điều bạn đang nói, sẽ đánh giá cao năng lực của bạn.
Nếu bạn đang đi xin việc và bạn nói sai khẩu ngữ rất nhiều, còn những ứng viên khác có thể kém hơn nhưng nói chuẩn thì bạn biết số phận của mình rồi đấy…
Khi bạn đi phiên dịch cho đối tác, bạn nói không chuẩn cả công ty thuê bạn, cty của bạn và chính bạn sẽ bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp…
Ngắn gọn lại: Nói được chuẩn sẽ mang lại rất nhiều cơ hội trong công việc, cuộc sống, hợp tác kinh tế. Nói tốt, nói chuẩn cũng là nền tảng để người học tiếng Hán có thể tiến xa hơn trong con đường học thuật sau này.
2. Lý do không nên học tiếng bồi
Rất nhiều trung tâm, cũng như nhiều cá nhân dạy đọc theo kiểu tiếng trung bồi. Nói “na ná” người Trung là được. Về cơ bản đó cũng là một cách truyền dạy phát âm tiếng trung cho người mới học. Tuy nhiên trên góc độ cá nhân của mình, mình lại không hoan nghênh các trường hợp học quá nhiều tiếng bồi.
Dùng tiếng bồi sẽ tạo ra thói quen nói sai cũng mặc kệ, từ đó muốn tiến bộ muốn hoàn hảo hơn, giống với người TQ hơn sẽ rất khó.
Dùng tiếng bồi có cảm giác thiếu tôn trọng người đối thoại với mình (nếu họ là người TQ). Có thể khiến họ cảm thấy khó chịu.
Dùng tiếng bồi dễ gây hiểu nhầm hơn, và đương nhiên sẽ gặp khó khăn hơn trong cuộc sống.
III. Một số phần mềm tập đọc tiếng trung
Các app hay phần mềm dạy tiếng trung đa phần đều có một vài bài dành cho học nói tiếng Trung. Học theo phần mềm có thể bạn sẽ cần phải có kiến thức tổng quan rồi mới có thể bắt đầu tự học.
Ở trên nhiều app học hán ngữ dành cho Android hay iOS phần tập đọc khá là chi tiết và đầy đủ. Nhưng cần phải trải qua thời gian học nhất định thì bạn mới tiếp cận được hết kiến thức. Hơn nữa nhiều app được trình bày khá rối rắm khó học.
1. Các phần mềm tiếng Trung
Đây là phần mềm mất phí được đánh giá rất cao. Đặc biệt tính năng luyện khẩu ngữ theo các chuyên gia bản địa. Sử dụng kết hợp giữa thanh mẫu và vận mẫu cùng thanh điệu. Tạo thành hệ thống đọc Pinyin hoàn chỉnh.
Phần mềm được thiết kế chú trọng cho việc thực hành luyện tiếng Hoa, rất phù hợp với người mới học. Các bạn sẽ được học từ trình độ ABC nên dễ dàng tiếp cận, nhất là người mới.
Một ứng dụng dịch thuật hán ngữ. Các chức năng chính nghiêng về dịch thuật nhiều hơn là luyện nói tiếng tàu. Nhưng mình vẫn xếp vào nhóm phần mềm luyện đọc. Bởi vì tính năng luyện đọc của ứng dụng cũng là một điểm nổi bật. Đáng để bạn thử nghiệm.
Tiếng Trung EzPinYin – phần mềm học tiếng trung cơ bản đơn giản nhất
Nếu bạn đang mỏi mòn tìm kiếm một phần mềm thiết kế cho người mới học, không quá phức tạp, không quá nhiều tính năng. Chỉ cần hỗ trợ đọc pinyin chính xác thì EzPinYin là lựa chọn không thể thiếu dành cho bạn.
2. App học tiếng Hoa thông dụng
Với sự thuận tiện tới từ một chiếc smartphone bạn cũng có thể học phát âm tiếng trung mọi lúc mọi nơi. Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của các ứng dụng sau:
Với hơn 1 triệu lượt cài đặt, phần mềm Hello chinese được rất nhiều người ưa thích và sử dụng bởi các đặc điểm nổi bật:
Học theo lộ trình từ đầu, dành cho người không biết gì.
Bài học được soạn thiết thực, sát với thực tế và rất vui vẻ.
Có lộ trình học tập rõ ràng, cộng thêm nhiều tính năng hấp dẫn khác.
Đây xứng đáng là app học chuẩn cho bạn. Hướng dẫn Cài đặt và học tiếng Trung trên Hello chinese.
IV. Một số tài liệu dạy đọc phiên âm chuẩn
1. Các giáo trình tập đọc tiếng trung quốc
Các giáo trình dạy hán ngữ luôn được biên soạn tỉ mỉ cho những người mới học dễ dàng tiếp cận. Các kiến thức trong giáo trình cũng được trình bày nâng cao độ khó dần, kể cả học phát âm. Các bài tập đọc nhiều, chi tiết.
Tuy nhiên theo cá nhân mình thấy, các giáo trình dạy đều trình bày phần tập đọc bảng chữ cái pinyin khá rối rắm. Phần vì chèn quá nhiều kiến thức. Phần vì phân bài rất dàn trải nên người học khó tập trung học nói được. Và khá khó tiếp cận, chính vì vậy ở các trung tâm dạy tiếng trung thường các giáo viên sẽ biên soạn lại phần này.
2. Các tài liệu bổ trợ tập đọc bính âm chuẩn
Các tài liệu tham khảo trong quá trình học hán ngữ thì vô vàn. Có rất nhiều và cũng rất nhiều tài liệu hay. Đơn cử bạn có thể tham khảo cuốn Luyện ngữ âm tiếng Hán.
Theo mình thấy đây là cuốn sách rất hay nói về vấn đề phát âm tiếng trung hình thành như thế nào. Cách luyện nói ra sao cho hay, cho chuẩn. Kèm theo đó là bài tập luyện nói bổ ích.
Các bạn không chỉ học nói cho đúng, đọc cho chuẩn mà còn học được cách nói sao cho hay, nhấn nhá sao cho đúng nhịp điệu.
Luyện ngữ âm tiếng Hán này bạn có thể dễ dàng tìm mua được ở các nhà sách.
3. Khóa tập đọc hán ngữ từ Youtube
Đây là khóa học nổi tiếng được chị Cầm Xu biên soạn và phát free trên kênh youtube. Chắc không người mới học nào xa lạ khóa học này.
Chỉ cần gõ học tiếng trung dễ như ăn kẹo trên youtube là sẽ ra. Ngoài ra trên youtube còn có rất nhiều kênh hay của người bản địa. Hoặc kênh của các giáo viên tiếng trung đến từ khắp nơi trên thế giới biên soạn.
Bạn chỉ cần chịu khó tìm kiếm là sẽ có. Tuy nhiên nên có một chút ít vốn tiếng anh. Bởi vì thầy cô nước ngoài 100% dùng tiếng anh để giảng.
4. Website học vỡ lòng tiếng trung chuẩn
Ở dưới góc độ cá nhân của mình. Có rất nhiều website hỗ trợ học tiếng trung cơ bản, cũng như luyện nghe tiếng trung hay. Tuy nhiên, nếu bạn là newbie thì không cần thiết học quá nhiều trang, tham khảo quá nhiều trang.
Ở đây mình giới thiệu cho bạn trang https://www.allsetlearning.com/ , mình có lẽ nó phù hợp nhất dành cho các bạn đang học khóa luyện phát âm tiếng trung cơ bản, tập đọc pinyin từ đầu.
Học Phát Âm Tiếng Anh, Nên Bắt Đầu Từ Đâu
SSDH – Bạn muốn học phát âm tiếng Anh, hãy bắt đầu từ kỹ năng nghe tiếng Anh và tập nhận diện âm thay vì bắt đầu từ học khẩu hình.
Nhiều người khi học phát âm thường mắc phải một sai lầm: tập trung quá nhiều vào cách đặt miệng và lưỡi. Tất nhiên điều này là cần thiết, nhưng không phải yếu tố quan trọng nhất.
Nếu từng tự học phát âm, bạn có thể thấy khi nhìn vào sách, hay thậm chí video, mình không thể bắt chước miệng/lưỡi của người ta được. Hoặc có cảm giác mình bắt chước đúng vị trí miệng, lưỡi, nhưng không thể làm âm cho đúng được.
Một điều dễ thấy là, nếu không nghe được bạn sẽ không thể bắt chước được đúng âm. Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống âm riêng, và có những âm tồn tại ở ngôn ngữ này, nhưng không tồn tại trong ngôn ngữ khác. Trong tiếng Anh, có rất nhiều âm không tồn tại trong tiếng Việt, đơn giản là âm “i” trong từ sit hay âm “j” trong từ job. Hay các âm final sounds, ví dụ âm /g/ trong từ dog.
Kỹ năng nghe tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện âm để phát âm đúng. Những âm này, bản thân người Việt Nam từ nhỏ đã không được nghe, nên là những âm rất “xa lạ”. Phần lớn mọi người khi nghe những âm này đều “gắn” nó với một âm quen thuộc trong tiếng mẹ đẻ của mình, hoặc đơn giản là không phát âm đó. Kết quả là bạn vừa không nghe được người bản xứ nói gì (vì cứ nghĩ từ “sit” thì đọc là sít); mặt khác nói cho người nước ngoài họ cũng không hiểu được. Giống người nước ngoài học tiếng Việt vậy, nói rất khó nghe.
Để học phát âm tốt, việc đầu tiên người học cần làm là nghe và nhận diện âm. Cần nhận biết được sự khác biệt giữa âm “i” trong từ SIT và trong từ SEAT. Âm “s” trong từ TOPS và âm “z” trong từ TODS… Thông qua việc nhận diện âm, người học cũng nắm được hệ thống âm Anh Mỹ. Do đó, có thể đọc chính xác, ví dụ, từ “goat” là/goʊt/ chứ không phải là “gốt”, vì tiếng Anh không có âm /ô/.
Một điểm khởi đầu chính xác sẽ giúp bạn nắm được bí quyết của việc học phát âm, vì thế ngay từ bây giờ hãy dành thời gian để cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh và tập nhận diện âm.
Nguồn: Vnexpress
Lộ Trình Tự Học Nghe Tiếng Anh
Việc học tiếng Anh, hoặc bất kỳ tiếng gì khác, hoặc bất cứ lĩnh vực nào, trừ khi bạn là thiên tài, thì muốn giỏi và nắm bắt được nó, cần thực hành nhiều. “Practice makes perfect”. Học nghe cũng vậy, cốt yếu là bạn dành bao nhiêu thời gian để nghe (tiếng Anh).
Có thể phân việc bạn nghe tiếng Anh thành 2 loại: Chủ động và Thụ động.
Nghe Chủ Động
Nghe chủ động, nghĩa là bạn tập trung vào việc nghe, sử dụng não để suy nghĩ, phân tích, kết hợp với các yếu tố bên ngoài (như nội dung chính của người nói, hoàn cảnh bài nghe/nói, …) để nghe và cố gắng hiểu – bạn sẽ phải vận dụng kỹ năng nghe chủ động khi làm các phần test về Listening hoặc khi giao tiếp trong tiếng Anh. Yêu cầu của việc nghe chủ động là: đã có kỹ năng nghe cơ bản, tai và não đã hiểu và bắt được các âm chính trong tiếng Anh, từ đó người nghe có thể kịp thời tư duy và phân tích thông tin nhận được, và càng nghe nhiều càng làm giúp cho việc tư duy trong tiếng Anh nhạy bén hơn. Điểm yếu của nó là bạn không thể nghe chủ động khi chưa làm quen nhiều với tiếng Anh, tức là ở khi kỹ năng Listening của bạn còn yếu thì việc nghe chủ động là không hiệu quả và có thể làm chúng ta cảm thấy sợ/ tâm lý khi nghe tiếng Anh (khi cố gắng hiểu bài nghe mà kết quả lại không hiểu gì).
Nghe Thụ Động
Nghe thụ động là khi bạn để tai và não dành nhiều thời gian làm quen với các âm trong tiếng Anh. Bạn có thể bật và nghe bài tiếng Anh đang học trên lớp, hoặc film, clip tiếng Anh, hoặc bản tin, radio tiếng Anh… trong lúc làm việc khác. Theo mình thì khi bạn mới bắt đàu học tiếng Anh, khi khả năng nghe vẫn thấp, thì việc bạn nên làm đó là nghe thụ động, hãy bật bài nghe lên, chỉnh âm lượng sao cho bạn có thể nghe được âm thanh của nó mà không làm bạn quá mất tập trung trong khi làm một công việc khác, vì cách nghe này sẽ không khiến bạn chán, không gây áp lực bắt buộc phải hiểu, đồng thời việc não tiếp nhận nhiều những âm tiếng Anh, theo thời gian tự động sẽ xây dựng được phản xạ, hiểu được các âm và cách biểu cảm trong bài nghe/nói.
Giả sử một ngày bạn làm việc 5 giờ bên máy vi tính với headphone đang bật bài nghe tiếng Anh, 1 giờ trong khi chạy bộ/ đi bộ/ tập thể dục/ gym, 1 giờ từ lúc dậy cho tới lúc chuẩn bị xong buổi sáng, 1 giờ nghỉ trưa, và 2-3 giờ mỗi tối làm việc/ học/ thư giãn trước khi đi ngủ, vậy là một ngày bạn có thể nghe bị động từ 8-12 giờ. Điều này đồng nghĩa với việc não bạn sẽ làm quen với tiếng Anh với một quãng thời gian dài hơn rất nhiều so với việc bạn học nghe tại một lớp học kéo dài 2 tiếng.
Vậy tôi sẽ luyện kỹ năng Nghe như thế nào ?
Lộ Trình Tự Học Nghe tiếng Anh – Listening từ lúc chưa biết gì
Như phân tich ở trên, nếu khả năng tiếng Anh của bạn còn thấp, hãy áp dụng phương pháp nghe thụ động, hãy tắm ngôn ngữ, hãy nghe thật nhiều để não bạn có thể tiếp nhận và làm quen với tiếng Anh. Còn khi bạn đã hiểu tiếng Anh thì việc nghe tiếng Anh hàng ngày đối với bạn chỉ là thói quen, khi ấy hãy nghe/nói và từ đó làm lợi cho cuộc sống của bạn.
Các Audio của Coursebook (giáo trình) bạn đang học. (New English Files, Solutions, …)
Các bản tin của các kênh thông tin quốc tế như BBC, CNN, VOA
Các kênh podcast (bất kỳ)
Nghe nhạc tiếng Anh, xem film, Ted, Youtube
Giai đoạn 1 (Elementary) – Đối với người hầu như chưa nghe được gì
Vậy, công việc là bạn tải các bài nghe về để bật trên máy tính, hoặc tốt nhất là nghe nó từ điện thoại / máy nghe nhạc của bạn mỗi khi có thể. Không cần thiết phải có quá nhièu bài nghe, chỉ cần từ 5-10 bài là đủ, hãy nghe chúng trong 1-2 ngày. Đến khi bạn cảm thấy quá quen thuộc với các bài nghe này thì bắt đầu lại, xóa (bỏ) bài nghe cũ đi để update bài nghe mới. Hàng ngày nên dành từ 8-10h nghe thụ động trong 1-1.5 tháng. Tới khi nào bạn thấy mình đã nghe được một ít từ bài nói, và tin rằng khi đọc Tapescript thì có thể theo được nội dung thì hãy chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Tài liệu các bạn nên sử dụng (download miễn phí)
Pimsleur Listening (Offline) – Đây là chương trình học cho người mới bắt đầu, với giọng hướng dẫn tiếng Việt, nội dung chỉ là những gì cơ bản nhất của tiếng Anh. Sau khi nghe hướng dẫn, đọc theo và hoàn thành chương trình này một vài lần, các bạn sẽ có thể tự tin hơn để bắt đầu quá trình nghe thụ động. Download:ebooktienganh.com/general…
Crazy English của Lý Dương (TQ) (Offline) Phương pháp Crazy English dựa trên nguyên lý rằng đơn vị cơ bản trong giao tiếp là câu. Trong mỗi tình huống giao tiếp, chỉ có một số lượng nhất định câu được sử dụng, chỉ cần nắm vững được các câu này là có thể giao tiếp tốt trong tình huống đó. Hãy nghe và nói theo. Download:ebooktienganh.com/general…
Sử dụng Audio của các giáo trình mà các bạn hiện đang học (ở đây mình up một số giáo trình thông dụng), các bạn chỉ cần chọn một trong số này và tải về, lấy file Audio ra nghe thụ động.
Kênh phát thanh quốc tế:
Channel của CNN trên Soundcloud: chúng tôi (ONLINE)
Chú ý: Không đeo headphone quá lâu, thường một tiếng thì nên bỏ ra cho tai nghỉ khoảng 5 phút rồi tiếp tục. Bên cạnh đó, bạn nên có một list nhạc tiếng Anh những bài hát yêu thích của mình, để khi hơi thấy chán thì chuyển qua nghe nhạc, cùng lúc đó thì đọc lyric (lời bài hát) và cố gắng hát theo nếu có thể. Hãy học một cách thông minh, vui vẻ và sáng tạo.
Giai đoạn 2: (Beginner & Pre-Intermediate) Đối với người đã nghe được chút ít
Khi bạn đã nghe quen với việc nghe thụ động, bây giờ tai bạn đã bắt được một số âm nhất dịnh và não bạn đã có đủ thông tin để phân tích và hiểu phần nào nội dung bài nói (tầm 40%). Bây giờ bạn có thể bắt đầu chủ động hơn trong việc học, tìm tapescript của bài nghe, đọc một vài lần để nắm bắt ý chính của bài, kiểm tra từ mới/ từ khóa, nghe và thuộc các phiên âm của chúng. Và sau đó lại tiếp tục nghe. Ở bước này, với 40% nội dung nghe thấy được, cùng với sự chuẩn bị và tapescript, sẽ giúp bạn hiểu hầy hết nôi dung của toàn bài. Đừng áp lực khi bạn vẫn chưa hiểu được hết từng từ, từng câu một. Sẽ là ổn khi ở giai đoạn này bạn hiểu được trên 50% số câu/từ. Bạn có thể kết hợp với việc xem các clip ngắn trên Youtube hoặc Ted Talk, nhớ rằng nghe và đọc theo phụ đề tiếng Anh sẽ giúp bạn hiểu hơn và tự tin hơn nhiều đấy.
Ở cuối giai đoạn này và đầu giai đoạn sau, các bạn cũng có thể học nghe bằng cách chép chính tả tiếng Anh, đây là một cách để bạn có thể tập nghe tốt, bằng việc tua đi tua lại và chép nội dung của bài cho tới khi chép được hết. Bạn có thể tham khảo một số clip chép chính tả được bọn mình soạn khá kỹ từ Channel của Bookaholic.
Các kênh mà mình khuyên các bạn sử dụng ở giai đoạn này:
Tiếp tục nghe thụ động với các tài liệu đã download ở Giai Đoạn 1, hoặc nâng độ khó với các audio của các tài liệu cấp độ khó hơn:
Audio của giáo trình các bạn đang học – thay vì chỉ nghe thụ động thì giờ thì mở Tapescript ra xem nội dung, check từ mới, các phát âm, và nghe thật kỹ để hiểu hơn về bài nghe của giáo trình.
Tiếp tục nghe Podcast từ chúng tôi một cách thụ động trong khi online.
Xem các clip có phụ đề của chúng tôi – đây là một kênh tuyệt vời: IDEAS WORTH SPREADING, nói về rất nhiều ý tưởng thực tế từ khắp nơi trên thế giới, với hi vọng là mỗi người chúng ta với những ý tưởng tốt có thể làm thế giới tốt đẹp hơn. Hãy luyện nghe đồng thời thay đổi nhận thức của bạn ngày một tốt hơn. Mỗi ngày nên xem khoảng 1-3 video vào thời gian rảnh rỗi hoặc gối giữa các hoạt động/ công việc khác.
Luyện chép chính tả từ video tại Channel của Bookaholic:
Thỉnh thoảng xem một số video từ các Motivational Channel – tạo động lực và cảm hứng học tập, các kênh này thường đưa những nội dung về việc phát huy tối đa khả năng của con người, cũng như khích lệ tinh thần người xem qua những nội dung như Courage, Hard Work, Dignity…
Giai đoạn 3: (Intermediate & Upper-Intermediate)
Các tài liệu/ Channel bạn nên sử dụng cho giai đoạn này:
Tiếp tục nghe Ted Talks và chúng tôi khi online.
Bắt đầu (hoặc tiếp tục) nghe theo chương trình Effortless English: chúng tôi Chương trình này được định hướng học trong khoảng 6 tháng tới 1 năm, có rất nhiều level, các bạn sau khi download về nên nghe thử một số bài ở mỗi level để chọn cho mình cấp độ phù hợp và luyện nghe theo.
Luyện nói với người nước ngoài, với giáo viên bản xử hoặc với khách du lịch. Các bạn nên tham gia các English Speaking Club hoặc tham gia các buổi Talk của các diễn giả nước ngoài, nếu có điều kiện (hiện nay ở mỗi trường ĐH đều có các seminar chuyên nghành với giáo sư từ nước ngoài về, và thường thì không nhiều người tham dự, tại sao các bạn sinh viên không tận dụng cơ hội này vừa trau dồi kiến thức chuyên môn, vừa luyện tiếng Anh, xây dựng network và găp gỡ những Alike-mind nhỉ?)
Giai đoạn 4: Advanced
Sau khoảng thời gian đầu chật vật để nghe và hiểu thì ở giai đoạn này bạn đã gần như hiểu được hết nội dung của một bài nghe, với những từ đã biết. Đối với những từ/ cấu trúc chưa biết, bạn cần sử dụng kiến thức đã biết để đưa ra phỏng đoán và đoán nghĩa/ đoán nội dung của bài nghe để hiểu được hoàn toàn bài nghe. Đồng thời, giờ là lúc bạn sử dụng kỹ năng nghe để bổ trợ cho các kỹ năng khác. Nếu như bạn có dự định du học hoặc tham dự kỳ thi Ielts, thì cần tập trung nghe các channel tin tức và những channel học thuật, để bồi dưỡng vốn Academic English, cũng như để có thêm từ vựng và cách diễn đạt cho bài Ielts Writing Part 1. Sau giai đoạn 3, bạn cũng nên tiếp tục thói quen xem film tiếng Anh, nhưng hãy cố gắng bỏ phụ đề để thực sự có thể tạo được phản xạ nghe-nghĩ-hiểu trong thực tế. Ngoài ra, hãy tham gia các hoạt động thực tế, các clb nói tiếng Anh hoặc các buổi diễn thuyết bằng tiếng Anh của các diễn giả nước ngoài, khi tiếng Anh của bạn đã tốt, hãy sử dụng nó để đem lại lợi ích thực tế cho bạn.
Cuối cùng, để giỏi Tiếng Anh, cần chú ý gì?
Học là một quá trình tích lũy lâu dài, thành ngữ Anh có câu: “Rome wasn’t built in a day”. Vậy nên hãy kiên trì. Với cách học truyền thống, người học rất dễ nản khi phải cố gắng hiểu những điều mà não bộ chưa có thời gian làm quen và xử lý, giống như việc bạn cố gắng nghe một cách chủ động nhưng không hiểu gì. Lộ trình học Listening như mình hướng dẫn ở đây sẽ tránh được cho bạn sự nhàm chán và chán nản. Nó cũng là phương pháp học mà rất nhiều nhà sư phạm áp dụng, từ Effortless English của A.J. Hodge cho tới Crazy English của Lý Dương, mình và rất nhiều bạn bè của mình đều học như thế này và thu được kết quả khá tốt. Đây cũng là phương pháp Ebook tiếng Anh và Bookaholic sử dụng để hướng dẫn cho các bạn học viên của lớp học tiếng Anh offline từ Bookaholic.
Trong các chương trình tìm hiểu và khám phá thành công, có một câu mà mình nhớ rất kỹ: “You can make it when you believe it”. Hãy luôn nghĩ rằng học tiếng Anh, dù có thể khó, nhưng với bạn nó cũng không phải một cái gì đó quá sức, hãy kiên trì và theo đuổi nó, và hãy tin rằng sẽ có một ngày không xa, bạn có thể sử dụng tiếng Anh trôi chảy, để có thể làm việc và sử dụng tiếng Anh trong mọi mặt cuộc sống của bạn.
Còn một điều này, tiếng Anh dù sao cũng chỉ là một ngoại ngữ, nếu hiện giờ bạn chưa thành công không có nghĩa là không thể thành công, hãy cứ vui vẻ, đừng tự tạo áp lực cho chính mình, cùng với thời gian và quyết tâm, mình tin là ai cũng có thể sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ.
Hiện tại, có rất rất rất nhiều nguồn tài liệu tiếng Anh để bạn có thể học và tham khảo, tuy nhiên nhiều quá sẽ gây loãng và làm bạn get lost/ confused. Qua quá trình dạy và hướng dẫn các bạn học viên thì mình thấy rằng việc học của các bạn tốt nhất là chọn lấy một vài chương trình tốt (nếu được suggest) và quyết tâm theo nó, stick to it. Đến khi đã học theo rồi thì chỉ chú trọng vào nó thôi, đừng nhìn ngang nhìn ngửa, vì như vậy sẽ tốn thời gian, phân tán tập trung mà hiệu quả lại không cao. Trong tiếng Anh có câu “Too many cooks spoil the broth” (Lắm thầy nhiều ma) mà.
Điều cuối cùng mình nhấn mạnh ở đây, rằng các bạn cần AIM HIGH, nếu bạn học tiếng Anh với mục đích làng nhàng: qua môn ở trường Đại Học, hoặc chỉ học vì bạn bè mình học (không có mục tiêu rõ ràng), thì sẽ không bao giờ bạn có thể đạt được sự trôi chảy trong việc sử dụng tiếng Anh, hãy học theo lộ trình được chuẩn bị trước từ những người có kinh nghiệm (giáo viên, bạn bè, …) và hãy target việc hoàn thành một trong các chứng chỉ quốc tế như Toeic, Ielts, Toefl, hãy tin rằng có ngày mình sẽ nói chuyện như người bản xứ, mình sẽ dùng được tiếng Anh phục vụ cuộc sống và công việc của mình… Một khi đã có động lực và quyết tâm rõ ràng, thì việc học sẽ (to the point), tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn rất nhiều.
Chia sẻ từ Dũng Nguyễn, Admin chúng tôi – Co-founder Thư Viện Bookaholic.
Comments
Bạn đang xem bài viết Lộ Trình Học Phát Âm Tiếng Anh Từ A trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!