Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Vẽ Bút Chì Màu Cơ Bản mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài này sẽ hướng giới thiệu về một số kỹ thuật vẽ bút chì màu cơ bản. Các bạn nên luyện tập các kỹ thuật cơ bản trên một tờ giấy nhỏ để làm quen với bút chì màu trước khi bắt tay vẽ một bức tranh. Ngoài ra, một số kỹ thuật trong này còn có thể áp dụng cho bút chì (graphite pencil).
HATCHING (nôm na là vẽ gạch)
Đây là kỹ thuật vẽ những đường thẳng song song, giữa các đường thẳng thường sẽ chừa những khoảng trắng. Khoảng trắng này có thể nhiều hay ít tùy vào mục đích, độ đậm nhạt. Sau khi vẽ xong một đường thì nhấc bút khỏi mặt giấy trước khi bắt đầu một đường mới. Khi dùng kỹ thuật này hãy cố gắng vẽ càng thẳng càng tốt. Kỹ thuật này là cách nhanh và dễ nhất để tô hết bức vẽ. Đa số các họa sĩ thích vẽ đường chéo. Nhưng chẳng có luật nào bảo phải vậy cả, bạn thích vẽ theo chiều nào cũng được, miễn là phù hợp.
CROSS-HATCHING (gạch chéo)
Kỹ thuật này cũng tương tự như Hatching, chỉ có điều là vẽ thêm một hay nhiều lớp nữa chồng lên và các lớp phải có hướng khác nhau. Ngoài ra, cũng có thể chồng nhiều lớp màu khác nhau lên để tạo thêm texture (hiểu nôm na là hoa văn) cho bức vẽ. Đa số các họa sĩ khi dùng kỹ thuật này thích vẽ theo hình chữ X, nhưng cũng như đã nói thêm, bạn có thể thử nhiều cách để xem cái nào thích hợp nhất.
Sau khi chồng rất nhiều lớp Hatching, bạn sẽ được một lớp màu gọi là Tonal Layering. Khi dùng kỹ thuật này, phải chú ý giữ bút chì nhọn và vẽ những nét nhẹ. Đây là cách để lấp bức vẽ bằng một lớp màu mịn, thống nhất, mà không cần phải vẽ quá nhiều nét.
STIPPLING (chấm)
Stippling là kỹ thuật chấm, chấm rất nhiều chấm, có thể có cả chấm lớn và chấm nhỏ. Khoảng cách giữa các chấm tùy thuộc và độ sáng tối, đậm nhạt của bức vẽ. Chấm càng gần nhau thì màu sẽ càng đậm. Chấm có kích cỡ khác nhau sẽ làm bức tranh đặc sắc hơn. Ngoài ra, các bạn nên để ý khác biệt khi chấm bằng bút chì nhọn và tè.
SCUMBLING (vẽ vòng tròn)
Scumbling là kỹ thuật vẽ nhiều đường tròn liên tục, chồng lên nhau. Công dụng của nó cũng gần giống Tonal Layering, nhưng nó có texture khác và độc đáo hơn. Ngoài vẽ theo vòng tròn, bạn cũng có thể thử nhiều hoa văn mới và kết hợp nhiều màu khác nhau. Ví dụ như thế này:
BURNISHING
Burnish là kỹ thuật chồng nhiều lớp màu khác nhau với lực nén để tạo nên một lớp màu mịn. Hình dưới đây là so sánh giữa màu được Burnish với chỉ đơn thuần chồng màu lên nhau. Đặc biệt với những màu waxy (như Prismacolor), có thể tạo ra hiệu ứng màu đục (translucent), khá giống đá quý bằng cách burnish cẩn thận.
Có nhiều cách burnish:
Bằng bút chì Colorless Blender (như colorless blender của Prismacolor): làm cho màu đậm hơn. (trái)
Bằng bút chì trắng: màu sau khi Burnish sẽ nhạt hơn (giữa)
Dùng màu khác tô lên thật đậm.
Ngoài ra còn nhiều cách khác, ví dụ như dùng paint thinner (dung môi pha sơn), cồn (alcohol), bút marker colorless blender…
WIDE STROKE (vẽ nét dày)
Tạo ra một nét dày bằng mặt bên của bút chì. Đây là cách thích hợp để phác thảo. Bút chì màu loại lớn hoặc bút chì không có vỏ gỗ (woodless pencil) sẽ cho kết quả tốt hơn.
DIRECTIONAL MARKS (những nét theo hướng)
Những nét ngắn có hướng đi theo một đường viền, hoặc theo chiều của tóc hay cỏ hay những bề mặt khác. Chúng có thể chồng lên nhau để tạo nên một hiệu ứng texture.
INCISED MARKS (những nét khắc)
Chồng hai lớp màu dày lên nhau, sau đó nhẹ nhàng cào lớp trên ra để để lộ lớp dưới.
Tổng hợp từ: http://www.art-is-fun.com/colored-pencil-instruction/ http://makingartfun.com/htm/f-maf-art-library/colored-pencil-strokes.htm http://drawsketch.about.com/library/weekly/aa051303a.htm
Chia sẻ:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Kỹ Thuật Vẽ Và Sử Dụng Bút Chì Màu
1. Bút chì màu: có 2 loại – Bút chì màu khô
– Bút chì màu nước ( có bút lông đi kèm)
2. Các kỹ thuật tô chì màu:
A. Cách thông thường:
Di bút trên bề mặt giấy theo lực mạnh hoặc nhẹ
Kẻ caro:
B. Cách nâng cao: – Cách 1: Tạo chất liệu bằng nét bút
+ Kỹ thuật 2: Đi nét tượng tự như kỹ thuật 1 nhưng thêm 1 chiều bút ngược lại và gần như xuất phát tại 1 điểm (tạo hiệu quả nhấn ) + Kỹ thuật 3: Chấm Trame ( tờ ram ) dùng đầu bút chấm theo mật độ dày đặc rồi thưa dần. + Kỹ thuật 4: Tương tự như kỹ thuật 2 tuy nhiên đầu bút không dựng mà nằm xuống. Sử dụng 2 màu kết hợp với nhau ( tạo độ bết dính giứa 2 lớp ). Một màu sáng làm nền, màu đậm hơn làm sắc độ nhấn. + Kỹ thuật 5: Vừa chấm bút vừa xoay cổ tay theo hình tròn cũng theo mật đọ dày rồi thưa dần ra + Kỹ thuật 6: Sử dụng 1 màu trung gian – đầu bút nằm nghiêng tản đều màu trên bề mặt giấy. Sử dụng màu trắng tô đè lên 1 góc và sử dụng màu đen tô đề lên góc đối diện. (tính chất màu thay đổi bởi đen trắng – tức đậm nhạt sáng tối )
– Cách 2: Phối màu + Kỹ thuật phối màu theo cặp màu: Chọn các cặp màu tương phản như : xanh – đỏ; tím – vàng; cam – lam. Hoặc các cặp màu tương đồng để phối hợp sẽ cho ra các kết quả khác nhau.
+ Kỹ thuật pha trộn 3 màu trở lên:
Số 2: Kết hợp 1 màu sáng trung gian ở giữa, 2 màu tương phản 2 bên và cộng đè lên 1 lớp màu trắng bên trên Số 3: Nơi giao thoa giữa 2 màu dùng tẩy (bút chì) tạo hiệu ứng. Số 4: Tương tự bước 3 nhưng chồng đè lên một lớp màu tối và dùng đầu ngón tay di nhẹ
– Cách 3: Dùng các công cụ khác hỗ trợ + Kỹ thuật sử dụng cọ đầu vuông, lông chất liệu cứng chà lên bề mặt màu
+ Kỹ thuật sử dụng cồn (rượu): Sau khi đã tạo nên bề mặt màu thì dùng tăm bông thấm 1 ít cồn (rượu) thoa lên bề mặt màu.(hiệu quả khá bất ngờ! )
+ Kỹ thuật dùng băng dính lấy bớt màu: Sau khi đã tạo lên 1 bề mặt màu tương đối đều. Sử dụng băng dính giấy lấy màu tạo hiệu quả màu sáng hơn ở những vùng đã lấy. Chú ý: nên dán băng dính vào tay cho bớt dính sau đó mới sử dụng kỹ thuật này. Tránh rách giấy!
Kỹ thuật sử dụng cọ và nước (bút chì màu nước ): sau khi đã có bề mặt màu, bạn nhúng cọ vào nước sạch và thoa lên bề mặt màu.
+ Kỹ thuật dập: Bạn chuẩn bị 1 tờ giấy, 1 vật có hoa văn mà bạn muốn. Sau đó đặt tờ giấy lên bề mặt họa tiết và dùng chì màu tô đều. Hiệu quả bạn sẽ được như sau:
Kỹ thuật vẽ và sử dụng bút chì màu
Trung tâm Mỹ thuật sáng tạo Art for kids
Cơ sở 1: Art for kids Bình Thạnh: 420 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: 028 2266 2277 – Hotline: 093 542 7978
Cơ sở 2: Art for kids Thủ Đức: 104 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Tel: 028 2246 2277 – Hotline: 093 542 7978
Email: artforkids.com.vn@gmail.com
Website: http://artforkids.com.vn
Facebook : https://www.facebook.com/artforkids.com.vn
Youtube : https://www.youtube.com/c/artforkidstv
Hướng Dẫn Một Số Kỹ Thuật Cơ Bản Khi Học Vẽ Màu Nước
Học vẽ màu nước, đây là một chất liệu hội họa khá phổ biến và được sử dụng để vẽ rất nhiều thể loại tranh như tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh, chân dung,… Màu nước có những đặc điểm riêng và nếu như chúng ta hiểu được những đặc tính của nó thì sẽ rất dễ dàng trong quá trình học vẽ màu nước. Chúng tôi xin cung cấp một số kinh nghiệm để bạn có thêm kinh nghiệm vẽ tranh khi sử dụng chất liệu màu nước.
Màu nước là gì?
Màu nước là chất liệu hội họa rất phổ biến ngày nay, do các chất màu trong nước hòa tan tạo ra một loại dung dịch có màu sắc, được sử dụng để vẽ trên giấy hoặc lụa.
Học vẽ màu nước đòi hỏi chúng ta cần có sự kiên trì và bền bỉ. Bởi vì điều khó nhất khi sử dụng màu nước để vẽ là người vẽ phải kiểm soát được lượng nước trên cọ và màu như thế nào cho vừa phải, hợp lý.
Tuy vậy, bạn cũng không nên lo lắng khi bắt đầu học vẽ màu nước. Kể cả bạn chưa từng cầm cọ vẽ màu nước, bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên với một bức tranh màu nước được hoàn thành không hề khó khăn chút nào.
Để có một bức tranh màu nước bạn cần nắm được những điều cơ bản về chất liệu, bảng màu, bố cục và sắc độ.
Vật liệu và các dụng cụ cần thiết khi học vẽ màu nước
Bài viết sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn cọ vẽ, sắp xếp khay vẽ cho đến các nguyên tắc chính về màu sắc và bố cục, cách trình bày sao cho hiệu quả nhất, nguyên tắc vẽ màu nước cơ bản,… để bạn có thể tự tin hoàn thành những tác phẩm màu nước đẹp mắt.
Màu nước có 4 thuộc tính cơ bản là trong suốt, nhẹ nhàng, tính thuần khiết và tính cường độ của các chất màu. Có các thuộc tính như vậy là khi vẽ màu nước, người ta xếp chồng các lớp màu mỏng lên giấy, cho nên các lớp màu đó sẽ trong suốt đối với các tia sáng xuyên qua. Sự khác nhau là do một lớp màu nào đó có độ màu bão hòa nhiều hay ít mà thôi.
Với những đặc tính kỹ thuật màu nước mang những đặc trưng riêng có. Trong quá trình học vẽ bạn sẽ được thấy được lớp màu tô đậm khi còn ướt sẽ có màu sáng đậm, mạnh, nhưng khi khô thì sẽ có màu mờ đục, nhìn hơi bạc, héo úa và cảm giác hơi dơ.
Nên chọn màu nước dạng tuýp hay dạng bánh khi học vẽ?
Đối với màu nước dạng tuýp (tube)
Thích hợp với mọi loại cọ, từ cọ loại nhỏ nhất đến lớn nhất. Màu ở trên palette mà khô thì chỉ cần làm ướt lại bằng bút lông hoặc bình xịt là lại có thể sử dụng bình thường.
Màu nước dạng tuýp (tube) dễ gây lãng phí tuy rằng cho ra nhiều sơn.
LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH :
FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC – MỸ THUẬT ART LAND
Đối với màu nước dạng bánh
Màu dước dạng bánh rất dễ sử dụng và dễ mang theo bên người, thích hợp khi sử dụng vẽ ngoài trời. Bạn sẽ dễ dàng làm ướt bằng cách dùng cọ ướt quẹt vào bánh màu. Loại màu này còn được bán lẻ từng bánh nữa. Tiện lợi hơn khi bạn muốn mua các màu mà bạn thích.
Tuy vậy, màu nước dạng bánh chỉ có thể cung cấp cho bạn một lượng sơn cần thiết. Nên sẽ khó có được một lượng màu dư dả. Cọ vẽ thường dễ bị khô khi quệt vào bánh màu. Nếu bánh màu quá nhỏ thì bạn cũng không sử dụng cọ vẽ lớn được. Màu sẽ dễ bị nứt khi để lâu hoặc dễ bị bẩn khi sử dụng cọ không sạch để lấy màu vẽ.
Cọ vẽ được dùng để vẽ màu nước gồm có cọ vuông tròn góc, cọ nhọn và cọ vuông. Tùy thuộc vào cách vẽ của từng người để lựa chọn cọ vẽ sao cho phù hợp. Các loại cọ vẽ khác nhau sẽ cho ra các hiệu ứng khác nhau.
Chất liệu làm cọ vẽ tranh màu nước được làm từ lông tự nhiên hay bằng sợi nhân tạo đặc biệt. Rất bền và không bị biến dạng do hóa chất hay tác động vật lý khi vẽ. Trường hợp cọ bị biến dạng, chỉ cần nhúng đầu cọ vào hồ nếp rồi vuốt lại cho đúng form. Để khô vài tiếng rồi sau đó ngâm nước là lại trở về form ban đầu. Chất lượng cọ phụ thuộc phần lớn vào chất lượng lông cọ. Kích thước và hình dạng của đầu cọ sẽ phù hợp với nhiều chức năng khác nhau.
Chất lượng giấy vẽ rất quan trọng đối với chất lượng bức tranh màu nước. Kết cấu của bề mặt, kích thước, trọng lượng, chất liệu làm ra giấy là những yếu tố quyết định tới chất lượng bức tranh.
Cấu tạo của giấy vẽ màu nước
Giấy vẽ tranh màu nước có chất lượng tốt nhất được làm từ sợi lanh và sợi bông. Nhưng giấy từ sợi bông vẫn là tốt nhất bởi độ dai và độ thấm hút nước tốt hơn. Giấy vẽ tranh màu nước không được chứa axit. Đảm bảo tranh có chất lượng tốt và không bị ố theo thời gian.
Giấy học vẽ màu nước khá đa dạng về bề mặt và trọng lượng. Giấy vẽ màu nước được tráng một lớp vật liệu (thường là gelatine). Giúp cho màu không bị thấm vào trong mà sẽ ở lại trên bề mặt giấy. Vậy nên màu sắc trên giấy sẽ rực rỡ hơn.
Có 3 loại giấy để học vẽ màu nước, đó là:
Smooth: giấy có bề mặt mịn. Thích hợp để vẽ chi tiết kết hợp với màu nước và bút mực. Hoặc dùng màu nước làm màu nền kết hợp vẽ chì màu,…
Cold-press: loại giấy có bề mặt sần. Không thích hợp với tranh quá chi tiết. Nhưng lại phù hợp với nhiều kỹ thuật vẽ màu nước. Đây là loại giấy thường được dùng nhiều nhất, người mới bắt đầu nên sử dụng loại giấy này.
Mặt nhám: rất phù hợp cho cọ đầu to và những bức tranh cỡ lớn. Đối với người không chuyên thì không nên sử dụng chúng.
NHẬN TƯ VẤN NGÀNH NGHỀ CÙNG LỚP DẠY VẼ LUYỆN THI KHỐI V,H ART LAND
Những Bước Cơ Bản Để Vẽ Chân Dung Bằng Bút Chì
Để vẽ chân dung bằng bút chì ta cần những gì?
Ắt hẳn sẽ rất nhiều những khó khăn đối với những bạn mới bắt đầu học vẽ, khi hoàn thành một bài hình họa. Những bài vẽ bị cứng ngắc không mượt mà và vô hồn, sẽ là điều hoàn toàn mà bạn không hề mong muốn đối với môn hình họa này.
Đương nhiên, ai cũng muốn khả năng của mình được nhìn nhận một cách sáng tạo nhất có thể.
Vì thế, sự giúp đỡ của các tư liệu hình họa trên thị trường sách là nơi các bạn thường tìm đến. Đây không phải là điều sai, thế nhưng thông thường chĩ là bài vẽ hoàn thiện hoặc được trình bày vắn tắt.
Bởi vì, đối với các bạn đã có nhiều kinh nghiệm còn cảm thấy khó khăn với khối tư liệu vô cùng phong phú đủ loại phong cách khác nhau, trong việc nghiên cứu thì huống hồ chúng tachi là các tân binh thì làm được gì hơn?
Chính vì thế, việc nắm bắt được những bước cơ bản cần thiết nhất đề hoàn thành một bài vẽ hình họa là một điều tiên quyết với các bạn mới vào học.
Cần có sự nhẫn nai và kiên trì, việc học vẽ không thể nào vội vàng hấp tấp được, để đạt được trình độ như họ ta cần phải nổ lực không ngừng,.
Cách vẽ chân dung đơn giản bằng bút chì
Khi bắt đầu một bài vẽ, nên bắt đầu bằng cách vẽ cơ bản. Thông thường, các bạn thường hay bắt đầu bằng những đường cong, dĩ nhiên là không sai, nhưng nó sẽ gây khó khăn và khiến bạn lúng túng.
Vì thực ra, để vẽ được những đường cong một cách chính xác là rất khó. Chính vì thế, các bạn nên chia đường cong thành các phân đoạn nhỏ để dễ khái quát hình thể, đồng thời làm khung định hình cho chúng.
Hãy dùng những đoạn thẳng để bắt các hướng chính của vật mẫu tạo ra một vật mẫu khái quát tổng thể một cách nhanh chóng sẽ là công việc đầu tiên tương đối là dễ dàng.
Nhưng đây là bước làm vô cùng quan trọng, các bạn phải lưu ý và thực hành nhuần nhuyễn nếu các bạn muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực hình họa này.
Đối với bước đầu tiên, các bạn nên vẽ nhẹ tay, nên khi thực hiện bạn đặt bút chì hơi nghiên trên mặt giấy, vì sau đó chúng ta sẽ thực hiện bước thứ 2 chồng lên bước thứ nhất.
Mời bạn cùng xem series hướng dẫn chi tiết nhất trên Youtube :
Lưu ý:
Là lực cầm bút cũng không nên quá chặt, phần cổ tay và khớp vai phải được thả lỏng. Không nên tẩy đi những nét vẽ bị sai và thừa quá nhiều lần.
Vì đôi khi chúng có thể giúp tạo ra hiệu quả rung của hình thể. Hơn nữa, nét lỗi nhưng lại làm cho bài vẽ mềm mại hơn rất nhiều.
Đến bước thứ 2, các bạn cứ trình bày hết cách hiểu về hình thể của mình lên trên mặt giấy và tập phân tích hình khối.
Chúng có thể là bài vẽ khô cứng và hơi thô , nhưng không sao cả vì đây chỉ mới là những bước đầu tiên. Với những nét phía bên tối nên phác thảo dày và xốp, ngược lại với bên sáng thì nên thưa và mỏng. Cần nhất là dựng kỹ đường giáp ranh giữa 2 vùng sáng tối.
Bước cuối cùng, dựa theo các khung ảnh đã được dựng, các bạn bắt đầu thực hiện việc thể hiện đậm nhạt. Các bạn nên làm những phương diện lớn trước tiên,để giúp ích cho công việc này các bạn không nên lên bong từng chi tiết nhỏ.
Quan trọng
Bước quan trọng nhất là công việc lên bóng, đây là bước cuối cùng và cũng là bước đòi hỏi sự khéo léo, tư duy hình thể cũng như sự cần mẫn trong công việc rất cao.
Tốt nhất các bạn nên nối liền toàn bộ vùng bóng tối thành 1 tuyến lớn để tách hình thể thành 2 phần sáng và tối.
Ban đầu, các bạn chỉ nên vẽ 2 sắc độ. Khi tương quan lớn đã xong, chúng ta mới thêm đậm bằng cách trồng thêm các lớp chì theo hướng của khối ( khối nghiêng thế nào thì nét nghiêng theo hướng đó ) .
Công đoạn này khá khó khăn, các bạn vẽ được một phần thì nên lùi ra xa để xem tương quan hoặc luôn phải vẽ trong trạng thái nheo mắt. Những điều này là cần thiết vì nó sẽ giúp bạn sẽ tự đánh giá bài vẽ một cách khách quan .
Nên hạn chế dùng tẩy và chau chuốt hình thể khi vẽ thô. Vì thực ra, chỉ những phần nào sai một cách quá đáng thì mới tẩy bớt đi. Thực tế cho thấy nếu có cục tẩy kè kè bên cạnh, các bạn sẽ không thể mạnh dạn vẽ được .
Kết
Để có một bức vẽ đẹp và hoàn chỉnh, các bạn cần một đôi mắt nhạy bén về quan sát để phân tích thật kỹ vật mẫu của mình, hơn hết là tập luyện thật nhiều để có được một đôi tay khéo léo.
Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Vẽ Bút Chì Màu Cơ Bản trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!