Xem Nhiều 3/2023 #️ Kim Lân Và Từng Trang Sách Đong Đầy Bóng Dáng Đồng Bằng Bắc Bộ # Top 5 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 3/2023 # Kim Lân Và Từng Trang Sách Đong Đầy Bóng Dáng Đồng Bằng Bắc Bộ # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kim Lân Và Từng Trang Sách Đong Đầy Bóng Dáng Đồng Bằng Bắc Bộ mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Là một nhà văn trải qua nhiều biến cố lịch sử và cả hai giai đoạn lớn trong nền văn học nước nhà, Kim Lân là một trong số ít những cây bút truyện ngắn dù để lại một số lượng tác phẩm không nhiều so với các nhà văn cùng thời nhưng sáng tác nào của ông cũng rất hay và sâu sắc.

Bằng giọng văn chân thực, giản dị, Kim Lân đưa cả làng quê và con người Việt Nam vào những câu chuyện của mình cùng một tâm hồn đầy tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

Vài nét về cuộc đời của nhà văn Kim Lân

Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, ông sinh năm 1920 tại thôn Phù Lưu hay còn gọi là làng chợ Dầu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Tuổi thơ của Kim Lân trải qua khá nhiều gian truân, cha đẻ của ông từng có hai đời vợ, người vợ cả mất sớm, người cha đi thêm bước nữa nhưng vì người này không sinh được con nên cha ông lại lấy thêm người vợ ba.

Người vợ ba sinh được hai đứa con trong đó có Kim Lân, không chỉ mang mặc cảm con vợ lẽ nhà văn còn mang nỗi niềm con của người dân ngụ cư vì mẹ ông là dân Hải Phòng.

Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền con gái đầu trong bảy người con của nhà văn Kim Lân sau này có kể lại:

“Sinh thời thầy tôi thường mang nhiều mặc cảm.”

Nhà văn Kim Lân cho biết, thời trẻ ông là con nhà nghèo ở trong một cái làng giàu, người lại gầy gò xấu xí nên dù mê nhiều cô gái nhưng ông không dám tỏ bày.

Say mê người đẹp nhưng vì mặc cảm ông thường lánh họ, càng mê càng lánh, càng ít dám trò chuyện, thậm chí không dám nhìn vào mắt họ.

Kim Lân hay đến chơi nhà người bạn thân là Nguyễn Văn Bảy, một người cũng có máu văn nghệ ở làng Chợ Dầu sau này trở thành người tham gia sáng lập xưởng phim truyện Việt Nam đầu tiên được phong Nghệ sĩ nhân dân.

Bấy giờ, ông Nguyễn Văn Bảy có người em gái ruột khá xinh xắn, Kim Lân thấy thích mà không dám nói nhưng nhờ có người bạn ở giữa mối cho, thế là hai người nên duyên vợ chồng dù ông theo đuổi bà phải tới gần bốn năm trời.

Vợ ông nhà cũng nghèo lắm, đồng cảnh ngộ nên hai người dễ đồng cảm với nhau rồi càng trở nên thắm thiết.

“Tôi đi kháng chiến, viết văn, còn chuyện gia đình thì phó thác cho bà. Bà làm đủ thứ nghề, từ buôn bán hàng rong với từng quả mận quả cau quả bí quả bầu tới may vá, mở hàng bán nước kiếm từng đồng từng cắc để nuôi chồng nuôi con.”

Kim Lân được đánh giá sống rất nghĩa khí với bạn bè, con gái nhà văn kể:

“Khoảng sau 1980, một lần thầy tôi từ Hà Nội vào chúng tôi gặp tôi mà không hề báo trước. Thầy nói: “Con cho thầy ít tiền và ra chợ mua cho thầy ít quần áo”. Sau đó thầy tất tả quay ra Hà Nội dù tôi cố nài nỉ thầy ở lại chơi. Cuối cùng thầy mới kể: “Thầy cần tiền và quần áo không phải cho thầy mà để giúp một người bạn đang gặp khó khăn.”

Nhà văn Kim Lân luôn nhắc tới với mọi người về thế hệ nhà văn tinh hoa đồng thời cũng là những người bạn tốt của ông như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân mà theo ông là những người từng viết hay nhất.

Từ những trang viết mộc mạc trước Cách mạng tới cây bút truyện ngắn xuất sắc 

Mang trong lòng một nỗi niềm nặng nề với cuộc sống, Kim Lân tìm tới viết lách để tự giải thoát cho chính mình và từ đó ông bắt đầu dấn thân vào sự nghiệp văn chương. Trong một lần trả lời báo chí về lý do dẫn đến nghề cầm bút, nhà văn chia sẻ:

“Tôi ở trong gia đình bị khinh rẻ, ngoài xã hội cũng coi thường vì tôi là con vợ ba, một người ngụ cư. Chính vì muốn đòi cho mình sự công bằng với bè bạn, với làng xóm tôi chọn cách viết. Đây là cách để chứng tỏ mình không thua gì anh em, không thua gì ai. Các anh con nhà giàu, làm việc này việc kia, được học hành đến nơi đến chốn, còn tôi thì tôi viết.”

Quê hương ông là một làng quê nổi tiếng bởi truyền thống văn hóa yêu nước, nhiệt thành với cách mạng và có nhiều người thành danh. Nhà nghèo nên thuở ấu thơ Kim Lân chỉ học đến lớp nhất rồi phải đi phụ việc cho các thợ đàn anh như đi sơn quốc, khắc bình phong để giúp gia đình kiếm sống.

Có tính hiếu kì và luôn tìm cách quan sát suy ngẫm về mọi thứ xung quanh nên ngay từ khi còn nhỏ, Kim Lân đã có vốn hiểu biết tương đối phong phú về quê hương mình.

Kim Lân bắt đầu viết văn và có tác phẩm đăng báo từ những năm 1941 tới 1944, ông được coi là nhà văn thành công về đề tài nông thôn với những con người bé nhỏ và cam phận đi cùng vẻ đẹp chân quê bình dị với những phong tục tập quán độc đáo của làng quê Bắc Bộ.

Từng trang viết của người con sinh ra từ đồng ruộng này đều thấm đượm mùi hương của lúa mới, ngai ngái mùi rơm rạ, cay xè khói bếp và nhẹ nhàng cánh cò chao nhịp.

Đặc biệt, cũng với chất liệu của đề tài làng quê Việt Nam nơi những tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan tưởng chừng đã khai thác trọn vẹn nơi này song cũng trên mảnh đất xưa cũ ấy nhà văn Kim Lân cũng đã xây cho mình ngôi nhà rất riêng, rất vững giữa lòng người và thách thức với thời gian.

 “Chỉ với ba truyện Vợ Nhặt, Làng, Con chó xấu xí Kim Lân đã có thể đàng hoàng ngồi vào chiếu trên trong làng văn Việt Nam.”

Tuy học vấn theo kiểu trường lớp của ông không nhiều nhưng tài năng văn học thiên phú của ông đã được khẳng định. Trên nửa thế kỷ đã trôi qua, truyện ngắn Kim Lân vẫn được giảng dạy trong nhà trường và chọn làm đề thi văn của nhiều trường Đại học trong cả nước.

Kim Lân là mẫu nhà văn nâng niu từng con chữ, ông viết kỹ lưỡng, viết từ gan ruột và không chấp nhận sự nhạt nhẽo cũng như sự giả tạo trong văn học.

Mặc dù cùng một đề tài chung với nhiều nhà văn khác, làng quê trong văn Kim Lân với các nhân vật dù nghèo hay chỉ là dân lao động thô sơ vẫn không bao giờ bị lam lũ, thô mộc, tuềnh toàng vây bủa.

Có lẽ ảnh hưởng từ nét hào hoa phong nhã với những thú chơi phong tục như chơi chọi gà, đánh vật hay chơi pháo của làng chợ Dầu, Phù Lưu mà hình ảnh làng quê và người nông dân trong văn học Kim Lân không u tối, bần hàn mà vẫn toát lên những nét yêu đời, trong sáng, tài hoa.

Từ tư tưởng này, ông được dư luận chú ý khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê Kinh Bắc, các truyện Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn kể lại một cách sinh động những thú chơi kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.

Chính vì thế mà giá trị lớn nhất và cao nhất trong các tác phẩm của ông không phải giá trị hiện thực mà là giá trị nhân đạo.

Từ bóng tối hoàn cảnh, Kim Lân muốn làm toả sáng một chất thơ của hồn người, ánh sáng của nhân tâm toả ra hào quang đặc biệt của chủ nghĩa nhân văn tha thiết và cảm động.

Tư tưởng này xuyên suốt trong các sáng tác của Kim Lân và có thể nhận thấy rõ nhất trong Vợ nhặt, một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam.

Chính nhà văn Kim Lân khi nói về tác phẩm này đã cho biết:

“Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người.”

Sau này vẫn viết về nông thôn, Kim Lân đề cập đến sự đổi mới mặt tình cảm của người nông dân trong cách mạng và kháng chiến, sự đổi đời của họ trong cải cách ruộng đất nhưng hoạt động phục vụ cách mạng tuy thầm lặng, bình thường nhưng thật đáng quý trọng.

Về phương diện này, nhà thơ Trần Ninh Hồ viết:

“Tất cả, tất cả dường như đã được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến cốt, đến lõi. Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy.”

Nhìn một cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm Kim Lân viết trước Cách mạng tháng Tám đến sau này, người đọc dễ dàng nhận ra nét riêng của ông là một ngòi bút sâu lắng, tỉ mẩn cũng như luôn cố gắng để đi tới tận cùng những nỗi niềm tâm trạng của từng con người, từng số phận riêng.

Tất cả những điều đó góp một tiếng nói riêng vào trang sử chung về tâm tư, tình cảm con người Việt Nam của văn học hiện đại.

Hai truyện Làng và Vợ nhặt đã được Nhà xuất bản giáo dục tuyển chọn đưa vào bộ sách Nhà văn và tác phẩm dùng cho phần giảng văn của học sinh trong các trường phổ thông trong cả nước.

Đối với nhà văn Kim Lân cách mạng không chỉ mang lại sự thay đổi cuộc sống của bản thân và gia đình mà còn giúp đổi thay sự nghiệp cầm bút của ông.

Khi tham gia hoạt động văn hóa cứu quốc Kim Lân được gặp và trao đổi nghề nghiệp với các nhà văn lớn như Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài.

Từ đó, cách viết của nhà văn Kim Lân bắt đầu đổi khác, như lời ông nói: Trình độ một anh nhà quê viết theo bản năng, cảm tính mới dần dần thấy được công việc thực sự của người viết văn chuyên nghiệp.

“Theo kinh nghiệm của tôi, những chuyện thật mà tôi ghi lại được thì đều nhạt nhẽo và khô cứng. Nhưng sự thật cũng có giá trị của sự thật, rất giá trị, rất cần thiết nữa. Tất cả những truyện Vợ nhặt, Ông lão hàng xóm, Con chó xấu xí đều dựa trên cái nền là sự thật. Còn những truyện khác, kể cả Làng, hầu hết là tôi bịa. Bịa cả nhân vật lẫn tình tiết. Bởi không có sự thật nào như thế cả. Nhưng cái bịa ấy là cái điều mà chính tác giả muốn nói. Và chính tác giả muốn nói nên mới sinh ra cái bịa. Gọi là bịa chứ kỳ thực chính là sáng tạo.”

Cái bịa hay sáng tạo trong tác phẩm văn học đôi khi lại trở nên thực, thậm chí rất thực hơn đời thường, đó cũng chính là một điểm mấu chốt thể hiện tài năng của nhà văn.

Hiện thực chỉ là chất liệu thô, qua lăng kính nhà văn thì hiện thực được thăng hoa như Kim Lân lý giải:

“Vì sao phải bịa? Người viết muốn nói một việc gì, một ý nghĩ gì thì chuyện đời thường hằng ngày tự thân đã có tiếng nói riêng của nó, còn tiếng nói của chính tâm linh người viết chỉ có bịa mới ra được. Nhưng như vậy không có nghĩa là nó tách rời hoàn cảnh xã hội, tách rời đời sống, mà hình như nó thực hơn. Chính vì vậy mà tôi cũng thường nói bịa lại thực hơn. Vì nó thực với chính mình trước tiên. Và kỳ lạ khi mình bịa ấy, mình viết say mê hơn nhiều. Không biết khi mình say sưa bịa ấy có phải là những giây phút thăng hoa nhất của người viết không?”

Vào năm 1958 nhà văn Kim Lân viết truyện ngắn Ông lão hàng xóm để nói về những sai lầm trong cải cách ruộng đất, vốn là người trong cuộc và hiểu được những khuất tất, sai trái đằng sau vấn đề này nên ông đã quyết tâm thể hiện bằng văn học.

“Tôi viết về cái sự thật ấy nhưng khác mọi người. Người ta viết như hằn học, thù ghét cái sai lầm, còn tôi thì thể hiện sự đau lòng! Vì cái sai ấy là cái sai của Đảng mình. Tôi viết với tinh thần sửa sai chứ không hằn thù. Lúc tôi mới cho ra mắt Ông lão hàng xóm, dĩ nhiên có không ít cái nhìn giận ghét, coi mình như là một người không vững vàng, thậm chí như một kẻ bôi đen chế độ.”

Nhân dịp nói đến giới phê bình văn học, nhà văn Kim Lân còn nhìn nhận:

“Các nhà phê bình gần đây đỡ hơn các nhà phê bình thời bao cấp. Nhưng đỡ thôi, chứ thật tình mà nói, tôi thấy không phải chính các nhà phê bình, mà là các nhà văn thưởng thức được cái hay cái đẹp của văn chương một cách sâu sắc… Nhà phê bình ngày xưa quá thiên về quan điểm giai cấp, tư tưởng, lập trường phục vụ chính sách khô cứng. Nhà phê bình bây giờ hơn trước, là dám nói thẳng, nói theo lòng mình…”

Rồi ông ra vẻ trầm tư:

Mặc dù số lượng các tác phẩm của Kim Lân không đồ sộ như bao tác giả khác nhưng dường như tất cả tâm huyết và tinh hoa ngôn từ của ông đều dồn hết vào đó. Chẳng vậy mà hai trong ba tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân đã được đưa vào giảng dạy và tất cả các truyện ngắn khác đều được độc giả đón nhận một cách say mê.

Sự nghiệp điện ảnh đầy vinh quang

Không chỉ là nhà văn sâu sắc và đa tài mà Kim Lân còn để lại trong lòng khán giả những vai diễn ấn tượng nơi làng điện ảnh, một văn nghệ sĩ được nhiều thế hệ nhớ tới.

Ông có vị trí và gây được nỗi nhớ khán giả nhiều đến mức các diễn viên chuyên nghiệp, có tiếng cũng khát khao. Cũng như viết văn, Kim Lân đóng phim rất ít nhưng vai nào cũng tạo được cảm hứng nghệ thuật tốt cho người xem.

Ngoại hình và gương mặt khắc khổ cùng diễn xuất chân thực của nhà văn Kim Lân đem đến nhiều xúc động cho khán giả trước số phận nghiệt ngã của người nông dân dưới chế độ thực dân phong kiến.

Từ Lý Cựu trong Chị Dậu dựa theo tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố ông đã đóng rất đạt vai chức dịch trong làng, vai diễn của ông cùng nhà văn Nguyễn Tuân ở trường đoạn “việc làng ngày đất thuế” đã gây ấn tượng mạnh đối với người xem.

Nhân vật Pụ Pạng trong Vợ chồng A Phủ một nhân vật vừa hèn vừa ma quái và gây ấn tượng trong phim khiến các diễn viên chuyên nghiệp được đào tạo ở trường ra cũng nể phục rồi tới lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày ấy đều thành vai diễn để đời.

Không ai hợp hơn và thay thế được Kim Lân, một nhân vật ốm yếu vẻ gầy gò khắc khổ, thương xót vật nuôi. Vai diễn ấy đã được Kim Lân thể hiện một cách trọn vẹn nhất là cảnh Lão Hạc dỗ con chó vàng để nó chịu bán đi, vỗ về nó ăn bữa cuối khiến triệu người rơi nước mắt.

Có lẽ sự sâu lắng, tỉ mẩn, luôn cố gắng để đi tới tận cùng những nỗi niềm tâm trạng của từng con người và số phận của một Kim Lân trong văn học đã góp phần làm nên một vị thế riêng của một Kim Lân trong điện ảnh.

Những người yêu văn học vẫn thường xuyên nhớ tới ông không chỉ vì những di sản tinh thần của Kim Lân để lại mà có lẽ còn bởi chúng ta luôn có thể tìm thấy ẩn chứa trong tác phẩm, trong tư tưởng sống của ông những điều còn thiết thực, gần gũi và giá trị với chính chúng ta trong cuộc sống hôm nay.

Thùy Lam

Soạn Bài Làng (Kim Lân)

Soạn bài Làng (Kim Lân)

Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu.. ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá): Ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

– Phần 2 (tiếp… vợi đi được đôi phần): diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

– Phần 3 (còn lại): niềm hạnh phúc của ông Hai khi nghe tin cải chính

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 174 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Tình huống trong truyện ngắn làng bộc lộ sâu sắc tình yêu đất nước của nhân vật ông Hai. Ông Hai người yêu làng tha thiết, tự hào về làng của mình, lại nghe được tin làng chợ Dầu theo giặc, Việt gian bán nước, điều này khiến ông đau xót, tủi nhục. Mãi về sau, tin cải chính giúp ông Hai phấn chấn, vui vẻ trở lại.

Câu 2 (trang 174 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a, Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình việt gian theo tây:

– Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc thì “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân… không thể không tin”

– Ông đi về nhà, mặt cúi xuống đất, về tới nhà ông vật ra giường… nguyền rủa bọn phản bội”

– Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, ông luôn chột dạ…

– Ông quyết định theo kháng chiến, theo cách mạng vì “làng yêu thì yêu thật nhưng làng theo Việt gian thì phải thù”

– Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai được hồi sinh “cái mặt tươi vui rạng rỡ hẳn lên”

→ Ông Hai từ việc đau đớn, tủi nhục khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tới khi nghe tin cải chính

b, Tin làng chợ Dầu theo giặc khiến ông khổ tâm, vì ông yêu làng của mình, tự hào và chung

– Tự hào, tin tưởng, hãnh diện bao nhiêu thì khi nghe tin ông thấy đau đớn, xót xa, nhục nhã ê chề tới đó

– Ông không dám đối diện với mọi người, thấy ai xúm lại ông nghĩ ngay tới việc họ mang chuyện làng ông Việt gian ra bàn bạc

Câu 3 (Trang 174 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Chuyện giữa ông Hai với cậu con út hết sức cảm động:

– Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ, nhưng thực chất là tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng

– Qua lời trò chuyện, ta thấy:

+ Tình yêu làng của ông sâu nặng, muốn con ghi nhớ quê hương, nguồn cội của mình

+ Tình yêu nước, tấm lòng chung thủy với kháng chiến, cách mạng, với Bác Hồ. Tình cảm sâu nặng, bền vững, không thay đổi

– Tình yêu làng quê gắn chặt với dân tộc, với kháng chiến, cách mạng trở thành thứ tình cảm thiêng liêng, bền chặt

Câu 4 (trang 174 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả:

– Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật độc đáo, thể hiện qua các tình huống độc đáo của văn bản

– Ngôn ngữ truyện đậm chất lời ăn tiếng nói của người nông dân bình dị, chân chất

Luyện tập

Câu 1 (trang 174 SGK) :

Chọn đoạn:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”, cái câu nói đó của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.

Hay là quay về làng?…

Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ,…”

+ Đoạn trích thể hiện tâm trạng vô cùng rối ren phức tạp của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, nửa muốn quay về làng, nửa lại muốn từ bỏ cái làng ấy.

+ Ông Hai muốn quay về làng bởi dẫu sao đó cũng là mảnh đất gắn bó với ông, là quê hương ông luôn mong nhớ trong lòng.

+ Ông muốn từ bỏ làng bởi bây giờ làng đã theo Tây, đã thành làng bán nước, ông trở về làng nghĩa là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ nên ông không còn muốn quay về nữa.

+ Ông Hai vốn yêu làng, yêu nước, hai tình cảm ấy trong ông gắn bó với nhau, càng yêu làng ông lại càng đau khổ, dằn vặt, giận dữ khi nghe tin làng theo Tây.

+ Đoạn trích sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm để miêu tả tâm lí nhân vật.

Câu 2 (trang 174 SGK) :

+ Những truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước: Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, Quê hương – Giang Nam.

+ Nét riêng của truyện ngắn Làng: tình cảm quê hương đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau, tình cảm ấy được làm nổi bật lên trong hoàn cảnh cụ thể là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

Bài giảng: Làng – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Vợ Nhặt (Kim Lân)

Soạn bài Vợ Nhặt (Kim Lân)

Câu 1 (trang 33 sgk ngữ văn 12 tập 2)

– Phần 1 (từ đầu … ” tự đắc với mình“): Tràng đưa được người vợ nhặt về nhà

– Phần 2 (tiếp … ” đẩy xe bò“): chuyện hai vợ chồng gặp nhau, thành vợ thành chồng

– Phần 3 (tiếp … ” nước mắt chảy ròng ròng“): tình thương của người mẹ nghèo khó

– Phần 4 (còn lại): niềm tin vào tương lai

Mạch truyện được dẫn dắt hợp lí, tất cả cảnh huống được thể hiện đều bắt nguồn từ việc Tràng thông qua lời nói đùa rồi nhặt được vợ giữa những ngày đói khủng khiếp

Cảnh được mở ra khi Tràng dẫn vợ về gặp mẹ. Nếu tác giả đưa đoạn hai lên trước theo trình tự thời gian thì truyện kém hấp dẫn, li kì

Câu 2 (trang 33 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Tình huống: gọi gọn trong nhan đề tác phẩm vợ nhặt. Tràng- thanh niên nông dân nghèo, xấu, ế vợ bỗng nhặt được vợ dễ dàng

+ Trong thời gian đói kém 1945, hơn hai triệu người chết đói, cái giá của con người rẻ rúng, người ta có thể nhặt được vợ dễ dàng

+ Khao khát hạnh phúc, tổ ấm, hi vọng vào ngày mai

Bà cụ Tứ ngạc nhiên, lo lắng “biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không?”

+ Xóm ngụ cư ngạc nhiên, bàn tán

+ Tràng bất ngờ với hạnh phúc của mình, sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng

→ Tình huống truyện cho thấy thân phận buồn tủi của người lao động nghèo, bộc lộ tấm lòng người nông dân trong cảnh đời cơ hàn, đói khổ: giàu tình cảm, luôn khao khát hạnh phúc.

Câu 3 (trang 33 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Nhan đề “Vợ nhặt” thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm

+ Nhặt: thường đi với những thứ thừa, không ra gì

+ Thân phận con người rẻ rúng như rơm, rác, có thể nhặt được ở bất cứ đâu

+ Người ta hỏi cưới vợ, còn Tràng thì “nhặt vợ”

→ Hoàn cảnh sống khốn cùng, cực khổ

Câu 4 (trang 33 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Thể hiện khao khát về tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng lúc anh chàng quyết định lấy vợ

+ Ban đầu, Tràng còn phân vân, do dự, về sau cũng chậc lưỡi cho qua (đúng với ý đồ tác giả)

+Lúc dẫn vợ về xóm ngụ cư, Tràng trở nên khác, phởn phơ lạ thường, môi cười tỉm tỉm, mắt sáng, mặt vênh tự đắc, cũng có lúc lúng ta lúng túng đi bên vợ

– Buổi sáng đầu tiên khi có vợ Tràng thấy êm ả, lửng lơ như người vừa từ trong giấc mơ đi ra, xung quanh có sự thay đổi khác lạ.

+ Niềm hạnh phúc khiến Tràng ý thức hơn về bổn phận, trách nhiệm bản thân (hắn thấy có bổn phận lo cho vợ con)

Câu 5 (trang 33 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Tâm trạng bà cụ Tứ:

+ mừng, vui, xót, tủi “ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”

+ Đối với con dâu: “lòng bà đầy xót thương” nén vào trong tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình

+ Mang hi vọng, lạc quan trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới “tao tính khi nào có tiền mua lấy con gà về nuôi”

→ Bà cụ Tứ hiện thân của con người nghèo khổ: bà nhìn thấu đau khổ của cuộc đời bà, bà lo cho thực tại bế tắc nhưng bà cũng vui trước hạnh phúc của con

Từ ngạc nhiên tới xót xa, trên hết là tình yêu thương. Cũng chính bà cụ là người nói nhiều nhất về tương lai, để các con có thêm động lực sống

Câu 6 (trang 33 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Đặc sắc nghệ thuật của truyện

– Xây dựng tình huống truyện độc đáo

– Sử dụng ngôn ngữ bình dân, tinh tế, có duyên

– Nghệ thuật tả tâm lí tinh tế, đặc sắc

Luyện tập

Bài 1 (trang 33 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Chi tiết gây xúc động: Bà cụ Tứ đãi con dâu “chè khoán” nhưng thực chất là cám với sự xót xa ” Xóm ta khối nhà còn chẳng có cám mà ăn đấy”

– Điều này gợi lên cảnh khốn cùng, nghèo đói của giai đoạn đau thương của đất nước ( nạn đói 1945)

+ Ngày đón dâu đáng ra phải đủ đầy, nhưng cách đón dâu trong cảnh nghèo đói lại càng cho ta thêm thấm thía tình người đùm bọc lẫn nhau trong lúc khó khăn

Bài 2 (trang 33 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Ý nghĩa đoạn kết truyện

+ Là diễn biến tất yếu xuất phát từ mâu thuẫn nội tại của chuyện: người dân lâm vào cảnh chết đói, đã đứng lên đấu tranh phá kho thóc Nhật

+ Nhân vật Tràng nghĩ tới lá cờ Việt Minh

– Đoạn kết mang tư tưởng nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, tư tưởng này không chỉ có cảm thông, thương xót mà còn hướng tới việc đấu tranh giải phóng bản thân

+ Xuất phát từ quan điểm của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, nhân vật, hoàn cảnh, tính cách theo hướng vận động đi lên tươi sáng hơn

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

Soạn Bài Làng Của Kim Lân

Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Viết năm 1948 trong thời kì đầu cuộc k/c chống Pháp.

Ông Hai là một nông dân yêu làng. Vì hoàn cảnh ông phải cùng gia đình đi tản cư nhưng lúc nào cũng nhớ về làng Chợ Dầu. Ông có đặc điểm nổi bật là có tính hay khoe. Đi đâu ông cũng khoe về làng mình. Trước CM, ông khoe cả cái sinh phần của viên tổng đốc người làng ông. Nhưng khi CM về, ông không hề nhắc đến cái cái sinh phần kia nữa. Trái lại ông còn thù nó nữa vì nó đã từng làm khổ ông và bao nhiêu người. Gìơ đây ông chỉ khoe làng Chợ Dầu hăng say tập luyện chiến đấu. Bất ngờ xảy ra; ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc. Sau khi nghe tin, ông đau đớn đến tột độ, suốt mấy ngày liền, không dám đi đâu. Trước đây ông muốn về làng, bây giờ ông lại sợ. Yêu làng là thế, nay ông thấy thù cái làng Chợ Dầu đã theo Tây. Đau đớn, ông không biết trò chuyện cùng ai, chỉ biết trò chuyện cùng thằng con trai. Nhưng rồi cái tin thất thiệt kia được cải chính. Nỗi đau biến mất. Ông Hai lại khoe làng. Ông lật đật đi nơi này, nơi khác, vừa khoe làng vừa múa tay lên với một niềm vui quá lớn. Ông khoe làng mình, nhà mình bị đốt…Điều đó cho thấy tình yêu làng, yêu nước mãnh liệt cảu ông Hai.

Tình yêu làng ở ông Hai- n/v chính của truyện – được thể hiện một cách thật riêng biệt. Đó là cái tính khoe làng của ông với tất cả sự say sưa và hãnh diện. Ông cùng gia đình phải rời làng tản cư, nhưng lúc nào ông còng nhớ về cái làng Chợ Dầu của mình. Tình cảm yêu làng yêu nước của ông Hai càng được bộc sâu sắc trong một tình huống đặc biệt: đó là khi ông đột ngột nhận được tin làng mình theo giặc. T/G đã miêu tả tinh tế và sâu sắc diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe được cái tin ấy. Nỗi đau xót và tủi hổ bao trùm trong lòng ông và cả gia đình ông sống trong tâm trạgn hết sức căng thẳng. Nhưng chính trong hoàn cảnh ấy, tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến ở người nông dân này lại càng được biểu hiện một cách chân thành và hết sức cảm động, đặc biệt là trong những lời tâm sự của ông với đứa con trai út.

Trong đoạn kết, khi cái tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc được cải chính, tình yêu làng và tinh thần kháng chiến của ông Hai một lần nữa được thể hiện sinh động và chân thực trong nỗi mừng hả hê của ông mặc dù nhà ông bị giặc đốt nhẵn.

Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. Truyện được trần thuật ở ngôi thứ ba nhưng chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai

Lòng yêu nước của người nông dân.

Khi ở nơi tản cư, lúc nào ông Hai cũng da diết nhớ về làng và tự hào về nó thì bỗng nhiên ông nghe tin làng mình theo giặc. Chính tình huống ấy đã cho thấy lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến đã bao trùm và chi phối tình cảm quê hương ở ông, đồng thời làm bộc lộ sâu sắc và cảm động tinh thần yêu làng, yêu nước ở ông Hai.

– Xa làng rồi nhớ làng, tính nết của ông có phần thay đổi. Ông ít nói cười, lầm lầm lì lì…Ông vô cùng đau khổ(cáu gắt với vợ con…).

– Nhưng vì hoàn cảnh gia đình neo bấn, vì vợ con thúc bách, cực chẳng đã, phải xa quê hương, ông tự an ủi : ” Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được thì tản cư cũng là kháng chiến”.

– Đến nơi tản cư mới, ông luôn nhớ về cái làng của mình nên ông thường đến nhà hàng xóm để cởi mở giãi bày những suy nghĩ, tình cảm của mình về cái làng Chợ Dầu thân yêu, về cuộc kháng chiến của dân tộc.

+ Tối tối, ông thường đến gian nhà bác Thứ để nói chuyện về cái làng của mình. Ông kể về làng ” bằng một giọng say sưa “, ” vén quần lên tận bẹn ” mà kể, kể mà không cần biết có ai nghe không hay ” ông chỉ kể cho sướng cái miệng…”

+ Ông kể về những ngày ở nhà tham gia cùng anh em đào hào, đắp ụ… ” cũng đào cũng đắp, cũng hát hỏng bông phèng”

– Ông đi nghe báo, ông đi nghe nói chuyện, ông bàn tán về những sự kiện nổi bật của cuộc kháng chiến.

– Ông hay khoe về làng với vẻ náo nức say mê

+ Trước CM ông khoe làng có cái sinh phần của viên tổng đốc một cách rất hả hê.

+ Sau CM, người ta không còn thấy ông khoe về cái sinh phần ấy nữa mà quay ra ghét nó, vì vì nó mà ông và bao anh em khác phải khổ, mà bây giờ ông phải đi tập tễnh… ” Xây cái lăng ấy cả làng phải phục dịch…”.(có sự thay đổi trong nhận thức)

+ Bây giờ ông khoe làng ông có tinh thần kháng chiến, tinh thần khởi nghĩa, ông khoe ông gia nhập phong trào từ hồi còn trong bóng tối, rồi những buổi tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào của làng…

+ Cũng vì yêu làng mà ông nhất quyết không chịu rời làng đi tản cư. Đến khi phải đi, ông buồn khổ lắm, sinh ra hay bực bội. – Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, nhớ những ngày cùng làm việc với anh em ” Ồ sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra…Trong lòng ông lão thấy náo nức hẳn lên…”Lúc này, niềm vui của ông là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe về cái làng Chợ Dầu của ông đánh Tây.

– Ông nghe được cái tin ấy từ miệng những người đàn bà tản cư(chú ý thái độ của những người này khi nói về chuyện làng ông theo giặc…)

+ Ông đang vui ” ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá “. Ông nhận được cái tin ấy như sét đánh ngang tai, cái tin đã làm ông điếng cả người : ” Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ…giọng lạc hẳn đi” ; ” Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi” và nghĩ đến sự dè bỉu của bà chủ nhà. Ông như vừa bị mất một cái gì quí giá, thiêng liêng lắm.(Chú ý những câu văn miêu tả tâm trạng của ông thật xúc động : ” Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ giàn ra…chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư… ? ” Nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông đến khổ sở ” Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng làm Việt gian…”)

+ Suốt mấy ngày liền ông không ra khỏi nhà vì xấu hổ

– Ông rơi vào trạng thái bế tắc khi bà chủ nhà có ý đuổi đi chỉ vì họ là người của làng theo Tây. Gia đình ông ở vào tình thế căng thẳng. Ông Hai phải đối mặt với tình thế khó khăn nhất.

– Tình thế khó khăn buộc ông phải lựa chọn. ” Hay là quay về làng” từ chỗ yêu làng tha thiết, lúc này ông đâm ra thù cái làng mình : ” Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng lúc này là bỏ k/c, bỏ cụ Hồ…” và cuối cùng ông quyết định ” Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù…” một lựa chọn dứt khoát càng làm rõ tình yêu làng yêu nước trong ông Hai.

– Quá đau khổ không biết trò chuyện cùng ai, cuộc trò chuyện với thằng con út đã giải quyết tạm thời tình thế của ông lúc đó….Những lời đáp của đứa con cũng là tâm huyết, gan ruột của ông, một người lấy danh dự của làng quê làm danh dự của chính mình, một người son sắt một lòng với k/c, với cụ Hồ. Những lời thốt ra từ miệng con trẻ như minh oan cho ông, chân thành và thiêng liêng.

– Ông là người sung sướng nhất, ông tươi vui rạng rỡ hẳn lên, ông đi mua quà cho con, mồm bỏm bẻm nhai trầu, ông lại đi khoe làng. Ông khoe nhà ông bị giặc đốt với một thái độ mừng rỡ vì đó là bằng chứng làng ông không theo Tây. ” chúng nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn” ” toàn sai sự mục đích cả”…

Đoạn cuối truyện đã làm cho chân dung nhân vật ông Hai trở nên sống động, đẹp đẽ hơn, tình yêu làng, yêu nước của ông thêm sâu sắc hơn.

Khắc họa tâm lí nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại…làm nổi bật tâm trạng ông Hai.

Bạn đang xem bài viết Kim Lân Và Từng Trang Sách Đong Đầy Bóng Dáng Đồng Bằng Bắc Bộ trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!