Cập nhật thông tin chi tiết về It Helpdesk Là Gì? Cơ Hội Việc Làm It Helpdesk Tại Việt Nam mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
IT Helpdesk là gì?
IT Helpdesk vs IT Support
Phần này hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô tổ chức, loại hình dịch vụ/ sản phẩm cung như quy mô của đội IT – Technical của mỗi công ty. Thật ra không có một định nghĩa đúng hay sai về sự khác nhau của 2 vị trí này, do bản chất nó đều giống nhau. Bài viết này TopDev xin nêu tổng quát công việc và vai trò của IT Helpdesk như IT Support tại đa số mô hình các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Công việc của IT Helpdesk là gì?
Đây cũng không phải ngoại lệ: mỗi tổ chức công ty sẽ có một scope of work – công việc cho IT Helpdesk hoàn toàn khác nhau. Chưa kể là internal IT helpdesk (helpdesk nội bộ) hay IT Helpdesk cho end-user.
IT Helpdesk thường sẽ giải quyết troubleshooting các vấn đề IT và kỹ thuật nói chung. Vị trí sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo track và phát hiện kịp thời các vấn đề tiềm ẩn của sản phẩm/ dịch vụ. Nó cũng đảm bảo được hiệu suất và chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ nói chung.
Nhân viên IT Helpdesk có nhiệm vụ chẩn đoán và giải quyết vấn đề phần mềm và phần cứng cho người dùng. Một số vai trò và trách nhiệm của IT Helpdesk bao gồm việc thuyết trình giải pháp đến cho khách hàng doanh nghiệp – cổ đông nhà đầu tư bằng các dữ liệu họ thu thập và xử lý được về một vấn đề cụ thể, từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh, đầu tư quan trọng như phân phối, sắp xếp, lên budget và các quy trình khác.
Nhiệm vụ chính của IT Helpdesk là tạo điều kiện và hỗ trợ quy trình doanh nghiệp được vận hành mượt mà và hiệu quả thông qua sự hỗ trợ toàn diện về cả phần cứng và phần mềm. Mức độ hỗ trợ này có thể linh hoạt tùy vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. IT Helpdesk là cầu nối giao tiếp và trải nghiệm giữa doanh nghiệp và end-user.
Bên dưới là một Job Description của IT Helpdesk tiêu biểu của một IT Helpdesk tại doanh nghiệp Việt Nam:
Hỗ trợ khách hàng và end-user gặp trục trặc về kỹ thuật với sản phẩm. Thường 2 bên sẽ giao tiếp qua điện thoại hoặc email.
Áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán và giải quyết vấn đề để xử lý sự cố qua phone, video call, live chat hoặc gặp mặt trực tiếp.
Nói chuyện với khách hàng trực tiếp về sự cố và làm việc nội bộ/ team để cùng xử lý vấn đề
Xác định giải pháp hiệu quả và trình bày / thuyết trình giải pháp cho user cũng như nội bộ để xử lý
Thu thập và ghi lại tiến độ xử lý, tình hình và chất lượng, và để làm việc nội bộ và cập nhật các phần xử lý và fix vấn đề
Thu thập và ghi lại các phản hồi cũng như phàn nàn từ khách hàng
Đề xuất giải pháp pháp và cách xử lý vấn đề trong tương lai
Hướng dẫn end-user sử dụng hệ thống và chương trình thành thạo
Back-up dữ liệu, cập nhật và duy trì network
v.v.
Cơ hội việc làm và mức lương IT Helpdesk
Thu thập thông tin và các đóng góp phản hồi của khách hàng là công việc khá quan trọng, qua những thông tin nhận xét về sản phẩm dịch vụ công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc rà soát, cải tiến và nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ hơn đồng thời phải thường xuyên chăm sóc và quan tâm tới khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty. Mức lương của một IT Helpdesk hiện tại sẽ dao động trong khoảng: 360$/tháng.
Trở thành IT Helpdesk là một chuyện, để một bạn fresher mới ra trường có được vị trí Helpdesk ổn cũng không dễ. Nhưng đừng bi quan quá, vì có một fact nhỏ: Trong khi làm nghề IT Helpdesk, khi bạn phải tiếp cận, học hiểu và xử lý nhiều thứ vấn đề khác nhau thì cũng có thể xem là cơ hội để tìm hiểu kĩ hơn về khả năng và công việc mình thật sự thích trong mảng là gì hoặc một ngách để xây dựng sự nghiệp. Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc inhouse cho một công ty, hoặc làm remote, điều này có thể thúc đẩy bạn khám phá các lựa chọn nghề nghiệp như:
Network Administration:
Khi bạn đã có kiến thức kinh nghiệm cộng với sự nâng cấp bản thân với các bằng cấp về network như CCNA, CCNP… thì không khó để bạn chuyển sang vị trí này.
Database Administrators:
Hiện tại trên thị trường công ty công nghệ Việt Nam không ít Database administrators đi lên từ kinh nghiệm IT Helpdesk và học hỏi thêm sâu về database.
Helpdesk Technician Manager:
Sau khi đã có lượng kinh nghiệm đủ lâu kèm với khả năng leadership và lên chiến lược, bạn có thể tiến lên vị trí Manage.
Tìm kiếm các vị trí tuyển dụng IT Helpdesk tại TopDev.vn
Những hiểu sai về IT Helpdesk
Có rất nhiều quan điểm sai lầm về IT Helpdesk. Nhiều người thậm chí không biết được nhiệm vụ chính của một IT Helpdesk là gì và nghĩ họ là superman, làm được mọi thứ. Các sai lầm có thể kể đến:
Không có cơ hội phát triển: như trên đã đề cập, rất nhiều cơ hội phát triển cho người làm IT Helpdesk, miễn là có ý cầu tiến và luôn tìm mọi cơ hội để học hỏi
Không tìm được việc gì khác mới làm IT Helpdesk: làm gì cũng cần kỹ năng, kinh nghiệm và Helpdesk cũng vậy. IT Helpdesk là bộ phận vô cùng quan trọng trong IT.
IT Helpdesk đụng đâu xử lý đó, không cần quy trình tiêu chuẩn gì: điều này hoàn toàn sai. Helpdesk hay support team là một bộ phận của IT và có những quy tắc, tiêu chuẩn hay framework cần phải tuân theo như ITIL (Information Technology Infrastructure Library) cùng các tiêu chuẩn khác.
Làm Helpdesk là sửa cả điện nước, điện thoại các kiểu: chuyện này là khá phổ biến trong các công ty nhỏ. Thực tế IT Helpdesk không có chức năng như vậy và việc nhờ họ làm thì cũng giống bạn nhờ ai đó trong công ty làm việc gì đó ngoài chuyên môn. Họ có thể giúp nhưng đó không phải là nhiệm vụ của họ.
Để trở thành một IT Helpdesk
Chuyên môn phải giỏi!
Công nghệ thông tin luôn cập nhật và thay đổi từng ngày. Nên để trở thành một nhân viên IT Helpdesk giỏi, bạn phải không ngừng học hỏi, sáng tạo, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và làm mới mình để có thể trụ vững với nghề này.
Có kiến thức và am hiểu về hệ thống mạng network server và phần cứng máy tính.
Giải quyết các vấn đề nội bộ của công ty như hỗ trợ nhân viên, xử lý các lỗi về bảo mật.
Theo khảo sát về các kỹ năng IT Helpdesk đang được săn đón của Zippia 2020
Có kinh nghiệm quản trị server như Windows, CentOS,…
Luôn cập nhật những thông tin, kiến thức, xu hướng mới cũng như chia sẻ chúng với khách hàng và đồng nghiệp.
Chăm chỉ, cẩn thận và không ngại tranh luận, đưa ra những chính kiến của mình để tìm ra giải pháp khắc phục hậu quả hữu ích nhất, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, công sức.
“Soft-skill is key” – Một vị trí IT yêu cầu nhiều Kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp
Một nhân viên IT Helpdesk cần có khả năng giao tiếp tốt hơn so với các vị trí IT thông thường khác. IT Helpdesk là người xử lý vấn đề nội bộ, hoặc là người truyền tải thông tin giải pháp đến khách hàng. Nghe khá giống tư vấn viên bảo hiểm, nhưng nghĩa đen mà nói thì IT Helpdesk sẽ cần có phong thái như thế: lắng nghe vấn đề, cung cấp giải pháp xử lý – theo một cách dễ theo nhất. Nhiều IT Helpdesk giỏi về chuyên môn, xử lý vấn đề nhưng lại thất bại ở khâu truyền tải đến khách hàng / đồng đội. Phần này bạn cũng cần phải khéo léo, kỹ năng giao tiếp ở đây là truyền đạt minh bạch đầy đủ nhưng cũng theo một cách dễ nghe – dễ chấp nhận, thì khách hàng / đồng đội mới follow giải pháp của bạn được.
Có cách tiếp cận vấn đề đa chiều
Công việc support này có thể khá khó với nhiều bạn, do cần nhiều sự kiên nhẫn và “bình tĩnh” nhìn nhận vấn đề, tuy nhiên, bạn không được có cái nhìn quá tiêu cực/ xấu về khách hàng hoặc đồng đội. Dù cho tình hình có trở xấu hay không thể đồng thuận, thì người nắm vị trí này phải là người tỉnh táo – phải giữ logic và tập trung vào việc giải quyết được vấn đề mới là quan trọng nhất. Khi có gió đừng nản lòng – Đừng than thở vấn đề trở nên quá tay, mà hãy vững vàng tìm giải pháp trước – đó là mục đích tại sao bạn ở vị trí này.
Tinh thần đồng đội – teamwork cao
IT Helpdesk sẽ không chỉ thực hiện mọi thứ một mình, đồng đội và các ban nội bộ cũng là một phần trong công việc của bạn. Workload và tình hình làm việc của teammate là cái đáng lưu tâm, bạn cần hiểu rõ họ đang làm gì và tốn bao nhiêu thời gian, và khi nào thì có thể hỏi nhờ support khi cần. Vì biết đâu có những trường hợp gấp rút ngẫu nhiên bạn chưa kịp chuẩn bị, thì teammate của bạn có thể hỗ trợ cùng bạn xử lý hay không.
Kỹ năng thuyết trình
Với tư cách là một nhân viên IT Helpdesk chuyên nghiệp, bạn phải trang bị cho mình kỹ năng thuyết trình để có thể trình bày, giải thích cho khách hàng hiểu những sự cố, vấn đề mà họ đang gặp phải và hướng dẫn cách khắc phục chúng. Ngoài ra bạn cũng có thể thuyết trình, báo cáo một cách độc lập trong buổi họp mà không gặp phải những va vấp nào.
Có niềm tin vào sản phẩm
Một IT Helpdesk giỏi là phải hiểu sâu và tường tận về sản phẩm của bạn đang support. Bạn cũng cần rèn dũa cho mình Mindset của một Product Owner thì mới nhanh tác chiến khi có sự cố xảy ra. Hãy luôn tò mò, đặt câu hỏi về những thứ nhỏ, và hiểu rõ cách thức hoạt động của product, chứ không chỉ cách fix nó khi có vấn đề. Chính việc bạn tin và hiểu rõ sản phẩm cũng sẽ thể hiện rõ và mang lại cảm giác tích cực khi bạn giao tiếp và nói chuyện với khách hàng / đồng đội.
“Chất hơn lượng”
Khi bạn có một danh sách nhiều thứ cần làm, và biết rằng sẽ có nhiều thứ khác sắp tới nữa, thường sẽ có xu hướng giải quyết càng nhiều càng tốt chứ không thật sự giải quyết việc ngay. Quan trọng là phải tập trung xử lý tốt và chất lượng vấn đề, hơn là giả quyết cho đủ số lượng mới đảm bảo được hiệu suất công việc và trải nghiệm khách hàng tốt.
Chăm sóc và tôn trọng khách hàng/ end-user
Đây là vị trí để hiểu được khó khăn của khách hàng và tận dụng những nguồn lực, kiến thức và kinh nghiệm của họ để cung cấp những giải pháp tối ưu nhất cho end-user. Cần có tầm nhìn xa hơn chỉ là các tương tác 1:1 thông thường với khách hàng để giải quyết các vấn đề và từ đó giúp được nhiều khách hàng hơn nữa.
Website và Sách
Khóa học (cả miễn phí & có phí)
Course từ
(có phí): Học và practice liên tục để trở thành một IT Helpdesk
Udemy course
IT HelpDesk Professional
: Khoá học toàn diện về Chuyên môn cho Helpdesk
Lynda course
IT Help Desk Training and Tutorials
miễn phí cho tháng họ đầu tiên, liên kết giáo trình Linkedin
Google IT Automation with Python Professional Certificate
(Platform) chuyên sâu về platform và Python cho các bạn làm về phần mềm và app
HelpDesk Certificat
e: Networking Essentials by Microsoft (edX)
Kháo học được thiết kế để giới thiệu các thiết lập mạng cho người mới vào ngành IT HelpDesk
TopDev tổng hợp.
Tìm kiếm vị trí tuyển lập trình IT Helpdesk tại TopDev.vn
It Helpdesk Là Gì? Kỹ Năng Cần Thiết Để Trở Thành It Helpdesk?
Người làm IT HelpDesk có thể nhận được mức lương cao nhất khoảng 30 triệu/tháng mà không cần phải quá lo lắng về vấn đề bằng cấp. Đây là con đường đáng cân nhắc cho những bạn muốn chuyển hướng sang ngành IT nhưng lại không đủ kiên nhẫn với việc học lập trình.
Đọc bài phỏng vấn của ITviec với anh Vũ Anh Tuấn – người có hơn 13 năm kinh nghiệm làm IT HelpDesk để biết:
IT HelpDesk là gì? Công việc của IT HelpDesk?
Kỹ năng và tố chất cần thiết để trở thành IT HelpDesk?
Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của IT HelpDesk
Nỗi khổ của những người làm IT HelpDesk
Chào anh Tuấn. Vì sao anh lại chọn theo đuổi nghề IT HelpDesk?
Thật ra cũng là cơ duyên. Sau khi anh học quản trị mạng ra thì trường có ngỏ lời giữ anh ở lại làm ở vị trí Technical Support. Anh đồng ý và làm việc ở đó trong khoảng 3 năm, sau đó tiếp tục theo đuổi nghề này cho đến tận bây giờ.
Theo anh định nghĩa thì IT HelpDesk là gì?
Công việc của một người làm IT Helpdesk?
Cái này còn tùy thuộc vào sản phẩm/dịch vụ của từng công ty và quy mô công ty nữa.
Chẳng hạn, ngày xưa lúc anh làm ở trường Saigontech thì công việc của anh sẽ bao gồm: cài máy, bảo trì máy cho các phòng lab sau mỗi học kỳ, hỗ trợ máy in, kết nối mạng cho nhân viên.
Chuyển qua làm cho công ty ACACIA IT Việt Nam thì anh chủ yếu cài đặt phần cứng, phần mềm cho doanh nghiệp và lắp đặt mạng.
Còn ở Manulife thì anh làm theo dự án. Mỗi khi Manulife chuẩn bị mở thêm văn phòng mới, anh sẽ phụ trách việc:
đề xuất các thiết bị cần mua cho dự án
quản lý kho thiết bị
xử lý các sự cố mà user báo về như: máy không in được, mạng không vào được, ứng dụng này không đăng nhập được…
IT HelpDesk và IT Support có giống nhau không anh?
Thật ra môi trường và văn hóa của từng tổ chức khác nhau thì cách gọi khác nhau nhưng về bản chất công việc thì 2 vị trí này là một.
Trước đây khi còn làm ở công ty cũ, bên anh có nhận viết hệ thống quản trị doanh nghiệp cho công ty Chilai. Sau khi hoàn thành, phải chuẩn bị thêm các file hướng dẫn sử dụng (user-guide) để diễn giải cho họ từng bước một.
Cũng như khi em mua một cái tivi, đi kèm với tivi sẽ là cuốn sách hướng dẫn sử dụng. Thay vì anh viết cuốn sách hướng dẫn dưới dạng file cứng, anh sẽ thực hiện nó bằng file mềm. Nó sẽ được trình bày dưới dạng video, hướng dẫn chức năng của từng nút, cách sử dụng các nút, nó liên kết như thế nào…
Lần đó công ty anh không có chính sách cấp máy cho nhân viên nên anh phải dùng laptop cá nhân để viết các hướng dẫn này, mất khoảng 1 tháng để hoàn thành. Sau khi nhận được file, khách hàng phản hồi là có một số bước họ không hiểu và yêu cầu chỉnh sửa chi tiết hơn.
Anh nghĩ là cũng đơn giản, chỉ cần thêm một vài bước là được nhưng không ngờ cái laptop của anh lại bị hư ổ cứng ngay lúc đó.
Vì trước đó anh không sao lưu (backup) nên tất cả những dữ liệu đã làm trước kia mất hết và anh phải làm lại từ đầu.
Công sức của anh coi như lãng phí một cách vô ích. Và anh phải tốn thêm cả tháng để thực hiện lại.
Sau sự cố ấy, anh bị sếp la dù khách hàng không phàn nàn gì. Và anh rút ra bài học cho mình là nhất định phải backup dữ liệu mỗi ngày.
Anh quyết định trả tiền để sử dụng Azure – dịch vụ điện toán đám mây (Cloud) của Microsoft. Sau khi làm xong công việc, những thông tin và file quan trọng anh sẽ tải lên đó và lưu lại. VD như: file Excel, Word hay file cài đặt.
Khi nào cần làm, anh chỉ cần lên đó lấy xuống là được.
Cần những kỹ năng, tố chất gì để trở thành IT HelpDesk?
Thứ nhất, anh làm việc và tiếp xúc với nhiều người, anh thấy quan trọng nhất vẫn là thái độ. Chỉ cần có thái độ tốt thì sẽ dễ phát triển. Không nhất thiết phải có bằng cấp xịn hoặc nhiều kỹ năng cao siêu.
Anh lấy ví dụ về bản thân mình. Lúc trước còn làm ở trường, anh nhận được rất nhiều đề xuất giải pháp từ cấp trên để cải tiến chất lượng công việc. Anh rất yêu thích công nghệ nên thấy rất hứng thú với việc tìm hiểu về chúng.
Anh chủ động hỏi những người giỏi mà anh biết, hỏi các thầy và các bạn vì thời đó thông tin chưa được đăng tải công khai trên Internet nhiều như bây giờ.
Thứ hai, anh khuyến khích bạn nào có ý định theo đuổi nghề này nên trau dồi khả năng ăn nói, ngoại giao.
Giải pháp tạm thời mà mình đưa ra có thể chưa giải quyết được vấn đề của user nhưng mình cũng nên khéo léo trong ăn nói, phải biết cách khiến người ta vui vẻ chấp nhận.
Chẳng hạn anh sẽ nói: “thời điểm này em chưa tìm được giải pháp, anh/chị có thể chờ thêm 1-2 ngày để em tìm giải pháp tốt nhất xử lý vấn đề cho anh/chị được không”
Thật ra, bản thân anh không có khiếu ăn nói nhưng bù lại anh rất hòa đồng và vui vẻ nên mới theo nghề được lâu đến vậy.
Anh nhớ có một lần khi anh cài máy cho khách hàng xong thì họ nhờ anh sửa giúp cái bóng điện bị hư. Vì đó không phải là chuyên môn của anh nên anh cũng nói rõ là không biết và đề nghị họ gọi kỹ thuật tòa nhà lên kiểm tra. Thế đấy mà họ lại trách anh, bảo anh làm IT HelpDesk mà không biết cái này, cái kia…
Gặp trường hợp này mà mình không vui vẻ hoặc không có khả năng chịu đựng thì sao có thể khiến họ hài lòng được.
Anh thấy nhu cầu tuyển dụng và cơ hội phát triển sự nghiệp của IT HelpDesk như thế nào?
Anh nghĩ một bạn mới ra trường không khó để kiếm được việc làm IT HelpDesk. Yêu cầu tuyển dụng bây giờ đã thoáng hơn xưa và cũng không quá chú trọng vào bằng cấp.
Ví dụ: bạn chỉ cần tham gia khóa học Đào tạo quản trị mạng Cisco CCNA hay CCNP tại chúng tôi và lấy chứng chỉ là đã có thể đi làm được rồi, không cần phải có bằng Đại học trường này, trường kia.
Tuy nhiên, anh thấy nghề này khó thăng tiến. Chỉ khi may mắn gặp được môi trường tốt thì mới có thể thăng tiến được. Bắt đầu sẽ là Leader, sau đó lên Supervisor và cuối cùng là Head of IT.
Mức lương cho IT HelpDesk cũng khó nói lắm vì có sự khác biệt giữa công ty Việt Nam với công ty nước ngoài. Mức cao nhất mà bạn có thể nhận được sẽ rơi vào khoảng 30 triệu/tháng.
Tài liệu anh thường xuyên tham khảo trong suốt sự nghiệp của mình?
Thật ra hầu hết các kiến thức căn bản áp dụng trong công việc anh đều đã học trong trường. Khi đi làm, gặp vấn đề gì mới, chưa rõ anh mới lên Google để tìm kiếm thêm.
Khối D Làm Nghề Gì? Cơ Hội Việc Làm Triển Vọng Bạn Biết Chưa?
Việc làm Giáo dục – Đào tạo
– Khối D01 bao gồm các Môn: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh;
– Khối D02 bao gồm các Môn: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Nga;
– Khối D03 bao gồm các Môn: Ngữ Văn, Toán học, Tiếng Pháp;
– Khối D04 bao gồm các Môn: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Trung;
– Khối D05 bao gồm các Môn: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Đức;
– Khối D06 bao gồm các Môn: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Nhật;
– Khối D07 bao gồm các Môn: Tiếng Anh, Toán, Hóa học
– Khối D08 bao gồm các Môn: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
– Khối D09 bao gồm các Môn: Lịch sử, Toán học, Tiếng Anh
– Khối D10 bao gồm các Môn: Toán học, Địa lí, Tiếng Anh
– Khối D11 bao gồm các Môn: Tiếng Anh, Ngữ văn, Vật lí
– Khối D12 bao gồm các Môn: Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh.
– Giáo dục Tiểu học, giáo dục mầm non
1.2.2. Nhóm ngành Công nghệ
– Truyền thông và mạng máy tính
– Công nghệ kỹ thuật cơ khí
– Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
– Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
– Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
1.2.3. Nhóm ngành kinh tế – tài chính – quản trị
– Hệ thống thông tin quản lý
1.2.5. Nhóm ngành ngoại ngữ
– Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
– Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
– Khoa Luật – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
– Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)
– Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Học Viện Tài Chính
– Đại Học Luật Hà Nội Học Viện Ngân Hàng
– Học Viện An Ninh Nhân Dân
– Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (Phía Bắc)
– Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
– Học Viện Hành Chính Quốc Gia (phía Bắc)
– Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền
– Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
– Đại Học Lao Động – Xã Hội (Cơ sở Hà Nội)
– Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam
– Đại Học Lao Động – Xã Hội (Cơ sở Sơn Tây)
– Đại Học Công Nghiệp Việt Hung
– Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
– Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
– Học Viện Khoa Học Quân Sự – Hệ quân sự KV miền Nam
– Đại Học Cảnh Sát Nhân Dân
– Đại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM
– Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM
– Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM
– Học Viện Hành Chính Quốc Gia (phía Nam)
– Đại Học Ngoại Thương (phía Nam)
– Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (phía Nam)
– Học Viện Hàng Không Việt Nam
– ĐH Tài Nguyên môi trường TPHCM
– Đại Học Tài Chính Marketing
– Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
– Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy (phía Nam)
– Đại Học Công Nghệ Sài Gòn
– Đại Học Lao Động – Xã Hội (Cơ sở phía Nam)
– Đại Học Công Nghiệp TPHCM
Việc làm Quản trị kinh doanh
2. TOP 3 ngành khối D sau khi tốt nghiệp dễ xin việc làm
Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin có lẽ cũng không cần nói nhiều thì các bạn cũng phần nào thấy được rằng, đây chính ngành đang sở hữu nhiều tiềm năng trong tương lai. Ngành công nghệ thông tin phù hợp với xu hướng của xã hội hiện đại, do vậy mà ngành này cũng luôn lọt vào TOP ngành nghề có nhiều lượng thí sinh dự tuyển. Và cũng là những ngành nghề có nhiều cơ hội viec lam quang ngai. Thực tế thì công nghệ thông tin được sử dụng phổ biến tại nhiều lĩnh vực, tuy nhiên được sử dụng phổ biến nhất có lẽ là lĩnh vực kinh tế.
Khối D làm nghề gì? Có lẽ cũng là câu hỏi của nhiều bạn thí sinh khi theo học ngành Ngành Công nghệ thông tin, nhưng các bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng khi các bạn lựa chọn ngành này thì sau khi tốt nghiệp các bạn có thể lựa chọn nhiều ngành nghề. Các bạn đón đọc đoạn tiếp theo sẽ thấy được vị trí vô cùng tiềm năng của ngành công nghệ thông tin.
Một số chuyên ngành mà các bạn có thể tham khảo như: Tài chính – ngân hàng, Kinh tế, Thương mại, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực/du lịch, Kinh doanh quốc tế, Bảo hiểm,…
3. Sau khi tốt nghiệp ngành khối D làm nghề gì?
Kế toán là ngành nghề đã xuất hiện từ rất lâu trước, là bộ phận mà không có một bộ máy hoạt động nào có thể phủ nhận được vai trò của nó. Mặc dù công việc chính của một kế toán viên là thu nhập, phân tích, đối chiếu, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản cùng với sự vận động của nó. Nhưng góp phần không nhỏ đối với việc theo dõi, quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Do vậy mà nghề kế toán cũng ngày càng được mở rộng nhiều lĩnh vực và tạo ra muôn vàn cơ hội cho các thí sinh sau khi tốt nghiệp ngành kế toán khối D. Dựa theo số liệu được thống kế từ nay đến năm 2020, tỷ lệ việc làm của lĩnh vực kế toán sẽ có tốc độ tăng trưởng khoảng 22% sau mỗi năm trôi qua. Tức là nhu cầu tuyển dụng nghề này luôn có xu hướng tăng và hiện chưa có dấu hiệu dừng lại. Nếu các bạn đang mong muốn được làm việc ngành nghề này thì có thể yên tâm rằng có rất nhiều cơ hội dành cho các bạn trong tương lai.
Sau khi tốt nghiệp các bạn có thể làm việc tại các công ty, khối doanh nghiệp trong và ngoài nước với lộ trình thăng tiến là: Kế toán viên, Kế toán tổng hợp và Kế toán trưởng.
Theo một thống kê được khảo sát của các trung tâm giới thiệu việc làm thì có đến 49% bản tin tuyển dụng ở nước ta được đăng ký là các vị trí thuộc lĩnh vực marketing. Với những mức thu nhập tương đối cao, đây cũng là dấu hiệu đáng mừng dành cho nguồn nhân lực, đặc biệt là các bạn thí sinh đang chưa biết khối D làm nghề gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing của khối D có cơ hội được tiếp nhận một số vị trí như: Chăm sóc khách hàng, Chuyên viên nghiên cứu thị trường, Quan hệ công chúng; tổ chức sự kiện, chuyên viên marketing…
Nhờ vào điều kiện thuận lợi về khí hậu và vị trí địa lý mà nước Việt Nam ta cũng trở thành một trong những quốc gia có lượng khách ngoại quốc du lịch mỗi năm số lượng lớn. Và nghề hướng dẫn viên du lịch cũng trở thành ngành nghề HOT, có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Đặc biệt là đối với một số thành phố nổi tiếng về du lịch đối với khách quốc tế.
Chính vì vậy mà những bạn theo đuổi ngành khối D thì cơ hội được tiếp cận với việc làm tại Cao Bằng ngành hướng dẫn viên du lịch cũng ngày càng nhiều. Với những khả năng ngoại ngữ có sẵn cùng với các chương trình đào tạo song song thực hành của các trường đại học hiện nay thì các bạn cũng sẽ trang bị cho bản thân được nhiều kiến thức chuyên môn và cũng có nhiều điều kiện để có thể nâng cao được nghiệp vụ ngoại ngữ của mình.
Đối với tốc độ phát triển như hiện nay thì chỉ trong vài năm nữa đây cũng sẽ là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng chóng mặt. Nếu các bạn đang đam mê và muốn được vượt qua nhiều thử thách của vị trí này thì hãy rèn luyện và trau dồi khả năng giao tiếp ngoại ngữ ngay từ bây giờ.
Đây là nghề “hot” ở giới trẻ, nhất là những bạn nữ có ngoại hình đẹp cùng với khả năng ngoại ngữ và giao tiếp tốt. Hiện nay, nước ta cũng có nhiều hãng máy bay nổi tiếng và có nhu cầu tuyển dụng ngành hàng không số lượng lớn sau mỗi năm. Với mức thu nhập, trợ cấp và chế độ khá hấp dẫn, nên các bạn năng động và muốn được làm việc trong môi trưởng năng động thì cũng có thể cân nhắc lựa chọn.
Nhiệm vụ chính của các nữ tiếp viên không chỉ hướng dẫn hay phục vụ cho hành khách trên chuyến bay mà còn phải theo dõi công tác an toàn cho hành khách trong suốt quá trình diễn ra trên chuyến bay. Cùng với đó là cung cấp các dịch vụ ăn uống, báo chí cho hành khách, hoặc hỗ trợ hành khách khi được yêu cầu trong diện phạm vi cho phép.
Chính vì vậy mà các bạn có thể yên tâm rằng khối D cũng sở hữu khá nhiều ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Mong rằng những thông tin chia sẻ về “Khối D làm nghề gì?” đã giúp các bạn tìm ra được lời giải đáp cho chính mình!
Cơ Hội Việc Làm Khi Bạn Học Tiếng Đức
Hiện nay hầu như các doanh nghiệp khi tuyển nhân sự điều đầu tiên họ quan tâm đến người ứng tuyển là khả năng ngoại ngữ của họ ra sao. Còn các doanh nghiệp lớn thì một trăm phần trăm là họ bắt buộc nhân viên của họ phải có ngoại ngữ thậm chí là nhiều ngoại ngữ. Vì thế học nhiều ngông ngữ sẽ là rất tốt cho bạn, nó mở ra nhiều cơ hội công việc tốt cho bạn. Vậy học tiếng đức cơ hội việc làm như thế nào hãy cũng cúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tiếng Đức hiện là ngôn ngữ phổ biến nhất ở Châu Âu. Tiếng Đức đang được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức tại Đức, Áo, Thụy Sỹ, Luxxembourg và Liechtenstein và nó cũng là ngôn ngữ bản địa của người dân miền Bắc Italy, miền Đông nước Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, phía đông nước Pháp, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Nga, Romania và nhiều khu vực khác tại Châu Âu. Trong số 6000 ngôn ngữ trên toàn thế giới, tiếng Đức là thứ tiếng phổ biến đứng thứ 3 sau tiếng Anh và tiếng Trung.
Đức là quốc gia có nền kinh tế mạnh đứng thứ 3 trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Đức đứng đầu trong khối Châu Âu. Những công ty đa quốc gia lớn của Đức như BMV, Daimler, Siemens, Lufthansa, SAP, Bosch, BASF và nhiều công ty khác nữa cần đối tác quốc tế. Như vậy, những ai biết hoặc đang học tiếng Đức có rất nhiều cơ hội việc làmcho họ và thăng tiến trong công việc ở mọi vị trí là rất cao.
Đức là nước được đánh giá là có khoản chi lớn nhất cho việc đi du lịch trên thế giới, thu nhập đáng kể và nhiều người dân nước họ coi du lịch là 1 nét văn hóa trong đời sống. Ngày nay, người dân Châu Âu nói chung và nước Đức nói riêng đã và đang coi Châu Á, trong số đó có Việt Nam cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn.
Lượng khách du lịch ngày một tăng mà lượng hướng dẫn viên tiếng Đức lại đang thiếu. Vì vậy, đây là cơ hội việc làm cho nhiều người biết tiếng Đức và có niềm đam mê du lịch. Hay học tiếng đức để du lịch đức cũng là mục đích của nhiều người khi học muốn tìm hiểu đất nước đức.
Bạn đang xem bài viết It Helpdesk Là Gì? Cơ Hội Việc Làm It Helpdesk Tại Việt Nam trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!