Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Sưu Tập Tem Chuyên Đề mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
HƯỚNG DẪN SƯU TẦM TEM
Hướng dẫn sưu tập tem chuyên đề
Mặc dù sưu tập tem chuyên đề là sưu tập cơ bản nhất của tem chơi, song nó cũng được phân chia làm hai cách:
– Cách thứ hai: khó hơn nhưng cũng thú vị hơn đó là thể hiện câu chuyện qua con tem: có thể về cuộc sống, sự nghiệp của vĩ nhân; giai đoạn lịch sử của quốc gia; sự hình thành và phát triển của đường sắt; quá trình tiến hoá của một loài; …
* Một số việc cần làm khi sưu tập tem chuyên đề:
1. Lựa chọn đề tài:
Đây là vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt tay vào sưu tập tem, nó quyết định đề tài, hình thức, nội dung tem cũng như các vật Bưu chính cần tìm kiếm, sưu tập; Là ý tưởng chủ đạo và xuyên suốt trong quá trình triển khai đề tài; Là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của bộ sưu tập.
Sở thích cũng là yếu tố quan trọng khi lựa chọn đề tài. Niềm say mê, hứng thú giúp bạn thêm quyết tâm theo đuổi vượt qua những khó khăn thử thách, để thực hiện việc sưu tập tem của mình.
Điều nên tránh là bắt chước đề tài của người khác, nghe theo bạn bè mà chọn đề tài hoặc vì hứng khởi bất thường hoặc các đề tài lạ (ít khả năng có tem cũng như ít có khả năng chuyên đề đó được phát hành tiếp). Vì nếu thiếu sự khích lệ về những bộ tem mới phát hành hoặc sẽ phát hành thì bộ sưu tập sẽ mau chóng bị đình trệ. Khi cảm thấy cạn kiệt về mọi khả năng tiếp tục đề tài, bạn sẽ thấy chán chường và mỗi lần hứng thú qua đi thì ý đồ sưu tập lại giảm sút, dẫn đến bỏ cuộc.
Khi Công nương Diana bị tử nạn, thế giới tem tràn ngập các bộ tem kỷ niệm sự kiện này, do hầu hết các nước đều phát hành. Nhiều nước đã kiếm lời to do bán được tem này cho người chơi tem. Khi sự kiện đi vào dĩ vãng không ai phát hành tem Diana nữa nên không có gì để tiếp tục nuôi dưỡng và khó phát triển đề tài này.
2. Định hướng tìm kiếm
Sau khi xác định được đề tài cần sưu tập, bước tiếp theo là tìm kiếm những con tem phù hợp.
Điều cơ bản quyết định sự thành công của việc lập danh sách tem cần có là sự hiểu biết thấu đáo về đề tài.
3. Giới hạn sưu tập
Độ lớn của bộ sưu tập tem chuyên đề cũng là một điểm cần lưu ý. Nhưng trong sưu tập tem chuyên đề, số lượng các mẫu tem và vật dụng Bưu chính chỉ cần đủ để cho phép trình bày chi tiết, rõ ràng và đầy đủ đề tài đã chọn. Do số lượng tem chuyên đề quá nhiều, đề tài phong phú nên ở sưu tập tem chuyên đề người sưu tập phải lựa chọn tem và các tư liệu một cách hợp lý, tránh lạm dụng.
Điều quan trọng là khái niệm đầy đủ trong sưu tập tem chuyên đề không đồng nghĩa với mức độ nhiều ít của tem và các vật dụng Bưu chính mà là sự cân đối hài hoà giữa các phần. Mặt khác, ngày nay một số cơ quan Bưu chính trên thế giới đã lạm dụng phát hành tem chuyên đề, do vậy, hãy giới hạn chuyên đề của mình càng chặt chẽ càng tốt. Muốn vậy, bạn phải có sự tuyển chọn, tránh đề cập quá sâu ở phần này và quá hời hợt ở phần khác.
Tóm lại, phải kết hợp chặt chẽ với việc triển khai đề tài với việc đảm bảo sự hài hoà trong xử lý các vật phẩm.
4. Sắp xếp các mẫu tem
Sau khi đã có kế hoạch tổng thể dàn dựng bộ sưu tập hạn hãy bắt tay ngay vào việc sắp xếp các trang tem theo trình tự mẫu vật kiếm được (mà chưa cần quan tâm đến mẫu vật đó ở vị trí nào trong bộ sưu tập). Giống như trong điện ảnh nhiều cảnh lớn riêng biệt được quay ngoài kế hoạch, sau đó được sắp xếp lại theo đúng trình tự kịch bản thì trong việc xây dựng bộ sưu tập tem cũng tương tự. Điều này giúp bạn luôn có được sự hưng phấn hăng say trong khi phải chạy đi chạy lại nơi này, nơi khác kiếm được mẫu vật mà mình thích, phải sắp xếp ngay.
5. Bố cục, sắp xếp bộ sưu tập
Việc sắp xếp mẫu vật trong sưu tập tem chuyên đề cũng không theo quy tắc nhất định nào mà phù thuộc vào từng đề tài cụ thể. Ví dụ như: sưu tập máy bay có thể theo trình tự phát triển từ tầu lượn tới máy bay siêu âm hiện đại. Trong khi đó đề tài động thực vật có thể sắp xếp theo chủng loại hoặc quá trình tiến hoá,… tất cả phụ thuộc vào nguồn tư liệu, ý đồ, tính cách và kiến thức của tác giả.
Nhìn chung, bố cục các bộ sưu tập đều có ba phần là mở đầu, triên khai và kết luận.
Phần triển khai là nội dung chính của bộ sưu tập. Tại đây giới thiệu các mẫu vật trưng bày và nội dung lý luận của người sưu tập tem. Do vậy cần lưu ý:
– Trong sưu tập tem chuyên đề có thể chỉ sử dụng một hoặc vài mẫu lẻ trong bộ tem nhiều mẫu, đặc biệt trong bộ tem có các mẫu thiết kế giống nhau nhưng màu sắc, mệnh giá từng mẫu tem khác nhau.
6. Tem chưa đóng (Tem sống) hay tem đã đóng dấu (tem chết)
Các loại vật dụng bưu chính, phong bì,…có thể được khai thác sử dụng trong bộ sưu tập chuyên đề với mục đích làm tăng sự sinh động.
7. Cách trình bày trang tem
Công đoạn này nhằm đưa các mẫu vật đã sưu tập được lên các trang tem. Bạn có thể hiểu nôm na rằng: Nếu coi bộ sưu tập tem như một công trình kiến trúc thì việc trình bày các trang tem có thể coi là công đoạn xây dựng mà ở đó tem và các vật phẩm bưu chính là vật liệu xây dựng.
Theo quy định triển lãm tem thì tất cả mọi vật phẩm sưu tập phải cài lên trang tem tiêu chuẩn cỡ 23×29 (cm).
Người sưu tập cũng có thể tự làm lấy trang tem bằng giấy dày, trắng hoặc hơi vàng (màu kem, màu trắng ngà), giấy vẽ cờ ro ki hoặc giấy vẽ kỹ thuật cắt theo kích thước quy định, sau đó kẻ một đường viền khung bằng mực đen hoặc nâu (hoặc giống như màu của dòng chữ chú thích trên trang trưng bày), có độ dày đều (chừng 0.5 mm) để lề của 4 phía bằng nhau (cách đều 1.5 cm). Không nên dùng giấy tối màu hoặc màu sặc sỡ vì sẽ làm mỏi mắt và làm phân tán nội dung chính cũng như không nên dùng các yếu tố trang trí khác làm cho đường viền không thêm rườm rà. Vì đề tài trưng bày biểu hiện bằng các tư liệu tem chứ không phải bằng cách thức trình bày.
Cần chuẩn bị bao nhiêu trang tem cho một lần trưng bày thì phải có dự kiến sơ bộ. Song cũng nên nhớ rằnd trong quá trình làm thường có sai, có hỏng phải làm lại một số trang, cho nên khi chuẩn bị số trang để xây dựng bộ sưu tập triển lãm cần phải có ít nhất là gấp đôi số lượng cần dùng cùng chất lượng giấy, màu mực và khung in sẵn.
Ngoài ra, còn cần phải dự trữ số trang cùng chủng loại trong những trường hợp sau: triển lãm dự định chuẩn bị cho 5 khung, mỗi khung 12 trang, nhưng rồi lại được đề nghị dự triển lãm khác mà số khung tối thiểu cho mỗi người trưng bày vẫn là 5, nhưng mỗi khung lại là 16 trang.
Loại khung 16 trang tem là tiêu chuẩn của triển lãm tem quốc tế. Cho nên, đối với những người sưu tập tem có ý định tham dự vào các cuộc triển lãm, trưng bày cấp cao, thì nên chuẩn bị bộ trưng bày gồm 80 trang. Khi cần thiết coa thể thay đổi để chuyển bộ sưu tập thành 60, 64 hoặc 72 trang.
Một cách làm cho bộ sưu tập khỏi đơn điệu là thay đổi cách trình bày của từng trang tem (mà vẫn giữ nguyên bố cục tổng thể của bộ sưu tập).
Trước khi thể hiện chính thức bộ sưu tập bạn hãy thử nghiệm vài cách trình bày khác nhau, như nội dung chú giải, kiểu chữ, khích thước chữ, bố cục chuẩn loại, mẫu vật…
Một bộ sưu tập ngoài tem phải có từ 30 -50 % là bì thư thực gửi, blốc, FDC, bưu thiếp, Card maxcimum (để làm cho bộ sưu tập thêm sinh động và tăng thêm tính chất bưu chính, do vậy nếu thiếu các mẫu vật đó thì bộ sưu tập không thể đạt điểm cao). Hiện nay, người ta rất chú ý đến phong bì thực gửi vì nó chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử Bưu chính và đồng thời cũng là xu thế sưu tập, triển lãm của thế giới.
Khi sắp xếp dàn trang, bạn phải để ra một khoảng trống nhất định từ các mẫu vật tới đường viền khung (25-30 mm về phía trên và 15-20mm về ba phía còn lại).
Sự cân đối hài hòa là yếu tố quan trọng, bạn hãy xếp những mẫu vật có “trọng lượng” ở phía dưới trang tem. Ví dụ như phong bì, bưu thiếp và tem trên cùng một trang thì phong bì, bưu thiếp nên xếp dưới tem.
Mỗi một trang tem không nên trưng bày quá nhiều tem để tránh cảm giác chật chội, cũng không nên quá ít tem, mẫu vật gây cảm giác nghèo nàn, sơ sài về nội dung. Muốn tránh chật chội, nguyên tắc là vật phẩm cùng một loại (tem, vật dụng bưu chính hoặc dấu,…) chỉ trưng bày một thứ là đủ, trừ trường hợp đặc biệt như:
– Để tạo nên bố cục đối xứng.
– Để cân đối chữ nghĩa trong phần thuyết minh.
– Có ý nghĩa chuyên đề đặc biệt.
Do vậy, để minh họa cho các luận điểm khác nhau của chuyên đề nên dùng các hình thức khác nhau của mẫu tem (như tem khối, tem dị bản, phong bì thực gửi, bưu thiếp, Card Maximum …) để tránh trùng lặp.
Mặt khác, trong trường hợp trên cùng một trang phải giới thiệu nhiều mẫu vật có kích thước lớn (phong bì, bưu giản, tem khối, bưu thiếp, …) cùng với tem, để tiết kiệm diện tích cũng như để đạt hiệu quả thẩm mỹ, bạn có thể trổ thủng trang giấy để che bớt diện tích không cần trưng bày của mẫu vật ra phía sau (kỹ thuật này còn có tên là “tạo cửa sổ”).
Lưu ý: Việc thuyết minh sâu, có tính chất nghiên cứu đối với một vật phẩm trưng bày chỉ cần thiết khi nó mang tính đặc trưng, độc đáo của bưu phẩm chưa được mọi người biết đến (căn cứ trình độ trung bình về kiến thức sưu tập tem của mọi người) hoặc buộc phải thể hiện kiến thức nghiên cứu chuyên sâu.
Để đảm bảo tính hài hòa, cân đối chung, mục đích việc nghiên cứu này không phải là dàn trải, mà phải tập trung thể hiện được đặc điểm quan trọng nhất của bộ sưu tập.
Sau khi có thuyết minh, hãy sắp xếp các vị trí có thể trên trang tem theo các phương án khác nhau. Ở phần này bạn cần lưu ý khái niệm “khoảng trắng”, đó là khoảng trống thừa ra sau khi bạn đã cố định tem và phần chữ.
Sự cân đối hài hòa giữa ba yếu tố hình ảnh, chữ viết, khoảng trắng sẽ đem lại sự hấp dẫn, đẹp mắt của trang tem.
8. Thể hiện nội dung chú giải, thuyết minh
Phần nọi dung chữ viết được thể hiện bằng máy chữ, vi tính hoặc viết tay không phải là vấn đề quan trọng miễn là phải cẩn thận đẹp mắt.
Chữ viết tay thường thể hiện được bản sắc của người sưu tập và cũng không khó như ta thường nghĩ vì chữ viết sạch chủ yếu là do tính cẩn thận, chỉ có 1% là tài năng. Nhưng bạn đừng thử nếu như bạn thiếu kiên nhẫn, nếu không sẽ phí thời gian.
Nếu định viết bằng tay, bạn hãy dùng bút chì mờ để viết thử trước (còn gọi là căn dáp) điều chỉnh co giãn các chữ đảm bảo thẳng hàng đều đặn, tránh phải thay đổi khoảng cách và co chữ (thường vào dãy cuối hoặc cuối dòng). Lưu ý khả năng tìm từ đồng nghĩa với chữ cần viết (ngắn hơn hoặc dài hơn), thậm chí có thể lựa chọn thay đổi cả câu để có được bố cục hợp lý trang tem trưng bày.
Sau khi đã viết phác bằng bút chì bạn viết lại bằng bút mực màu đen (loại không bị nhòe trong nước). Bút bi và bút ta dùng không tốt vì dễ dây bẩn, mực có thể ngấm nhiều xuống giấy, lâu ngỳ làm hỏng trang tem. Trong mọi trường hợp bạn nên thử bút, mực có hợp không và nhớ rằng khả năng tẩy xóa phải thực hiện được.
* Tóm lại
Khi đã chọn chuyên đề để sưu tập thì việc phải làm là sắp xếp một cách khoa học, theo ngành nghề, theo chuyên môn, đòi hỏi một kiến thức tổng hợp. Nếu chỉ tăng số mẫu, số bộ mà bỏ quia kiến thức về chuyên đề thì sẽ không đạt kết quả cao. Có thể nói, sưu tập tem nói chung và sưu tập tem chuyên đề nói riêng là một sự học hỏi không ngừng.
* Cơ cấu chấm điểm bộ sưu tập chuyên đề dự thi tại các triển lãm do FIP quy định:
– Sắp xếp: 35
– Hiểu biết, tìm tòi + Nghiên cứu cá nhân 30 (15+15)
– Trạng thái + Mức độ quý hiếm 30 (10+20)
– Trình bày 5
Tổng cộng 100
* Cơ cấu gải thưởng và cách tính điểm cho bộ sưu tập chuyên đề dự thi tại các triển lãm do FIP quy định:
– Giải vàng lớn 95 điểm
– Giải vàng 90 điểm
– Giải bạc mạ vàng lớn 85 điểm
– Giải bạc mạ vàng 80 điểm
– Giải bạc lớn 75 điểm
– Giải bạc 70 điểm
– Giải đồng mạ bạc 65 điểm
– Giải đồng 60 điểm
* Ví dụ minh họa đề cương bộ sưu tập tem chuyên đề:
(A) Bộ sưu tập tem: “Quái vật của màn đêm”
1. Lịch sử phát triển tự nhiên của loài dơi
1.1. Sự tiến hóa: từ các hóa thạch được phát hiện cho tới các loài dơi hiện nay.
1.2. Các đặc điểm
– Môi sinh: Hang động, cây cối, vách đá, tại các kết cấu nhà cửa, vòm cầu, tháp chuông.
– Trọng lượng từ 14,18g đến 1,70kg
– Đấu tranh và di cư.
– Dơi chuyển và săn bắn.
– Cánh dơi: độ linh hoạt và tác dụng, sải cánh.
– Bảo vệ, chăm sóc dơi.
– Cấu trúc: mắt, mũi, tai, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp.
2. Các chủng loại dơi
2.1. Phân loại
2.2. Tiêu bản và đặc điểm riêng của họ Dơi (21 loại).
3. Dơi trong bóng tối của màn đêm
3.1. Truyền thuyết và thần thoại:
– Biểu tượng của sự may mắn.
– Dơi trong đời sống tâm linh của người Trung Quốc, thổ dân da đỏ, người Maya, Mapilo.
– Dơi trong lễ hội hóa trang và Halloween.
3.2. Văn học nghệ thuật
– Dơi trong các tác phẩm văn học của Shakespeare, Jule Verne.
– Dơi trong các tác phẩm opera và trong hội họa.
4. Dơi trên các biểu tượng
4.1. Biểu tượng và các mác thương mại
4.3. Ngành hang động học, hội nghị, hội thảo, các tổ chức có chương trình nghị sự đề cập đến dơi.
4.4. Dơi trên các binh khí:
– Hình ảnh dơi trên áo giáp, vũ khí.
5. Dơi và con người
5.1. Những nhà khoa học nghiên cứu về con dơi, các giá trị về mặt khoa học.
5.2. việc áp dụng đặc điểm của dơi trong các công trình phát minh, nghiên cứu: rađa, máy bay, đèn, …
5.3. Phát minh và ứng dụng của thuốc súng.
6. Bảo vệ loài dơi
6.1. Hiểm họa từ các loài thú ăn thịt và con người.
6.2. Các hoạt động bảo vệ loài dơi đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
(B) Sưu tập chuyên đề : “Hoa hồng”
1. Lịch sử và tiến hóa
– Truyền thuyết và thần thoại
– Thời La mã cổ
– Thời phục hưng tới nay
2. Cấu tạo và trồng trọt
– Cấu tạo: hoa, nhụy, cánh, lá
– Các loại hoa hồng
– Cách thức trồng trọt và chăm sóc hoa hồng
– Các thiên địch của hoa hồng
– Những người bạn của hoa hồng: các tổ chức nghiên cứu, hội chơi hoa hồng.
– Lễ hội hoa hồng.
– Hội nghị về hoa hồng
– Xuất nhập khẩu hoa hồng, các cuộc thi hoa hồng, trưng bày, triển lãm hoa hồng.
3. Hoa hồng trong đời sống con người
– Thực phẩm
– Dược phẩm
– Mỹ phẩm
– Hoa hồng – một loài hoa đẹp
+ Du lịch
+ Thương mại
+ Biệt danh các địa phương
4. Các giá trị tinh thần của hoa hồng
4.1. Tôn giáo: Thiên chúa giáo, Tin lành, …
4.2. Biểu tượng của cuộc sống và nhân đạo
4.3. Biểu tượng của sự hy sinh và lòng dũng cảm
4.4. Biểu tượng của tình yêu,. tình bạn, sự trong sạch
4.5. Biểu tượng của sắc đẹp, sự ngây thơ
4.6. Biểu tượng của tình đoàn kết, thân ái
4.7. Hoa hồng là nghệ thuật và văn hóa dân gian.
CÁC BÀI HƯỚNG DẪN KHÁC
Đáp Án Cuộc Thi Sưu Tập Và Tìm Hiểu Tem Bưu Chính Năm 2022
Chủ đề “Cháu ngoan Bác Hồ mừng Đảng quang vinh”
Đáp án cuộc thi Sưu tầm và tìm hiểu tem bưu chính 2020
– Họ và tên:
– Ngày tháng năm sinh:
– Học sinh lớp:
– Trường:
– Địa chỉ:
– Số điện thoại:
Đáp án Sưu tập và tìm hiểu Tem bưu chính 2020
Câu 1: Sắp xếp bộ tem sau theo trình tự thời gian diễn ra các sự kiện lịch sử được thể hiện trên đó.
Trả lời:
Tem số 1: Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-1984) được phát hành ngày 07-05-1984
Tem số 2: Bộ tem 514: Kỷ niệm những ngày lịch sử (4 mẫu – phát hành năm 1987). được phát hành ngày 10-04-1987
Bộ tem gồm 4 mẫu, do họa sĩ Ngô Mạnh Lân thiết kế đã đoạt giải tại cuộc thi vẽ mẫu tem do Bưu điện Việt Nam tổ chức. Bộ tem đưa ta đến những mốc son lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc Việt Nam: Ngày 19/8/1945 – Cách mạng tháng Tám thành công, chiếm Phủ Khâm sai; Ngày 2/9/1945, ngày Quốc khánh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử; Ngày 7/5/1954, chiến thắng Điện Biên Phủ, cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm De Castries; Ngày 30/4/1975, giải phóng Sài Gòn, xe tăng bộ đội tiến vào dinh Độc Lập kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ở mỗi mốc son lịch sử đều có hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người lãnh đạo của Cách mạng Việt Nam.
Tem số 3: Kỷ niệm 35 năm cao trào Xô-Viết Nghệ Tĩnh được phát hành ngày 12-09-1965
Tem số 4: Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930 – 03-02-1980) được phát hành ngày 03-02-1980.
Sắp xếp lại theo thứ tự: 3 – 4 – 1 – 2
Câu 2: Em hãy cho biết tới nay, Bưu điện Việt Nam đã có bao nhiêu lần phát hành tem để kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ, đó là những bộ tem nào?
Các bộ tem mà Bưu điện Việt Nam đã phát hành nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ từ trước đến nay là:
1) Bộ tem “Kỷ niệm lần thứ 59 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (MS 02 – Phát hành năm 1949)
2) Bộ tem “Kỷ niệm lần thứ 61 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (MS 03 – Phát hành năm1951)
3) Bộ tem “Kỷ niệm 67 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (MS 022 – Phát hành ngày 19/5/1957)
4) Bộ tem “Kỷ niệm 70 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (MS 070 – Phát hành ngày 19/5/1960)
5) Bộ tem “Kỷ niệm 75 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (MS 162 – Phát hành ngày 19/5/1965)
6) Bộ tem “Kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (MS 239 – Phát hành ngày 19/5/1970)
7) Bộ tem “Kỷ niệm 81 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (MS 252 – Phát hành ngày 19/5/1971)
8) Bộ tem “Kỷ niệm 82 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (MS 267 – Phát hành ngày 19/5/1972)
9) Bộ tem “Kỷ niệm 85 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (MS 298 – Phát hành ngày 19/5/1975)
10) Bộ tem “Kỷ niệm 88 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (MS 335 – Phát hành ngày 19/5/1978)
11) Bộ tem “Kỷ niệm 90 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (MS 363 – Phát hành ngày 19/5/1980)
12) Bộ tem “Kỷ niệm 95 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (MS 469 – Phát hành ngày 06/7/1985)
13) Bộ tem “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (MS 591 – Phát hành ngày 11/5/1990)
14) Bộ tem “Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (MS 828 – Phát hành ngày 19/5/2000)
15) Bộ tem “Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (MS 991 – Phát hành ngày 19/5/2010)
Như vậy là có tổng cộng 15 bộ tem được phát hành nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Bác.
Câu 3: Em hãy cho biết tới nay, Bưu điện Việt Nam đã có bao nhiêu lần phát hành tem để kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, đó là những bộ tem nào?
Các bộ tem Bưu điện Việt Nam phát hành kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam từ trước đến nay bao gồm:
1. Bộ tem: Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng Lao động Việt Nam
2. Bộ tem: Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đảng Lao động Việt Nam (03/02/1930-1965)
3. Bộ tem: Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đảng Lao động Việt Nam (03/02/1930-1970)
4. Bộ tem: Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Đảng Lao động Việt Nam (03/02/1930-1975)
5. Bộ tem: Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-1980)
6. Bộ tem: Kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
7. Bộ tem: Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-1990)
8. Bộ tem: Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2000)
9. Bộ tem: Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-2005)
10. Bộ tem: Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2010)
11. Bộ tem: Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2020)
Như vậy có tổng cộng 11 bộ tem đã được phát hành nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Lao động Việt Nam.
Nhân vật ở trên tem là đồng chí Trần Phú – Tổng bí thư đầu tiên của Đảng
Đây là mẫu tem 3017 trong bộ tem 822 “Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam” phát hành ngày 02-02-2000. Nhân vật được thể hiện trên mẫu tem là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trần Phú.
Đôi nét về tổng bí thư Trần Phú
Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh ngày 01-5-1904, quê làng Tùng Ảnh (nay là xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông học Trường Quốc học Huế rồi đỗ đầu kỳ thi Thành chung năm 1922, sau đó dạy học ở Trường Tiểu học Cao Xuân Dục (Vinh). Sớm giác ngộ cách mạng, ông tham gia Hội Phục Việt tại Vinh năm 1925, sau Hội đổi thành Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1926, ông sang Quảng Châu (Trung Quốc) bàn việc hợp nhất với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, sau đó được cử sang học trường Đại học Phương Đông ở Moscow (1927), làm Bí thư nhóm học viên cộng sản Việt Nam học ở đây, tham dự Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (1928). Ngày 11-10-1929, Tòa án Nam Triều – Nghệ An xử án vắng mặt một số chiến sĩ cộng sản, trong đó có Trần Phú.
Tháng 4-1930, ông về nước và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam và được giao dự thảo bản “Luận cương chính trị”. Tháng 10-1930, ông chủ trì Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng ở Hương Cảng (Trung Quốc). Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua bản “Luận cương chính trị” và bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng Bí thư. Tháng 3-1931, ông chủ trì Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Sài Gòn bàn việc chấn chỉnh Đảng sau đợt khủng bố của thực dân Pháp.
Ngày 18-4-1931, ông bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn. Bị tra tấn dã man, song ông không chịu khuất phục và mất tại Nhà thương Chợ Quán vào ngày 06-9-1931 với lời nhắn nhủ các đồng chí của mình “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”. Sự hy sinh của Trần Phú đã để lại cho những lớp Đảng viên sau này một tấm gương sáng chói về khí tiết của người Cộng sản.
Trần Phú là người chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam. Để ghi nhận công lao của Trần Phú, Bưu điện Việt Nam đã phát hành 5 mẫu tem về ông:
Đáp án: Đây là bộ tem Kỷ niệm 60 năm thành lập Đảng (1930 – 1990) được phát hành ngày 03-02-1990 nhân Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 6: Em hãy kể một câu chuyện của em hoặc bạn bè về việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. Bài viết không quá 1000 từ.Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.
Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chần thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:
– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?
Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:
– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.
Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt
Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:
Bà cụ mừng rỡ:
– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.
Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi.
Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:
– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.
Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:
– Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn.
Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:
– Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.
Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.
Đáp án Sưu tập và tìm hiểu Tem bưu chính 2019
Nghe đọc Hướng dẫn làm bài Sưu tập và tìm hiểu Tem bưu chính 2019
Câu 1: Em hãy cho biết, năm 2019 cả nước kỷ niệm bao nhiêu năm bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong lễ tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc lời điếu và công bố Di chúc của Người. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969.
Như vậy năm 2019 cả nước ta sẽ kỷ niệm 50 năm bản di chúc của Bác Hồ.
Câu 2: Em hãy sưu tập 01 bộ tem hoặc mẫu tem về Bác Hồ đã được phát hành gần nhất với thời điểm bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố.
Ngày 19-05-1965, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 75 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 2 mẫu do họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thiết kế.
Câu 3: Hãy chọn một bộ tem hoặc mẫu tem về Bác Hồ mà em yêu thích nhất để giới thiệu với bạn bè.
Ngày 19-05-1985, Bưu chính Việt Nam tiếp tục phát hành tem mừng sinh nhật Bác bằng bộ tem “Kỷ niệm 95 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 4 mẫu và 1 bloc được in ở Cuba do họa sĩ Nguyễn Hiệp thiết kế thể hiện các hình ảnh: “Hồ Chủ Tịch quan sát trận địa (Đông Khê 1950)”, “Bác Hồ đọc sách”, “Chân dung Hồ Chủ Tịch” và “Bác Hồ làm việc ở vườn Phủ Chủ tịch”. Bloc tem của bộ tem mang hình chân dung Bác và 1 đóa sen hồng tượng trưng cho những phẩm giá cao đẹp của Người và gợi nhớ về làng Sen quê Bác.
Câu 4: Em hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc hoặc một tấm gương tiêu biểu mà em biết trong việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên nhi đồng.
Bài viết mang tính chất tham khảo
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Trong đó, nhiều tấm gương thiếu nhi nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu làm theo lời Bác dạy, đạt được nhiều thành tích cao trong học tập, nổi bật là em Lò Yến Nhi – học sinh lớp 5A2 (Trường Tiểu học số 1, thành phố Lai Châu).
Hoàn cảnh gia đình em Nhi rất khó khăn, từ nhỏ em đã phải sống xa bố, một mình mẹ tần tảo nuôi 2 chị em Nhi khôn lớn. Ý thức được hoàn cảnh của mình Nhi không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Nhi tâm sự: “Là đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, em nhận thức sâu sắc việc học tập và làm theo lời bác bằng những việc làm, hành động cụ thể. Vì vậy ở lớp em luôn chú ý nghe giảng, tìm hiểu kiến thức được học. Chỗ nào chưa hiểu em hỏi thầy, cô và bạn bè”.
Không chỉ học tốt những bài trên lớp, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ, Nhi còn tự đọc sách trau dồi thêm kiến thức. Nhi cho biết: Nhờ đọc sách, em tìm thấy những điều bổ ích và lý thú để bổ sung, mở mang kiến thức cho mình. Bằng sự nỗ lực học tập, làm theo lời Bác, trong suốt 5 năm học em luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Đặc biệt năm học 2015 – 2016, em đạt giải khuyến khích tại kỳ thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp thành phố.
Là thành viên của đội văn nghệ Măng non, Nhi luôn tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ do trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức. Thường xuyên giúp đỡ các em sao nhi đồng, có ý thức học tập – vui chơi, hiểu biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đồng thời, luôn có ý thức giữ gìn di sản, di tích lịch sử ở địa phương, tự hào về dân tộc, về cha ông. Tham gia tích cực các phong trào như: chữ thập đỏ; khuyến học; an toàn giao thông; thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… Ở nơi cư trú (tổ 2, phường Quyết Tiến, thành phố Lai Châu), em thường xuyên tham gia các hoạt động do tổ dân phố tổ chức như: dọn vệ sinh môi trường, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, nhiệt tình trong các chương trình văn nghệ tại đêm trung thu, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng với các anh chị đoàn viên tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn.
Với những thành tích đạt được, Nhi xứng đáng là tấm gương điển hình làm theo lời Bác, là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Được biết, vào cuối tháng 8 này, Nhi vinh dự đại diện cho thế hệ thiếu niên, nhi đồng trong toàn tỉnh tham gia chương trình gặp mặt, giao lưu các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do tỉnh tổ chức.
Tấm gương tiêu biểu trong việc học và làm theo lời Bác
Bùi Thị Thúy Chiều tâm sự: “Là đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, em nhận thức sâu sắc rằng Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ là quá trình lâu dài, bền bỉ. Với mỗi đội viên thiếu niên cần bắt đầu ngay từ hôm nay bằng những việc làm, hành động cụ thể. Trước hết là phát huy cao độ lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc gắn với bản sắc văn hóa độc đáo, biết giữ gìn và phát huy truyền thống lâu đời”. Nhiều năm qua, noi gương sáng của Người, Bùi Thị Thúy Chiều không những phấn đấu, rèn luyện, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, trở thành con ngoan, trò giỏi, được thầy, cô giáo và bạn bè yêu mến.
Với hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn, mẹ mắc bệnh tim, đau ốm luôn, Chiều vừa phụ giúp bố mẹ quán xuyến việc nhà, chăm sóc em, vừa nỗ lực học tập thật tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người đội viên. Học ở Bác lòng ham học, sự tự tin, quyết tâm theo đuổi mục tiêu, phấn đấu và cống hiến cho Tổ quốc, em đã tranh thủ học ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả lúc chăn trâu, cắt cỏ. Không chỉ học tốt những bài học trên lớp, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ, em còn tích cực học tập, trau dồi thêm kiến thức ở thầy, ở bạn và những người xung quanh. Bạn bè của Chiều không ngớt lời khen ngợi về em – cô học trò nhỏ chăm ngoan, biết vâng lời cha mẹ, thầy, cô giáo là tấm gương cho đội viên trong lớp, trong trường học tập.
Học ở Bác đức tính tự học quý báu, bản thân Chiều còn xây dựng tinh thần tự học, tự đọc sách. Em cho biết: nhờ đọc sách, em tìm thấy những điều bổ ích và lý thú, được nhiều điều bổ sung, mở mang kiến thức cho mình. Bằng nỗ lực học tập, làm theo lời Bác, trong suốt 9 năm học từ lớp 1 – lớp 9, Bùi Thị Thúy Chiều luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Đặc biệt là năm học 2011 – 2012, em là một trong những thí sinh xuất sắc đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, được chọn thi giải tỉnh và ở kỳ thi này, em đạt giải khuyến khích, góp phần vào thành tích chung của ngành giáo dục huyện trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Không chỉ vậy, Chiều còn phát huy vai trò hạt nhân nòng cốt trong hoạt động Đội, phong trào xây dựng đội thiếu niên của trường THCS xã Đông Phong. Suốt từ năm lớp 6 – lớp 9, em được bầu làm liên đội trưởng. Cả 4 năm đó, em đều được Hội Đồng đội huyện Cao Phong công nhận Liên đội trưởng xuất sắc. Em xứng đáng là điển hình noi theo tấm gương của Bác Hồ, là niềm tự hào của gia đình, nhà trường, bạn bè, niềm hy vọng tương lai của đất nước.
BÀI DỰ THI CUỘC THI SƯU TẬP VÀ TÌM HIỂU TEM BƯU CHÍNH NĂM 2018
Chủ đề “Bảo vệ động vật quý, hiếm qua tem Bưu chính”
– Họ và tên:
– Ngày tháng năm sinh:
– Học sinh lớp:
– Trường:
– Địa chỉ:
– Số điện thoại:
Câu 1: Em hãy cho biết tới nay, Bưu Điện Việt Nam đã bao nhiêu lần phát hành tem về các vườn quốc gia của Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Năm 1981: Thú Vườn quốc gia Cúc Phương
Năm 2003: Động vật Vườn Quốc gia Ba Vì
Năm 2006: Phong Nha – Kẻ Bàng
Năm 2006: Động vật Vườn quốc gia Bến En
Năm 2011: Động vật Vườn Quốc gia Ba Bể
Năm 2013: Chim vườn quốc gia Xuân Thủy
Câu 2: Sao La là một trong những loài thú quý hiếm nhất trên thế giới và là loài đặc hữu của núi rừng Trường sơn. Nhưng loài thú này đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng cao trong tự nhiên. Để góp phần tuyên truyền cho công tác bảo vệ Sao La, Bưu điện Việt nam đã phát hành 1 bộ tem. Em biết gì về bộ tem đó?
Gợi ý trả lời:
Mã số bộ: 827
Mã số mẫu: 3041, 3042, 3043, 3044
Ngày phát hành: 18/05/2000
Mẫu tem/bộ: 5
Khuôn khổ: 37×27
Số răng: 13
Số tem in trên tờ: 30
Họa sỹ thiết kế: Võ Lương Nhi
In ấn: Ốp-xét nhiều màu, tại Xí nghiệp In tem Bưu điện
Câu 3: Các mẫu tem sau giới thiệu một số loài động vật hoang dã quý hiếm, cần được bảo vệ, trong đó có 1 loài là đặc hữu của Việt Nam. Em hãy cho biết đó là con tem nào?
Gợi ý trả lời: Tem C – Voọc Cát Bà
Câu 4: Theo em, chúng ta cần có những biện pháp gì để bảo vệ các loài động vật quý, hiếm?
Gợi ý trả lời:
Việt Nam được thế giới công nhận là một trong những quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao, trong đó có hệ động vật hoang dã.
Tuy nhiên, tình trạng các loài nguy cấp, quý hiếm hiện đang rất đáng báo động. Nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu ở Việt Nam như voọc mũi hếch phân bố ở rừng núi Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên; voọc đầu vàng duy nhất chỉ có ở vùng núi đá Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng); voọc Mông trắng phân bố ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn ngập nước Vân Long (Ninh Bình); voọc Hà Tĩnh có ở Hà Tĩnh, Quảng Bình; sóc đen Côn Đảo có ở đảo Côn Sơn-Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)…
Để thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong đó có các loài thực, động vật hoang dã ở Việt Nam, tôi xin đề xuất một số giải pháp bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý hiếm như sau:
– Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên cần chú trọng tổ chức hệ thống theo chiều sâu hơn là chiều rộng, có nghĩa là phải bảo vệ được các sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã.
– Địa phương có loài động vật nguy cấp, quý hiếm phân bố cần xây dựng nhiều hành lang xanh, hành lang bảo vệ, phát triển các loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, đồng thời khuyến khích áp dụng những công nghệ sinh học phù hợp, tổ chức xây dựng trang trại, hộ gia đình nhận nuôi các loài động vật hoang dã, quý hiếm phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội dựa trên phương châm cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.
– Các cơ quan chức năng cần có quy chế, chế tài cụ thể nhằm đảm bảo các điều kiện để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ động vật hoang dã. Đối với các vùng, khu vực, nhà quản lý, hoạch định chính sách các cấp cần xây dựng và triển khai thường xuyên các chương trình nâng cao nhận thức cho toàn xã hội với các hình thức, nội dung phù hợp cho từng đối tượng và đặc điểm tình hình của địa phương.
– Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước như cảnh sát môi trường, cảnh sát biển, kiểm lâm, hải quan và cán bộ các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, lâm trường cần cập nhật thông tin và nâng cao năng lực và kỹ năng bảo vệ động vật hoang dã.
Câu 5: Em hãy lựa chọn các mẫu tem và kèm theo thuyết minh để giới thiệu về hoạt động bảo vệ động vật quý, hiếm hoặc vẽ một mẫu tem về loài động vật quý, hiếm cần được bảo vệ. (Câu này các em chọn 1 trong 2 cách để làm. Nếu chọn vẽ tem có thể tham khảo hình ảnh mô phỏng bố cục để vẽ).
Gợi ý trả lời: TÊ GIÁC
Có thể thấy, động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người. Vì vậy, tất cả chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã, tạo môi trường sống cho các loài động vật này được bảo tồn và phát triển. Và tê giác là một trong những động vật cần được bảo vệ nhất hiện nay.
Mặc dù Việt Nam đã mất đi cá thể tê giác Java cuối cùng năm 2010, nhưng Việt Nam vẫn còn cơ hội để thể hiện trách nhiệm trong việc bảo vệ các loài tê giác trên thế giới bằng cách thúc đẩy quá trình thực thi pháp luật, đấu tranh với nạn buôn bán trái phép sừng tê giác và xoá bỏ những quan niệm sai lầm về việc sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam.
Chấm dứt nạn thảm sát tê giác để lấy sừng đòi hỏi một cách tiếp cận với hai hướng. Một mặt, cần tăng cường các hoạt động thực thi pháp luật đấu tranh với nạn buôn bán, vận chuyển trái phép sừng tê giác từ châu Phi vào thị trường Việt Nam. Mặt khác, cần phải triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng nhằm xoá bỏ các quan niệm sai lầm và những lời đồn thổi vô căn cứ về tác dụng chữa bệnh của sừng tê giác.
Đã quá muộn cho cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam nhưng vẫn còn thời gian để cứu lấy các loài tê giác trên thế giới. Việt Nam cần phải chia sẻ trách nhiệm với thế giới trong việc bảo vệ tê giác bằng cách thúc đẩy quá trình thực thi pháp luật đấu tranh với nạn buôn bán vận chuyển trái phép sừng tê giác và xoá bỏ những suy nghĩ hoang đường về giá trị của sừng tê giác.
Tóm lại, bảo vệ tê giác hiện nay không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội và toàn thể mọi người.
Hướng Dẫn Giải Toán Lớp 4 Chuyên Đề Trung Bình Cộng
Trung bình cộng = tổng các số : số các số hạng
Trung bình cộng của dãy số cách đều = (số đầu + số cuối) : 2
Dạng 1. Các bài toán về trung bình cộng cơ bản.
Ví dụ 1. Khối lớp Bốn có 3 lớp: Lớp 4A có 28 học sinh, lớp 4B có 33 học sinh, lớp 4C có 35 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh.
Bài giải:
Trung bình mỗi lớp có số học sinh là:
(28 + 33 + 35) : 3 = 32 (học sinh)
Đáp số: 32 học sinh
Ví dụ 2. Trung bình cộng của số thứ nhất và số thứ hai là 39. Trung bình cộng của số thứ hai và số thứ ba là 30. Trung bình cộng của số thứ nhất và số thứ ba là 36. Tìm ba số đó.
Bài giải:
Tổng của số thứ nhất và số thứ hai là:
39 x 2 = 78
Tổng của số thứ hai và số thứ ba là:
30 x 2 = 60
Tổng của số thứ nhất và số thứ ba là:
36 x 2 = 72
2 lần tổng của ba số là:
78 + 60 + 72 = 210
Tổng của ba số là:
210 : 2 = 105
Số thứ nhất là:
105 – 60 = 45
Số thứ hai là:
78 – 45 = 33
Số thứ ba là:
72 – 45 = 27
Đáp số: số thứ nhất: 45
Số thứ hai: 33
Số thứ ba: 27
Toán cơ bản lớp 4: Tìm số trung bình cộng Toán nâng cao lớp 4: Bài toán trung bình cộng Toán tư duy và bồi dưỡng HSG lớp 4: Tìm số trung bình cộng Ôn và luyện toán 4- thi giữa kì và cuối kì I: Bài toán trung bình cộng
Ví dụ 1: Tìm trung bình cộng của các dãy số sau:
a, 1, 2, 3, 4, 5, …….., 99, 100, 101
Bài giải:
Dãy số: 1, 2, 3, 4, 5, …….., 99, 100, 101 là dãy số cách đều
Trung bình cộng của dãy số trên là:
(1 + 101) : 2 = 51
Đáp số: 51
b, 1, 5, 9, 13, ….., 241, 245
Dãy số: 1, 5, 9, 13, ….., 241, 245 là dãy số cách đều
Trung bình cộng của dãy số trên là:
(1 + 245) : 2 = 123
Đáp số: 123
Ví dụ 2. Tìm số trung bình cộng của tất cả các số chẵn từ 2 đến 98.
Bài giải:
Trung bình cộng của tất cả các số chẵn từ 2 đến 98 là:
(2 + 98) : 2 = 50
Đáp số: 50
Ví dụ 3. Tìm ba số tự nhiên, biết hai số liền nhau hơn kém nhau 70 đơn vị và trung bình cộng của ba số đó là 140.
Bài giải:
3 số cần tìm là: a, a + 70, a + 140
Trung bình cộng là:
(a + a + 140) : 2 = 140
2 x a + 140 = 140 x 2
2 x a + 140 = 280
2 x a = 280 – 140
2 x a = 140
a = 140 : 2
a = 70
Vậy 3 số cần tìm là: 70 ; 140; 280
Toán nâng cao lớp 4: Trung bình cộng của dãy số cách đều Toán tư duy và bồi dưỡng HSG lớp 4: Trung bình cộng của dãy số cách đều 3.1. Bằng trung bình cộng
Ví dụ 1.An có 24 cái kẹo. Bình có 28 cái kẹo. Cường có số cái kẹo bằng trung bình cộng của 3 bạn. Hỏi Cường có bao nhiêu cái kẹo?
Bài giải:
2 lần trung bình cộng là:
24 + 28 = 52 (cái kẹo)
Số kẹo của Cường là:
52 : 2 = 26 (cái kẹo)
Đáp số: 26 cái kẹo
Ôn và luyện toán 4 – thi giữa kì và cuối kì I: Bài toán bằng trung bình cộng 3.2. Nhiều hơn trung bình cộng
Ví dụ 1. An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi nhiều hơn trung bình cộng số bi của ba bạn là 2 viên. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi.
Bài giải:
2 lần trung bình cộng số bi của ba bạn là:
18 + 16 + 2 = 36 (viên bi)
Trung bình cộng số bi của ba bạn là:
36 : 2 = 18 (viên bi)
Số bi của Hùng là:
18 + 2 = 20 (viên bi)
Đáp số: 20 viên bi
Ôn và luyện toán 4 – thi giữa kì và cuối kì I: Bài toán nhiều hơn trung bình cộng 3.3. Ít hơn trung bình cộng
Ví dụ 1. An có 120 quyển vở, Bình có 78 quyển vở. Lan có số quyển vở kém trung bình cộng của ba bạn là 16 quyển. Hỏi Lan có bao nhiêu quyển vở.
Bài giải:
2 lần trung bình cộng số vở của ba bạn là:
120 + 78 – 16 = 182 (quyển vở)
Trung bình cộng số vở của ba bạn là:
182 : 2 = 91 (quyển vở)
Số vở của Lan là:
91 – 16 = 75 (quyển vở)
Đáp số: 75 quyển vở
Ôn và luyện toán 4 – thi giữa kì và cuối kì I: Bài toán ít hơn trung bình cộng Toán tư duy và bồi dưỡng HSG lớp 4: Dạng toán ít hơn/nhiều hơn/bằng trung bình cộng
Ví dụ 1. Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ và Hoa là 30 tuổi. Nếu không tính tuổi bố thì trung bình cộng số tuổi của mẹ và Hoa là 24. Hỏi bố Hoa bao nhiêu tuổi.
Bài giải:
Tổng số tuổi của ba người là:
30 x 3 = 90 (tuổi)
Tổng số tuổi của mẹ và Hoa là:
24 x 2 = 48 (tuổi)
Tuổi của bố Hoa là:
90 – 48 = 42 (tuổi)
Đáp số: 42 tuổi
Khóa bồi dưỡng học sinh giỏi Khóa ôn luyện Violympic
Khóa nâng cao
Hệ thống Vinastudy chúc các con học tập thật tốt !
Khóa ôn và luyện toán 4 – thi giữa kì và cuối kì I
Hỗ trợ học tập:
********************************
_Kênh Youtube:http://bit.ly/vinastudyvn_tieuhoc
_Facebook fanpage:https://www.facebook.com/767562413360963/
_Hội học sinh Vinastudy Online:https://www.facebook.com/groups/online.vinastudy.vn/
Hướng Dẫn Giải Toán Nâng Cao 12 Chuyên Đề Phương Trình Mặt Phẳng.
I. Giải toán nâng cao 12 – Kiến thức cần nắm.
Vecto pháp tuyến (VTPT) của mặt phẳng: được gọi là VTPT của (α) nếu giá của nó vuông góc với mặt phẳng (α).
Chú ý:
+ Nếu là VTPT thì (k≠0) cũng là một VTPT của (α)
+ Một mặt phẳng được xác định duy nhất nếu ta biết VTPT của nó và một điểm nó đi qua.
+ Nếu hai vecto có giá song song hoặc nằm trên (α) thì là một VTPT của (α).
Phương trình tổng quát của mặt phẳng:
+ Trong không gian Oxyz, mọi mặt phẳng đều có dạng sau: Ax+ By+Cz+D=0 (với A²+B²+C²≠0)
+ Khi đó vecto (A,B,C) được xem là VTPT của mặt phẳng.
+ Phương trình mặt phẳng đi qua điểm M(x0,y0,z0) và xem vecto (A,B,C) ≠ 0 là VTPT là:
A(x-x0)+B(y-y0)+C(z-z0)=0
Một số trường hợp đặc biệt: Xét phương trình mặt phẳng (α): Ax+ By+Cz+D=0
(với A²+B²+C²≠0):
+ Nếu D=0 thì mặt phẳng đi qua gốc tọa độ.
+ Nếu A=0, BC≠0 thì mặt phẳng song song hoặc chứa trục Ox.
+ Nếu B=0, AC≠0 thì mặt phẳng song song hoặc chứa trục Oy
+ Nếu C=0, AB≠0 thì mặt phẳng song song hoặc chứa trục Oz.
+ Nếu A=B=0, C≠0 thì mặt phẳng song song hoặc trùng với (Oxy)
+ Nếu B=C=0, A≠0 thì mặt phẳng song song hoặc trùng với (Oyz)
+ Nếu A=C=0, B≠0 thì mặt phẳng song song hoặc trùng với (Oxz)
Như vậy ta rút ra nhận xét:
+ Nếu trong phương trình (α) không chứa ẩn nào thì mặt phẳng (α) sẽ song song hoặc chứa trục tương ứng (ví dụ A=0, tức là thiếu ẩn x, kết quả là mặt phẳng song song hoặc chứa trục Ox).
+ Phương trình mặt phẳng đoạn chắn: x/a +y/b + z/c=1. ở đây, mặt phẳng sẽ cắt các trục tọa độ tại các điểm có tọa độ (a,0,0); (0,b,0) và (0,0,c) (với abc≠0)
Vị trí tương đối của hai mặt phẳng: cho (α): Ax+By+Cz+D=0 và (β): A’x+B’y+C’z+D’=0, khi đó:
+ (α) song song (β):
+ (α) trùng (β):
+ (α) cắt (β): chỉ cần
Khoảng cách từ một điểm tới mặt phẳng: cho mặt phẳng (α): Ax+By+Cz+D=0 và điểm M(x0,y0,z0), lúc này khoảng cách từ M đến mặt phẳng (α) được tính theo công thức:
II. Hướng dẫn các dạng giải toán nâng cao 12 phương trình mặt phẳng.
Dạng 1: viết phương trình khi biết 1 điểm và VTPT. Dạng này có thể biến tấu bằng cách cho trước 1 điểm và một phương trình mặt phẳng khác song song với phương trình mặt phẳng cần tìm.
Phương pháp: Áp dụng trực tiếp phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và có VTPT, áp dụng thêm lưu ý hai mặt phẳng song song thì có cùng VTPT.
VD: Xét không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua A(1;0;-2) và VTPT (1;-1;2)?
Hướng dẫn:
Dạng 2: Viết phương trình mặt phẳng đi qua 3 điểm A, B, C không thẳng hàng.
Phương pháp:
Mấu chốt vấn đề là ta phải tìm được VTPT của mặt phẳng, vì đã biết trước được một điểm mà mặt phẳng đi qua rồi (A, B và C).
Do A, B, C cùng nằm trên mặt phẳng nên AB, AC là hai đoạn thẳng nằm trong mặt phẳng, lúc này:
Trường hợp này có thể biến tấu bằng cách thay vì cho 3 điểm cụ thể, bài toán sẽ cho 2 đường thẳng song song hoặc nằm trong mặt phẳng cần tìm. Cách làm là tương tự, thay các vecto AB, AC bằng các vecto chỉ phương của mặt phẳng, ta sẽ tìm được VTPT. Sau đó, chọn 1 điểm bất kì trên 1 đường thẳng là ta lại quay về dạng 1.
Ví dụ: Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng đi qua 3 điểm A(1;0;-2), B(1;1;1) và C(0;-1;2).
Hướng dẫn:
Dạng 3: Viết phương trình mặt phẳng (α) song song với mặt phẳng (β): Ax+By+Cz+D=0 cho trước và cách điểm M một khoảng k cho trước.
Phương pháp:
Do (α) song song (β) nên mặt phẳng cần tìm có dạng: Ax+By+Cz+D’=0.
Sử dụng công thức khoảng cách để tìm D’.
Ví dụ: Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (P) song song với (Q): x+2y-2z+1=0 và cách điểm M(1;-2;1) một khoảng là 3.
Hướng dẫn:
Dạng 4: Viết phương trình mặt phẳng (α) tiếp xúc với mặt cầu (S) cho trước.
Phương pháp:
Ta tìm tọa độ tâm I của (S). Do (α) tiếp xúc (S) nên ta sẽ tìm tọa độ tiếp điểm, gọi tiếp điểm là M. Có được điểm đi qua, VTPT lại là vecto MI thì ta dễ dàng áp dụng như dạng 1.
Nếu bài toán không cho tiếp điểm mà ta chỉ có thể tìm được VTPT dựa vào 1 số dữ kiện ban đầu, lúc này phương trình mặt phẳng có dạng: Ax+By+Cz+D=0. Sử dụng công thức tính khoảng cách để tìm D.
Ví dụ: Xét không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (Q): x+2y-2z+1=0 và tiếp xúc với mặt cầu (S): x²+y²+z²+2x-4y-2z-3=0.
Hướng dẫn:
III. Giải toán nâng cao 12 – Các bài tập tự luyện.
Đáp án:
1
2
3
4
5
6
A
B
D
A
D
A
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Sưu Tập Tem Chuyên Đề trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!