Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Soạn Bài Từ Ấy mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kiến Guru mới các em tham khảo tài liệu hướng dẫn soạn bài Từ Ấy của nhà thơ Tố Hữu để có thể trả lời các câu hỏi trong SGK một cách tốt nhất, đồng thời giúp các em hiểu sâu sắc hơn về nội dung tác phẩm và tác giả muốn truyền tải.
I. Soạn bài Từ ấy: Những nội dung cần ghi nhớ
1. Tác giả Tố Hữu:
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, ông sinh năm 1920 và mất năm 2002. Ông là một người con của vùng cố đô Thừa Thiên – Huế.
Khác với những nhà thơ cùng thời, phong cách thơ của ông không đi theo đặc điểm của phong trào thơ mới mà thơ văn của ông gắn liền với cách mạng, thể hiện từng chặng đường của cách mạng từ những thời điểm đầy gian khổ đến lúc cách mạng thành công vang dội.
Ông là một trong số rất ít nhà thơ có những tác phẩm miêu tả một cách chân thực công cuộc đấu tranh giành độc lập của lực lượng cách mạng
2. Tác phẩm Từ ấy
Từ ấy ra đời là một mốc son quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu. Đánh dấu thời điểm Tố Hữu giác ngộ cách mạng và mở đầu con đường cách mạng của ông
Bài thơ Từ ấy nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ cùng tên “Từ ấy”
II. Hướng dẫn soạn bài Từ ấy
Câu 1: Phân tích khổ thơ đầu bài Từ ấy
Khổ thơ đầu thể hiện niềm vui sướng của Tố Hữu khi được đứng vào hàng ngữ chiến sĩ cách mạng
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
Bằng hình ảnh ẩn dụ nắng hạ, mặt trời chân lý, tác giả muốn nói lên rằng việc giác ngộ lý tưởng cách mạng khiến tâm hồn tác giả trở nên tươi sáng, còn Đảng cộng sản như một nguồn năng lượng đem lại ánh nắng rực rỡ ấy. Ánh nắng ấy không phải là ánh nắng nhẹ nhàng của một ngày mùa thu hay ấm áp của trời mùa đông mà là ánh nắng của mùa hạ: vô cùng rực rỡ rọi vào tâm hồn tác giả khiến ông như bừng tỉnh.
Nguồn: Internet
Hai câu sau Tố Hữu tiếp tục sử dụng phép so sánh để miêu tả niềm vui của mình:
“Lòng tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Chính vì có mặt trời – ánh sáng của Đảng chiếu vào mà lòng của ông đã trở nên sống động, căng tràn sức sống nhứ một vườn hoa đang đua nhau đơm hoa tươi tốt nên ong bướm chim chóc đua nhau đến
2. Phân tích khổ thơ thứ hai bài Từ ấy
Nội dung trong khổ 2 này là những nhận thức mới về lẽ sống;
– Dưới sự ảnh hưởng của chế độ xâm lược, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có xu hướng đề cao cái tôi và chủ nghĩa cá nhân, tách biệt bản thân ra khỏi xã hội. Nhưng khi giác ngộ cách mạng, Tố Hữu lại nhận ra lẽ sống mới chính là sự gắn bó giữa cái tôi cá nhân với mọi người.
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải ở trăm nơi”
Từ buộc ở đây không mang nghĩa bắt buộc mà là sự tự nguyện gắn lòng của tác giả với mọi người xung quanh, sống chan hòa với tất cả mọi người, không phân biệt giai cấp, đồng cảm thấu hiểu nhau
“Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
“Hồn khổ” chỉ giai cấp vô sản, những người dân lao động nghèo khổ. Tố Hữu muốn gắn bó bản thân mình với những con người lao động khốn khó trong xã hội. Chính tầng lớp đông đảo này mới tạo nên sức mạnh, “thêm mạnh khối đời” cho Đảng để chống lại bọn xâm lược
Lẽ sống mà Tố Hữu nhận ra cũng chính là lý tưởng của Đảng: chỉ có sự đoàn kết toàn dân phấn đấu vì một mục tiêu chung là chiến thắng kẻ thù thì mới đem lại chiến thắng cho cách mạng.
Nguồn: Internet
Câu 3: Phân tích khổ thơ thứ 3 bài Từ ấy
Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu: tác giả khẳng định mình đã là một thành viên mới của đại gia đình nhân dân cần lao
Cụm từ ” Tôi đã là” đã khẳng định vị trí của ông trong đại gia đình
Tố Hữu cũng sử dụng những từ mà chỉ trong gia đình dùng với nhau để thể hiện sự thân thiết gắn bó với tầng lớp nhân dân lao động : con của vạn nhà, em của vạn kiếp, anh của vạn đầu em nhỏ.
Nguồn: Internet
Không chỉ thể hiện niềm gắn bó như anh em một nhà với hàng vạn mảnh đời lao khổ mà ông còn thể hiện sự tình cảm sâu sắc và sự xót với số phận của tầng lớp khổ lao: vạn kiếp phôi pha, vạn em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ.
Câu 4: Nghệ thuật
– Sử dụng nhuyễn nhuyễn linh hoạt các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa và điệp từ
– Sử dụng hình ảnh đơn giản, quen thuộc dễ đi vào lòng người
– Giàu nhịp điệu, giọng thơ vô cùng sảng khoái thể hiện niềm vui của tác giả
Tóm lại, Từ ấy là cột mốc đánh dấu cuộc đời của Tố Hữu từ đây bước sang một trang mới, lấy lý tưởng cách mạng làm lý tưởng sống của mình. Từ ấy thể hiện niềm vui tột độ và những nhận thức mới mẻ của tác giả khi ông được kết nạp vào Đảng cộng sản.
Hướng Dẫn Soạn Văn Mẫu Ngữ Văn Lớp 11 Bài Từ Ấy
Hướng dẫn soạn văn mẫu Ngữ văn lớp 11 bài Từ Ấy
– Tố Hữu ( 1920 – 2002) tên thật Nguyễn Kim Thành
– Ông sinh ra tại mảnh đất mộng mơ Huế thương
– Tuổi thơ Tố Hữu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm khi mất mẹ sau đó lại mất ông
– Từ bé Tố Hữu đã tỏ ra rất thông minh và say mê niềm yêu văn học
– Lớn lên ông băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời và sau đó ông hoạt động cách mạng
– Ông từng bị bắt giam và sau đó vượt ngục thành công tiếp tục hoạt động trên hai mặt quân sự và văn hóa nghệ thuật
– Sự nghiệp:
* Con đường thơ gắn liền với con đường cách mạng : Từ ấy, Việt Bắc, gió lộng…
* Phong cách thơ trữ tình chính trị
* Đề tài: về chiến tranh, tình quân dân, mẹ…
a. Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết khi nhà thơ bắt gặp lý tưởng cách mạng và được kết nạp vào Đảng. Sự kiện ấy đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ. Từ đây ông không còn băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời nữa mà thay vào đó ông đã nhận thấy được lẽ sống của mình. Nhân sự kiện quan trọng ấy nhà thơ đã sáng tác bài thơ từ ấy để thể hiện niềm vui sướng của mình
b. Vị trí: được in trong tập thơ từ ấy
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Niềm vui sướng của nhà thơ kể từ khi được kết nạo vào Đảng
– Từ ấy được mở đầu câu thơ thể hiện sự đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của nhà thơ
2. Nhà thơ hướng tới cái ta chung
– “Buộc lòng” không phải là ép buộc mà đó là thể hiện sự khăng khít gắn chặt của nhà thơ với mọi người dân tộc Việt Nam
– Điệp từ “để” nhấn mạnh mục đích của hành động buộc lòng kia
– Đó là để cho tình cảm riêng thành một tình cảm lớn, tình yêu đất nước và dân tộc Việt Nam. Để được đồng cảm cộng khổ cùng nhân dân vượt qua khốn khó này
– Gần gũi nhau tạo nên một khối đời vững mạnh chống lại thực dân xâm chiếm
3. Nhận ra đại gia đình dân tộc Việt Nam
– Nhà thơ tự dùng những từ thân mật như “anh, em,con” thể hiện sự thân thiết gần gũi như một gia đình
– Và quả thật không chỉ có gia đình nhỏ của mình nhà thơ còn nhận ra gia đình Việt Nam to lớn
– Nhà thơ đã là con của vạn nhà, là em của những kiếp phôi pha, những người anh đi trước đã hiến thân cho cách mang, và là anh của những em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ
III. Tổng kết
– Bằng tấm lòng của mình, bằng giọng thơ sôi nổi hào hứng, những biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sáng linh hoạt, nhà thơ đã đem cảm xúc của mình làm nên bài thơ Từ ấy. Bài thơ khẳng định sức ảnh hưởng to lớn của lý tưởng cách mạng Đảng cũng như ý chí quyết tâm và lẽ sống lớn của nhà thơ.
Soạn văn mẫu Ngữ văn lớp 11 bài Từ ấy của Tố Hữu
– Hai câu thơ đầu khổ 1:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
Hình ảnh: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim….
Là những hình ảnh ẩn dụ khẳng định lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới soi sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy rực rỡ như nắng hạ, kì diệu như ánh sáng mặt trời tỏa ra những tư tưởng đúng đắn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản, mở ra trong tâm hồn người thanh niên một chân trời mới: hiến dâng cho cách mạng (chú ý các động từ: bừng, chói nhấn mạnh sự bừng chiếu, soi sáng của lí tưởng vào lẽ sống của nhà thơ).
– Hai câu thơ cuối khổ 1.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Hình ảnh so sánh:
+ Hồn như vườn hoa lá – đậm hương rộn tiếng chim. Ánh mặt trời kì diệu đã mang sức sống đến cho thiên nhiên khiến tất cả dậy sắc, lên hương, tràn ngập âm thanh rộn rã.
Tố Hữu đón nhận lí tưởng với niềm vui sướng vô hạn như cây cỏ, hoa lá đón ánh sáng, mặt trời. Bút pháp trữ tình lãng mạn kết hợp với hình ảnh so sánh độc đáo đã giúp nhà thơ diễn đạt thành công cảm xúc sung sướng hạnh phúc và niềm biết ơn vô hạn hướng về lí tưởng của Đảng.
Câu 2. Khi có ánh sáng của lí tưởng Cách mạng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức về lẽ sống như thế nào?
Các em có thể tìm hiểu khổ thơ 2 để giải đáp câu hỏi này.
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
– Chú ý cách diễn tả:
+ “Lòng tôi buộc”
+ “Tình tôi trang trải”
+ “Hồn tôi gần gũi”
Khi được giác ngộ lí tưởng Tố Hữu đã nhận thức được lẽ sống mới: tự nguyện hòa “cái tôi” cá nhân vào “cái ta” chung của mọi người, trải rộng tình cảm với đời, đồng cảm với nỗi khổ của con người.
– Điều đặc biệt là tình yêu thương của người trí thức tiểu tư sản đã hướng đến quần chúng lao khổ với mục đích đoàn kết tăng thêm sức mạnh của khối đời để đấu tranh giành độc lập, tự do.
Câu 3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào ở khổ cuối bài thơ?
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ.”
– Chú ý khai thác hiệu quả của điệp từ ” là ” (khẳng định mối quan hệ giữa cá nhân (Tôi) với mọi người (vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu…) ; các từ : con, em, anh (Chỉ tình cảm gia đình thân thiết).
Tố Hữu không chỉ đến với quần chúng lao khổ mà còn xem mình là một thành viên của đại gia đình ấy.
– Quan điểm của Tố Hữu cũng chính là quan điểm của giai cấp vô sản : ” Quyết chiến đấu nào ta liên hiệp lại Hỡi những tù nhân khốn nạn của bần cùng ” (Liên hiệp lại)
Câu 4. Một số nét nghệ thuật.
– Đây là một bài thơ giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức ngân vang).
– Các biện pháp tu từ gợi cảm : ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ.
– Hình ảnh tươi sáng, rực rỡ.
– Những bài soạn văn mẫu văn lớp 11 bài Từ ấy của Tố Hữu –
Soạn Bài Từ Ấy (Tố Hữu
Soạn bài Từ ấy (Tố Hữu)
I. Tác giả – Tác phẩm
1. Tác giả
– Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
– Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản.
– Thơ ca ông luôn gắn với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
2. Tác phẩm
– Bài thơ nằm trong phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy.
– Vị trí bài thơ: có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng. Bài thơ là tuyên ngôn về lẽ sống cũng như tuyên ngôn về nghệ thuật của nhà thơ.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác vào tháng 7 – 1938, khi nhà thơ được kết nạp vào Đảng cộng sản.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Hình ảnh thể hiện lý tưởng, biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng được biểu hiện qua những hình ảnh ẩn dụ: bừng nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim.
– Lí tưởng cách mạng là nguồn sáng mới (mặt trời chân lí) bừng chiếu tâm hồn nhà thơ.
– Nguồn sáng ấy chói chang như nắng mùa hạ, đến với nhà thơ làm bừng lên nguồn sống mới. Cuộc sống của thi nhân giờ đây đã được tắm trong bầu không khí thiêng liêng ấy.
– Hình ảnh ẩn dụ và so sánh: Hồn tôi – vườn hoa lá – đậm hương – rộn tiếng chim.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Những nhận thức mới về lẽ sống:
– Sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của xã hội – đặc biệt là với những người lao động nghèo khổ.
+ Buộc: Ý thức tự nguyện, quyết tâm cao độ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng những người bị áp bức.
+ Trang trải: Tâm hồn trải rộng với cuộc đời, tạo sự đồng cảm sâu sắc.
+ Trăm nơi: Hoán dụ – chỉ mọi người sống ở khắp nơi.
+ Khối đời: Ẩn dụ – Khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết chặt chẽ, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung.
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ thể hiện qua khổ thơ cuối: tình cảm giai cấp sâu sắc:
– Điệp ngữ mang tính khẳng định: “là”, các từ “con, em, anh” và số từ ước lệ “vạn” nhấn mạnh khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết, nhà thơ cảm nhận được mình là thành viên trong đại gia đình quần chúng đau khổ
– Từ ngữ: “kiếp phôi pha, cù bất cù bơ” biểu hiện cho tấm lòng đau xót của nhà thơ trước những kiếp đời bất hạnh và bày tỏ lòng căm giận trước những oan trái mà kẻ thù gây nên.
Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
– Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ: (nắng hạ, mặt trời chân lí, khối đời,…), các động từ mạnh (bừng, chói,…),…
– Bài thơ giàu nhạc điệu.
– Các vần cuối được sử dụng phong phú, linh hoạt, chủ yếu là các âm mở (hạ – lá, người – nơi đời, nhà – pha,…).
– Nghệ thuật điệp từ (là, vạn).
Luyện tập
Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Khổ thơ đặc sắc nhất là khổ thơ cuối bài Từ ấy: diễn tả sự chuyển biến sâu sắc
Gợi ý:
Khổ 3.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…
– Điệp từ: là, của, vạn…
– Đại từ nhân xưng: Con, em, anh
– Số từ ước lệ: vạn.
→ Nhấn mạnh và khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết, gắn bó ruột thịt.
→ Sự cảm nhận sâu sắc mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
⇒ Sự biểu hiện xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp người bất hạnh, dãi dầu sương gió.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Những đặc điểm bản chất nhất của thơ Tố Hữu được xác định rõ ngay ở bài thơ này. Đó là hai yếu tố “làm ra anh”: một là thi pháp (phương thức biểu hiện: dùng thể thơ thất ngôn, một thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, sự đa dạng của bút pháp – tự sự, lãng mạn, trữ tình); hai là tuyên ngôn (thể hiện rõ ràng quan điểm nhận thức và sáng tác: gắn bó với quần chúng lao khổ, tin tưởng vào Cách mạng, chiến đấu vì cuộc sống hạnh phúc của đồng bào, vì tương lai tươi sáng của đất nước, vì thế giới tươi đẹp, chan hoà tình yêu thương của con người).
Cả hai đặc điểm nêu trên, như đã phân tích đều được thể hiện rõ nét trong Từ ấy.
Bài giảng: Từ ấy – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Bài Từ Ấy, Trang 43 Sgk Ngữ Văn 11
Soạn bài Từ ấy, trang 43 SGK Ngữ Văn 11
SOẠN BÀI 1. Câu 1 trang 44 SGK
a. Tố Hữu mở đầu bài thơ bằng những câu thơ đầy háo hức, say mê:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hai câu thơ kể lại một kỉ niệm đặc biệt quan trọng trone đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu, đó là khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cộng sản và’được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (lúc đó ông mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Huế).
Để thể hiện niềm vui ấy, nhà thơ đã chọn dùng một loạt từ ngữ gợi hình và gợi cảm: bừng (nắng hạ), chói (qua tim), rất đậm (hương), rộn (tiếng chim) Ể Đây đều là những từ ngữ có khả năng tô đậm, nhấn mạnh cảm xúc, tình cảm của nhà thơ. Nó vừa đột ngột, mạnh mẽ vừa sôi nổi và sâu sắc Ề Vì thế, nó thể hiện được trạng thái cảm xúc hưng phấn của nhân vật trữ tình. Khổ thơ như tiếng reo vui đầy phấn chấn. Ánh sáng của cách mạng chói sáng như “nắng hạ”, như “mặt trời” soi đường cho nhân vật trữ tình.
b. Ở hai câu thơ kế tiếp, bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh đã diễn tả nổi bật niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Hai câu thơ thực sự là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót. Đối với vườn hoa lá ấy còn gì đáng quý hơn mặt trời? Đối với tâm hổn người thanh niên đang bân khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, còn gì đáng quý hơn khi có một lí tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn dắt? Như thế, Tố Hữu đã sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời và chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn. Nhưng Tố Hữu còn là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy của tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật, trái lại, nó đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.
2. Câu 2 trang 44 SGK
Khi có ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống. Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao “cái tôi” cá nhân chủ nghĩa Ề Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã khẳng định lẽ sống là sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người. Câu thơ: “Tôi buộc lòng tôi với mọi người” đã thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm của Tố Hữu muốn vượt qua những giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hoà với cuộc sống của muôn người. Và từ sự quyết tâm ấy, ý thơ trải rộng, gợi ra sự đồng cảm sâu xa:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Tinh thương yêu con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp:
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Đó chính là sự khác biệt trong lí tưởng và hành động của người chiến sĩ cộng sản. Trong mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Từ khối đời chính là ẩn dụ chỉ khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, cùng đoàn kết chặt chẽ với nhau hướng đến một mục đích chung. Có thể hiểu: khi “cái tôi” đã chan hoà trong “cái ta” chung, khi cá nhân đã hoà mình vào một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nâng lên gấp bội.
3. Câu 3 trang 44 SGK
Giác ngộ lí tưởng cộng sản, nhà thơ đã có những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm Ế Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Hơn thế, đó còn là tình thân yêu ruột thịt:
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…
Những điệp từ là cùng với các từ con, em, anh và số từ ước lệ vạn (chỉ số lượng hết sức đông đảo) nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, cho thấy nhà thơ cảm nhận sâu sắc bản thần mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ, đó là những kiếp phôi pha (những người đau khổ, bất hạnh, những người lao động vất vả, thường xuyên dãi dầu mưa nắng để kiếm sống), những em nhỏ “không áo cơm cù bất cù bơ” (những em bè không nơi nương tựa phải lang thang vất vưởng, nay đây mai đó). Qua những lời thơ ấy, người đọc có thể thấy được lòng căm giận của nhà thơ trước những bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Hình ảnh những kiếp người phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ cũng gần gũi với những nhân vật đã từng hiện diện trong các sáng tác trước đây của Tố Hữu: cô gái giang hồ trong Tiếng hát sông Hương, chú bé đi ở trong Đ đi em, ông lão khốn khổ trong Lão đầy tớ, em bé bán bánh trong Một tiếng rao đêm,…
Bài thơ đã thể hiện một sự nhận thức sâu sắc vẽ mối liên hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ. Cũng chính bởi thế mà bài thơ Từ ấy không chỉ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng mà còn là tuyên nsôn cho toàn bộ sáng tác của Tố Hữu nói chung.
4. Câu 4 trang 44 SGK
Bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng Cách mạng. Sự vận dộng của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ gợi cảm (nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ) và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
Nhạc điệu của bài thơ trước hết được tạo ra từ thể thơ thất ngôn – vốn mang âm điệu trang trọng. Cách ngắt nhịp trong bài thơ liên tục thay đổi qua các câu thơ, ví dụ: Từ ấy / trong tôi / bừng nắng hạ… Hồn tôi / là một vườn hoa lá /… Gần gũi nhau / thêm mạnh khối đời… Hệ thống vần cuối của các câu thơ cũng rất phong phú, có sức vang ngân, bởi nó chủ yếu là các âm mở, như: hạ – lá; người – nơi – đời , nhà – pha,…
LUYỆN TẬP 1. Câu 1 trang 44 SGK
Có thể chọn một trong ba khổ của bài thơ để viết nên những cảm nghĩ của anh (chị). Tuy nhiên, khổ thơ thứ nhất vẫn được xem là hay nhất của bài.
2. Câu 2 trang 44 SGK
Trong lời tựa tập Trăm bài thơ của Tố Hữu, nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại…”. Theo Chế Lan Viên, hai yếu tố làm ra anh (phong cách thơ Tố Hữu) là: thi pháp (phương thức biểu hiện: dùng thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu,…) và tuyên ngôn (quan điểm nhận thức và sáng tác: gắn bó với quần chúng lao khổ, phấn đấu vì cuộc sống hạnh phúc của đồng bào, tương lai tươi sáng của đất nước,…). Cả hai đặc điểm nêu trên, như đã phân tích đều được thể hiện rõ nét trong Từ ấy.
chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Soạn Bài Từ Ấy trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!