Xem Nhiều 6/2023 #️ Giáo Dục Quốc Phòng # Top 14 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Giáo Dục Quốc Phòng # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Dục Quốc Phòng mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

BÀI 6: KỸ THUẬT SỬ DỤNG LƯU ĐẠN

I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LỰU ĐẠN VIỆT NAM. 1. Lựu đạn Ф1.

a. Tính năng, tác dụng chiến đấu.

  – Dùng để tiêu diệt sinh lực địch bằng các mảnh gang vụn.     – Bán kính sát thương 5m.     – Thời gian phát lửa đến khi lựu đạn nổ là 3,2 – 4,2 giây.    – Chiều cao: 118mm.     – Đường kính thân 50mm.     – Trọng lượng nặng 450g.

b. Cấu tạo.

Lựu đạn gồn có hai bộ phận:

       – Thân lựu đạn: Vỏ bằng gang có nhiều khía tạo thành múi, cổ lựu đạn có ren để liên kết các bộ phận, bên trong lựu đạn chứa thuốc nổ TNT.       – Bộ phận gây nổ lắp vào thân lựu đạn: cần bẩy, lò xo kim hỏa, kim hoả, chốt an toàn, mỏ vịt để giữ đuôi kim hoả, hạt lửa để phát lửa thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm, kíp.

c. Chuyển động gây nổ.

           - Lúc bình thường, chốt an toàn giữ mỏ vịt không cho mỏ vịt bật lên, đầu mỏ vịt giữ đuôi kim hoả, kim hoả ép lò xo lại.        – Khi rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hoả, lò xo kim hoả bung ra đẩy kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát cháy đốt cháy thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm cháy từ 3,2- 4,2s, phụt lửa vào kíp làm kíp nổ gây nổ lựu đạn.

2. Lựu đạn chày.

a. Tính năng chiến đấu.

              Dùng để sát thương sinh lực địch bằng các mảnh gang vỡ, bán kính sát thương 5m hời gian phát lửa đến khi lựu đạn nổ là 4 – 5 giây, trọng lượng nặng 530g.

b. Cấu tạo.

Lựu đạn gồn có hai bộ phận:

      – Thân lựu đạn: Cán lựu đạn bằng gỗ, nắp phòng ẩm, vỏ bằng gang, bên trong lựu đạn chứa thuốc nổ TNT.      – Bộ phận gây nổ ở bên trong chính giữa thân lựu đạn: Dây nụ xoè, nụ xoè, dây cháy chậm, kíp.

c. Chuyển động gây nổ.

Khi giật giây nụ xoè, nụ xoè phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, dây cháy chậm cháy trong khoảng 4-5s.     Khi dây cháy chậm cháy hết, phụt lửa vào kíp, làm kíp nổ, gây nổ lựu đạn.

II. QUY TẮC SỬ DỤNG LỰU ĐẠN. 1. Sử dụng giữ gìn lựu đạn thật. a. Sử dụng lựu đạn.

      – Chỉ những người nắm vững tính năng chiến đấu, cấu tạo của lựu đạn, thành thạo động tác sử dụng mới được sử dụng lựu đạn, chỉ sử dụng lựu đạn khi đã được kiểm tra chất lượng.      – Chỉ sử dụng lựu đạn khi có hiệu lệnh của người chỉ huy.Tuỳ vào địa hình địa vật và tình hình địch để lựa chọn tư thế ném lựu đạn.     – Khi ném lựu đạn xong, phải quan sát kết quả ném và tình hình địch để có biện pháp xử lí kịp thời.

b. Giữ gìn lựu đạn.

   – Lưu đạn phải để nơi khô ráo, thoáng gió, không để lẫn với các loại đạn, thuốc nổ, hay chất dễ cháy.    – Không để rơi và va chạm mạnh.   – Khi mang, đeo lựu đạn: không được móc mỏ vịt vào thắt lưng, không rút chốt an toàn.

2. Quy định sử dụng lựu đạn.

  – Cấm sử dụng lựu đạn thật để huấn luyện, luyện tập.   – Không dùng lựu đạn tập có nổ hay không nổ để đùa nghịch.   – Khi tập không được ném lựu đạn vào nhau.

III. TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC ĐỨNG NÉM LỰU ĐẠN.

1. Trường hợp vận dụng.

             Đứng ném lựu đạn thường vận dụng trong trường hợp có vật cản che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực, phía sau không vướng, mục tiêu ở xa.

2. Động tác.

  – Động tác chuẩn bị: Tay phải đưa súng kẹp vào giữa hai chân, hai tay lấy lựu đạn ra chuẩn bị. tay phải cầm lựu đạn, tay trái xách súng ngang thắt lưng, mũi súng chếch lên trên. Nếu có vật chắn, có thể dựa súng vào bên trái (hoặc bên phải) vật chắn, mặt súng quay sang phải, hộp tiếp đạn quay sang trái. Phối hợp hai tay mở nắp phòng ẩm hay uốn thẳng chốt an toàn. Sau đó tay phải cầm lựu đạn.   – Động tác ném:         + Cử động 1: Chân trái bước lên (hoặc chân phải lùi về sau) một bước dài, bàn chân trái thẳng trục hướng ném, người hơi cúi về trước, gối trái khuỵu, chân phải thẳng. Kết hợp lực giữ, kéo của hai tay rút chốt an toàn hay giật dây nụ xòe. + Cử động 2: Tay phải đưa lựu đạn xuống dưới về sau, đồng thời lấy mũi chân trái và gót bàn chân phải làm trụ xoay người sang phải, ngã về sau, chân trái thẳng (không nhắc chân), gối phải hơi chùng.           + Cử động 3: Dùng sức vút của cánh tay phải, kết hợp sức rướn của thân người, sức bật của chân phải ném lựu đạn đi. Khi cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước hợp với mặt phẳng ngang một gốc khoảng 450, thì buông lựu đạn ra đồng thời xoay người đối diện với mục tiêu, tay phai đưa súng về phía sau cho cân bằng và đảm bảo an toàn. Chân phải theo đà bước lên một bước , tay phải cầm súng tiếp tục tiến, bắn hoặc ném quả khác.

3. Chú ý

  – Nếu thuận tay trái, động tác ngược lại. – Mọi cử động trong động tác phải phối hợp nhịp nhàng theo quy luật tự nhiên.   – Trước khi ném lựu đạn phải khởi động thật kỹ, đặc biệt là các khớp vai, khuỷu tay và khớp cổ tay.   – Muốn ném lựu đạn xa phải biết phối hợp sức bật của chân, sức rướn của thân người, sức vút của cánh tay và buông lựu đạn đúng thời cơ.   – Khi ném lựu đạn phải triệt để lợi dụng địa hình, địa vật hoặc nằm xuống để đảm bảo an toàn.

– Nếu thuận tay trái, động tác ngược lại.- Mọi cử động trong động tác phải phối hợp nhịp nhàng theo quy luật tự nhiên.- Trước khi ném lựu đạn phải khởi động thật kỹ, đặc biệt là các khớp vai, khuỷu tay và khớp cổ tay.- Muốn ném lựu đạn xa phải biết phối hợp sức bật của chân, sức rướn của thân người, sức vút của cánh tay và buông lựu đạn đúng thời cơ.- Khi ném lựu đạn phải triệt để lợi dụng địa hình, địa vật hoặc nằm xuống để đảm bảo an toàn.

IV. NÉM LỰU ĐẠN TRÚNG ĐÍCH. 1. Đặc điểm, yêu cầu. a. Đặc điểm.

         - Mục tiêu có vòng tính điểm.       – Người ném: ở tư thế thoải mái.

b. Yêu cầu

      Biết kết hợp sức ném và hướng ném để cho lựu đạn đi vừa đúng hướng , vừa đúng cự ly của mục tiêu.

2. Điều kiện kiểm tra.

        - Bãi kiểm tra         Kẻ ba vòng tròn đồng tâm, bán kính của các vòng: 1m, 2m và 3m. Từ tâm vòng tròn kẻ 1 đường trục thẳng hướng ném và cắm bia số 4.   - Cự ly ném: Nam 25m, nữ 20m.   - Tư thế ném: Đứng ném tại chổ sau khối chắn, có súng. Khi ném có thể dựa súng vào vật chắn.   - Số lựu đạn: Hai quả lựu đạn tập.

3. Đánh giá thành tích.

    Lấy điểm rơi của lựu đạn để tính thành tích. Trường hợp điểm rơi của lựu đạn chạm vạch thì kết quả được tính cho vòng có ddiemr cao hơn. Cách đánh giá thành tích như sau: – Giỏi: trúng vòng tròn 1 – Khá: trúng vòng tròn 2 – Trung bình: trúng vòng tròn 3 – Không đạt yêu cầu: không trúng vòng nào

4. Thực hành tập ném lựu đạn a. Người ném (Người tập)

       - Tại vị trí chuẩn bị: Kiểm tra lựu đạn, súng tiểu liên AK hoặc súng trường CKC, mang đeo trang bị…     – Nghe khẩu lệnh: “Tiến”. Nhanh chóng xách súng, vận động vào vị trí ném.    – Nghe khẩu lệnh “Mục tiêu bia số 10, đứng chuẩn bị ném”: Làm động tác chuẩn.   – Nghe khẩu lệnh “Ném”: Ném thử 1 quả vào mục tiêu. Sau đó ném quả thứ 2(tính điểm)     Sau khi ném xong nghe công bố kết quả. Khí có khẩu lệnh “Đằng sau”, “Bên phải”, “Bên trái” – “Quay”: Thực hiện động tác quay rồi cơ đọng về vị trí quy định.

b. Người phục vụ

    Người phục vụ có nhiệm vụ quan sát điểm rơi, điểm lăn cuối cùng của lựu đạn, báo kết quả ném và nhặt lựu đạn về vị trí.    Kết quả ném phải căn cứ vào điểm rơi của lựu đạn để báo cho chính xác.

Giáo Án Giáo Dục Quốc Phòng 10

– Nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ : Nhà Triệu, Nhà Lý, Nhà Ngô đến Nhà Tùy, Nhà Đường. Đây là thời kỳ thử thách, nguy hiểm đối với sự mất còn của dân tộc ta. Cũng chính trong thời kì này nhân dân ta thể hiện đầy đủ tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ chiến đấu ngoan cường, bền bỉ chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giành lại bằng được ĐLDT.

b/ Các cuộc đấu tranh tiêu biểu

– Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, mùa xuân năm 40, lập đổ nền thống trị nhà Đông Hán. Nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững trong 3 năm.

– Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh, năm 248 chống Nhà Ngô.

– Phong trào yêu nước của người việt do Lí Bôn (lí Bí) lãnh đạo, mùa xuân 542, lật đổ chính quyền đô hộ nhà Lương. Đầu năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT LẤP VÒ I GIÁO ÁN SỐ :1 Tuần: 1 Tiết :1 Ngày dạy: Dạy lớp:10 Bài1:Lịch Sử Đánh Giặc Giữ Nước của dân tộcViệt Nam PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY: I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1/Mục Đích: - Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tôc, tinh thần yêu nước ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của tổ tiên. - Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẽ vang của dân tộc, có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 2/Yêu cầu:Có thái độ học tập tốt, hiểu đúng, đủ nội dung của bài tiếp tục học tập góp phần giữ gìn, kế thừa, phát triển truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay. II/ NỘI DUNG: LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TIẾT 1: + Những Cuộc Chiến Tranh Giữ Nước Đầu Tiên. + Các Cuộc Chiến Tranh Giành Độc Lập (Thế Kỉ I -Thế Kỉ X) + Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến (TK XIX -1945) +Các cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) +Cuộc kháng chiến chống Mỹ Cứu nước (1954 -1975) +Chiến Tranh Bảo Vệ Tổ Quốc Sau 1975 III/ THỜI GIAN:45phút IV/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP: 1/ Tổ chức: + Lên lớp lý thuyết + Trao đổi giáo viên và học sinh ở lớp. + Trao đổi mạnh dạn tự tin trình bày ý kiến của mình. 2/ Phương pháp: - Người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giải, minh họa,thông qua tư liệu lịch sử. - Người học: Giờ lên lớp ghi chép đầy đu ûcác nội dung cơ bản mà giáo viên trình bày, trả lời những vấn đề mà giáo viên đặt ra. V/ ĐỊA ĐIỂM + Sân trường (phòng học nếu có). VI/BẢO ĐẢM: - Người dạy: + Giáo án của giáo viên, sổ điểm danh, sổ đầu bài.Sách giáo khoa GDQP. PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG DẠY: A/ LÝ THUYẾT: I/ Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. 1/ Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên a/ cuộc kháng chiến chống quân Tần (thế kỷ thứ III trước công nguyên khoảng 214 -208) - Nhân dân âu lạc và lạc việt trên địa bàn Văn Lang, do Vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo. - Quân Tần :50 vạn, do tướng Đồ Thư chỉ huy. - Sau khoảng 5-6 năm (214 -208) chiến đấu quân Tần thua, tướng Đồ Thư bị giết. b/ Đánh quân Triệu Đà (TKII, 184 -179 TCN) - Nhân dân Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo : Xây thành Cổ Loa, chế nỏ Liên Châu đánh giặc. - An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, mắc mưu giặc (Truyện Trọng Thủy -Mỵ Châu) - Đất nước ta rơi vào thảm họa hơn 1000 năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ(Thời kỳ Bắc thuộc) 2/ Các cuộc chiến tranh giành lại độc lập (TK I -TK X) a/ Từ TK II TCN đến TK X - Nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ : Nhà Triệu, Nhà Lý, Nhà Ngô đến Nhà Tùy, Nhà Đường. Đây là thời kỳ thử thách, nguy hiểm đối với sự mất còn của dân tộc ta. Cũng chính trong thời kì này nhân dân ta thể hiện đầy đủ tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ chiến đấu ngoan cường, bền bỉ chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giành lại bằng được ĐLDT. b/ Các cuộc đấu tranh tiêu biểu - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, mùa xuân năm 40, lập đổ nền thống trị nhà Đông Hán. Nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững trong 3 năm. - Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh, năm 248 chống Nhà Ngô. - Phong trào yêu nước của người việt do Lí Bôn (lí Bí) lãnh đạo, mùa xuân 542, lật đổ chính quyền đô hộ nhà Lương. Đầu năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân - Những cuộc khởi nghĩa chống nhà Tùy : + Khởi nghĩa của Lí Tự tiên và Đinh Kiến (687) + Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế 772) + Khởi nghĩa Phùng Hưng (Bố Cái Đại Dương, 766 -791) - Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ chống nhà Đường (905) -Haicuộc chiến tranh chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền (938). - Với chiến thắng Bạch Đằng (938), dân tộc ta giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. 3/Các cuộc chiến tranh giữ nước (TK X - TK XIX) a/ Nước Đại Việt thời lý - Trần với kinh đô Thăng Long (Hà Nội) - Là một quốc gia thịnh vượng ở Châu Á. Thời kì văn minh Ly - Trần ; Văn minh Đại Việt. b/ Dân tộc ta phải đứng lên đấu tranh chống xâm lược, tiêu biểu là : - Các cuộc kháng chiến chống quân Tống + Lần thứ nhất (981) do Lê Hoàn lãnh đạo. + Lần thứ hai (1075 -1077) dưới triều Lý ( tiêu biểu Lý Thường Kiệt) - Các cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (1258 -1288) + Lần thứ 1 (1258) + Lần thứ 2 (1285) + Lần thứ 3 (1287 -1288) - Các cuộc kháng chiến chống quân Minh (đầu thế kỉ VX) + Do Hồ Quý Ly lãnh đạo(1406 -1407), nhưng không thành công. + Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi Nguyễn Trãi lãnh đạo. - Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm - Mãn Thanh (cuối thế kỷ XVIII) + Chống quân Xiêm (1784 - 1785) + Chống quân Mãn Thanh (1788 -1789) c/ Nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự (TK X -cuối TK XIX) - Chủ động đánh trước, phá kế hoạch địch (Tiên phát chế nhân -Nhá Lý chống quânTống lần thứ hai). - Lấy chổ mạnh của ta đánh vào chổ yếu của địch (Nhà Trần chống quân Mông Nguyên) - Lấy yếu chống mạnh hay đánh bất ngờ, Lấy ít địch nhiều hai dùng mai phục (LêLợi - Nguyễn Trãi chống quân Minh) - Rút lui chiến lược bảo toàn lực lượng tạo thế và lực cho cuộc phản công đánh đòn quyết định tiêu diệt địch(trong chống quân Xiêm - Mãn Thanh) 4/ Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến (TK XIX -1945) - Tháng 9/1858, thực dân Pháp tiến công xâm lược nước ta, triều nguyễn đầu hàng Pháp. Năm 1884 Pháp chiếm cả nước ta, nhân dân Việt Nam đứng lên chống Pháp kiên cường. - Năm 1930 Dảng cộng sản Việt Nam ra đời do lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc sáng lập. Dưới sự lanh4 đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam trãi qua các cao trào và giành thắng lợi lớn. + XôViết Nghệ Tĩnh (1930 -1931) + Phong trào phản đế và tổng khởi nghĩa (1940 -1945), đỉnh cao là Cách Mạng Thangn1 Tám Năm 1945 lập ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á. 5/ Các cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) - Ngày 23/9/1945 thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai. - Ngày 19/12/1946 Chủ Tichh5 Hồ CHí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. - Quân dân ta liên tục mở rộng đòn tiến công quân Pháp : - Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947; - Chiến thắng Biên Giới năm 1950; - Chiến thắng Đông Xuân 1953 1954, đỉnh cao là chiến dịch điện Biên Phủ, Buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ - ne - vơ và rút quân về nước, miền Bắc ta hoàn toàn giải phóng. 6/ Cuộc kháng chiến chống Mỹ Cứu nước (1954 -1975) - Đế quốc Mỹ thay thực dân pháp xâm chiếm nước ta, chúng dựng lên chính quyền tai sai Ngô Đình Diệm biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới, lập căn cứ quân sự của chúng, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. - Nhân dân ta đứng lên chống Mỹ : + Đồng khởi thành lập mặt trận dân tộc Giải Phóng Miền Nam 1960. + Đánh bại chiến lược " chiến tranh đặc biệt" năm 1961 -1965. + Đánh bại chiến lược " chiến tranh cục bộ"năm 1965 -1968. + Đánh bại chiến lược " Việt Nam Hóa Chiến Tranh" năm 1968 -1973, cùng với chiến thắng của quân và dân Lào, Cam pu chia đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 tại Hà Nội, buộc Mỵ phải kí hiệp định Pa - ri, rút quân mỹ về nước. + Đại thắng mùa xuân năm 1945 đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh,giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, cả nước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội. 7/ Chiến Tranh Bảo Vệ Tổ Quốc Sau 1975 - Biên giới phía Tây Nam - Biên giới phía Bắc. Phần 3: KẾT THÚC GIẢNG DẠY 1/ Hệ Thống nội dung đã giảng dạy trong bài - Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên - Các cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.(TK I -TK X ) - Các cuộc chiến tranh giữ nước (TK X - TK XIX) 2/ Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu +Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam 3/ Nhận xét đánh giá buổi học. * Củng Cố: -GV khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh trọng tâm bài. -Kiểm tra đặt câu hỏi gợi ý cho các em nắm chắc bài. * Dặn Dò -Học sinh nghiên cứu nội dung bài học trước ở nhà -GV nhận xét đánh giá kết quả buổi học. &

Chương Trình Giáo Dục Ở Hàn Quốc

Theo đó, cơ chế trường học của Hàn Quốc là: tiểu học 6 năm, trung học cơ sở 3 năm, trung học phổ thông 3 năm, Đại học 4 năm(trường dạy nghề 2-3 năm). Các trường đại học cũng đang mở các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ từ 2-3 năm.

Giáo dục tiểu học được xem là nghĩa vụ giáo dục cao nhất và mục đích của trường tiểu học là giáo dục phổ thông tiểu học cơ bản nhất cần thiết trong sinh hoạt của người dân. Và tỷ lệ đi học tiểu học đạt mức hoàn toàn là 99.9%. Đạt được tăng trưởng về lượng như thế này là nhờ cơn sốt giáo dục cao của người dân và chính sách giáo dục của chính phủ. Thông thường, trẻ em Hàn Quốc từ 3-5 tuổi là học mẫu giáo, khỏang từ 5 tuổi là có thể đi học nhưng thông thường thì đến 7 tuổi mới học lớp 1. Thời gian học ở trường tiểu học là 6 năm và đại đa số là trường công lập. Chương trình dạy học của trường công lập và trường dân lập không có sư khác biệt lắm.

Trường trung học cơ sở

Mục đích của trường trung học cơ sở là thực hiện giáo dục trung học cơ sở cao hơn mức giáo dục đã được học ở trường tiểu học. Từ năm 1969, việc tuyển sinh của trường trung học cơ sở đuợc thực hiện theo chế độ không thi tuyển và vì thế nên tất cả học sinh có nguyện vọng học trường trung học cơ sở sẽ được phân vào trường gần với nơi cư trú của các em dựa theo sự bốc thăm của máy vi tính.

Thời gian học ở trường trung học cơ sở là 3 năm và đây cũng là nghĩa vụ giáo dục cao nhất. Tỷ lệ mà trường dân lập chiếm so sánh ở trường tiểu học thì cao nhưng chương trình dạy giữa các trường quốc lập, công lập và dân lập không có sự khác biệt lớn.

Trường trung học phổ thông

Trường trung học hướng nghiệp và các trường trung học khác bản thân người học chọn trường nhưng chương trình chung cũng như trường trung học cơ sở là phân vào trường gần với nơi cư trú dựa theo sự bốc thăm của máy vi tính.

Đại học chuyên môn

Đại học chuyên môn cung cấp chương trình sau bậc giáo dục trung học. Hiện nay, Hàn Quốc có khoảng 150 trường đại học chuyên môn; trong đó, khoảng 10 trường là trường quốc lập, còn lại là trường dân lập. Gần đây, các trường hoàn tất việc xây ký túc xá tăng nhiều và học phí so với các trường đại học hệ 4 năm thì tương đối rẻ hơn.

Mục đích của giáo dục đại học chuyên môn là đào tạo kỹ thuật viên bậc trung cấp bằng việc cung cấp nền tảng của lý thuyết và kỹ thuật vững chắc. Giáo trình được đặc hóa của đại học chuyên môn được phân chia thành công nghệ học, nông học, ngư nghiệp, điều dưỡng, sức khỏe, gia đình, công việc xã hội, nghệ thuật và thể dục v.v. Tùy theo giáo trình mà cung cấp chương trình dạy 2 năm hoặc 3 năm. Một vài chương trình học như điều dưỡng, sức khỏe, vật lý trị liệu, bác sĩ trị liệu, công nghệ học, sinh học, X-quang thì cần phải học 3 năm, các chương trình còn lại thì chỉ cần học 2 năm. Vì học viên sẽ được đào tạo kỹ năng và kiến thức chuyên môn một cách thực dụng nên sau khi tốt nghiệp có thể xin việc làm và nếu muốn có thể xin học lên hệ đại học 4 năm.

Đại học

Chương trình trình độ cử nhân là đại học hệ 4 năm và hiện nay, ở Hàn Quốc có khoảng 250 trường Đại học. Tuy nhiên, y học, Đông y và nha khoa thì phải học đến 6 năm. Vì Đại học của Hàn Quốc được điều hành theo hình thái của đại học tổng hợp nên mỗi đại học các khoa được mở rất đa dạng.

※ Chương trình Đại học dành cho sinh viên người nước ngoài.

– Chương trình học chính quy; giáo trình chính quy chung

– Chương trình trao đổi học sinh: giao lưu học sinh theo hiệp định giao lưu của khoa đại học thiết lập quan hệ anh em với nước ngoài.

– Chương trình học trong thời gian nghỉ( nghỉ hè, nghỉ đông): chương trình chính quy trong kỳ nghỉ, luyện tập tiếng Hàn, các bài giảng khác.

– Giáo trình chuyên dụng tiếng Anh

Hiện nay, Ở những trường Đại học mà quan tâm đến việc quốc tế hóa của giáo dục đại học thì trong số tất cả các giáo trình có khoảng 30% giáo trình là giảng dạy bằng tiếng Anh. Tỷ lệ sử dụng giáo trình chuyên dụng tiếng Anh của trường Cao học so với trường Đại học thì cao hơn. Một số trường đại học mở thêm khoa quốc tế và giảng toàn bộ giáo trình bằng tiếng Anh.

Chương trình luyện tập tiếng Hàn

Thạc sĩ và tiến sĩ

Nếu tốt nghiệp đại học thì có thể học lên chương trình thạc sĩ và tiến sĩ và đuợc cấp bằng. Thạc sĩ thông thường học 2-3 năm, còn tiến sĩ học 2-4 năm. Hầu hết ở tất cả các trường đại học của Hàn Quốc đều có chương trình thạc sĩ và tiến sĩ nên sẽ không khó khăn mấy trong việc học lên thạc sĩ và tiến sĩ.

Soạn Giáo Dục Quốc Phòng 12: Bài 6. Các Tư Thế, Động Tác Cơ Bản Vận Động Trên Chiến Trường

Bài 6. Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường

Để nhanh chống, bí mật đến gần mục tiêu, tìm mọi cách tiêu diệt địch

– Luôn quan sát địch, địa hình và động đội, vận dụng các tư thế phù hợp

– Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật

Luôn quan sát địch để tránh đòn tấn công của địch và lợi dụng sơ hở của địch để tiêu diệt địch. Luôn quan sát đia hình để có các tư thế, động tác phù hợp trên loại địa hình đó, đảm bảo di chuyển nhanh và tránh bị đich phát hiện Quan sát đồng đội để vận động khoảng cách hợp lý, hỗ trợ hiệp đồng tác chiến và cứu giúp nhau khi có thiệt hại bị địch tấn công.

1. Động tác đi khom

* Trường hợp vận dụng: Thường được vận dụng trong trường hợp gần địch có địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối sương mù, địch khó phát hiện.

a. Đi khom cao

– Tư thế chuẩn bị:

Chân trái bước lên một bước, mũi bàn chân hơi chếch sang phải, chân phải dung mũi bàn chân làm trụ xoay gót lên cho người nghiêng sang phải, hai chân chùng, trọng lượng dồn đều vào hai chân, từ bụng trở lên cúi thấp, mắt quan sát địch, tay trái cầm ốp lót tay, tay phải cầm tay cầm, ngót trỏ đặt ngoài vành cò, mặt sung nghiêng sang trái, đầu nòng sung cao ngang mắt trái, sung ở tư thế sẵn sang chiến đấu.

– Động tác tiến:

Chân phải bước lên đặt cả bàn chan xuống đất, mũi bàn chân chếch sang phải, hai chân vẫn chùng. Cứ như vậy hai chân thay nhau bước tiến đến vị trí đã định

b. Đi khom thấp: Như đi khom cao chỉ khác hai chân chùng hơn, người cúi thấp hơn

Đi khom khi có chướng ngại vật: Đông tác cơ bản như đi khom ở địa hình bình thường chỉ khác dây súng deo vào vai phải, tay phải nắm ốp lót tay, cánh tay kẹp chặt súng vào người, tay trái cầm cành lá ngụy trang hoặc vạch đường để tiến.

Khi mang vật chất, khí tài, trang bị động tác cơ bản như trên, chỉ khác: súng đeo sau lưng, hai tay mang vật chất, khí tài, trang bị.

* Những điểm chú ý:

– Thuận tay trái động tác thực hiên ngược lại

– Khi đi người không nhấp nhô, không ôm súng

2. Động tác chạy khom

* Trường hợp vận dụng: Thường được vận dụng trong trường hợp cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác.

Động tác cơ bản như động tác đi khom, chỉ khác: tốc độ nhanh hơn, bước chân dài hơn.

a. Bò cao hai chân một tay: vận dụng khi gần địch, sẵn sàng dùng súng hoặc một tay dò mìn, mang, ôm, khí tài trang bị….

– Tư thế chuẩn bị: Người ngồi xổm, chân trái trước, hân phải sau, hai bàn chân hơi kiểng, trọng lượng dồn đều vào hai mũi bàn chân, dây súng đeo vào vai phải, tay phải cầm ốp lót tay, cánh tay kẹp chặt súng vào thân người.

– Động tác tiến:

Người hơi ngã về trước, năm ngón tay trái chụm lại đưa về trước chống xuống đất trước mũi bàn chân phải, rồi từ từ xòe ra đẩy nhẹ lá cây, cỏ khô…về các phía, lấy đầu các ngón tay và chân phải làm trụ, chuyển dần trọng lượng thân người sang bên phải, chân trái nhấc lênđặt mũi bàn chân dưới sát lòng bàn tay trái.

Chuyển trọng tâm thân đồn đều vào hai chân, tay trái đưa về trước, năm ngón tay chụm lại chống truócmũi chân trái, thực hiện động tác như trên. Cứ như vậy tay trái, hai mũi bàn chân phối hợp nhịp nhangfthuwcj hiện 2 chắc 1 đi tiến lên vị trí xác định, mắt luôn quan sát hướng địch.

b. Bò cao hai chân hai tay: vận dụng trong trường hợp chưa cần dùng đến súng, tay không bận.

Động tác cơ bản như bò cao hai chân một tay, chỉ khác: súng đeo sau lưng, khi tiến tay nào thì dò đường của chân đó thực hiện 3 chắc 1 đi tiến đến nơi xác định.

* Những điểm chú ý:

– Khi tiến không để báng súng chạm đất, không đặt cả bàn chân.

– Ở nơi có cây cỏ thấp, không có mìn có thể tay trái cầm cành lá ngụy trang.

4. Động tác lê

* Trường hợp vận dụng: Thường được vận dụng trong trường hợp gần địch, cần thu hẹp mục tiêu, nơi địa hình, địa vật cao ngang tầm người ngồi, động tác cần nhẹ nhàng, thận trọng.

– Tư thế chuẩn bị: người ngồi nghiêng xuống đất, mông trái và đùi trái tiếp đất, chân trái co lên để đùi trái gần vuông góc với hướng địch, cẳng chân gần vuông góc với đùi, chân phải duỗi thẳng tự nhiên, tay trái chống trước đùi trái, đầu hơi cúi. Tay phải cầm ốp lót tay, súng đặt trên đùi và cẳng chân, súng nằm thăng bằng trên cẳng chân trái, hộp tiếp đạn quay ra ngoài, nòng súng hơi chếch sang trái hoặc có thể đặt súng trên hông phải

– Động tác tiến: Chân phải co lên, đặt sát bàn chân vào bàn chân trái, tay trái chống về trước một cánh tay, bàn tay hơi chếch sang phải dùng sức của chânphải và tay trái nâng người lên khỏi mặt địa hình và đẩy người về trước. Khi chân phải duỗi thẳng tự nhiên thì dặt đùi và cẳng chân trái xuống đất. Cứ như vậy, tay trái chân phải phối hợp đẩy người tiến đến vị trí xác định, mắt luôn quan sát hướng địch

Động tác cơ bản như lê cao, chỉ khác: khi tiến, dặt cả cẳng tay xuống đất, bàn tay quay sang bên phải, đấu cúi thấp hơn

Khi mang vật chất, khí tài, trang bị: Động tác cơ bản như trên, chỉ khác: súng đeo sau lưng, để vật chất lên cẳng chân hoặc tay kẹp vật chấtdặt vật chất lên sườn để tiến.

* Những điểm chú ý:

– Trường hợp thuận tay trái, động tác ngược lại

– Không để súng chạm đất.

a. Trườn ở địa hình bằng phẳng

– Tư thế chuẩn bị: người nằm sấp, súng đặt bên phải dọc theo thân người, cách thân người từ 25- 30cm, đầu nòng súng hướng về phía trước và cao ngang tầm đầu, hộp tiếp đạn hướng ra ngoài. Hai tay gập, khuỷu tay rộng hơn vai, hai cẳng tay và hai bàn tay úp xuống đất sát vào nhau và đặt dưới cằm hoặc hơi chếch về trước. Hai chân duổi thẳng, hai mũi bàn chân chống xuống đất, hai bàn chân khép lại tự nhiên.

– Động tác tiến: hai tay đưa về trước khoảng 15-20cm, hai mũi bàn chân co về trước, dùng sức của hai tay và hai mũi bàn chân nâng người lên và đẩy người về trước, bụng và ngực lướt trên mặt đất, đầu cúi xuống, cằm gần sát địa hình. Cứ như vậy phối hợp hai chân, hai tay để tiền, tiến được 2-3 nhịp, tay phải cầm ốp lót tay nhấc súng lên, đưa súng về trước đặt nhẹ xuống địa hình, rồi tiếp tục tiến.

b. Trườn ở địa hình mấp mô

Động tác cơ bản như trườn ở địa hình bằng phẳng, chỉ khác: hai tay co, khuỷu tay khép sát sườn, hai bàn tay chống sát nách, nâng người cao hơn để tiến

Khi mang vật chất khí tài, trang bị: động tác cơ bản như trên, chỉ khác: súng đeo sau lưng, vật chất để dọc bên phải thân người. Khi lấy vật chất, người nghiêng sang trái, chân phải hơi co lên, hai tay đưa vật chất về trước rồi tiếp tục tiến.

* Những điểm chú ý:

– Không để súng chạm vào các vật xung quanh.

– Không đưa súng qua đầu

6. Động tác vọt tiến

* Trường hợp vận dụng: thường được vận dụng khi vượt qua dịa hình trống trải, khi địch tạm ngưng hỏa lực.

a. Vọt tiến ở tư thế cao:

Khi đang đi, đứng, quỳ, ngồi…tay phải xách súng, nếu có trang bị khác thì đeo súng vào sau lưng, hai tay mang trang bị, người hơi cuối về trước, dùng sức của hai chân bậc người về trước chạy nhanh. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu.

b. Vọt tiến ở tư thế thấp:

Khi đang nằm, bò, trườn… người hơi nghiêng về bên trái, chân trái co lên, đùi cao ngang thắt lưng, chân phải duổi thẳng tự nhiên, tay phải chuyển súng hoặc trang bị dọc theo thân người hoặc đặt ngang bên hông, dùng sức của tay trái và hai chân nâng và bật người dậy, chân phải bước lên, vụt chạy. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu.

c. Vọt tiến vận dụng:

Tay phải cầm ốp lót tay, đặt súng sang bên phải, hai tay chống xuống trước ngực, dung lực của hai tay và hai chân nâng người lên, chân phải bước về thành tư thế chạy nhanh. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu.

* Những điểm chú ý: Trước khi vọt tiến nếu địch theo dõi thì phải di chuyển vị trí rồi mới vọt tiến

Khi đi khom, chạy khom khi tiến không được nhấp nhô là vì:

– Vì trong quá trình đi khom chạy khom và tiến nếu ta nhấp nhô thì địch sẽ phát hiện ra ta.

– Nếu quá trình đi khom và chạy khom mà chúng ta nhấp nhô thi sẽ lộ phần cơ thể của mình ra thì địch sẽ phát hiện được.

– Quá trình đi khom, chạy khom và tiến nếu nhấp nhô thì chúng ta không giữ được bí mật của mình mà địch sẽ nhận được ta trong quá trình di chuyển đến mục tiêu.

– Đối với động tác trườn súng được đặt ngang vai để thuận tiện cho việc thực hiện động tác và lấy súng.

– Khi đưa súng lên quá đầu có thể làm cho địch dễ phát hiện.

Bạn đang xem bài viết Giáo Dục Quốc Phòng trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!