Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Vật Lí 10 Tiết 17 Bài 10: Ba Định Luật Niu mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
TIẾT 17 NGÀY DẠY: 15/10/2014 Bài 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN(t1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Phát biểu được: Định nghĩa quán tính, định luật I và II Niu-tơn, định nghĩa của khối lượng và nêu được tính chất của khối lượng. – Viết được công thức của định luật II. – Phát biểu được định luật III Niu-tơn. – Viết được biểu thức của định luật III Niu-tơn và của trọng lực. – Nêu được đặc điểm của cặp lực và phản lực. 2. Kỹ năng và năng lực: a. Kỹ năng: – Vận dụng được định luật I, II Niu-tơn và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản và để giải các bài tập trong bài. – Chỉ ra được điểm đặt của cặp “lực và phản lực”. Phân biệt được cặp lực trực đối và cặp lực cân bằng. – Vận dụng phối hợp định luật II và III Niu-tơn để giải các bài tập ở trong bài. b. Năng lực: – Kiến thức : K1, K3 – Phương pháp: P2, P5 – Trao đổi thông tin:,X5,X6,X8 – Cá thể: C1 3. Thái độ: – GDMT: Từ ĐL III Niu-tơn: tác động xấu đến môi trường thì sẽ nhận lấy hậu quả (tương tác). II. CHUẨN BỊ Gv: Chuẩn bị thêm một số ví dụ về các định luật của Niu-tơn, nhằm tăng niềm tin cho học sinh vào tính đúng đắng của định luật. III. PHƯƠNG PHÁP IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp:(2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (13 phút): Phát biểu được định nghĩa tổng hợp lực, phân tích lực và quy tắc hình bình hành? + Vận dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của 2 lực đồng quy, phân tích một lực thành 2 lực đồng quy theo các phương cho trước. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu định luật I Niu-tơn.(15 phút) Các năng lực cần đạt Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản P2- mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó. à Mô tả lại TN lịch sử của Ga-li-lê X8- tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí àtrả lời câu hỏi K1- Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản. Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí. à Để phát biểu và ghi nhận định luật I K3- Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tậpàđể trả lời câu hỏi C1 X6- trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp. – Mô tả lại TN lịch sử của Ga-li-lê + Vì sao viên bi không lăn đến độ cao ban đầu? + Khi giảm h2 đoạn đường mà viên bi lăn được sẽ thế nào? + Nếu đặt máng 2 nằm ngang, quãng đường hòn bi lăn được sẽ thế nào so với lúc đầu? + Làm thí nghiệm theo hình 10.1c SGK. + Nếu máng 2 nằm ngang và không có ma sát thì hòn bi sẽ chuyển động như thế nào? – Vậy có phải lực là nguyên nhân của chuyển động không? – Giảng về sự khái quát hoá của Niu-tơn thành nội dung định luật I Niu-tơn. – Em hãy phát biểu lại định luật như SGK. – Khái niệm quán tính đã được học ở lớp 8. -Theo ĐL I thì chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quántính. – Vậy quán tính là gì? Trả lời câu C1 – Quan sát hình vẽ thí nghiệm và rút ra nhận xét. – Do có ma sát giữa viên bị và máng nghiêng. – Viên bi đi được đoạn đường xa hơn. – Suy luận cá nhân hoặc trao đổi nhóm để trả lời: (sẽ dài hơn lúc đầu) – Lăn mãi mãi – Không – Hs phát biểu và ghi nhận định luật I – Hs nhắc lại (nếu được) -Xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. – HS trả lời I. Định luật I Niu-tơn 1.Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê (1) (2) (1) (2) (1) (2) * Nếu không có ma sát và nếu máng (2) nằm ngang thì hòn bi sẽ lăn với vận tốc không đổi mãi mãi 2. Định luật I Niu-tơn Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. thì 3. Quán tính Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. * Định luật I gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính. Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật II Niu-tơn.(10 phút) Các năng lực cầnđạt Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản K3- Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tậpà để trả lời các câu hỏi và câu hỏi C2,C3. K1- Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản. à để phát biểu nội dung định luật II niu tơn. P5- Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí à để viết CT ĐL II Niu Tơn. X5-Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ). – Muốn gây ra gia tốc cho vật ta phải có lực tác dụng lên vật đó. Nếu ta đẩy một thùng hàng khá nặng trên đường bằng phẳng. Theo em gia tốc của thùng hàng phụ thuộc vào những yếu tố nào? – Khái quát thành câu phát biểu về gia tốc của vật? – Giảng về sự khái quát của Niu- tơn thành nội dung định luật II. – Nếu nhiều lực tác dụng lên vật thì ĐL II được áp dụng như thế nào? – Ở lớp 6 em hiểu khối lượng là gì? – Qua nội dung ĐL II, khối lượng còn có ý nghĩa gì khác? -Trả lời câu C2 (SGK)? – Nhận xét câu trả lời của hs – Thông báo tính chất của khối lượng (2 tính chất) – Trả lời câu C3(SGK)? – HS trả lời + m càng lớn thì a càng nhỏ + a và F cùng hướng. – HS phát biểu: gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. – F lúc này là hợp lực – Là đại lượng chỉ lượng vật chất của một vật – HS trả lời – Lắng nghe và ghi nhận. – HS trrả lời II. Định luật II Niu-tơn 1. Định luật II Niu-tơn Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. hay – Trong đó: a: là gia tốc của vật (m/s2) + F: là lực tác dụng (N) + m: khối lượng của vật (kg) Trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì là hợp lực của tất cả các lực đó. 2. Khối lượng và mức quán tính a. Định nghĩa Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. b. Tính chất của khối lượng. – Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mọi vật. – Khối lượng có tính chất cộng Hoạt động 3 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Các năng lực cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức vật lý à Tóm tắt lại kiến thức K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập à Làm bài tập vận dụng X5- X6: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nlàm việc nhóm ). Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp. à Để hoàn thành bài tập vận dụng + GV yêu cầu HS tóm tắt lại nội dung chính của bài. + Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập SGK và ghi các BT do GV đưa ra. + Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau. Lĩnh hội kiến thức và thực hiện các yêu cầu của GV: – Tóm tắt những kiến thức cơ bản. – Làm bài tập – Ghi các bài tập về nhà. – Chuẩn bị bài mới.(ĐL III Niu Tơn) V. PHỤ LỤC Câu 1: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì. A. Vật dừng lại ngay B. Vật đổi hướng chuyển động C. Vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3m/s Chọn câu đúng. Câu 2: Câu nào đúng. A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật. VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Giải Bài Tập Vật Lý 10 Bài 10: Ba Định Luật Niu
Bài tập Vật lý 10 trang 64, 65 SGK
Giải bài tập Vật lý 10 bài 10
Giải bài tập Vật lý 10 bài 10: Ba định luật Niu-tơn là tài liệu hay đã được chúng tôi tổng hợp để phục vụ các em học sinh học tập một cách hiệu quả hơn môn Vật lý lớp 10 bài 10. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.
Giải bài tập Vật lý 10 bài 10: Ba định luật Niu-tơn
Bài 1 (trang 64 SGK Vật Lý 10): Phát biểu định luật I Niu – Tơn. Quán tính là gì?
Lời giải:
– Định luật I Niu – Tơn: Nếu mỗi vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Quán tính: là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
Bài 2 (trang 64 SGK Vật Lý 10): Phát biểu và viết hệ thức của định luật II Niu – tơn.
Lời giải:
Định luật II Niu – Tơn: Gia tốc của vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Bài 3 (trang 64 SGK Vật Lý 10): Nêu định luật và các tính chất của khối lượng.
Lời giải:
Tính chất của khối lượng:
– Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
– Khối lượng có tính chất cộng.
Bài 4 (trang 64 SGK Vật Lý 10): Trọng lượng của một vật là gì? Viết công thức của trọng lực tác dụng lên một vật.
Lời giải:
Trọng lượng của một vật là lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật, gây cho vật gia tốc rơi tự do.Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật.
Công thức của trọng lực tác dụng lên một vật:
Bài 5 (trang 64 SGK Vật Lý 10): Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Niu – Tơn.
Lời giải:
Định luật III Niu – Tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lên vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều nhưng đặt vào hai vật khác nhau:
– Một trong hai lực trên gọi là lực tác dụng, thì lực kia gọi là phản lực.
– Lực và phản lực là hai lực trực đối không cân bằng.
Bài 6 (trang 64 SGK Vật Lý 10): Nêu những đặc điểm của cặp “lực và phản lực” trong tương tác giữa hai vật.
Lời giải:
Đặc điểm của cặp “lực và phản lực” trong tương tác giữa hai vật là:
– Lực và phản lực là hai lực trực đối không cân bằng.
– Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
– Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều, gọi là hai lực trực đối.
– Lực và phản lực không phải là hai lực cân bằng vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Bài 7 (trang 65 SGK Vật Lý 10): Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó bị mất đi thì:
A. Vật dừng lại ngay
B. Vật đổi hướng chuyển động
C. Vật tiếp tục chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại
D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.
Chọn đáp án đúng.
Lời giải:
Bài 8 (trang 65 SGK Vật Lý 10): Câu nào đúng?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên .
B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.
Lời giải:
Chọn D.
Bài 9 (trang 65 SGK Vật Lý 10): Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao có thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng một lực lên nó?
Lời giải:
Bàn tác dụng lên vật một lực cân bằng với trọng lực tác dụng lên vật làm cho hợp lực tác dụng lên vật bằng không, vật nằm yên.
Bài 10 (trang 65 SGK Vật Lý 10): Trong các cách viết hệ thức của định luật II Niu – tơn sau đây, cách viết nào đúng?
Lời giải:
Chọn C.
Bài 11 (trang 65 SGK Vật Lý 10): Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s2.
A. 1,6 N, nhỏ hơn
B. 16 N, nhỏ hơn
C. 160 N, lớn hơn
D. 4 N, lớn hơn.
Lời giải:
– Chọn B
– Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.
Áp dụng định luật II Newton ta có:
Bài 12 (trang 65 SGK Vật Lý 10): Một quả bóng, khối lượng 0,50 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,020 s. Quả bóng bay đi với tốc độ.
A. 0,01 m/s
B. 0,1 m/s
C. 2,5 m/s
D. 10 m/s.
Lời giải:
Chọn D
Áp dụng định luật II Niu-tơn ta có:
Bài 13 (trang 65 SGK Vật Lý 10): Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn? Ô tô nào nhận được gia tốc lớn hơn? Hãy giải thích.
Lời giải:
Nhiều bạn có thể nghĩ là ô tô con chịu lực lớn hơn. Nhưng thực tế thì hai xe đều chịu tác động lực giống nhau (theo định luật II Newton).
Ô tô nhỏ nhận được gia tốc lớn hơn vì gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng.
Bài 14 (trang 65 SGK Vật Lý 10): Để xách một túi đựng thức ăn, một người tác dụng vào túi một lực bằng 40 N hướng lên trên. Hãy miêu tả “phản lực” (theo định luật III) bằng cách chỉ ra.
a. Độ lớn của phản lực.
b. Hướng của phản lực.
c. Phản lực tác dụng lên vật nào?
d. Vật nào gây ra phản lực này?
Lời giải:
a. Theo định luật III Newton
b. Hướng xuống dưới (ngược với chiều người tác dụng).
c. Tác dụng vào tay người.
d. Túi đựng thức ăn.
Bài 15 (trang 65 SGK Vật Lý 10): Hãy chỉ ra căp “lực và phản lực” trong các tình huống sau:
a. Ô tô đâm vào thanh chắn đường;
b. Thủ môn bắt bóng;
c. Gió đập vào cánh cửa.
Lời giải:
a. Lực mà ô tô tác dụng (đâm) vào thanh chắn, theo định luật III Niu-tơn, thanh chắn phản lại một lực tác dụng vào ô tô.
b. Lực mà thủ môn tác dụng vào quả bóng và phản lực của quả bóng tác dụng vào tay thủ môn.
c. Lực của gió tác dụng vào cánh cửa và phản lực của cánh cửa tác dụng vào gió.
Giáo Án Ngữ Văn 10 Tiết 17, 18: Đọc Văn Ra Ma Buộc Tội
Phân môn : đọc văn Tiết 17 – 18 Soạn ngaỳ : 16/9/10 RA MA BUỘC TỘI -Trích Ramayana-Sử thi Ấn Độ- I- MUÏC TIEÂU BAØI HOÏC : 1. Kiến thức Giuùp HS : Qua hai nhaân vaät Rama vaø Xita, hieåu ñöôïc quan nieäm cuûa AÁn Ñoä coå ñaïi veà ngöôøi, anh huøng, ñöùc vua maãu möïc vaø ngöôøi phuï nöõ lyù töôûng. – Thaáy ñöôïc ngheä thuaät theå hieän nhaân vaät cuûa söû thi Ra ma ya na. Qua giọng kể 2. Kĩ năng – Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại – Phân tích tâm lí , tính cách, sự phát triển của xung đột nhân vật 3. Tư tưởng, tình cảm – Yêu quý phẩm hạnh con người Học tập tính thủy chung son sắt của người Ấn Độ xưa II- THIẾT BỊ, PHÖÔNG TIEÄN DAÏY HOÏC : 1. GV : – Phöông tieän : – SGK, Baøi thieát keá , Tranh ảnh về Ấn Độ và sử thi Rama 2. HS :Đọc và soạn bài , chuẩn bị tư liệu , phiếu học tập III- TIEÁN TRÌNH BAØI HOÏC : 1- Kieåm tra baøi cuõ : Cho HS kiểm tra bài 15 phút với 4 đề trắc nghiệm (15p) 2- Giôùi thieäu baøi môùi :2p Neáu ngöôøi anh huøng OÂ ñi xeâ trong söû thi Hilaïp ñöôïc ca ngôïi veà söùc maïnh cuûa trí tueä, loøng duõng caûm, Ñam San trong söû thi Taây Nguyeân Vieät Nam laø ngöôøi anh huøng chieán ñaáu vôùi caùc tuø tröôûng thuø ñòch, vì muïc ñích rieâng giaønh laïi vôï ñoàng thôøi baûo veä cuoäc soáng bình yeân cuûa buoân laøng thì Rama laø ngöôøi anh huøng trong söû thi AÁN Ñoä laïi ñöôïc ca ngôïi bôûi söùc maïnh cuûa ñaïo ñöùc, loøng töø thieän vaø danh döï caù nhaân. Ñeå thaáy roõ ñieàu naøy, chuùng ta tìm hieåu ñoaïn trích “Ra ma buoäc toäi” trích söû thi Ramayana cuûa Vanmiki . 3- Tổ chức dạy học (55 p) HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV & HS YEÂU CAÀU CAÀN ÑAÏT Hoạt động 1 :Tìm hiểu chung Mục tiêu : Hiểu và nhận thức đầy đủ về sử thi Ấn Độ Tóm tắt được cốt truyện Nêu ý nghĩa của sử thi Rama Tổ chức thực hiện Thao tác 1: Sử thi Ấn Độ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về sử thi Ấn Độ + GV: Cho biết nội dung phần tiểu dẫn giới thiệu vấn đề gì? + HS: Phát biểu. + GV: Chốt lại vấn đề. Thao tác 2: Tóm tắt sử thi Hoïc sinh ñoïc phaàn toùm taét trong SGK Gv chốt lại (SGK ) Thao tác 3: Đoạn trích GV : Em haõy cho bieát vò trí cuûa ñoaïn trích trong boä söû thi ? Hoïc sinh ñoïc vaên baûn ? Cho bieát ñoaïn trích coù theå chia laøm maáy phaàn ? YÙ cuûa töøng phaàn ? HS lần lượt trả lời * Kết luận : – GV định hướng chung – HS ghi nhận Hoạt động 2 : Đọc hiểu Mục tiêu : Hiểu về nội dung và nghệ thuật của Ramma Hiểu về ngôn ngữ nghẹ thuật qua diễn biên stâm trạng của Rama Hiểu tâm sự của XiTa và thái độ chung thủy Sự cchứng giám cho tình yêu thủy chung – thần lửa Anhi Tổ chức thực hiện Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu :Diễn biến tâm trạng, thái độ của Rama HS cho bieát hoaøn caûnh dieãn ra cuoäc gaëp gôõ giöõa Rama vaø Xita? HS trả lời * GV chốt lại – HS ghi bài GV gợi mở : Sau khi chieán thaéng quyû vöông Varana cöùu Xita,Rama noùi vôùi taát caû moïi ngöôøi veà thaéng lôïi cuûa mình vaø söû hoaøi nghi veà loøng chung thuûy cuûa Xita. Taâm traïng cuûa Rama ñöôïc Van mi ki boäc loä roõ qua lôøi noùi, thaùi ñoä vôùi Xi ta vôï cuûa chaøng. Em cho bieát caûm nhaän cuûa em veà nhöõng lôøi leõ ñoù ? HS suy nghĩ và trả lời GV nhận định lại : Gioïng ñieäu cuûa Rama coù luùc trang troïng, cao caû ñaày veû töï haøo (khi noùi veà chieán thaéng cuûa mình), coù luùc gay gaét, giaän döõ, coù luùc thoâ baïo, taøn nhaãn nhö muoán truùt taát caû ra cho haû giaän (khi noùi vôùi Xita ) ? Thaùi ñoä cuûa Rama vôùi Xita ntn ? – HS trả lời theo cách hiểu * Kết quả : GV giảng : Do quaù ghen tuoâng Rama ñaõ maát ñi veû saùng suoát cuûa vò minh quaân. Chaøng ñay ñi ñay laïi vieäc Xita ñaõ ôû trong voøng tay cuûa quyû vöông Ravana. Vaø tuyeân boá khoâng caàn ñeán Xita, coi reû phaåm haïnh, khinh bæ tö caùch cuûa ngöôøi phuï nöõ nhö Xita. ? Tröôùc haønh ñoäng böôùc vaøo löûa cuûa Xita Rama toû thaùi ñoä gì ? Nhö vaäy taâm traïng Rama theå hieän nhö theá naøo qua ñoaïn trích ? – HS phát biểu ý kiến * Gv định hướng – HS ghi bài Thao tác 2 : Tâm trạng Xita GV hỏi : Tröôùc lôøi buoäc toäi laïnh luøng, taøn nhaãn cuûa choàng, Xita ñaõ rôi vaøo tình caûnh nhö theá naøo ? Naøng ñaõ duøng nhöõng lôøi leõ nhö theá naøo ñeå thuyeát phuïc chaøng, tin vaøo loøng chung thuûy cuûa mình ? Lôøi leõ cuõng khoâng lay chuyeån ñöôïc söï hoaøi nghi quaù lôùn trong Rama Xita ñaõ hoaït ñoäng nhö theá naøo ? HS lần lượt suy nghĩ trả lời * Kết quả : GV định hướng lại ý chính – HS ghi bài * Gv gợi mở : Caûm nhaän cuûa em veà nhaân vaät Xita? HS phát biểu theo suy nghĩ GV định hướng chung Thao tác 3: Nghệ thuật GV : Ñoaïn trích cho thaáy neùt ngheä thuaät naøo ñoäc ñaùo ñöôïc Vanmiki söû duïng ? Nhaân vaät bò ñaët vaøo tình theá hieåm ngheøo buoäc phaûi löïa choïn. HS phát biểu và chỉ ra Kết luận chung: – Gv định hướng -HS ghi bài Hoạt động 3: Tổng kết Mục tiêu : NhẬN thức rút ra ý nghĩa bài học cho bản thân Hiểu dược sử thi và giá trị nhân phẩm con người Hiểu được danh dự và phẩm giá Tổ chức thực hiện Gv Giáo dục ý thức và kĩ năng sống cho HS : Phẩm hạnh người phụ nữ HS lắng nghe – HS ñoïc phaàn ghi nhôù SGK. * Kêết luận chung – HS ghi nhớ bài I- Tieåu daãn : SGK 1- Veà söû thi AÁn Ñoä : – Ra ma ya na và Mahabharata là 2 bộ sử thi Ấn Độ nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng, lâu bền trong văn hóa, văn học Ấn Độ cũng như nhiều nước Đông Nam Á – Ra ma ya na được hình thành khoảng TK III TCN. Sau đó được Vanmii ki hoàn thiện cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. – Ramaya na gồm 24.000 câu thơ đôi. 2- Toùm taét söû thi Ramayana – Bước ngoặt cuộc đời – Xung đột giữa tình yêu và hạnh phúc – Hạnh phúc 3- Ñoaïn trích a). Vò trí : Ñoaïn trích naèm ôû khuùc ca thöù 6 chöông 79 cuûa boä söû thi. b). Boá cuïc. Ñoaïn trích goàm 2 phaàn : – Phaàn 1 : Töø ñaàu ñeán “Ravana ñaâu coù chòu laâu ñöôïc” :dieãn bieán taâm traïng cuûa Rama. – Phaàn 2 : Coøn laïi :dieãn bieán taâm traïng Xita. II- Tìm hieåu ñoaïn trích 1- Dieãn bieán taâm traïng Rama -Qua ngoân ngöõ, gioïng ñieäu : + Lôøi leõ trònh troïng oai nghieâm cuûa baäc quaân vöông : “ta” – “phu nhaân cao quyù”. + Lôøi leõ laïnh luøng, phuõ phaøng, beâu rieáu Xi ta tröôùc maët moïi ngöôøi “phaûi bieát chaécnghi ngôø ñöùc haïnh cuûa naøng”. – Qua thaùi ñoä: + Xem thöôøng , xuùc phaïm ñeán phaåm haïnh cuûa Xi ta + Xua ñuoåi Xita – Tröôùc haønh ñoäng cao caû cuûa Xita (vaøo löûa). + Rama ngoài caâm laëng “maët daùn xuoáng ñaát”. + Rama teâ daïi “nom chaøng khuûng khieáp nhö thaàn cheát”. 2- Taâm traïng Xita – Raèn vaët, ñau xoùt “ñau ñôùn ñeán ngheït thôû”,”nhö thaân daây leo bò voøi voi quaät naùt” – Xaáu hoå, muoán “choân vuøi caû caùi hình haøi cuûa mình”. – Suy suïp tinh thaàn saâu saéc. – Duøng lôøi leõ dòu daøng, ngoït ngaøo keå caû chæ chích ñeå thanh minh cho loøng trinh baïch cuûa mình. – Xi ta duõng caûm böôùc vaøo giaøn hoûa thieâu. èXita laø bieåu töôïng ñeïp veà ngöôøi phuï nöõ Aán Ñoä vôùi ñöùc haïnh saùng ngôøi vaø loøng thuûy chung son saét. 3- Vaøi neùt veà ngheä thuaät: – Ngheä thuaät mieâu taû taâm lí nhaân vaät tinh teá. – Xaây döïng tình huoáng ñaày kòch tính III- Ghi nhôù : SGK (trang 60) 4- Cuûng coá : (3 p) – Hoaøn caûnh dieãn ra “Rama buoäc toäi” – Ñaïo ñöùc , phaåm haïnh cuûa nhaân vaät theå hieän qua ñoaïn trích. 5- Daën doø : (2 p) Học bài và phân tích thái độ, tâm trạng Rama và Xita – Làm bài tập 1,2,3,4 sách bài tập Ngữ văn 10/ tập1 – Soạn bài : “Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự” Câu hỏi: 1. Em hiểu thế nào là tự sự, sự việc, sự việc tiêu biểu, chi tiết và chi tiết tiêu biểu? 2. Trả lời các câu hỏi trong phần thực hành của SGK. 3. Từ những bài tập thực hành đó, em hãy nêu cách chọ sự việc và chi tiết tiêu biểu cho mậotbài văn tự sự?
Giải Bài Tập Vật Lí 10
Giải Bài Tập Vật Lí 10 – Bài 32: Chuyển động bằng phản lực. Bài tập về định luật bảo toàn động lượng (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
Câu c1 (trang 149 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Khi ta bước từ một thuyền nhỏ lên bờ thì thuyền lùi lại. Hãy giải thích.
Lời giải:
Lực đẩy Ac-si-mét cân bằng với trọng lực của “người + thuyền” nên hệ là hệ kín có tổng động lượng trước khi người bước lên bằng 0.
Khi người nhảy lên bờ, người đó có vận tốc v →, thuyền có vận tốc →
Tổng động lượng của người và thuyền khi đó là:
Vậy thuyền chuyển động ngược hướng của người, tức lùi ra xa bờ
Câu c2 (trang 150 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Tại sao máy bay cánh quạt lại không thể coi là máy bay phản lực?
Lời giải:
Máy bay cánh quạt bay được là nhờ động cơ cánh quạt. Máy bay cánh quạt không thể coi là máy bay phản lực vì nó chuyển động nhờ phản lực của không khí tác dụng vào cánh quạt chứ không phải bằng cách phụt hỗn hợp khí cháy về phía sau.
Vì vậy máy bay cánh quạt phải có môi trường là không khí thì mới bay được.
Câu 1 (trang 153 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Trình bày nguyên tắc của chuyển động bằng phản lực. cho ví dụ
Lời giải:
* Trong một hệ kín, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì theo định luật bảo toàn động lượng, phần còn lại của hệ phải chuyển động theo hướng ngược lại. Chuyển động theo nguyên tắc như trên gọi là chuyển động bằng phản lực.
* Ví dụ: thổi cho bong bóng (cao su) căng to rồi thả cho không khí bên trong quả bóng phụt ra ngoài, ta thấy phần vỏ bóng sẽ phụt về hướng ngược lại với tốc độ rất lớn.
Câu 2 (trang 153 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Mô tả và giải thich chuyển động của loài sứa và loài mực trong nước.
Lời giải:
HDTL: khi muốn chuyển động, loài sứa và mực đẩy nước từ trong lòng ra ngoài (qua các túi hoặc các ống) tạo ra phản lực giúp chúng chuyển động về phía ngược lại.
Câu 3 (trang 153 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Nêu đặc điểm khác nhau giữa động cơ phản lực của máy bay và tên lửa. Vai trò của tên lửa vũ trụ quan trọng như thế nào?
Lời giải:
* Động cơ của máy bay phản lực và của tên lửa đều hoạt động với cùng một nguyên tắc là chuyển động bằng phản lực. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là:
+ Động cơ phản lực có mang theo chất ôxi hoá để đốt cháy nhiên liệu, do đó nó có thể chuyển động trong chân không giữa các thiên thể, trong khi đó máy bay phản lực chỉ sử dụng tuabin nén để hút, nén không khí nhờ đó có thể đốt cháy nhiên liệu và cũng chính vì vậy máy bay phản lực chỉ hoạt động được trong phạm vi không gian có không khí mà thôi.
+ Để thay đổi hướng chuyển động, các tên lửa vũ trụ thường phải có một số động cơ phụ, điều này khác với máy bay phản lực.
* Ở động cơ, tên lửa, nhiên liệu được dự trữ sẵn trong các ngăn chứa nhiên liệu, do đó có thể cho phép tên lửa hoạt động trong môi trường chân không của vũ trụ mà không cần lấy oxi từ bên ngoài.
Chính nhờ đặc điểm này mà tên lửa là phương tiện duy nhất (hiện nay) giúp con người chinh phục vũ trụ, thám hiểm mặt trăng,..
Bài 1 (trang 153 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m 1 = 300g và m 2 = 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược chiều nhau với các vận tốc tương ứng v 1 = 2m/s và v 2 = 0,8m/s. Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Tìm độ lớn và chiều của vận tốc này. Bỏ qua mọi lực cản.
Lời giải:
Gọi v là vận tốc chung của hai xe sau va chạm.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe khối lượng m 1 trước va chạm.
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta được:
Vì v < 0 nên ta kết luận sau va chạm hai xe chuyển động ngược chiều dương, tức ngược hướng chuyển động so với hướng xe m 1 trước va chạm.
Bài 2 (trang 153 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Một tên lửa có khối lượng tổng cộng M = 10t đang bay với vận tốc V = 200m/s đối với Trái Đất thì phụt ra phía sau (tức thời) khối lượng khí m = 2t với vận tốc v = 500m/s đối với tên lửa. Tìm vận tốc tức thời của tên lửa sau khi phụt khí với giả thiết toàn bộ khối lượng khí được phụt ra cùng lúc.
Lời giải:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tên lửa.
Gọi V là tốc độ của tên lửa trước khi khí phụt ra sau.
V’ là vận tốc của tên lửa ngay sau khi khí phụt ra sau với vận tốc v đối với tên lửa.
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có: M.V = (M – m).V’ + m.v’ (*).
Với v’ là vận tốc khí phụt ra đối với Trái Đất.
v’ = V – v = 200 -500 = -300m/s.
Thay số vào phương trình (*)ta được:
Bài 3 (trang 153 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Một viên đạn có khối lượng m = 2kg khi bay đến điểm cao nhất của quỹ đạo parabol với vận tốc v = 200m/s theo phương nằm ngang thì nó thành hai mảnh. Một mảnh có khối lượng m 1 = 1,5kg văng thẳng đứng xuống dưới với vận tốc v 1 cũng bằng 200m/s. Hỏi mảnh kia bay theo hướng nào và với vận tốc bao nhiêu?
Lời giải:
Trong đó: p →là động lượng viên đạn trước khi nổ, hướng nằm ngang.
Độ lớn: p = m.v = 2.200 = 400kg.m/s
→là động lượng mảnh 1, hướng thẳng đứng xuống dưới.
Áp dụng quy tắc hình bình hành, ta vẽ được như hình bên.
Ta có:
tanα = p 1/p = 300/400 = 3/4 → α = 37 o
Vậy hướng mảnh hai bay với vận tốc v 2 = 1000m/s và hợp với phương ngang một góc 37 o và chếch lên.
Bạn đang xem bài viết Giáo Án Vật Lí 10 Tiết 17 Bài 10: Ba Định Luật Niu trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!