Xem Nhiều 5/2023 #️ Giáo Án Ngữ Văn Lớp 8 Tiết 5 &Amp; 6: Văn Bản: Trong Lòng Mẹ (Trích Những Ngày Thơ Ấu) # Top 11 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 5/2023 # Giáo Án Ngữ Văn Lớp 8 Tiết 5 &Amp; 6: Văn Bản: Trong Lòng Mẹ (Trích Những Ngày Thơ Ấu) # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn Lớp 8 Tiết 5 &Amp; 6: Văn Bản: Trong Lòng Mẹ (Trích Những Ngày Thơ Ấu) mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày giảng: /8/2011 Bài 2 -Tiết 5. Văn bản: TRONG LÒNG MẸ. (Trích Những ngày thơ ấu) – Nguyên Hồng- I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: – Khái niệm thể loại hồi kí – Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ – Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật – Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng. 2. Kỹ năng: – Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một văn bản hồi kí – Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện. 3. Thái độ: – Giáo dục tình cảm yêu thương, đùm bọc, chân thành, đồng cảm với nỗi đau của mọi người (chú bé Hồng). II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. Xác định giá trị bản thân: trân trọng tình cảm gia đình, tình mẫu tử, biết cảm thong với nỗi bất hạnh của người khác. III. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Chân dung nhà văn Nguyên Hồng. -Bức tranh trong sgk (phóng to): Sử dụng cho học sinh quan sát và trình bày cảm nhận của mình. 2. Học sinh: Đọc, tóm tắt, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. IV. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại. V. Tổ chức giờ học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: Hỏi: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” ngày đầu tiên đến trường? 3. Bài mới: *Khởi động:1’ Nhà văn Nguyên Hồng luôn hướng ngòi bút vào những người cùng khổ, gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần ấy là tác phẩm “Những ngày thơ ấu” mà hôm nay chúng ta tìm hiểu đoạn trích Trong lòng mẹ. *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểuvăn bản. – Mục tiêu: HS nắm được nội dung văn bản, giải thích các từ khó, tìm hiểu nhân vật bà cô. – Thời gian: Hoạt động của thầy-trò Nội dung – GV hướng dẫn: giọng đọc bà cô (nghiệt ngã, cay độc), bé Hồng (dè dặt, đề phòng….). Giáo viên: Đọc mẫu. Học sinh đọc. GV nhận xét. GV: Tóm tắt nội dung đoạn trích? Hỏi: Trình bày hiểu biết của em về tác giả? Giáo viên: Sử dụng tranh chân dung tác giả. MR: Ông là người rất bình dị trong sinh hoạt: Anh bình dị đến như lập dị. áo quần ư? Rách vá có sao đâu? Nguyên Hồng là người giàu tình cảm, dẽ xúc động, dễ rung động, có trái tim nhạy cảm.Trong khi nói về các nhân vật của mình nhà văn nhiều lần đã khóc vì họ. Đúng như nhà thơ Đào Cảng đã viết: “Dễ xúc động anh thường hay dễ khóc Trải đau nhiều nên thương cảm nhiều hơn”. – Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Hỏi: Kể tên những tác phẩm chính của ông? – Bỉ vỏ – tiểu thuyết- 1938 – Những ngày thơ ấu – 1938 – Trời xanh – tập thơ- 1960 – Cửa biển- bộ tiểu thuyết. – Núi rừng Yên Thế. – Bước đường viết văn – Hồi kí 1970 Hỏi: Em biết gì về tập tiểu thuyết Những ngày thơ ấu? (Thể loại, ngôi kể). (Ngôi thứ nhất-chính là tác giả kể chuyện đời mình một cách trung thực và chân thành). Giải thích từ “rất kịch”? “Tha hương cầu thực” có nghĩa là gì? Hướng dẫn hs tìm hiểu Bố cục Vân bản Hỏi: Đoạn trích chia mấy phần? Nội dung từng phần? HS: -Từ đầungười ta hỏi đến chứ: Cuộc trò chuyện của bé Hồng với bà cô. -Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con bé Hồng. Hỏi: Đoạn trích có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai? Trả lời: Bà cô, bé Hồng, mẹ bé Hồng. Bé Hồng là nhân vật chính. Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản Hỏi: Cảnh ngộ của bé Hồng được giới thiệu như thế nào? Hỏi: Qua cảnh ngộ đó em hiểu gì về tình cảnh của bé Hồng? Trả lời: Sống thiếu thốn tình cảm. GV:Khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cô đối với mẹ, bé Hồng có phản ứng và tâm trạng như thế nào? Hỏi: Mới đầu khi nghe cô hỏi, hình ảnh người mẹ sống dậy trong kí ức chú bé như thế nào? Giáo viên: Tính cách bà cô bộc lộ qua 3 bước- tương ứng với cuộc đối thoại. Giờ này ta dừng lại tìm hiểu tính cách bà cô ở bước 1. HS đọc: “Một hômcho tôi lấy một đồng quà. Hỏi: Bà cô bé Hồng xuất hiện trước mắt bé Hồng như thế nào? HSTL-GV chốt Hỏi: Miệng hỏi như vậy nhưng nét mặt bà cô hiện lên như thế nào? Hỏi: Hồng nhận ra điều gì trong ý nghĩ của bà cô? Hỏi: Em có nhận xét gì về lời nói và thái độ của bà cô? Qua đó em hiểu gì về thái độ của bà cô? Bình: Cử chỉ đầu tiên của bà cô là cười hỏi cháu-nụ cười và câu hỏi có vẻ quan tâm, thương cháu, lại đánh vào tính thích chuyện mới lạ,thích đi xa khiến người đọc vội vàng lầm tưởng là một bà cô tốt bụng, thương chị, thương cháu nhưng chính bé Hồng bằng sự nhạy cảm và thông minh đã nhận ra những “rắp tâm tanh bẩn” của bà cô. 1. Đọc. a) Tác giả : – Nguyễn Nguyên Hồng (1918-1982), quê Nam Định. – Là nhà văn của những người cùng khổ, có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, thơ, kí b) Tác phẩm : – Những ngày thơ ấu: Hồi kí (tự sự) gồm 9 chương. – Đoạn trích thuộc chương IV. c) Chú thích:1, 2, 5, 8, 14, 17. -Hồi kí: thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng kiến. II. Bố cục: 2 phần. III. Tìm hiểu văn bản. 1, Cảnh ngộ của bé Hồng: -Mồ côi bố, cái mũ trắng của bé Hồng còn “quấn băng đen”. -Mẹ tha phương cầu thực mãi chưa về. -Sống nhờ gia đình bên nội. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà:3’ Hỏi: Tóm tắt đoạn trích “Trong lòng mẹ”? -Học bài, nắm nội dung. Chuẩn bị tiếp các câu hỏi 2, 3, 4 (SGK); xem bài tập luyện tập. ******************************************** Ngày soạn: /8/2011 Ngày giảng: /8/2011 Bài 2 -Tiết 6: Văn bản : TRONG LÒNG MẸ. ( Tiếp) (Trích Những ngày thơ ấu) – Nguyên Hồng- I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: – Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ – Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật – Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng. 2. Kỹ năng: – Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một văn bản hồi kí – Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện. 3. Thái độ: – Giáo dục tình cảm yêu thương, đùm bọc, chân thành, đồng cảm với nỗi đau của mọi người (chú bé Hồng). II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. Xác định giá trị bản thân: trân trọng tình cảm gia đình, tình mẫu tử, biết cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác. III. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Chân dung nhà văn Nguyên Hồng. -Bức tranh trong sgk (phóng to): Sử dụng cho học sinh quan sát và trình bày cảm nhận của mình. 2. Học sinh: Đọc, tóm tắt, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. IV. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại. V. Tổ chức giờ học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: Tóm tắt đoạn trích “Trong lòng mẹ”? 3. Bài mới: *Khởi động:1’ Giờ trước chúng ta đã thấy đựơc bộ mặt tàn nhẫn của bà cô ở bước một và bộ mặt đó được bộc lộ rõ hơn trong hai bước tiếp theo, còn nỗi đau của bé Hồng ra sao và tình cảm của bé Hồng đối với mẹ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài hôm nay. *Hoạt động 1. Hướng dẫn HS đọc-tìm hiểu văn bản – Mục tiêu: HS nhận biết được tính cách của các nhân vật – Thời gian: Hoạt động của thầy-trò Nội dung chính. .Dẫn dắt: Không để tình thương yêu và lòng kính trọng mẹ bị xâm phạm đến, chú bé Hồng đã ứng đối rất thông minh, đầy tự tin: “Không! Cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”. Hỏi: Sau câu trả lời của bé Hồng, bà cô lại hỏi gì? Nét mặt và thái độ của bà ra sao? Hỏi: Khi bà cô nói: “vào mà thăm em bé” là cốt muốn thông báo cho Hồng điều gì? Trả lời: Mẹ của Hồng chưa đoạn tang thầy mà đã chửa đẻ với người khác. Hỏi: Tại sao bà cô lại thông báo cho Hồng biết điều đó? Trả lời: Vì bà muốn hành hạ, nhục mạ đứa bé tự trọng và ngây thơ bằng cách xoáy vào nỗi đau khổ tâm của nó nhằm chia rẽ tình cảm mẹ con. Dẫn dắt: bà vẫn tươi cười kể cho đến khi đứa be uất ức, nức nở, cười dài trong tiếng khóc. Hỏi: Việc bà cô mặc kệ cháu cười dài trong tiếng khóc, vẫn cứ tươi cười kể các chuyện về chị dâu mình, rồi lại đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị, tỏ ra thương xót anh trai. Tất cả những điều đó đã lộ rõ bản chất gì của bà cô? Trả lời: Lạnh lùng, vô cảm tước nỗi đau đớn, xót xa đến phẫn uất của đứa cháu- sự giả dối thâm hiểm đến trắng trợn của bà cô. Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả? Qua đó em hiểu bà cô Hồng là người như thế nào? Hỏi: Em hiểu gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội thực dân nửa phong kiến? Giáo viên: Bà cô của be Hồng là một người đàn bà lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đó là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người tàn nhẫn, héo khô cả tình cảm ruột thịt trong xã hội thực dân nửa phong kiến. HSTL-HS khác nhận xét. GV kết luận Hỏi: Khi xa mẹ, bé Hồng đã nghĩ về mẹ như thế nào? Em hiểu gì về tâm trạng của bé Hồng? Hỏi: Khi nói chuyện với bà cô, bé Hồng đã phát hiện ra điều gì? Thái độ của chú ra sao? Hỏi: Từ sự căm tức đó, Hồng có suy nghĩ gì?Tại sao Hồng lại có ý nghĩ như vậy? Trả lời: “Giá những cổ tụcmới thôi”-Căm tức những tục lệ phong kiến. Hỏi: Em có nhận xét gì về tâm trạng bé Hồng khi nói chuyện với bà cô? Trả lời : Tâm trạng thay đổi theo mức độ từ thấp đến cao. Hỏi: Qua đó em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí của tác giả? Cách tả như vậy cho em hiểu điều gì về nhân vật chú bé Hồng? Hỏi: Vì sao khi chưa đoạn tang bố mà mẹ bé Hồng đã chửa đẻ với người khác, mà bé Hồng không hề căm tức? Trả lời: Vì yêu thương mẹ, thấy được sự vô lí, tàn ác của những cổ tục phong kiến lạc hậu . Hỏi: Bé Hồng đã gặp mẹ trong hoàn cảnh và thời gian nào? Giải thích: ảo ảnh? Hỏi: Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?Cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Hỏi: Khao khát mãnh liệt là thế nên khi gặp mẹ bé Hồng có hành động và tâm trạng như thế nào? Hỏi: Tại sao bé Hồng lại có những cử chỉ như vậy. Gặp mẹ đáng lẽ phải vui nhưng sao bé Hồng lại khóc? Hỏi: Khi được ngồi trong lòng mẹ bé Hồng cảm thấy như thế nào? Hỏi: Nhận xét cách miêu tả của tác giả? Tâm trạng của bé Hồng lúc này như thế nào? Hỏi: Từ những cảm giác ấy, nhà văn đã nhận xét như thế nào? Trả lời : “Phải bé lạiNgười mẹ có một dịu êm vô cùng” Hỏi: Trong suốt mạch truyện lời nhận xét này có ý nghĩa gì? Trong giây phút rạo rực ấy cáI câu của bà cô lại được nhắc lại và bị chìm ngay đi. Trả lời : Vừa khẳng định tình yêu thương vô bờ không có III. Tìm hiểu văn bản. 2.Nỗi cô đơn và niềm khát khao tình mẹ của chú bé Hồng: – Mới đầu nghe người cô hỏi lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ. – Sau lời hỏi thứ 2 lòng chú bé càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay. – Lần thứ 3 nước mắt tôi dòng dòng rớt xuống 2 bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ – Khi người cô tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. 3. Cảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ: – Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, trèo lên xe, ríu cả chân, khóc nức nở. -Sung sướng, hồi hộp khi được gặp mẹ và bao nhiêu sầu khổ, uất nghẹn bị dồn nén nay được giải toả, vỡ oà ra. +Khi ngồi trong lòng mẹ: Thấy mẹ vẫn đẹp, tươi sáng-cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt *Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tổng kết: – Mục tiêu: HS khái quát nội dung bài học – Thời gian: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ghi nhớ HS đọc ghi nhớ (2em). GV: Chất trữ tình thể hiện ở chi tiết nào? HS: Chất trữ tình trong đoạn trích thể hiện: – Tình huống và nội dung truyện. – Dòng cảm xúc phong phú của Hồn- Cách thể hiện của tác giả. IV. Ghi nhớ (SGK). *Hoạt động 3. Hướng dẫn HS Luyện tập – Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực hành. – Thời gian: Hướng dẫn HS Luyện tập Đọc câu hỏi 5 (sgk), nêu yêu cầu HS làm bài, gọi em khá lên nêu kết quả. HS nhận xét GV nhận xét, bổ sung. V. Luyện tập: Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng, hãy chứng minh qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”. – Nguyên Hồng viết nhiều về người phụ nữ và nhi đồng. Ông dành cho họ tấm lòng chan chứa yêu thương và thái độ nâng niu trân trọng. + Diễn tả thấm thía nỗi cơ cực, tủi nhục mà phụ nữ, nhi đồng phải gánh chịu. + Thấu hiểu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của họ. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà:3’ Qua đoạn trích em thấy tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ là tình cảm như thế nào? Học bài, nắm nội dung phân tích. Làm các bài tập SGK và SBT. Chuẩn bị: Trường từ vựng. Đọc kĩ bài, trả lời câu hỏi SGK. Xem trước các bài tập.

Giáo Án Ngữ Văn 8 Tiết 21

Tiết 21 – 22 Cô bé bán diêm A. Mục tiêu cần đạt 1-Kiến thức: – Giúp h/s khám phá nghệ thuật kể truyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện “cô bé bán diêm”, qua đó An – đéc – xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh. 2-Kỹ năng: – Rèn kỹ năng tóm tắt đọc diễn cảm ,,phân tích nhân vật và hành động qua lời kể, phân tích tác dụng của biện pháp đối lập tương phản,nêu cảm nghĩ về 1 đoạn truyện. 3- Thái độ: Biết yêu thương quý trọng con người đăc biệt là người nghèo khổ. B-Chuẩn bị:- GV:Soạn giáo án,bảng phụ. – HS: Học bài cũ,chuẩn bị bài trước ở nhà B. Tổ chức các hoạt động dạy học * Bước1 : 1-ổn định : 2- Kiểm tra bài cũ : ?Trình bày ngắn gọn nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão Hạc? * Bước2: Bài mới: Hoạt động của GV-HS Kiến thức cơ bản Hoạt động 1 : MT:HS nắm được những nét chính về t/g và t/p, cacgs đọc, túm tắt, thể loại, bố cục PP: Vấn đáp,thuyết trỡnh,nêu vấn đề… -HS đọc chú thích SGK. * ? Trình bày hiểu biết của em về An- đéc- xen? ? Em hiểu gì về đoạn trích “cô bé bán diêm”? .? G/v hướng dẫn cỏch đọc,đọc mẫu 1đoạn – Gọi 2 HS đọc hết văn bản .-Nhận xét . Gv tóm tắt văn bản mẫu: Em bộ mồ cụi mẹ phải đi bỏn diờm trong đờm giao thừa rột buốt. Em chẳng giỏm về nhà vỡ sợ bố đỏnh, đành ngồi nộp vào gốc tường, liờn tục quạt diờm để sưởi. Hết một bao diờm thỡ em bộ chết cúng trong giấc mơ cựng bà nội lờn trời. Sỏng hụm sau mồng 1 tết, mọi người qua đường vẫn than rnhiờn, nhỡn cảnh tượng thương tõm. ? Cho biết thể loại của truyện? ? Theo em đoan trớch cú thể được chia thành mấy phần ? Nội dung từng phần là gỡ? HĐ2 : Hướng dẫn tìm hiểu VB. MT: Thấy được hoàn cảnh và giấc mộng, cỏi chết của em bộ ? ? Gia cảnh cô bé có gì đặc biệt? ? Em thấy gia cảnh của em bộ như thế nào? Theo dõi phần đầu văn bản ? Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa được tác gỉa khắc hoạ ntn? và bằng nghệ thuật gì?Tác dụng? GV treo tranh em bộ bỏn diờm HS quan sỏt trả lời. GV yờu cầu HS chỉ ra nghệ thuật đú. – GV Yờu cầu HS phỏt hiện cỏi hiờn tại – quỏ khứ.(dẫn chứng) HT QK xinh xắn, cú dõy thường xuõn bao quanh – Phong cảnh cụ bộ thiờn nhiờn / / giỏ rột, tuyết rơi đầu trần chõn đất ? Qua tỡm hiểu phần trờn em thấy hỡnh ảnh em bộ bỏn diờm trong đờm giao thừa được hiện lờn ntn? GV: Em bộ trong hoàn cảnh như vậy nhưng khụng nhận được sự quan tõm nào GV tiểu kết tiết 21 chuyển ý sang tiết 2 Phần 2 là phần trọng tâm (có thể chia làm 5 đoạn nhỏ căn cứ vào các lần quẹt diêm) H/s đọc phần 2 ? Chi tiết nào được lặp đi lặp lại trong bài? 5lần quẹt diêm. Vì sao em phải quẹt diêm? G/v bình H. Trong lần quẹt diêm thứ nhất em bé thấy những gì? ? Đó là 1 cảnh tượng như thế nào? ? Điều đó cho thấy mong ước nào của cô bé? ? Em có nhận xét gì về lần mộng tưởng này? H. ở lần thứ hai em đã thấy gì? ? Cảm nhận của em về mộng tưởng của cô bé bán diêm, sau lần quẹt diêm thứ hai ? Thực tế đã thay đổi mộng tưởng như thế nào sau lần quẹt diêm thứ hai? H. Trong lần quẹt diêm thứ ba em có thấy gì? ? Em đọc mơ ước nào từ cảnh tượng ấy? G/v giải thích phong tục đón tết Nô en ở các nước châu âu. H. Có gì đặc biệt trong lần quẹt diêm thứ tư? ? Em bé đã mong ước điều gì và vì sao như vậy? ? Em có suy nghĩ gì về những mong ước của cô bé qua 4 lần quẹt diêm? * Cả 4 lần : Đều là những mong ước chân thành, chính đáng, giản dị, của bất cứ đứa trẻ nào trên thế gian này H. Lần quẹt diêm thứ 5 có gì khác so với 4 lần trước ? ? Em đã nhìn thấy những gì? ? Khi tất cả những que diêm còn lại cháy lên là lúc cô bé bán diêm thấy mình được bay lên cùng bà chẵng còn đói rét,đau buồn nào đe doạ nữa. Điều đó có ý nghĩa gì? ? Tất cả điều kể trên đã nói với chúng ta về em bé như thế nào? * Cô bé bán diêm bị bỏ rơi, đói rét, cô đọc. – Luôn khao khát được ấm no yên vui, thương yêu H. Nhận xột nghệ thuật kể chuyện của An – độc – xen? ? Tình cảm của tác giả đối với em bé? ? Phần cuối của truyện cho ta thấy cảnh tượng gì? GV treo tranh cảnh tượng em bộ chết – phúng to ? Cảnh em bé chết vì giá rét trong đêm giao thừa gợi cho em cảm xúc gì? ? Tình cảm của mọi người đối với cảnh tượng ấy như thế nào? ? Cảm nhận của em về cảnh thương tâm này? Tấm lòng của tác giả muốn gửi gắm qua truyện ngắn này là gì? GV bình: Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết-ghi nhớ. MT:Nắm chắc được ND,NT,ý nghĩa của truyện. PP :vấn đáp,tái hiện,tổng hợp… -Gv nêu câu hỏi HS trả lời. * H/s đọc ghi nhớ I. Tỡm hiểu chung : 1. Tỏc giả : – An – độc – xen (1805 – 1875), là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. 2. Tỏc phẩm : Sỏng tỏc 1948 (trớch gần hết truyện ngắn Cụ bộ bỏn diờm) 3. Đọc – tóm tắt : – Thể loại : Cổ tích. – Bố cục : 3 phần. – Cũn lại (Cỏi chết của cụ bộ) II-Đọc-hiểu văn bản : 1. Hoàn cảnh của cụ bộ bỏn diờm : * Gia cảnh : – Mồ cụi mẹ, bà mất. – Nhà nghốo. – Sống chui rỳc trong một xú tối tăm. – Luụn bị bố mắng nhiếc, chửi rủa. – Phải đi bỏn diờm kiếm sống * Đờm giao thừa: Cụ bộ bỏn diờm Xung quanh – Đầu trần, chõn đất Cửa số mọi nhà – Bụng đúi rột sỏng rực ỏnh đốn gốc tường ngỗng quay – Khụng giỏm về nhà (sợ bố đỏnh) / / Thiếu thốn, đúi rột Vui vẻ, ấm ỏp sợ hói no đủ b. Thực tế và mộng tưởng Mộng tưởng ước mong Thực tại – L1: lũ sưởi được sưởi ấm em đang rột – L2: bàn ăn thịnh soạn được ăn no em đang đúi – L3: cõy thụng nụ en được vui chơi em đang buồn tủi, cụ độc, khổ đau – L4: bà xuất hiện được yờu thương em đang thiếu tỡnh thương, gđ – L5: bà cầm tay em và hai bà chỏu vụt bay lờn trời khụng cũn đúi rột, đau buồn đe dọa bà biến mất 3. Cỏi chết của em bộ bỏn diờm. III. Tổng kết: 1. Nội dung : 2. Nghệ thuật : 3-ý nghĩa: * HĐ4: Hướng dẫn luyện tập MT: HD HS khắc sâu nd bài học. ?. Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của truyện ” Cô bé bán diêm” ? A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo khổ phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa. B. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người. C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ D. Cả 3 nội dung trên đều đúng. ?. Em viết đoạn văn ngắn nờu cảm nghĩ của em về cỏi chết của em bộ bỏn diờm. * Bước 3: Hướng dẫn học ở nhà Làm câu hỏi số 4 (sgk) vào giấy Soạn bài tiếp theo

Giáo Án Ngữ Văn Lớp 8

Tuần 27 - bài 25 Ngày soạn: 25/02/2011 Ngày dạy: 8A: 8B : Tiết 101 : Bàn luận về pháp học (Luận học pháp - Nguyễn Thiếp) A.Mục tiêu cần đạt * Giúp học sinh: 1.Về kiến thức - Hiểu biết bước đầu về tấu. - Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích , phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước. - Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản. 2.Về kỹ năng - Đọc , hiểu văn bản viết theo thể tấu. - Nhận ra, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản. B.Chuẩn bị . + GV: Nội dung bài học. + HS: Đọc và trả lời câu hỏi. C.Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: 2.Kiểm tra: Câu hỏi : Đọc thuộc lòng văn bản Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi và Phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong văn bản? 3.Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Nêu mục đích học tập, phương pháp học tập là một vấn đề hết sức quan trọng. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản I. Tiếp xúc văn bản - Giáo viên yêu cầu đọc, đọc mẫu 1. Đọc: - Yêu cầu: Rõ ràng, nghiêm trang, chậm 2. Tìm hiểu chú thích: - Đọc chú thích sgk trang 78 - Giáo viên khái quát 1 số điểm về tác giả, tác phẩm? - Tác giả: + Nguyễn Thiếp - La Sơn Phu Tử (1723 - 1804) quê Hà Tĩnh là người có tài, học rộng hiểu sâu, đỗ đạt làm quan dưới triều Lê. - Được vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trọng dụng, giúp vua xây dựng, phát triển văn hoá giáo dục - Em hiểu như thế nào về thể tấu? So sánh với chiếu, hịch, cáo? - Văn bản : + Bàn luận về phép học được trích từ phần 3 của bài tấu gửi vua Quang Trung - Giải thích từ khó : sgk/78 - Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung? 3. Bố cục: 3P - P1 (Từ đầutệ hại ấy): Bàn về mục đích của việc học - P2( Tiếpchớ bỏ qua): Bàn về cách học. - P3 ( Còn lại): Tác dụng của phép học. II. Phân tích văn bản: - Học sinh đọc đoạn 1. 1. Bàn về mục đích của việc học - Câu châm ngôn có ý nghĩa gì? - Câu châm ngôn: "Ngọc không màikhông biết rõ đạo" - Theo quan niệm của tác giả, mục đích của việc học là gì? - Sau khi xác định mục đích của việc học, tác giả soi vào thực tế đương thời để phê phán những lệch lạc, sai trái trong việc học là gì? - Phê phán lối học lệch lạc + Lối học chuộng hình thức, không hiểu nội dung + Lối học mưu cầu danh lợi: Học để có danh tiếng, lợi lộc, đợc trọng vọng, nhàn nhã. Tác hại: - Tác giả đã chỉ rõ tác hại của lối học trên nh thế nào? (Liên hệ thực tế) 2. Bàn về cách học: - Học sinh đọc đoạn văn tiếp theo - Khi bàn về phép học, tác giả đã đề xuất những ý kiến nào? - Từ phân tích trên tác giả đã khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập. - Việc học phải được phổ biến rộng khắp: Mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học. (Liên hệ tinh thần hiếu học của nhân dân ta, chính sách khuyến học của Nhà nước) - Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản có tính chất nền tảng. - Phương pháp học phải: + Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao. + Học rộng, nghĩa sâu, biết tóm lược những điểm cơ bản, cốt yếu nhất. - HS đọc đoạn 3 3. Tác dụng của việc học - Qua những kế sách mới của việc học mà Nguyễn Thiếp đa ra có tác dụng to lớn nh thế nào? - Tác dụng: + Tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, người tốt nhiều. + Chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh. - Kết luận: Mong được vua xem xét, ban lệnh thực thi. III. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK trang 79. Mục đích chân chính của việc học K/đ quan điểm phơng pháp học tập đúng đắn Phê phán những lệch lạc, sai trái - Có thể khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật bằng sơ đồ sau? - Sơ đồ lập luận bài văn: Hoạt động 3: Luyện tập Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phơng pháp: Học đi đôi với hành. Học sinh liên hệ với 1 số môn văn hoá. Hoạt động 4: Củng cố, HDVN 4. Củng cố: - Giáo viên hệ thống khái quát lập luận bằng sơ đồ 5. HDVN - Học thuộc ghi nhớ, hoàn chỉnh bài tập phần luyện tập. - Soạn: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm Ngày soạn: 25/02/2011 Ngày dạy: 8A: 8B : Tiết 102 : Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm A.Mục tiêu cần đạt * Giúp học sinh: 1.Về kiến thức - Cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch, quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. 2.Về kỹ năng - Nhận biết sau hơn về luận điểm. - Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục hơn B.Chuẩn bị . + GV: Nội dung bài học. + HS: Đọc và trả lời câu hỏi. C.Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: 2.Kiểm tra: Câu hỏi : : Luận điểm là gì? Nêu các mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận? 3.Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức I. Chuẩn bị ở nhà: Giáo viên làm bài tập ở nhà. - Đề bài: Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải chăm chỉ học tập hơn II. Luyện tập trên lớp: 1. Xây dựng hệ thống luận điểm - Bài làm cần sáng tỏ vấn đề gì? Cho ai? Nhằm mục đích gì? - Vấn đề chính: Cần phải học tập chăm chỉ hơn - Luận điểm a: Không phù hợp - Để đạt những yêu cầu trên cần đưa ra những luận điểm nào? + Còn thiếu: Đất nước rất cần những người tài giỏi hay phải học chăm mới thành học giỏi, thành tài. - Các luận điểm đó cần được sắp xếp như thế nào cho hợp lý? + Sắp xếp không hợp lý: Luận điểm b làm cho bài văn thiếu mạch lạc. - Cần bổ xung thêm 1 số luận điểm cho phù hợp? + Luận điểm d không nên đứng trước luận điểm e. - Sắp xếp: a. Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đẩy nhanh nhịp độ xây dựng, phát triển về mọi mặt. b. Trên đất nước ta đã và đang có nhiều bạn học sinh học tập chăm chỉ là những tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. c. Nhưng muốn học giỏi, đòi hỏi người học phải chuyên cần, siêng năng, chăm chỉ. d. Đáng tiếc là trong lớp ta, 1 số bạn còn ham chơi, cha mẹ phiền lòng. e. Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học tập chăm chỉ để trở thành học sinh giỏi, những công dân có ích cho đất nước, làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. 2. Trình bày luận điểm: - Khi trình bày luận điểm cần qua mấy bước? Cần chú ý đến điểm nào? - Chuyển đoạn + Nêu luận điểm? - Đưa ra các luận cứ và sắp xếp hợp lý. a. Giới thiệu luận điểm: - Câu 2: Sai, xác định sai mối quan hệ giữa các luận điểm. - Hãy giúp học sinh chọn luận điểm cho đúng? Câu 1: Đúng, dễ làm. Câu 3: Đúng, gần gũi, thân thiết b. Đưa luận cứ: c. Kết đoạn: - Kết đoạn bằng câu hỏi. - Kết bằng Phân - Tổng - Hợp. d. Trình bày đoạn văn: Theo 2 cách - Diễn dịch - Quy nạp Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động 4: Củng cố, HDVN 4. Củng cố: - Giáo viên khái quát nội dung cơ bản của bài 5. HDVN - Đọc và suy nghĩ 1 số bài văn mẫu trong các sách tuyển chọn - Viết 1 số đoạn văn trọn vẹn - Ôn luyện kĩ về văn nghị luận, chuẩn bị giấy viết bài TLV số 6. Ngày soạn: 25/02/2011 Ngày dạy: 8A: 8B : Tiết 103 + 104 : Viết bài tập làm văn số 6 A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh vận dụng kỹ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh (giải thích) một vấn đề xã hội hoặc vấn đề văn học gần gũi với các em. - Tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV nghị luận của bản thân, tự rút ra những kinh nghiệm cần thiết để làm các bài văn sau đạt kết quả tốt hơn. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài + ra đề bài TLV - Học sinh: Ôn luyện văn nghị luận, tập viết ở nhà, chuẩn bị giấy kiểm tra C.Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: 2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 3.Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài Hoạt động 2: Đề bài I. Đề bài: - Giáo viên đọc và chép đề bài lên bảng. " Từ bài luận về phép học của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học với hành". - Nêu yêu cầu khái quát của * Yêu cầu: bài viết . - Viết đúng thể loại, ngắn gọn, súc tích - Giải thích được ý nghĩa của những từ: học, hành - Có hệ thống luận điểm hợp lý. - Lời văn không có lỗi dùng từ, ngữ pháp và chữ viết đúng chính tả. 2. Đáp án và Thang điểm a. Mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu và dẫn ra được luận điểm cần trình bày. MQH giữa học với hành. - Trích dẫn. b. Thân bài: 8 điểm - Giải thích sơ lược về MQH giữa học với hành - Mục đích của học tập - Cách học như thế nào đạt được hiệu quả nhất - Tác dụng của việc học trong đời sống con người. c. Kết bài: 1 điểm - Khẳng định ý nghĩa, tác dụng của MQH giữa học với hành - Liên hệ bản thân - rút ra bài học 3. Học sinh làm bài: Hoạt động 3 II. Thu bài Giáo viên nhận xét ý thức làm bài của học sinh Hoạt động 4: Củng cố, HDVN 4. Củng cố: - Giáo viên hệ thống khái quát lại những kiến thức cơ bản đã học. 5. HDVN - Đọc 1 số bài văn tham khảo. - Soạn: Thuế máu

Giáo Án Ngữ Văn Lớp 8 Tiết 85 Ngắm Trăng, Đi Đường

-Cảm nhận được tìmh yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung trong bất kì hoàn cảnh nào của Hố Chí Minh thể hiện qua bài “Ngắm trăng”. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

-Cảm nhận được ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài “Đi dường”: từ việc đi đường núi gợi ra bài học đường đời. Hiểu được cách dùng biểu tượng có hiệu quả nghệ thuật cao của bài thơ.

-GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ

-HS: Bài soạn, SGK

III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

a/. đọc bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, cho biết tên tác giả?

b/. nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

2/. Bài mới: GV giới thiệu bài

Tuần 22 BÀI 21 Tiết 85 Ngày soạn: 31/01/2007 NGẮM TRĂNG, ĐI ĐƯỜNG Hồ Chí Minh I/. Mục tiêu cần đạt: HS -Cảm nhận được tìmh yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung trong bất kì hoàn cảnh nào của Hố Chí Minh thể hiện qua bài “Ngắm trăng”. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ -Cảm nhận được ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài “Đi dường”: từ việc đi đường núi gợi ra bài học đường đời. Hiểu được cách dùng biểu tượng có hiệu quả nghệ thuật cao của bài thơ. II/. Chuẩn bị: -GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ -HS: Bài soạn, SGK III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/. Kiểm tra: a/. đọc bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, cho biết tên tác giả? b/. nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 2/. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Bài hhọc sinh ghi Hoạt động I: HS: Nhắc lại sơ lược về tác giả GV: nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? HS: Trả lời phần chú thích Hoạt động II: GV: đọc văn bản HS: đọc lại văn bản GV: Bác Hồ đã ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? HS: Ngắm trăng trong tù. GV: vì sao Bác lại nói đến cảnh “trong tù không rượu cũng không hoa”? HS: Vì ngày xưa, khi gặp cảnh trăng đẹp các thi nhân thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng mới thật mĩ mãn và thú vị. GV: qua câu thơ này, theo em cảnh sống của Bác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch ntn?HS: Trong tù Tưởng Giứoi Thạch thiếu thốn đủ thứ. GV: Qua hai câu đầu, Bác có tâm trạng gì trước cảnh trăng đẹp ngoài trời?HS: Tâm trạng xốn xang, bối rối rước cảnh trăng đẹp. GV: Qua đó choa thấy Bác là người ntn? HS: Một con người yêu thiên một cáhc say mê và hồn nhiên Giảng: Cũng chính vì Bác là một người yêu thiên nhiên nên đã rung động trước cảnh trăng đẹp dù là thân tù. GV: Trong 2 câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ “nhân” và “thi gia”, song, nguyệt (minh nguyệt) có gì đáng chú ý? HS: vị trí các từ trong 2 câu bị đảo ngược. GV: từ tâm trạng bối rối, xốn xang, Bác đã có hành vi gì trước cảnh trăng đẹp?HS: Ngắm trăng qua saong sắt của nhà tù. GV: Từ đó, em cảm nhận được điều gì trong tình yêu thiên nhiên của Bác?HS: Yêu thiên nhiên đến độ quên mình. GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu cuối? HS: nhân hóa. GV: Nêu hiệu quả của hai câu trên?HS: Cấu trúc đối của hai câu chữ Hán đã làm nổi bậc “tình cảm song phương” mãnh liệt của nhười và trăng.Giảng: từ đó cho ta thấy với Bác, trăng hết sức gắng bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu. Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác hiện lên ntn? HS: Bác không hề bận tâm vì cảnh cùm xích, đói rét … của chế độ nhà tù mà để tâm hồn bay bổng tìm đến với vầng trăng tri âm. GV: Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ. HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK. 38) Hoạt động III: GV: đọc bài thơ HS: đọc lại bài thơ GV: Hãy chỉ ra điệp ngữ trong bài thơ?HS: tẩu lộ, trùng san GV: việc sử dụng điệp ngữ trong bài có hiệu quả nghệ thuật ntn? HS: Gợi ra sự vất vả và sự trùng điệp của các dãy núi trên đường đi của Bác. GV: Hãy phân tích câu 2, 4 để làm rõ nổi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh?HS: -Câu 2: Núi non trùng trùng điệp điệp, vừa đi hết lớp này lại đến lớp khác -Câu 4: khi lên đến đỉnh núi thì mọi cực khổ ấy không còn nữa. Người tù bỗng trở thành du khách ung dung say đắm ngắm phong cảnh đẹp. GV: Ngoài nghĩa trê 2 câu thơ này còn có nghĩa gì khác? HS: -Câu 2:khó khăn chông chất khó khăn, gian lao tiếp liền gian lao, triền miên dường như bất tận của người cách mạng. -Câu 4: Hình ảnh người chiến sĩ đứng trên đỉnh cao vợi của chiến thắng sau biết bao gian khổ hi sinh. GV: Theo em, đây có phải là tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? HS: Không? Vì qua việc đi đường Bác muốn nêu ra một chân lí đường đời. GV: Hãy nêu vắn tắt nội đung bài thơ?HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK. 40) I/. Giới thiệu: 1/. Tác giả: Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 02/09/1969) 2/. Tác phẩm: hai bài thơ được BÁc viết khi bị tù đày II/. Tìm hiểu văn bản: 1/. Ngắm trăng (Vọng nguyệt): a/. Hai câu đầu: -Cảnh thiếu thốn trong nhà tư Tưởng Giới Thạch -Tâm trạng xốn xang, bối rối rước cảnh trăng đẹp. b/. Hai câu cuối: Nhân hướng song tiền kháng minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Ghi nhớ: (SGK. 38) 2/. Đi đường: -Điệp ngữ: tẩu lộ, Trùng san. Ghi nhớ: (SGK.40) 3/. Củng cố: -Đọc lại 2 bài thơ -Nhắc lại 2 ghi nhớ 4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Câu cảm thán Trả lời phần I (SGK. 43 – 44)

Giáo Án Ngữ Văn Lớp 11 Tiết 10

– Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con.

– Thấy được tình cảm thương yêu, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ.

– Nắm được những thành công về nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng ngôn ngữ, hình ảnh văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào.

1. Giáo viên: Sách tham khảo, sách giáo viên, soạn giảng.

2. Học sinh: soạn bài trước ở nhà

C. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ

Phân tích bức tranh mùa thu trong bài ” Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

Tiết: 10 Ngày soạn: 23 / 09 / 07 THƯƠNG VỢ (Trần Tế Xương ) Mục tiêu bài học. Giúp Hs: Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con. Thấy được tình cảm thương yêu, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ. Nắm được những thành công về nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng ngôn ngữ, hình ảnh văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào. Chuẩn bị. Giáo viên: Sách tham khảo, sách giáo viên, soạn giảng. Học sinh: soạn bài trước ở nhà Tiến trình bài dạy. Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ Phân tích bức tranh mùa thu trong bài ” Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Bài mới. Hoạt động của Gv – Hs Nội dung cần đạt Gv yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và đề tài bà Tú trong thơ Trần Tế Xương. Gv gọi hs đọc bài thơ, nhận xét cách đọc của Hs, lưu ý cách đọc phù hợp với nội dung cảm xúc. Lưu ý Hs: Tình thương vợ sâu nặng của ông Tú thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Pv. Cảnh làm ăn của bà Tú hiện lên như thế nào qua cách giới thiệu về không gian và địa điểm? Pv. Địa điểm và thời gian trong câu thơ gợi em có suy nghĩ gì? Pv. Nghệ thuật gì được sử dụng trong hai câu thực? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. Gv giảng: + ” Lặn lội thân cò”: bao gồm trong đó cái thân hèn, sức mọn, cả nỗi lẻ loi, đơn độc. + ” Quãng vắng”: Gợi không gian trống trãi, diệu vợi xa ngái, đầy bất trắc như canh vắng dặm trường, hoàn toàn thiếu vắng sự chia sẻ, chở che… + ” Eo sèo”: Bao tiếng bấc, tiếng chì, lời chao giọng chát mà bà Tú phải gánh chịu. + ” Buổi đò đông”: Sự chen lấn xô đẩy, đầy bất trắc… Pv. Ngoài xã hội, trong công việc, bà Tú là người vất vả, gian truân,…thì trong gia đình, bà Tú có những đức tính cao đẹp nào? Giảng: ” một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa”. Pv. Vậy tình cảm của ông Tú dành cho người vợ của mình như thế nào? Pv. Tìm trong bài thơ những cách nói, những chi tiết nói lên lòng thương yêu quý trọng, tri ân vợ của ông Tú. Giảng: + Cách nói “Nuôi đủ năm con… chồng” Em có suy nghĩ gì về tiếng chửi của Tú Xương trong hai câu kết? Giảng. Ông chửi thói đời bạc bẽo vì thói đời là một nguyên nhân sâu sa khiến bà Tú phải khổ, Từ hoàn cảnh riêng. Tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung. Tìm hiểu chung. Trần Tế Xương ( 1870 – 1907 ), quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông để lại khoảng 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ và một số bài văn tế, phú, câu đối,… Sáng tác của ông gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình. Đề tài người vợ. Ông có một đề tài về bà Tú. Bà Tú thường chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời. Bà đã đi vào thơ ông với tất cả niềm yêu thương, trân trọng của chồng. Phân tích. Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú. Nỗi vất vả gian truân của bà Tú. – Câu mở đầu nói lên hoàn cảnh làm ăn, buôn bán của bà Tú: tần tảo, tất bật ngược xuôi. + Quanh năm: vòng thời gian vô kì hạn + Mom sông: phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông. C Cả thời gian lẫn không gian như hùa nhau làm nặng thêm cái gánh nặng đang đè trên vai bà Tú. Cuộc sống tảo tần, buôn bán ngược xuôi của bà Tú được thể hiện rõ hơn qua 2 câu thực. + Cách nói đảo ngữ, thay con cò bằng thân cò nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú, gợi nỗi đau thân phận. + Khi quãng vắng: thể hiện được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy lo âu nguy hiểm. Bà Tú đã vất vả, gian truân, đơn chiếc lại thêm sự bươn bả trong cảnh chen chúc làm ăn. + Bà Tú phải chịu bao tiếng bấc, tiếng chì, lời chao giọng chát : “eo sèo mặt nước”; phải mưu sinh giữa chốn chợ đời phức tạp, nguy hiểm ” buổi đò đông”. Đức tính cao đẹp của bà Tú. – Bà tú là người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con. ” Nuôi đủ năm con với một chồng” Bà Tú là người giàu đức hi sinh ” Một duyên…quản công” + Duyên một mà nợ hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng con. + Thành ngữ “Năm nắng mười mưa” vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng con. Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ. Yêu thương, quý trọng, tri ân vợ. + Trong bài thơ, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng không chỉ thương mà còn tri ân vợ. Con người có nhân cách + Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Ông coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Duyên một mà nợ hai. Sự “hờ hững” cảu ông cũng là một biểu hiện của “thói đời” bạc bẽo. + Xã hội xưa trọng nam khinh nữ, coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc, Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự nhận khiếm khuyết. + Lời chửi rủa trong hai câu kết là lời Tú Xương Tự rủa mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. III. Tổng kết. Nội dung. Tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân, và những đức tính cao đẹp của bà Tú, qua đó thấy được tâm sự và nhân cách cao đẹp của Tú Xương. Nghệ thuật. Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh văn học dân gian. 4.Củng cố. Hình ảnh bà Tú trong bài qua nỗi lòng thương vợ của Tú Xương. Vẻ đẹp của nhân cách Tú Xương. Nghệ thuật trong bài. 5.Dặn dò. Học bài. Làm bài tập phần luyện tập. Soạn bài “Khóc Dương khuê” Rút kinh nghiệm:

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Ngữ Văn Lớp 8 Tiết 5 &Amp; 6: Văn Bản: Trong Lòng Mẹ (Trích Những Ngày Thơ Ấu) trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!