Xem Nhiều 3/2023 #️ Giáo Án Ngữ Văn 11: Đọc Văn Vịnh Khoa Thi Hương (Trần Tế Xương) # Top 11 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 3/2023 # Giáo Án Ngữ Văn 11: Đọc Văn Vịnh Khoa Thi Hương (Trần Tế Xương) # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn 11: Đọc Văn Vịnh Khoa Thi Hương (Trần Tế Xương) mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

NS: 13/9/08 Đọc văn NG: 16/9/08 VỊNH KHOA THI HƯƠNG ( TRẦN TẾ XƯƠNG) A, Mục tiêu cần đạt: Giúp HS Cảm nhận được bút pháp trào phúng thể hiện thái độ mỉa mai phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông. Bức tranh hiện thực nhốn nháo ô hợp của XH thực dân nửa PKbuổi đầu và tâm sự của nhà thơ trước tình cảnh đất nước. B, Chuẩn bị Thầy: Soạn giáo án Trò: soạn bài C, Tiến trình tổ chức các hoạt động. HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng một số câu thơ trong bài thơ “ Khóc Dương Khuê”, và ptích giá trị nội dung giá trị NT của những câu thơ đó. HĐ 2: Giới thiệu bài mới. HĐ 3: Bài mới. Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt Đọc tiểu dẫn và cho biết văn bản còn có tên gọi nào khác? Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? 1894 Nhà thơ đi thi đỗ tú tài nên khoa thi năm đinh dậu 1897 ông đã hăm hở và rất hi vọng đỗ đạt, nhưng cuối cùng lại thất bại nên ông sáng tác bài thơ này. ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? Sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Gv hướng dẫn cách đọc: đọc rõ ràng, chính xác, giộng hài hước châm biếm sâu cay. ?Hai câu đề nóivề sự kiện gì? Câu thơ thứ hai cho thấy điều gì khác thường( đặc biệt là từ lẫn: có ý nghĩa như thế nào?) GV: Việc thi cử ngày xưa của vua& triều đình PK mục đích là để kén chọn nhân tài ra giúp Vua, giúp nước.Nhung bấy giờ nước ta bị thực dan pháp xâm lượcnên việc thi cử bằng chữ Hán vẫn theo lệ cũ nhưng kẻ chủ xướng ra khoa thi ấy là nhà nước bảo hộ( TD nửa PK) ? Kq NT & ND của hai câu đề? Tác giả đã chú ý tới đối tượng nào? T/g đã sử dụng NT gì? T/d NT ntn? Ngoài hai nhân vật trung tâm của trường thi là sĩ tử và quan trường, t/g còn chú ý làm hiện lên hai h/ả khác nào? T/g g sử dụng NT gì? t/d nthuật ntn? Trường thi là nơi tôn nghiêm trang trọng cấm đàn bà con gái đến, nhưng trong hai câu thơ này sự xuất hiện của quan sứ và bà đầm thể hiện ý nghĩa gì? Sự đón tiếp long trọng lại dành cho hai kẻ đến cướp nước ta nên đó là nỗi đau xót( Vì mất nước). Những sĩ tử( người tài) phải cúi lạy hai kẻ này. Từ giọng mỉa mai châm biếm sâu cay ở trên, đến hai câu cuối có sự thay đổi ntn? T/g đã kêu gọi ai và kêu gọi cái gì? Kêu gọi người tài: chỉ những sĩ tử đi thi trong kì thi đó nhưng còn gọi những người tài của đất bắc những con người có tấm lòng yêu nước thiết tha. Kq lại giá trị NT, ND của hai câu cuối? Bài thơ đã sử dụng thành công những biện pháp NT gì? Bài thơ thể hiện nội dung gì? HSTL HSTL HSTL HSđọc HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL I, Đọc-tiếp xúc văn bản 1, Văn bản Văn bản “ Vịnh khoa thi hương” còn có tên gọi khác “ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”, được sáng tác 1897. 2, Đọc và giải thích từ khó 3, Kết cấu. 4 phần: đề, thực, luận, kết. II, Đọc-hiểu văn bản 1, Hai câu đề. Sự kiện: Theo lệ thường thời phong kiến cứ ba năm có một khoa thi Hương. – Từ lẫn: thể hiện sự ô hợp hỗn tạp của kì thi này. Đấy chính là điều bất thường của kì thi. Hai câu đề với kiểu câu tự sự có t/chất kể lại kì thi với tất cả sự ô hợp hỗn tạp thiếu nghiêm túc trong buổi giao thời. 2, Hai câu thực. Sĩ tử: lôi thôi . -Quan trường: ậm ọe thét loa. NT: đảo ngữ. Quan trường nạt nộ hăm dọa thể hiện cái oai vờ. -. Với NT đảo ngữ, đối rất chỉnh TX đã làm hiện lên hai h/ả trung tâm của trường thi: sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, quan trường cũng mất vẻ trang nghiêm trịnh trọng vốn có. Đây là bức tranh biếm họa gợi cảnh hoàng hôn của chế độ PK ở nước ta. 3, Hai câu luận. -H/ả: Quan sứ, mụ đầm Tú Xương đêm lọng che đầu quan đối với đồ dơ dáy của đàn bà là váy bà đầm tạo nên sức mạnh đả kích châm biếm dữ dội sâu cay gợi ra tiếng cười nhưng cũng không ít nỗi chua xót. Nỗi đau, nỗi nhục mất nước được cực tả một cách cay đắng. 4, Hai câu kết. Giọng trữ tình tha thiết: như một lời than lời kêu gọi. Kêu gọi: – nhân tài -ngoảnh cổ m à trông cảnh nước nhà. Ngoảnh cổ: – hành động. thái độ không cam sống nhục. Gợi cảnh mất nước, sống nô lệ nhục nhã. Hai câu thơ cuối như một lời than lời kêu gọi những người tài giỏi cần có thái độ và hành động thiết thực ra cứu nước, rửa nỗi nhục mất nước, nhưng cũng hàm chứa bao nỗi xót xa. III- Tổng kết. Nghệ thuật – Nthuật đối, đảo ngữ, ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng giản dị nhưng giàu sức biểu cảm. Nội dung. – Bài thơ ghi lại cảnh “ nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo nhố nhăng. HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà Học thuộc lòng bài thơ. Ptích được những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm bài tập TV: từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.

Giáo Án Ngữ Văn 11 Tiết 13 Đọc Thêm: Vịnh Khoa Thi Hương (Trần Tế Xương )

( Trần Tế Xương ) Mục tiêu bài học Giúp Hs: Thấy được bức tranh sinh động và chân thực nhất về tình hình xã hội thi cử của nước ta buổi giao thời trong chế độ thực dân và phong kiến. Thái độ mỉa mai, châm biếm đối với một kì thi lố lăng, trơ trẻn của nhà thơ; đồng thời bộc lộ nỗi nhục mất nước và niềm đau xót của một kẻ sĩ đương thời. Chuẩn bị. Giáo viên: Sgk, Stk, soạn giảng Học sinh: Tìm đọc tư liệu tham khảo về bài thơ, soạn bài. C. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng bài thơ “Khóc Dương Khuê” và cho biết tình cảm của NK dành cho người bạn của mình. Bài mới Hoạt động của Gv – Hs Nội dung cần đạt Gọi Hs đọc tiểu dẫn ở sgk, tìm hiểu đề tài bài thơ. Pv. Em thấy có điều gì khác thường trong hai câu thơ đầu? Giảng. – Cứ ba năm nhà nước mở một khoa thi như thế, đó là quy định bình thường của lệ thi cử. Điều bất thường: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Đời nhà Nguyễn toàn cõi Bắc Kì có 2 điểm thi Hương: Nam Định và Hà Nội. Năm Đinh Dậu 1897, vì sợ các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, Td Pháp không cho tổ chức thi ở Hà Nội nữa, nên chính quyền nhà Nguyễn cho dồn tất cả xuống Nam Định “ Lẫn”: diễn tả cái hỗn tạp, láo nháo, không còn thể thống gì Pv. Em có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh và biện pháp nghệ thuật trong hai câu thực. Từ đó em có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ? Giảng. Nhân vật trọng tâm của trường thi: sĩ tử và quan trường được khắc hoạ rất sắc nét, bộc lộ tính cách kì thi và tính chất xã hội. NT: đảo ngữ ¦ hình ảnh thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch. “ Vai đeo lọ” ¦ cái vẻ xiêu vẹo, gảy đổ, lếch thếch, chẳng ra gì của những ông cử tương lai. Sĩ tử thì “ lôi thôi”; lũ quan trường thì “ậm oẹ”. Ậm oẹ là một từ rất sáng tạo của Tú Xương. Lũ quan trường dùng cái loa để chỉ dẫn, điều khiển, nhắc nhở, gọi tên thí sinh. Vì vùng đất đặt trường thi rất rộng, thí sinh đông nên quan trường phải thét vào loa “ậm oẹ” là một âm thanh ú ớ, nói không thành tiếng rõ, nhưng đó là cái giọng điệu lên gân la lối, vênh váo của những kẻ dựa hơi chứ không có thực quyền. Cho nên nếu thí sinh mất đi cái vẻ nho nhã trí thức của thuở nào thì “giám khảo” cũng không còn cái dáng nghiêm trang đáng tôn kính. Pv. Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu luận. Giảng. Hình ảnh “ông Tây mụ đầm” ở đây phản ánh đúng bản chất xã hội lúc bấy giờ: xã hội nô lệ mà người nắm thực qyền là thực dân. Hình ảnh “lọng cắm rợp trời” cho thấy cảnh tiếp đón dành cho Tây thật là long trọng, kính cẩn. Hình ảnh quan Tây mụ đầm ngồi trên cao cho thấy cảnh mất nước của chúng ta. Nhưng cái thú vị nhất ở đây là Tú Xương đã lợi dụng nghệ thuật thơ Đường để bày tỏ thái độ của mình đối với cái mà mình không thích. Lợi dụng nghệ thuật đối, Tú Xương đã đặt cái “váy” của bà đầm ngang với cái “lọng” của ông Tây. Ghép hai hình ảnh đó với nhau, cho nó đối nhau, Tú Xương đã chơi một vố rất đau, rất thẳng tay đối với lũ quan Tây. Tương tự như thế, “quan sứ” đối với “mụ đầm”, quan sứ là chữ trang trọng để gọi ông Tây, nhưng “mụ đầm” là chữ “chơi xỏ”, là để chửi, mụ là tiếng gọi hạng đàn bà không ra gì, gọi ông quan Tây thì trang trọng, nhưng gọi vợ ông quan là con mụ chẳng ra gì, đó là cách chửi của Tú Xương Pv. Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu cuối có ý nghĩa gì? Giảng. Đất Bắc chỉ vùng Hà Nội, kinh đô của ngàn năm văn vật, nơi tụ hội của nhân tài đất nước. Câu thơ là một tiếng kêu than của chính mình, đồng thời còn là tiếng kêu gọi đối với những ai còn nghĩ tới cái nhục mất nước, còn tự hào về truyền thống của dân tộc. Âm điệu câu thơ có cái gì xót xa cho thấy tâm trạng xốn xang của tác giả Tìm hiểu chung Đề tài: thi cử – một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương Chủ đề: Bài thơ thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông. Qua đó, tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu. Phân tích. Hai câu đề. Hai câu đề có tính chất tự sự, nhằm kể lại cuộc thi. Kì thi mở đúng theo thông lệ, “ba năm mở một khoa”. Nhưng sự bất thường ở chỗ: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà” Từ “lẫn” thể hiện rõ sự ô hợp, nhộn nhạo trong thgi cử. Hai câu thực. Sĩ tử: Nghệ thuật đảo ngữ ¦ nhấn mạnh sự luộm thuộm, xốc xếch, không gọn gàng. Đó là hình ảnh “nho phong sĩ khí” do sự ô hợp, nhốn nháo của xã hội đưa lại. Quan trường: “ậm oẹ miếng thét loa”¦ cái oai nhưng là cái oai cố tạo ra. Nt đảo ngữ giúp người đọc thấy được tính chất lộn xộn của kì thi. ª Tạp nhạp, lôi thôi của thi cử và cái nhố nhăng của xã hội VN trong buổi đầu giao thời. Hai câu luận Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm. Hai nhân vật này được đón tiếp rất linh đình “lọng cắm rợp trời”. Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp nghệ thuật đối tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm dữ dội, sâu cay. Hai câu kết Hai câu kết chuyển đổi giọng từ mỉa mai châm biếm sang trữ tình. Đó là lời kêu gọi, đánh thức lương tri. Câu hỏi phiếm chỉ không chỉ hướng đến các sĩ tử thi năm đó mà còn là những người được xem là nhân tài đất Bắc hãy “ngoảnh cổ mànước nhà”. Từ một khoa thi nhưng bức tranh về hiện thực xã hội năm Đinh Dậu đã được hiện lên. Bên cạnh đó còn là nỗi nhục mất nước, sự tác động đến tâm lnh người đọc. Tổng kết Qua bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” Tú Xương đã vẽ lại cái cảnh trường thi nhỏ thôi mà bộc lộ được bản chất của cả xã hội Việt Nam. 4. Củng cố. – Phân tích cảch trường thi năm Đinh Dậu, qua đó nêu rõ thái độ, tâm trạng của Trần Tế Xương trong bài. 5. Dặn dò. – Học bài, soạn bài “Tìm hiểu thêm về Nguyễn Khuyến” Rút kinh nghiệm:

Soạn Bài Vịnh Khoa Thi Hương Lớp 11 Của Trần Tế Xương

Đề bài: Soạn Bài Vịnh Khoa Thi Hương Lớp 11 Của Trần Tế Xương

BÀI LÀM I. Tìm hiểu chung: * xuất xứ:

– Vịnh khoa thi Hương thuộc đề tài viết về thi cử (13 bài kể cả thơ và phú).

– Đây là bài lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu 1897. Thi Hương ở Hà Nội bị cấm không tổ chức. Vì vậy hai trường Nam Định và Hà Nội thi chung. Vì vậy mới có câu “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”.

* Bố cục

– Bài thơ này bố cục theo 2 – 4 – 2

+ Hai câu đầu: giới thiệu khoa thi hương 1897 (Đinh Dậu)

+ Bốn câu tiếp: Quang cảnh trường thi và tiếng cười châm biếm.

+ Hai câu cuối bài: Thái độ xót xa tủi nhục của người trí thức nho học

II. Đọc – hiểu 1. Hai câu đầu

– Hai câu thơ mở đầu như một thông báo:

“Nhà nước ba năm mở một khoa Trường Nam thi lẫn với trường Hà”

– Khoa thi này do nhà nước tổ chức, cứ ba năm một lần thi Hương để chọn nhân tài. Đó là thông lệ. Song nó báo hiệu một cái gì khác trước. Một từ “lẫn” không chỉ giới thiệu hai trường Nam Định và Hà Nội thi chung mà báo hiệu một sự xáo trộn của việc thi cử, không còn được như trước nữa. Có nhiều hàm ý trong từ “lẫn” này. Chẳng cần phải đợi lâu, bốn câu tiếp miêu tả rất cụ thể.

2. Bốn câu tiếp

– Hình ảnh: Sĩ tử, quan trường

+ Sĩ tử thì lôi thôi lếch thếch mất hết vẻ nho nhã, thư sinh

+ Quan trường không còn quyền uy, mực thước, trang trọng như trước mà như nhân vật tuồng hề “ậm oẹ, thét loa”. Người chịu trách nhiệm tổ chức kì thi và sĩ tử đi thi thật không ra thế nào. Nó phản ánh sự suy vong của nền học vấn, lỗi thời của đạo Nho

– Nghệ thuật: đảo trật tự cú pháp: “lôi thôi sĩ tử”, “ậm oẹ quan trường”. Cách đảo trật tự cú pháp: “Lôi thôi sĩ tử”, “ậm oẹ quan trường” kết hợp với các từ giàu hình ảnh: “Lôi thôi, đeo lọ, rợp trời, quét đất” cùng với những từ chỉ về âm thanh: “ậm oẹ, thét loa” làm cho quang cảnh thi trở nên nhốn nháo, ô hợp mất đi vẻ trang nghiêm của một kì thi do quốc gia tổ chức.

– Sự có mặt của vợ chồng quan chánh sứ một lần nữa làm mất đi sự uy nghiêm vốn có trước kia ở trường thi. Sự xuất hiện đó có thể làm cho quang cảnh trường thi có vẻ trang nghiêm. Song hiện diện của Chính quyền thực dân lúc này càng tăng thêm sự chua chát. Quyết định số phận của trường thi (số phận của các sĩ tử) là một kẻ ngoại bang không biết gì về nho học. Nơi cửa khổng, sân trình là nơi mặc sức, tự nhiên lê váy của mụ đầm”. “Váy lê quét đất” đối với “cờ cấm rợp” (còn làm nhục quốc thể) chao ôi thật chua chát. So với bài thơ khác “Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt/Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng” thì sự nhục nhã ấy chỉ là một.

3. Hai câu cuối

– Hai câu kết là một câu hỏi. Nhà thơ hỏi người cũng chính là hỏi mình. Giọng thơ dù đay nghiến mà vẫn có cái gì xót xa đến rưng rưng.

– Nhà thơ hỏi “Nhân tài đất Bắc” tức là hỏi tầng lớp trí thức. Đó là những sĩ tử đang chăm chăm chạy theo danh vọng. Ông hỏi mà như thức tỉnh họ về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù ngoại bang có mặt ở lễ xướng danh này thì dẫu có đậu Tiến sĩ ra làm quan cũng là thân phận của tay sai mà thôi. Đường công danh còn có ý nghĩa gì? Hai tiếng “ngoảnh cổ” như bộc lộ thái độ mạnh mẽ vừa thể hiện một nỗi tủi nhục.

III. Tổng kết

Nhà thơ Tế Xương thành công nhất với thơ trào phúng đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn về những cuộc thi của ông cha ta ngày xưa. Nó không dễ dàng và mở ra thường xuyên như bây giờ. Thêm nữa những người gọi là có trách nhiệm để tổ chức kì thi quan trọng ấy lại không làm tròn trách nhiệm của mình không hiểu được sĩ tử, vậy mà kì thi đến vẫn con ra oai nạt nộ.

Soạn Bài Vịnh Khoa Thi Hương Của Trần Tế Xương

1. Tóm tắt nội dung

1.2. Nghệ thuật

2. Soạn bài Vịnh khoa thi Hương chương trình chuẩn

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có gì khác thường? (chú ý phân tích từ “lẫn”).

Hai câu thơ đầu có tính tự sự, nhằm kể lại kì thi: cứ ba năm lại mở một kì thi để chọn nhân tài giúp ích cho đất nước.

Điểm khác thường: trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Từ “lẫn”: lẫn lộn, diễn tả sự ô hợp, nhố nhăng, nhốn nháo, xuống cấp của chế độ thi cử thời bấy giờ.

Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? (chú ý các từ “lôi thôi”, “ậm ọe”, với biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, các hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử, miệng thét loa của quan trường). Từ hai câu thơ 3 và 4, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?

Hình ảnh:

Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ ⇒ dáng vè luộm thuộm, nhếch nhác

Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa ⇒ cố ra oai.

Nghệ thuật:

Sử dụng từ láy tượng hình và tượng thanh: ậm ọe, lôi thôi.

Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”

Hình ảnh cảnh trường thi lúc này láo nháo, lộn xộn cho thấy sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Câu 3: Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở 2 câu thơ 5 và 6?

Hình ảnh quan sứ, bà đầm cho thấy sự mục ruỗng của chế độ thi cử lúc bấy giờ. Bởi đây là một cuộc thi chọn lựa nhân tài cho đất nước lại xuất hiện sự có mặt của bọn ngoại bang đến như kiểu đi xem hát..

⇒ Sự nhục nhã, xót xa.

Câu 4: Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?

Hai câu thơ cuối là sự thức tỉnh các sĩ tử và thái độ của nhà thơ trước cảnh nước mất.

Câu hỏi tu từ mang tính thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước, nhà thơ hỏi người nhưng cũng là để hỏi mình.

Giọng thơ mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.

2.2. Soạn bài chi tiết

3. Soạn bài Vịnh khoa thi Hương chương trình Nâng cao

Câu 1: Nêu ấn tượng nổi bật nhất của anh (chị) về khoa thi Hương được tác giả miêu tả trong bài?

Ấn tượng nhất về khoa thi Hương được tác giả miêu tả trong bài là hình ảnh lôi thôi của các sĩ tử, cùng sự nhốn nháo như một cuộc xem hát với sự xuất hiện của bà đầm.

Câu 2: Khoa thi Hương năm 1897 đã miêu tả với cảm hứng gì? Tác giả nhấn mạnh vào tính chất nào của khoa thi đó?

Khoa thi Hương năm 1897 đã miêu tả với cảm hứng châm biếm, trào phúng. Tác giả nhấn mạnh vào sự nhố nhăn, hỗn loạn của cuộc thi.

Câu 3: Phân tích ý nghĩa trào phúng của việc sử dụng phép đối ngẫu ở các câu thơ 3-4 và 5-6.

Câu 4: Hãy xác định sắc thái giọng điệu ẩn chứa trong hai câu 7 – 8. Qua giọng điệu của hai câu này cũng như của cả bài thơ, ta có thể hiểu được gì về nỗi lòng tác giả?

Hai câu thơ 7 và 8 là sự thức tỉnh các sĩ tử và thái độ của nhà thơ trước cảnh nước mất.

Câu hỏi tu từ mang tính thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước, nhà thơ hỏi người nhưng cũng là để hỏi mình.

Giọng thơ mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.

Câu 5: Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước thương đời của nhà thơ được biểu lộ trong tác phẩm.

Kì thi năm Đinh Dậu này có hai cặp vợ chồng toàn quyền người Pháp tới dự lễ xướng danh, trong khi đó đây lại là kì thi tuyển nhân tài cho đất Việt. Tế Xương và những nhà Nho vốn tin vào đạo thánh hiền và luôn tha thiết với truyền thống văn hiến của dân tộc đã rất đau xót và phẫn uất.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Vịnh khoa thi Hương

[vawnmau]

5. Hỏi đáp về bài thơ Vịnh khoa thi Hương

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Ngữ Văn 11: Đọc Văn Vịnh Khoa Thi Hương (Trần Tế Xương) trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!