Xem Nhiều 3/2023 #️ Giáo Án Ngữ Văn 10 Học Kì 2 # Top 6 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 3/2023 # Giáo Án Ngữ Văn 10 Học Kì 2 # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn 10 Học Kì 2 mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đọc văn: Bài phú sông bạch đằng Trương Hán Siêu Tiết: Ngày soạn: Ngày giảng: A. Mục tiêu cần đạt 1- Học sinh hiểu được Bài Phú Sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Bài Phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật. 2- Học sinh rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kỹ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng trong tác phẩm. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ……. … C. Kiểm tra bài cũ ……. … … D. Hoạt động dạy và học Hoạt động của GVvà HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1- Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn. Bài tập 1- Học sinh đọc mục tiểu dẫn SGK và cho biết: Tác giả Trương Hán Siêu là ai? Sống ở thời kỳ nào? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2- Anh (chị) hiểu gì về thể phú? Bài Phú sông Bạch Đằng được đánh giá thế nào? Hoạt động 2- Tìm hiểu nội dung Bài tập 1 – Đọc đoạn 1 và cho biết: a- Nhân vật “khách” trong bài phú là người thế nào? Tại sao lại muốn học Tử Trường tiêu dao đến sông Bạch Đằng? (Xem SGK) (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) b- Trước cảnh sông nước Bạch Đằng, “khách” đặc biệt chú ý đến những gì? Tâm trạng của “khách” ra sao? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2: Về nhân vật “bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2 (Xem SGK) a- Tác giả tạo ra nhân vật các bô lão nhằm mục đích gì? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) b- Qua lời thuật của các bô lão, những chiến công trên sông Bạch Đằng được gợi lên như thế nào? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) c. Các hình ảnh, điển tích được sử dụng có hợp với sự thật lịch sử không? Chúng đã diễn tả và khẳng định tài đức của vua tôi nhà Trần ra sao? d- Kết thúc đoạn 2, vì sao tác giả lại viết : “Đến sông đây chừ hổ mặt/Nhớ người xưa chừ lệ chan”? Bài tập 3- Trong đoạn 3, tác giả tự hào về non sông hùng vĩ, gắn liền với chiến công lịch sử, nhưng khẳng định nhân tố nào quyết định thắng lợi của công cuộc đánh giặc giữ nước? Bài tập nâng cao – Trình bày triết lí của tác giả về chiến công lịch sử. Hoạt động 3- Tìm hiểu nghệ thuật. Bài tập 1- Hãy chỉ ra chất hoành tráng của bài phú (SGK (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Hoạt động 4- Tổng kết và dặn dò Câu hỏi – Khái quát đặc điểm nội dung và nghệ thuật của Bài phú sông Bạch Đằng. Nêu ý nghĩa hiện đại của tác phẩm. (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Dặn dò: Học sinh đọc mục Tri thức đọc – hiểu. I- Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn. 1- TG Trương Hán Siêu Trương Hán Siêu người Ninh Bình, từng tham gia kháng chiến chống Nguyên – Mông, làm quan dưới bốn triều nhà Trần, không rõ năm sinh, mất năm 1354. 2- Bài Phú sông Bạch Đằng + Phú là một thể loại trong văn học cổ, phân biệt với thơ, hịch, cáo + Bài Phú sông Bạch Đằng thuộc loại Phú cổ thể (Phú cổ), từng nổi tiếng trong thời nhà Trần, được người đời sau đánh giá là bài phú hay nhất của văn học trung đại Việt Nam. II/Tìm hiểu nội dung 1 – Nhận xét về nhân vật “khách” trong đoạn 1: a- Trong thơ chữ Hán thời trung đại, tác giả thường tự xưng mình là “khách”, là “nhân”. ở đây, “khách” vừa là từ tự xưng của tác giả , vừa là nhân vật. Theo nội dung đoạn 1, “khách là một bậc hào hoa, phóng túng, thuộc giới “tao nhân mặc khách”, ham thích du ngoạn đi nhiều, biết rộng, mang “trang chí”, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bề – Khách tìm đến những địa danh lịch sử, học Tử Trường (Tư Mã Thiên) tìm “thú tiêu dao”, nhưng thực chất là để nghiên cứu, tìm hiểu các địa danh lịch sử. Bạch Đằng được coi là địa danh không thể không đến. b- Trước hình ảnh Bạch Đằng “bát ngát”, thướt tha” với “nước trời” “phong cảnh..”, “bờ lau”, “bến lách” nhân vật “khách” có tâm trạng buồn thương vì nghĩ đến cảnh “sông chìm giáo gãy, đò đầy xương khô”, biết bao người anh hùng đã khuất Nhưng sau cảm giác buồn thương cảm động ấy vẫn ẩn giấu niềm tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc. 2/: Về nhân vật “bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2. Gợi ý: a- Nhà văn tạo ra nhân vật “các bô lão” tượng trưng cho tiếng nói của lịch sử, từ đó dựng lên hồi ức oanh liệt về những trận thủy chiến Bạch Đằng. Nhân vật có tính hư cấu và thực ra cũng là một kiểu “ nhân vật tư tưởng” (dùng để nói lên tư tưởng của tác giả). b- Những kỳ tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thời Ngô Quyền, nhưng trọng tâm là chiến thắng “buổi trùng hưng” với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng (Muôn đội thuyền bè/tinh kì phất phới), khí thế “hùng hổ” “sáng chói”, “khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến “ánh nhật nguyệt phải mờ/bầu trời đất sắp đổi”. Trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, cảm giác, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc. c- Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bích, Hợp Phì, gieo roi) điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca. d – Kết thúc đoạn 2 tác giả viết: “Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan”. Đó là vì, tác giả làm bài phú này khi nhà Trần đã có dấu hiệu suy thoái (Theo Tiểu dẫn). Tác giả mới xót xa khi nhớ tới các vị anh hùng đã khuất và cảm thấy hổ thẹn vì thế hệ hiện thời tỏ ra không xứng đáng. 3- Phân tích đoạn 3. Cũng qua lời ca của nhân vật các bô lão, trong đoạn 3, tác giả khẳng định nhân tố quyết định của sự nghiệp giữ nước, đó là chính nghĩa và đạo đức: “Giặc tan muôn thủơ thăng bình Bởi đâu đất hiếm, cốt mình đức cao”. Bài tập nâng cao- Qua lời hát của bô lão và “khách”, trong đoạn 3, tác giả thể hiện triết lí: – Triết lí ở đời: “Những người bất nghĩa tiêu vong Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh” (Đề cao chữ “Nghĩa”) – Triết lí đánh giặc: “Giặc tan muôn thuở thanh bình Bởi đâu đất hiếm, cốt mình đức cao”.. (Đề cao chữ “Đức”) III- Tìm hiểu nghệ thuật. 1- Tính chất hoành tráng của bài phú trước hết là ở hình tượng dòng sông, một dòng sử thi: “ bát ngát sóng kình muôn dặm”, “thướt tha đuôi trĩ một màu”, với những chién công oanh liệt: “sông chìm giáo gãy, gò đống xương khô”. Tính chất hoành tráng được thể hiện ở việc sử dụng điển cố. Những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử được dẫn ra rất phù hợp với sự thật lịch sử mà chỉ nghe nhắc tên thôi người đọc cũng hình dung tính chất tráng ca của những sự kiện, nhân vật ấy. Chân dung tác giả với tầm vóc lớn lao, tư thế ngẩng cao đầu vì niềm tự hào, kiêu hãnh về lịch sử dân tộc đã góp phần làm cho tính chất hoành tráng của bài phú thêm đậm nét. IV- Tổng kết và dặn dò Gợi ý: + Nghệ thuật bài phú nổi bật bởi sự miêu tả phong cách hoành tráng với những kí ức hào hùng trong lịch sử dân tộc. Yêu cầu: Tìm hiểu thêm về thể phú. Rút kinh nghiệm gìơ dạy:Làm văn: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Tiết: Ngày soạn: Ngày giảng: A. Mục tiêu cần đạt 1- Học sinh nắm được kết cấu của văn bản thuyết minh. 2- Học sinh rèn luyện kỹ năng tổ chức kết cấu văn bản thuyết minh. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ……. … C. Kiểm tra bài cũ ……. … … D. Hoạt động dạy và học Hoạt động của GVvà HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1- Tìm hiểu lý thuyết. Bài tập 1- Đọc phần đầu của bài học (Trương mục 1- Nguyên tắc chung) và trả lời câu hỏi: a- Mục đích của văn bản thuyết minh? b- Yêu cầu của văn bản thuyết minh? c- Các loại văn bản thuyết minh? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2- Đọc mục 1 (Nguyên tắc chung) và cho biết khi tạo lập văn bản thuyết minh, cần tuân theo nguyên tắc chung về mặt kết cấu như thế nào? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 3: – Đọc mục 2 (SGK) và cho biết: Những hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Hoạt động 2- Luyện tập Bài tập 1 – Đọc và chỉ ra hình thức kết cấu văn bản thuyết minh (SGK): Bài tập 2: Phân tích kết cấu phần Tri thức đọc – hiểu về phân loại Phú ở trang 8 (SGK). Hoạt động 3- Tổng kết, dặn dò 1- Câu hỏi tổng kết: Nêu những nội dung chính cần ghi nhớ? (Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh tự tổng kết) 2- Dặn dò: Chuẩn bị bài Thư dụ Vương Thông lần nữa. I- Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn. 1/ Mục đích, yêu cầu& các loại VB TM a. Mục đích: Giới thiệu, trình bày một sự vật, hiện tượng, một vấn đề của tự nhiên, xã hội, con người, nhằm cung cấp tri thức khách quan, chính xác của người đọc. b. Yêu cầu: Trình bày cấu tạo, tính chất, quan hệ, công dụng của đối tượng. c. Các loại: – Thuyết minh về một tác phẩm, một di tích lịch sử, một phương pháp (Giới thiệu, trình bày). – Thuyết minh cho một sản phẩm (Kèm theo sản phẩm) (Thuyết minh thực dụng). – Thuyết minh bằng hình ảnh (Thuyết minh 2- Nguyên tắc chung -Nguyên tắc chung khi tạo lập văn bản thuyết minh là phải sắp xếp các ý theo một hình thức kết cấu nhất định, như: Mối liên hệ bên trong của sự vật, hay quá trình nhận thức của con người Chẳng hạn: Sắp xếp các ý theo thứ tự trên – dưới, trong – ngoài, phải – trái, trước – sau.., chính – phụ; chủ yếu – thứ yếu; bản chất- hiện tượng… 3/ -Những hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh bao gồm: + Kết cấu theo trật tự thời gian: Trước – sau, sớm – muộn, trẻ – già, sinh thành – hưng thịnh – diệt vong, + Kết cấu theo trật tự không gian: Trên –dưới, trong – ngoài, gần – xa, bên phải – bên trái, trung tâm – ngoại biên Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2- Thế nào là ngữ cảnh văn bản, ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hoá? Vì sao nói: Để hiểu được ý nghĩa của hình tượng trong văn bản, cần phải đặt văn bản vào trong ngữ cảnh? Bài tập 3- Tư tưởng chính của văn bản được phát hiện sau cùng, vậy vì sao nói: đọc – hiểu văn bản phải lấy tư tưởng chính để soi vào các chi tiết? Bài tập 4- Thể nghiệm có vai trò như thế nào trong việc đọc – hiểu văn bản văn học? Hoạt động 2- Luyện tập. Bài tập 1 – Xác định ngữ cảnh của tác phẩm: a- Bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) b – Đại cáo bình Ngô (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) c- Các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du). (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2- Nêu mối quan hệ hệ giữa tư tưởng chính và chi tiết trong các văn bản, đoạn trích sau: a- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) b- Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) c- Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên). (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 3- Cho biết các nhận định sau đã thoả đáng hay chưa và giải thích lí do? (Xem SGK) (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Hoạt động 1- Ôn tập lý thuyết.. Bài tập 1- Gợi ý: Dựa theo SGK Muốn đọc – hiểu văn bản văn học, ngoài việc nắm vững kiến thức về văn bản, văn bản văn học, mục đích, yêu cầu của việc đọc – hiểu văn bản văn học , cần dựa vào ngữ cảnh để xác định ý nghĩa văn bản, lấy tư tưởng chủ đạo của tác phẩm để soi xét mọi chi tiết của văn bản, và cuối cùng, cần dựa trên kinh nghiệm, vốn sống bản thân và của những người khác để thể nghiệm văn bản. Bài tập 2- + Các phương diện của ngữ cảnh: – Ngữ cảnh văn bản: là tổ chức, kết cấu nội tại cảu văn bản, quy định ý nghĩa của chính văn bản hoặc của từng yếu tố trong văn bản. – Ngữ cảnh tình huống: tình huống cụ thể, như ai nói (viết), ai nghe (đọc – ở đâu (địa điểm), lúc nào (thời gian) – Ngữ cảnh văn hoá: bối cảnh lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội. + Giải thích: để hiểu được ý nghĩa của hình tượng trong văn bản, cần đặt văn bản vào trong ngữ cảnh, vì các yếu tố trong ngữ cảnh nâng đỡ, chi phối quyết định ý nghĩa của văn bản. Bài tập 3- Tư tưởng chính của văn bản được phát hiện sau, nhưng không phải là sau cùng. Qua các chi tiết, người đọc có thể dự đoán và cảm nhận được một phần tư tưởng của văn bản. Khi đọc xong, tư tưởng ấy được định hình rõ hơn, và bạn đọc phải đối chiếu ngược trở lại để hiểu rõ hơn ý nghĩa của các từ ngữ, các chi tiết. Đây là một quá trình linh hoạt, năng động. Bài tập 4- Thể nghiệm có vai trò rất quan trọng trong quá trình đọc – hiểu văn bản văn học. Người đọc bao giờ cũng phải huy động vốn sống, kinh nghiệm và tri thức cuộc đời mà họ đã tích luỹ được, cũng như những điều đã quan sát được ở những người xung quanh để “ứng nghiệm”, “nhập vai” mà hiểu và đồng cảm hay phản ứng đối với những nhân vật hay cảm xúc trong tác phẩm – đó chính là sự thể nghiệm. Hoạt động 2- Luyện tập. Bài tập 1 -: Gợi ý: a- NGữ cảnh của Bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu): Sáng tác vào đời Trần Hiến Tông, khi nhà Trần bắt đầu suy thoái. Rộng hơn, qua các điển tích, điển cố (như Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Tam Ngô, Bách Việt, Tử Trường, Xích Bích, Hợp Phì), ta hiểu rõ hơn ngữ cảnh văn hoá và cả nền văn hoá phương Đông với bề dạy lịch sử của nó. b- Ngữ cảnh tình huống của bài Đai cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi): sau chiến thắng giặc Minh Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi báo cáo trước toàn thể nhân dân và thế giới biết về sự ra đời của triều đại mới – triều Lê. Ngữ cảnh văn hoá: văn hoá thời phong kiến thể hiện qua các từ ngữ, điển tích, điển cổ đã được chú thích. c- Các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du) – Ngữ cảnh tình huống: Truyện Kiều được sáng tác trong thời gian “mười năm gió bụi” của Nguyễn Du, dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Các đoạn trích: “Trao duyên”, “Nỗi thương mình”, “Chí khí anh hùng” còn thêm ngữ cảnh nữa, đấy là vị trí của mỗi đoạn trong tác phẩm. – Ngữ cảnh văn hoá: Căn cứ vào thể thơ (lục bát) Chữ viết (Nôm) và cách sử dụng ngôn ngữ để xác định ngữ cảnh văn hoá, đó là nền văn hoá phương Đông và văn hoá truyền thống Việt Nam. Bài tập 2: - – a- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) – Tư tưởng chính: Tâm trạng, cảm xúc, tình yêu trước bức tranh thiên nhiên mùa hè đầy sức sống. – Tư tưởng chính thể hiện xuyên suốt và thống nhất trong từng chi tiết: hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Của bức tranh ngày hè và ước mong của nhà thơ (2 câu cuối). b- Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). – Tư tưởng chính: Cảm thông với nỗi đau khổ của nàng Kiều khi nàng rơi vào bi kịch giữa hiếu và tình. – Các chi tiết như: Cậy, nhờ, lạy Thuý Vân, viện nhiều lý do để thuyết phục Thuý Vân, trao kì vật, dặn dò.. đều có giá trị trong việc thể hiện tư tưởng chính của đoạn trích. c- Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên) – Tư tưởng chính: Ngợi ca nhân cách cứng cỏi, quyết liệt của quan Thái sư Trần Thủ Độ trong việc giữ vững kỉ cương phép nước. – Tư tưởng chính thể hiện ở các chi tiết: Khen thưởng người hoặc mình, người canh cửa thềm cấm; đòi chặt ngón chân kẻ xin làm câu đương, từ chối việc phong tướng cho anh trai mình. Bài tập 3-Nhận xét các ý kiến + Nhận định 1: “Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão thể hiện lý tưởng của người muốn lập công danh” về cơ bản là đúng, tuy nhiên, cần hiểu “công danh” theo nghĩa gắn với cứu nước. + Nhận định 2: “ở bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, nhà thơ chỉ mượn hình ảnh Tiểu Thanh để biểu hiện chính mình”. Nhận định trên chưa đúng, vì Nguyễn Du có nói về mình nhưng không phải” chỉ mượn hình ảnh Tiểu Thanh là một đối tượng biểu cảm trước tiên, tượng trưng cho số phận con người tài hoa bạc mệnh nói chung chứ không phải chỉ đai diện cho Nguyễn Du. + Nhận định 3: “Đoạn trích Nỗi thương mình chỉ thể hiện cảnh sống không đẹp chốn lầu xanh”. Nhận định trên sai, vì đoạn trích tuy có nói đến cuộc sống dơ bẩn của nàng Kiều ở chốn lầu xanh, nhưng trọng tâm là thể hiện nôi xđau của nàng khi thấy cuộc đời và số phận mình trôi dạt đến chỗ dơ bẩn. Làm văn: Tiết: Ngày soạn: Ngày giảng: A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ……. … C. Kiểm tra bài cũ ……. … … D. Hoạt động dạy và học Hoạt động của GVvà HS Yêu cầu cần đạt (Học sinh làm việc theo nhóm) Hoạt động 1- Ôn tập lý thuyết.. Bài tập – Tình huống 1: – Tên hai đội bóng, tên trường của hai đội bóng. – Thời gian và địa điểm thi đấu. – Các thành tích của hai đội. – Tính chất hứa hẹn của trận đấu. Tình huống 2- -Tên cuộc thi: Tiếng hát oanh vàng – Đối tượng dự thi (học sinh các trường THPT) – Thời gian, địa điểm khai mạc cuộc thi. – Cơ cấu và giá trị giải thưởng Tình huống 3- – Tên gọi của câu lạc bộ tin học. – Hình thức hoạt động của câu lạc bộ. – Thời gian và địa điểm sinh hoạt câu lạc bộ Tình huống 4- – Hình thức tổ chức lớp học. – Giáo viên dạy, địa điểm và thời gian. – Tính chất ưu việt của lớp học về thời gian, chương trình, điều kiện phục vụ học tập Bài tập -: Gợi ý: – Nêu tính chân thực, chính xác trong các nội dung thông tin trên. Chú ý dùng từ ngữ gây ứn tượng mạnh, có ý nghĩa nhấn mạnh tuyệt đối để thu hút đối tượng. Trả bài viết số 8 Tiết: Ngày soạn: Ngày giảng: A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: – Hiểu được các yêu cầu của bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. – Tự đánh giá được bài viết trên các phương diện: nội dung, kiến thức, kỹ năng cơ bản của ba phần Văn, tiếng Việt và làm văn theo chương trình và SGK Ngữ văn 10 nâng cao, chủ yếu là học kì II. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ……. … C. Kiểm tra bài cũ ……. … … D. quy trình trả bài. 1- Giáo viên đọc và chép lại đề kiểm tra cuối năm lên bảng. Học sinh chép lại đề này vào vở (đối với đề tự luận) 2- Giáo viên các yêu cầu: + Yêu cầu về kiểu văn bản (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, hay nghị luận?) + Nội dung kiến thức cần làm nổi bật những vấn đề gì? + Phạm vi tư liệu (lấy ở tác phẩm, tác gia, giai đoạn nào?) + Cách thức trình bày, diễn đạt (có sạch sẽ không? có mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp không?) 3- Học sinh suy nghĩ, tự nhớ lại bài viết của mình, và tự đánh giá. 4- Giáo viên trả bài. Học sinh xem lại bài viết của mình, đối chiếu với yêu cầu của đề rút kinh nghiệm và sửa chữa những chỗ sai, bổ sung những chỗ còn thiếu.

Giáo Án Ngữ Văn Lớp 9 Chuẩn Nhất, Mới Nhất Học Kì 2

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

  – Hs: Em có nhận xét gì về sự tác đọng của văn nghệ với đời sống trẻ hiện nay?

Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

……….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

  -  Tìm đọc tư liệu về Mấy vấn đề về văn học hoặc Tuyển tập Nguyễn Đình Thi- tập 3.

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước IV: Giao bài, hướng dẫn học ở nhà, chuẩn bị bài ở nhà( 2p):

1. Bài vừa học:

– Nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa của văn bản và nội dung phần Ghi nhớ.

– Tóm tắt lại hệ thống các luận điểm tác giả trình bày trong bài viết.

2. Chuẩn bị bài mới:

+ Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học.

+ Đọc và chuẩn bị soạn bài:  Các thành phần biệt lập.

*************************************

Tuần  21

Tiết 98

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

          1. Kiến thức :      

– Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán trong câu.

2. Kỹ năng :

– Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.

Rèn kĩ năng phân tích ví dụ và khái quát vấn đề

3. Thái độ: 

– Hình thành thói quen Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

– Vận dụng khi làm bài tập làm văn

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức :

– Đặc điểm của thành phần tình thái, thành phần cảm thán.

– Công dụng của các thành phần trên.

2. Kỹ năng :

– Nhận diện thành phần tình thái, thành phần cảm thán trong câu.

– Đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.

3. Thái độ: nghiêm túc  và cẩn trọng trọng đặt câu .

4. Tích hợp liên môn:

-Phần văn bản

– Phần văn bản

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ:

1. Thầy: – Mỏy chiếu, Bảng phụ, phiếu học tập.

     – Chuẩn kiến thức kĩ năng, sách tham khảo.

2. Trũ:   – Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.

     – Chuẩn bị phiếu học tập, sách BT, BTTN

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

* B­ước I. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và yêu cầu các tổ trư­ởng báo cáo kết quả kiểm tra việc học và soạn bài ở nhà của lớp.

* B­ước II. Kiểm tra bài cũ:3’

+ Mục tiêu:    Kiểm tra ý thức chuẩn bị bài ở nhà.

+ Ph­ương án: Kiểm tra tr­ước khi tìm hiểu bài

Bài tập 1:  Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1.Ý nào sau đây nhận xét không đúng về khởi ngữ?

A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trư­ớc chủ ngữ

B. Khởi ngữ nêu lên đề tài đ­ược nói đến trong câu

C. Có thể thêm một số quan hệ từ trư­ớc khởi ngữ.

D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu đ­ược trong câu

2. Câu văn nào sau đây có khởi ngữ?

A. Về trí thông minh thì nó là nhất

B.  Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.

C.  Nó là một học sinh thông minh.

D.  Nó thông minh nhất lớp

3.

Bài 5: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhiệm vụ của thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, có dùng thành phần phụ chú.

          Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Đời người khởi đầu từ tuổi trẻ- tuổi trẻ là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại- và tuổi trẻ bao giờ cũng hướng tới tương lai. Tương lai- đó là những gì chưa có trong hôm nay- nhưng chính vì thế mà nó lại có sức hấp dẫn ghê gớm đối với con người. Nhờ có niềm tin vào tương lai mà con người có thể vượt qua được khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, người ta, nhất là thanh niên, không thể thụ động chờ đón một tương lai, càng không thể đi tới tương lai bằng hai bàn tay trắng. Tuổi trẻ cần chuẩn bị cho mình một hành trang tri thức để bước vào thế kỉ mới.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

– Hs : Phát triển các đoạn văn thành bài văn hoàn chỉnh

Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

……….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

– Tiếp tục Chọn một đề văn trong phần 1 đề tiếp tục lập dàn ý

.

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước 4: Giao bài, hướng dẫn học và làm bài ở nhà(2 phút)

a. Học bài :

– Học thuộc phần dàn ý chung.

– Làm hoàn thiện đề bài trên vào vở bài tập.

b. Chuẩn bị bài

– Soạn bài: Mùa xuân nho nhỏ

– Yêu cầu : đọc và soạn bài, tìm hiểu tư liệu về tác phẩm.

*****************************************

Tuần 24,25

Tiết 115,116

MÙA XUÂN NHO NHỎ

                                                                                                     Thanh Hải

I .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:                              

1. Kiến thức :

– Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.

2. Kỹ năng :

– Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ năm chữ

– Cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước, khát vọng sống, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

3. Thái độ:

– Hình thành thói quen cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ hiện đại

-  Biết sống có ích cho cuộc đờ, yêu thiên nhiên, yêu đất nước.

II.  TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức:

– Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.

– Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.

 2. Kĩ năng

– Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

– Trình bày những suy nghĩ, cẩm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

* Tích hợp rèn kĩ năng sống.

– HS biết trình bày trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân và niềm khát khao được cống hiến của mỗi con người đối với đất nước.

-  Biết bày tỏ nhận thức và hành động của cá nhân để đóng góp vào cuộc sống.

3. Thái độ:  yêu thiên nhiên yêu mùa xuân và dặc biệt có khát vọng sống cao đẹp- sống có ích cho đời

4. Tích hợp kiến thức liên môn: GDCD, Âm nhạc

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ:

1.Thầy:

 - Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng và TLTK, Sgv

– Bảng phụ, phiếu bài tập.

 2. Trò : Học bài cũ, soạn bài mới ( trả lời các câu hỏi trong vở bài tập Ngữ văn)

IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC

* B­ước 1: Ổn định tổ chức: 1 phút

* B­ước 2: Kiểm tra bài cũ: 2-3 phút

– Mục tiêu: Kiểm tra ý thức tự giác học bài và kiến thức cũ của hs .

– Phư­ơng án: : Kiểm tra qua câu hỏi.

  H1.Trình bày luận điểm chính và các luận điểm nhỏ ( luận cứ ) trong văn bản ” Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” ?

+ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân của con người.

+ Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

+ Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới.

H2. 1 bức tranh mùa xuân đẹp, tràn đầy sức sống. 

* Gv nhấn mạnh:

– Hoà chung với âm thanh của tiếng chim chiền chiện, tác giả phải thốt lên” Ơi con chim chiền chiện”

H. Nhà thơ đã cảm nhận âm thanh của tiếng chim có gì đặc biệt? Ý nghĩa vai trò của cách cảm nhận đó trong việc thể hiện cảm xúc?

+Nêu cách cảm nhận âm thanh của tác giả và ý nghĩa vai trò của cách cảm nhận đó trong việc thể hiện cảm xúc.

– Lời gọi , lời hỏi “ hót chi” nghe vô cùng thân thương tha thiết. Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác mang tính chủ quan của nhà thơ. Âm thanh của tiếng chim chiền chiện đã được hình tượng hoá, cụ thể hoá. Từ cái vô hình trừu tượng chỉ có thể cảm nhận bằng thính giác chuyển thành vật hữu hình cụ thể có thể nhìn thấy được và cuối cùng là nắm bắt được “ giọt âm thanh”. Để rồi tác giả có cử chỉ hứng âm thanh đầy thơ mộng

H. Em có suy nghĩ gì về cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên?

? Cảm nhận về tâm hồn, tình cảm của tác giả?

* GV chốt, chuyển ý

– Hs trình bày suy nghĩ của mình.

– Nêu ý kiến cá nhân

– Nghe, ghi nhớ

® Bằng việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên thể hiện niềm say mê ngất ngây của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên đất trời lúc vào xuân.

*GV: Chỉ bằng vài nét phác hoạ, tác giả đã vẽ ra được cả một không gian cao rộng (dòng sông, mặt đất, bầu trời), cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc – màu sắc đặc trưng của xứ Huế) và cả âm thanh vang vọng, tươi vui của tiếng chim hót.  Đây là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp, tràn đầy sức sống. Qua nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, tiếng chim từ chỗ là âm thanh (được cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (cảm nhận bằng thị giác có hình và khối). Từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác (đưa tay hứng)….Nhà thơ hứng giọt âm thanh của mùa xuân hay âm thanh tiếng chim. Khổ thơ đã diễn tả một cách sinh động niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của TN, đất nước lúc vào xuân.

H. Mùa xuân đất nước được khắc hoạ qua những hình ảnh nào? Tại sao nhà thơ lại chọn những hình ảnh đó?

GV: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đây là những con người chịu nhiều vất vả hi sinh để đem lại mùa xuân đất nước

+ Hs trả lời cá nhân ( tìm hình ảnh : người cầm sung, người ra đồng )

– Hs khác nhận xét, bổ sung.

b. Mùa xuân đất nước

– Mùa xuân của đất nước

+ Người cầm súng

+ Người ra đồng

Biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. – Cấu trúc song hành, hình ảnh tượng trưng.

H. Hình ảnh lộc gợi ý nghĩa biểu tượng gì?

* GV chốt

– Hs trả lời cá nhân (HS khá giỏi)

– Hình ảnh quen thuộc của mùa xuân: “lộc” có nghĩa là chồi non. Nhưng trong bài thơ này lộc có nghĩa là mùa xuân, sức sống, tuổi trẻ. Người cầm súng giắt cành lá nguỵ trang ra trận chiến đấu; người ra đồng gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Họ chính là những người đem lại mùa xuân cho đất nước.

® mùa xuân của độc lập tự do, ấm no, hạnh phúc® Vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước.

H. Sức sống mùa xuân của đất nước còn được tác giả cảm nhận qua nhịp điệu, âm thanh nào? Để thể hiện cảm nhận đó, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Qua đó em cảm nhận được gì về khí thế vào xuân, sức sống mùa xuân của đất nước?

– Phát hiện NT và nêu tác dụng

– Sức sống mùa xuân:

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

® Từ láy tượng hình, tượng thanh, điệp ngữ.

®Khí thế khẩn và náo nhiệt.

Hình ảnh ngư­ời lính và tình đồng chí, đồng đội trong các bài thơ ”Đồng chí”, ”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và ”Ánh trăng”.

*Điểm giống nhau:

– Đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn

* Điểm khác nhau: Mỗi bài lại khai thác những nét riêng và đặt trong những hoàn cảnh khác nhau

– Đồng chí: viết về người lính thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.

– Bài thơ về …: khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.

– Ánh trăng: nói về suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh.

*GV nêu yêu cầu:

H. Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài ”Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Con cò”? .

+ Hs nhận xét, trả lời cá nhân

– Hs khác nhận xét, bổ sung

-Đoàn thuyền đánh cá: chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo.

-Ánh trăng: đ­ưa vào nhiều h/ả, chi tiết rất bình dị.

-Mùa xuân nho nhỏ: Sử dụng nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo.

-Con cò: Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng, kết hợp giữa thực và ảo, được sáng tạo bằng sự liên tưởng, tưởng tượng giàu suy tưởng và triết lí.

3.Bút pháp sáng tạo của hình ảnh thơ.

-Đoàn thuyền đánh cá: chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo.

-Ánh trăng: đ­ưa vào nhiều h/ả, chi tiết rất bình dị.

–Mùa xuân nho nhỏ: Sử dụng nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo.

–Con cò: Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng, kết hợp giữa thực và ảo, …

ơ sau  và trả lời câu hỏi.

                  “Mọc giữa ḍòng sông xanh

                                                                   Một bụng hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

   Hót chi mà vang trời

      Từng giọt long lanh rơi

 Tôi đưa tay tôi hứng”

                                             ( Trích trong SGK Ngữ văn 9 , Tập II . NXB Giỏo duc )

Câu 1 (0,25điểm): Sáu câu thơ trên  trích từ  văn bản nào? Tác giả là ai?

A- Mùa xuõn nho nhỏ- Thanh Hải.            B-  Viếng lăng Bác- Viễn Phương.                                             

C- Sang thu- Hữu Thỉnh.                           D- Nói với con- Y Phương.

Câu 2 (0,25điểm): Văn bản có đoạn  trích trên được sáng tác vào giai đoạn nào?

A-Trước Cách mạng tháng Tám.                     B- Giai đoạn chống Pháp  – 1946-1954  .                                             

 B- Giai đoạn chống Mĩ  – 1955-1975             D- Sau năm 1975.

Câu 3(0,25điểm): Văn bản có đoạn trích  trên  cùng thể loại với văn bản nào?

Đoàn thuyền đánh cá .                     C- Viếng lăng Bác

B- Sang thu.                                      D- Nói với con              

Câu 4(0,25điểm): ư nào nờu đúng nhất về giọng điệu bài thơ  có chứa đoạn trích trên?

A.Nghiêm trang, thành kính.                       C. Tâm t́nh,  tha thiết.

B. Trong sáng, tha thiết                                D. Bâng khuâng, tiếc nuối.                                                                                                          

Câu 5 (1,0điểm) : Nêu ngắn gọn cảm xúc của tác giả trong  đoạn trích  trên?

Câu 6 ( 1,0điểm) :  ư nghĩa  bài thơ có chứa đoạn trích trên?

Câu 7 (1 điểm ) : Từ văn bản có đoạn trích trên, em suy nghĩ như thế nào về quan niệm:  “Sống là  phải cống hiến để làm đẹp cho đời” ( Viết dưới h́nh thức  1 đoạn văn ngắn khoảng 6 đến  8 câu)

PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm):

Câu 8:Viết một bài văn ngắn khoảng 150- 200từ  phân tích cảm nhận của em về  khổ thơ sau đây:     

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

        Sương chùng ch́ình qua ngõ

                                                        H́ình như thu đă về”

            (Trích “ Sang thu”  của Hữu Thỉnh).

*****************************************

Tuần 28

Tiết 136

                CH­ƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯ­ƠN (PHẦN VĂN)

NĂM CÁI CHÉN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức :

– Nhận diện chính xác từ ngữ địa phương ở những vùng khác nhau. Tìm được sự tương ứng giữa từ ngữ địa phương nhất định với từ ngữ toàn dân.

2. Kỹ năng :

– Biết sử dụng từ ngữ địa phương trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Biết nhận xét, đánh giá về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học.

3. Thái độ:

– Hình thành thói quen sử dụng từ ngữ cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức.

– Mở rộng vốn từ ngữ địa ph­ương.

– Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phư­ơng.

2. Kĩ năng.

– Nhận biết đư­ợc một số từ ngữ địa ph­ương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng và ngư­ợc lại.

3. Thái độ :

-  ý thức tự giác tìm hiểu từ ngữ địa phương.

4. Tích hợp liên môn:

-  Môn Địa lí: Sự phân bố các vùng ngôn ngữ

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ.

1.Thầy: Bảng phụ, phiếu bài tập

2. Tìm những câu văn, thơ có sử dụng từ ngữ địa phương.

6’

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

– Hs : Để làm tốt bài nghị luận về một hiện tượng ở địa phương em cần làm gì ?.

Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

……….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

– Tiếp tục tìm hiểu các vấn đề ở địa phương ?

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học bài, làm bài về nhà    ( 2 phút )

 a. Học bài:

  – Tiếp tục tìm hiểu các vấn đề nghị luận ở địa phương

  – Viết một bài văn ngắn về một việc làm tốt của Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường em

 b. Chuẩn bị bài

    – Đọc lại bài, tiếp tục sửa lỗi bài viết   

– Ôn tập lại về văn NL văn học (NL về truyện, thơ).

    – TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7: Tự nhận  xét bài làm của mình so với đáp án, trên cơ sở đọc kĩ lời nhận xét và sửa chữa của thầy trên văn bản viết.

     *****************************************

Tuần 28

Tiết 136

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7, BÀI KIỂM TRA VĂN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

  1. Kiến thức:

  – Một lần nữa nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận văn học nói chung, nghị luận thơ nói riêng.

– Nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này để rút kinh nghiệm cho bài viết văn nghị luận lần sau.

2. Kĩ năng:

– Thông qua việc chấm, trả bài, nhận xét của giáo viên, củng cố lại phương pháp, kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học nói chung, nghị luận thơ nói riêng

3. Thái độ:

– Giáo dục cho học sinh có ý thức tự giác, nghiêm túc chữa bài của cá nhân và của bạn để rút kinh nghiệm cho bài viết sau

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1.  Kiến thức

 -  Ôn tập củng cố cho HS các kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về thơ nói riêng một cách phù hợp có hiệu quả.

 - Đánh giá các ­ưu nh­ược điểm của HS trên các phư­ơng diện hình thức và nội dung bài viết. Sửa chữa các lỗi mắc phải để rút kinh nghiệm. Biểu dương những bài viết tốt cho cả lớp cùng trao đổi rút kinh nghiệm.

2. Kĩ năng

 - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt và kĩ năng tự sủa chữa lỗi  cụ thể trong bài viết của HS trong cách dùng từ đặt câu. Đối chiếu so sánh với nghị luận về tác phẩm truyện.

3. Thái độ: thành thật nhận rõ ưu khuyết điểm của bài viết để có hướng tiếp thu và khắc phục.

4. Kiến thức tích hợp:

– Liên hệ thực tế

 - Rèn kĩ năng sống : Kĩ nhận biết những khuyết điểm và sửa chữa trong bài viết

 5. Định hướng phát triển năng lực của học sinh

– Năng lực chung :  tư duy, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác

– Năng lực chuyên biệt : sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp

III. CHUẨN BỊ

1 .Thầy : Chấm  bài, phát hiện lỗi cơ bản, bảng phụ  ghi  câu văn mắc lỗi  .

2.Trò : Ôn tập năm phư­ơng pháp viết bài, lập dàn bài cho bài văn tự luận .

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

* B­ước 1 : Ổn định tổ chức ( 1’ ) : Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ lớp học

* Bư­ớc 2 : Kiểm tra bài cũ ( thực hiện trong quá trình dạy học ) 

* B­ước 3 : Tổ chức dạy và học bài mới

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

– Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình

– Kĩ thuật: Động não

– Thời gian dự kiến:  2 phút

– Hình thành năng lực : thuyết  trình                                        

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Chuẩn KT- KN cần đạt

-Nêu vấn đề: Bài viết số 7 của em đã đạt được những gì, có gì tiến bộ hơn so với bài viết số 6, còn những nhược điểm nào cần khắc phục sửa chữa?

GV chốt lại: Ghi tên bài.

HS lắng nghe, phán đoán.

Ghi bài

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

– Phư­ơng pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình.

– Kĩ thuật: Động não, khăn trải bàn.

– Thời gian dự kiến.: 15 phút.

– Hình thành năng lực : tư duy, giao tiếp, giải quyết vấn đề

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

 Chuẩn KT- KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

I. Hư­ớng dẫn nhắc lại đề nêu đáp án biểu điểm.

I. HS nhắc lại đề nêu đáp án biểu điểm.

I. Nhắc lại đề nêu đáp án biểu điểm

12’

H. Phần Đọc hiểu có bao nhiêu câu ? Nêu đáp án em đã chọn ?

* GV gọi trả lời cá nhân, gọi nhận xét, GV lưu ý một số câu dễ mắc lỗi.

H. Em hãy nhớ lại và đọc lại đề bài phần tạo lập văn bản?

H. Bài viết em trình bày làm mấy phần ? Nêu ý từng phần ?

* GV gọi trả lời. Cuối cùng, GV công khai đáp án trên  bảng phụ.

H.Qua 1 đề bài cụ thể, em hãy rút ra dàn ý  cần có trong một bài  văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ nói chung?

H. Đối chiếu với nghị luận về tác phẩm truyện, hãy chỉ ra sự khác biệt chủ yếu  khi nghị luận về 2 thể  loại này?

* GV bổ sung, chốt lưu ý cho HS:

+ HS nhắc lại đề

– HS nêu đáp án, lớp nhận xét góp ý.

+ HS trao đổi, trình bày dàn ý. Lớp nhận xét, góp ý.

-HS quan sát, tự hoàn thiện kiến thức.

+1 HS nhắc lại dàn bài nghị luận chung về tác phẩm truyên hoặc đoạn  trích.Nghe GV lưu ý.

* Đề bài:

(Như­ đã  chuẩn bị  ở  tiết 134, 135)

1. Đọc hiểu

2. Tạo lập văn bản.

1/ Dàn ý bài văn( như ghi nhớ trong SGK/ 83)

a/ Mở bài:

b/ Thân bài :

c/ Kết bài:

2/ Bài nghị luận về tác phẩm thơ và tác phẩm truyện đều phải qua 4 bước. Đều sử dụng các thao tác nghị luận nói chung để nhận xét đánh giá nội dung, nhgệ thuật. Tuy nhiên, truyện bám chủ yếu vào cốt truyện, nghệ thuật kể chuyện, , hoàn cảnh sống, ngoại hình, lời nói, hành động việc làm…của nhân vật. Thơ, người viết chủ yếu bảm vào hình ảnh ngôn từ, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của tác phẩm.

GV chiếu dàn ý chi tiết trên bảng phụ

II. Hư­ớng dẫn HS nhận xét ­ưu khuyết điểm trong bài làm.

II. HS nhận xét ­ưu khuyết điểm trong bài làm.

II. nhận xét ­ưu khuyết điểm trong bài làm.

10’

* GV nêu yêu cầu:

H. Đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu của đề bài, em tự nhận thấy bài viết của mình có những ưu, nhược điểm gì?

* GV nhận xét ưu, nhược điểm trong bài của HS.

+ HS tự nhận ra ưu, nhược điểm trong bài của mình.

HS nghe, rút kinh nghiệm

1.HS tự đánh giá.

-Bố cục, nội dung các phần.

-Dùng từ, đặt câu,diễn đạt

-Sự kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận….

2.GV nhận xét, đánh giá.

a/ Ưu điểm:

– Về kiểu bài: Hầu hết các em đã xác định đúng thể loại bài văn nghị luận văn học.

 -  Về cấu trúc: Bố cục bài  văn đầy đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài) Trình bày các phần rõ ràng, mạch lạc.

– Về nội dung: Các phần liên kết chặt chẽ với nhau tạo tính mạch lạc .

– Về hình thức:  Nhiều em trình bày sạch, đẹp và khoa học, có cảm xúc chân thành, bài viết khá tốt:   Oanh Linh, Tỳ,

b/ Nhược điểm:

– Nhiều bài viết chưa biết trích dẫn chi tiết thơ để phân tích. Nhiều bài viết còn chung chung, sơ sài.

– Một số em đọc bài chưa kĩ nên sa vào diễn giải.

– Nhiều em còn sao chép, lệ thuộc, chưa có sự cảm nhận riêng. Đa số các em chỉ cảm nhận được nội dung mà chưa cảm thụ được nghệ thuật ngôn từ hoặc khái quát giá trị nghệ thuật và liên hệ bản thân.

– Mắc lỗi chính tả, sai lỗi dùng từ và chấm câu chưa đúng. Chữ viết còn cẩu thả  diễn đạt kém, lủng củng, tối nghĩa, nhiều câu văn không đúng cấu tạo, không chấm hết câu mà lại viết liền.

– Một số em chưa tách rõ các ý theo đoạn văn.

– Nhiều bài viết còn  còn lan man nhiều chưa đi vào trọng tâm,  bố cục phân bố không, nhiều bài viết còn sơ sài

*Nguyên nhân:

– Chưa có kĩ năng diễn đạt, kĩ năng viết bài văn nghị luận còn hạn chế, vốn thực tế còn nghèo nàn, chưa có kĩ năng phân tích, đánh giá.

– Chuẩn bị bài chưa chu đáo, làm bài chưa tập trung.

*Cách khắc phục.

-Tăng cường rèn kĩ năng viết câu, viết đoạn.

-Cần chuẩn bị bài chu đáo, làm bài nghiêm túc.

   -Kiểm tra bài trước khi nộp.

III. GV HD HS chữa lỗi.

* GV đưa một số lỗi tiêu biểu lên bảng phụ, cho HS phát hiện lỗi và sửa lỗi.

– GV bổ sung, kết luận.

III. HS chữa lỗi.

+ HS đọc, phát hiện lỗi sai   sửa các lỗi sai.

– HS chữa lỗi trong bài.Nghe  GVchữa lỗi.

III. Chữa lỗi

Lỗi chính tả.

-Lỗi dùng từ.

-Lỗi diễn đạt.

17’

GV đưa một số lỗi cơ bản của hs lên bảng phụ.

GV yêu cầu hs nhận xét, sửa chữa.

Hs đọc

HS nhận xét, sửa chữa.

Lỗi sai

1/ Trong bài thơ của Viễn Phương có 2 khổ 3 4….

2/ Viễn Phương sáng tác bài thơ khi ra thăm lăng Bác

3/ Khổ thứ 4 là ước mong ở bên lăng của tác giả

Sửa lại

1/ Trong bài thơ Viếng lăng Bác  của Viễn Phương, ở khổ thơ thứ ba và thứ tư….

2/Viễn Phương sáng tác bài thơ vào năm 1976, khi ấy lăng Bác vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ

3/Khổ thứ tư diễn tả niềm lưu luyến, ước nguyện chân thành, khao khát mãi bên người của nhà thơ với lãnh tụ kính yêu

* GV đọc một số bài làm tốt, đoạn văn diễn đạt hay cho HS tham khảo.

+ HS nghe, học tập và tự rút kinh nghiệm

* Gv tuyên dương một số em có bài làm khá, ý thức tốt và nhắc nhở một số em nộp bài muộn làm bài sơ sài.

– Gọi điểm, lấy điểm vào sổ, nhận xét ý thức, thái độ của HS trong giờ trả bài.

+ HS nghe, rút kinh nghiệm, đọc điểm.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

-  Kể sáng tạo một trong những truyện đã ôn(Thay đổi ngôi kể, thêm phần kết mới)

Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

……….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

– Nêu được cảm nhận và suy nghĩ về một tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm.

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước IV-Giao bài, hướng dẫn học và làm bài về nhà

a. Bài vừa học

– Nắm chắc bảng hệ thống kiến thức trên.

b. Chuẩn bị bài mới.

– – Soạn “Con chó Bấc”.

– Chuẩn bị bài “Hợp đồng”.

Kiểm tra 15’

I. Đọc hiểu. (2 điểm)

1. Câu 1. Theo số thứ tự , hãy nối thông tin ở cáccột cho phù hợp

Tên tác phẩm

Tác giả

Năm sáng tác

Chủ đề

A. Những ngụi sao xa xụi.

I. Nguyễn Minh Châu

1. 1970

a.Ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh ộo le của chiến tranh

B. Lặng lẽ Sa Pa

II. Kim Lân

2. 1966

b.Tình yêu làng thống nhất với lũng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân

C. Bến quê

III. Nguyễn Quang Sáng

3. 1985

c. Ca ngợi những người lao động thầm lặng , có cách sống đẹp, cống hiến sức mỡnh cho đất nước

D. Chiếc lược ngà

IV. Lê Minh Khuê

4. 1948

d.Cuộc sống chiến đấu, dũng cảm , tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, hồn nhiên lạc quan của ba cô gái TNXP trên đường Trường Sơn thêi chèng MÜ.

E. Làng

V. Nguyễn Thành Long

5. 1971

e. Thức tỉnh con người về sự trân trọng những giá trị bình dị, gần gũi  với quê hương.

2. Nội dung chính của văn bản con chó Bấc là gì?

A. Kể về hoàn cảnh của con chó Bấc

B. Miêu tả tình cảm của con chó Bấc đối với ông chủ

C. Miêu tả tình cảm của ông chủ đối với con chó Bấc

D. Miêu tả tình cảm của những con chó với nhau

Câu2:

Giáo Án Ngữ Văn Lớp 10

– Bước đầu hiểu được quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

– Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

– Một tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ.

– Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.

Đọc – hiểu một bài thơ Nôm Đường luật.

Sống hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao.

Tuần:15 Tiết PPCT: 43 Ngày soạn: 14-11-10 Ngày dạy: 16-11-10 ĐỌC VĂN: NHÀN NGUYỄN BỈNH KHIÊM A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Bước đầu hiểu được quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Một tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ. - Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ. 2. Kỹ năng: Đọc - hiểu một bài thơ Nôm Đường luật. 3. Thái độ: Sống hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao. C. PHƯƠNG PHÁP. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí. Vì sao Nguyễn Du cho rằng mình là người cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh? 3. Bài mới: Sống gần trọn thế kỷ thứ XVI, NBK đã chứng kiến bao diều bất công ngang trái của XH PK thối nát, xót xa khi thấy sự băng hoại đạo đức con người. Khi làm quan ông vạch tội bọn gian thần, dâng sớ xin Vua chém 14 tên loạn thần. Vua không nghe ông cáo quan về sống ở quê nhà với triết lý: "nhàn một ngày là tiên một ngày". Ñeå hieåu quan nieäm soáng "Nhaøn" cuûa Nguyeãn Bænh Khieâm nhö theá naøo ta ñi vaøo tìm hieåu baøi thô "nhaøn" cuûa oâng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC - Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi. - Nêu vài nét sơ lược về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm? - Bài thơ được trích từ tập thơ nào? Thuộc thể thơ nào? - Gv giải thích về nhan đề bài thơ. - Gv hướng dẫn cách đọc cho Hs: giọng nhẹ nhàng, thong thả, hóm hỉnh. - Cách dùng danh từ và số đếm trong câu 1 cho thấy điều gì về hoàn cảnh sống của tác giả? - Từ láy "thơ thẩn" gợi lên phong thái gì của Nguyễn Bỉnh Khiêm? - Phân tích nhịp điệu của hai câu thơ đầu để tìm hiểu tâm trạng của tác giả? - Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở câu 3,4? - Quan niệm về "dại" "khôn" của tác giả như thế nào? - Gv liên hệ: "Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại vốn hiền lành ấy là dại khôn" - Em hiểu thế nào là "nơi vắng vẻ, chốn lao xao"? - Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt của tác giả trong hai câu 5,6 có gì đáng lưu ý? - Từ thức ăn và cách sinh hoạt của tác giả, em hãy cho biết cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi quê nhà? - Qua 4 câu thơ vừa tìm hiểu ,theo em quan niệm sống nhàn như NBK là sống thế nào? - Đọc kĩ chú thích để hiểu điển tích trong hai câu cuối. Qua điển tích đó, em thấy tác giả quan niệm như thế nào về phú quý? - Gv giáo dục cho Hs: qua bài thơ em học tập được gì trong cách sống của tác giả? - Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? - Rút ra ý nghĩa của bài thơ? - Gv chốt lại nội dung bài học, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK. - Gv hướng dẫn Hs tự học. I. GIỚI THIỆU CHUNG. 1. Tác giả. - Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), quê Hải Phòng. - Là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi. - Là một nhà thơ lớn của dân tộc. 2. Tác phẩm. - Xuất xứ: trích Bạch Vân quốc ngữ thi. - Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. 1. Đọc - giải thích từ khó. 2. Tìm hiểu văn bản. a. Hai câu đề. - Từ láy: "thơ thẩn": ung dung, thảnh thơi. - Cách ngắt nhịp: 2/2/3 àHoàn cảnh sống đơn sơ, tâm trạng ung dung, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên. b. Hai câu thực. - Nghệ thuật đối lập: ta / người dại / khôn nơi vắng vẻ / chốn lao xao. àXa lánh chốn quan trường hiểm ác, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa hợp với thiên nhiên để "di dưỡng tinh thần". c. Hai câu luận. - Thức ăn: Thu (măng trúc), đông (giá) - Sinh hoạt: xuân (tắm hồ sen), hạ (tắm ao àquan niệm sống nhàn: sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức ăn có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưa cầu, tranh đoạt. d. Hai câu kết. - Thiên nhiên là bạn tri âm, tri kỉ. à Triết lí sống nhàn: giữ cốt cách thanh cao, coi thường danh lợi. 3. Tổng kết. - Nghệ thuật: + Sử dụng phép đối, điển cố. + Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà giàu chất triết lí. - Ý nghĩa: Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống. v Ghi nhớ: SGK/130. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Về nhà học thuộc lòng bài thơ và nắm nội dung bài. - Chuẩn bị bài mới: "Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt" (tt): + Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. + Làm BT1,2,3/SGK/127. E. RÚT KINH NGHIỆM.

Giáo Án Ngữ Văn 10 Trọn Bộ

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A. Mục tiêu cần đạt: – Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam. – Nắm vững hệ thống vấn đề về + Thể loại của văn học Việt Nam + Con người trong văn học Việt Nam – Bồi dưỡng niềm tự hàovề truyền thống văn hóa của dân tộc, có thái độ nghiêm túc, lòng say mê với văn học Việt Nam. B. Phương tiên thực hiện: – SGK, SGV. – Các tài liệu về lịch sử văn học Việt Nam. C. Phương pháp: D. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Giới thiệu bài mới: lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài “ Tổng quan văn học Việt Nam” Hoạt động của gv và hsinh Nội dung cần đạt – Hoạt động 1: GV chia học sinh thành 4 nhóm, hướng dẫn học sinh đọc và tóm tắt nội dung phần 1 & 2 của bài học ® GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. 1) Bài “Tổng quan văn học Việt Nam” có những nội dung cơ bản nào? Em hãy cho biết các bộ phận hợp thành của Văn học Việt Nam? 2) Văn học dân gian do ai sáng tác và lưu truyền bằng hình thức nào? Những thể loại và đặc trưng của văn học dân gian? 3) Văn học viết là bộ phận văn học xuất hiện vào thời điểm nào? -Những đặc điểm cơ bản về: tác giả, hình thức lưu truyền , chữ viết, thể loại của văn học viết? 4) Văn học VN phát triển qua mấy thời kỳ? Các thời đại lớn của văn học VN? 5) Văn học trung đại được hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học ntn? – Vì sao văn học từ thế kỷ X® hết TKXIX có sự ảnh hưởng của VH Trung Quốc? – Hãy chỉ ra một vài tác phẩm tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại? 6) Văn học hiện đại phát triển trong hoàn cảnh nào? Quá trình phát triển và những thành tựu cơ bản của văn học hiện đại? (GV có thể giúp hsinh hiểu thêm sự thay đổi từ văn học trung đại bằng việc giải thích thêm về hoàn cãnh lịch sử từ đầu TKXX ®1975, đồng thời cho hsinh lấy ví dụ minh họa về thành tựu của các thời kỳ VH). Hảy nêu một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu? Hoạt động 3: GV cho hsinh ở các nhóm vẽ sơ đồ về các bộ phận của VHVN để củng cố kiến thức, sau khi đã tìm hiểu nội dung (I&II) của bài học. Hoạt động 4: GV cho hsinh trao đổi và phát biểu theo các câu hỏi sau: 1. Theo em đối tượng của VH là gì? 2. Hình ảnh con người VN được thể hiện trong VH qua những mối quan hệ nào? 3. Nêu những biểu hiện cụ thể về hình ảnh con người VN qua từng mối quan hệ? Lấy ví dụ minh hoạ. Hoạt động 5: hsinh đọc hoặc phát biểu phần ghi nhớ trong sgk để củng cố bài học. Bài tập vận dụng (về nhà) Phân tích hình ảnh con người Vn trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên qua bài ca dao: – “ Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” * Hướng dẫn chuẩn bị bài: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. + Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi trong sgk. + Tìm thêm các ngữ liệu khác trong hoạt động giao tiếp hàng ngày để bổ sung cho kiến thức của bài học. I. Các bộ phận hợp thành của VHVN: 1. Văn học dân gian: – Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. – VHDG các thể loại: ( SGK ) – Đặc trưng tiêu biểu: + Tính truyền miệng. + Tính tập thể. + Tính thực hành. 2. Văn học viết: – Là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, tác phẩm văn học mang dấu ấn tác giả. – Các hình thức chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. – Thể loại của văn học viết đa dạng và phong phú. II. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam: (các thời đại lớn của VHVN) 1. Văn học trung đại (TKX® XIX) -Hình thành và phát triển trong khoảng 10 thế kỉ, gắn liền với những thịnh suy thăng trầm của xã hội phong kiến VN và có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học ở khu vực Đông Nam, Đông Nam Á, văn học Trung Quốc. – Văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (còn gọi là văn học Hán-Nôm) * Văn học chữ Hán: có vai trò là chiếc cầu nối về tư tưởng và thể loại, thi pháp với văn học cổ – Trung đại Trung Quốc và đạt nhiều thành tựu. * Văn học chữ Nôm: chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian,. – Tác phẩm – tác giả tiêu biểu. + Chữ Hán + Chữ Nôm. 2. Văn học hiện đại (từ đầu TK XX® nay) – Văn học hiện đại phát triển trong một điều kiện lịch sử xã hội có nhiều biến động ảnh hưởng đến văn học. Tác phẩmchủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. + Văn học từ đầu TKXX® CMT8,1945 đây là giai đoạn giao thời giữa văn học trung đại với văn học hiện đại (nó vừa kế thừa những tinh hoa của văn học truyền thống, lại vừa tiếp nhận ảnh huởng của văn học thế giới để hiện đại hóa.) + Văn học từ 1945® nay: văn học phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đạt được nhiều thành tựu góp phần vào sự nghiệp cách mạng. – Hệ thống thể loại văn học không ngừng phát triển và hoàn thiện. – Tác giả – tác phẩm tiêu biểu. III. Con người Việt Nam qua văn học: – Đối tượng của văn học: con người và xã hội loài người ® văn học là nhân học. – Hình ảnh con người VN trong văn học được thể hiện qua các mối quan hệ + Với thế giới tự nhiên + Với quốc gia, dân tộc + Với xã hội + Với ý thức về bản thân IV. Ghi nhớ:sgk . Tiết 3-Tiếng Việt HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A,Mục đích yêu cầu: – Giúp học sinh: + Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp. +Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp,nâng cao năng lực khi nói(viết) và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp. +Có thái độ, hành vi phù hợp trong hoạt giao tiếp bằng ngôn ngữ. B.Phương tiện thực hiện: – Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ Văn 10. – Những thực tiễn về hoạt động giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. C.Phương pháp giảng dạy: – Căn cứ vào thực tiễn giao tiếp hằng ngày và các ngữ liệu trong sgk giúp học sinh hình thành nội dung cơ bản của bài học. D. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: không Bài mới – Lời giới thiệu vào bài: trong cuộc sống hằng ngày, con người với con người thường có nhu cầu giao tiếp, trao đổi qua lại với nhau. Và hoạt động giao tiếp đó sừ dụng một phương tiện vô cùng quan trọng-đó là ngôn ngữ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về “hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. – Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1:Tìm hiểu ngữ liệu 1. Cuộc đối thoại trong văn bản trên có các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau ntn? 2. Trong đoạn văn, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau ntn? Vai trò của người nói và người nghe trong quá trình thực hiện giao tiếp này? 3. HĐGT giữa vua và các bô lão diễn ra trong hoàn cảnh nào? I/Tìm hiểu ngữ liệu: 1. Đọc đoạn văn trích văn bản”hội nghị Diên hồng” -Đối tượng giao tiếp: +Vua & các bô lão +Vua: người lãnh đạo tối cao của đất nước, các bô lãolà đại diện cho các tầng lớp nhân dân +Các n/vật gtiếp có vị thế khác nhau nên ngôn ngữ gtiếp khác nhau(từ xưng hô, từ thể hiện thái độ, các câu nói tỉnh lược) – Quá trình của hoạt động gtiếp: + Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau. + Người nói tạo ra lời nói, người nghe lĩnh hội và giải mã nội dung được lĩnh hội. – Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước đang có giặc ngoại xâm 4. Hoạt động này hướng vào nội dung gì? Đề cập đến vấn đề gì? 5. Mục đích của cuộc giao tiếp là gì? Kết quả của cuộc giao tiếp ntn? -Gv tiếp tục cho Hs ôn lại kiến thức bài “Tổng quan” đồng thời đặt câu hỏi xoáy vào trọng tâm bài học. + Đối tượng giao tiếp là ai? + Hoàn cảnh giao tiếp? + Nội dung giao tiếp? + Mục đích giao tiếp? Hoạt động 2: Gv đặt câu hỏi, tổng kết các câu trả lời và chốt lại bằng bài học ghi nhớ Hoạt động 3: Luyện tập và củng cố – Gv cho bài tập, chia nhóm Hs(3 nhóm) và nêu yêu cầu cần đạt để Hs thực hành trong khoảng 3-5 phút + Nhóm 1: Phân tích đối tượng và quá trình gtiếp trong HĐGT giữa người mua và người bán ở chợ +Nhóm2:Phân tích hoàn cảnh, nội dung gtiếp ở chợ của người mua& người bán +Nhóm3: Phân tích mục đích, kết quả của HĐGT của người mua và người bán ở chợ -Gv mời đại diện từng nhóm trình bày bài làm của nhóm,các thành viên khác bổ sung#Gv đi đến thống nhất nội dung cần đạt của bài tập. Hoạt động 4: Gv hướng dẫn Hs về nhà làm trước các bài tập trang 23,24,25 (có thể cho các em làm theo nhóm) để chuẩn bị cho tiết thực hành tiếp theo Hoạt động 5:Dặn do øtiết sau Bài KQ VHDG – Mục đích giao tiếp: Bàn bạc để tìm và thống nhất sách lược đối phó với giăc. Cuộc gtiếp đã đạt được mục đích: thống nhất hành động đánh giặc 2. Về bài Tổng quan văn học Việt Nam – Đối tượng giao tiếp: Tác giả viết sgk và hsinh lớp 10, hai đối tượng có trình độ và vốn sống khác nhau – Hoàn cảnh của HĐGT: Có tính qui thức – Nội dung giao tiếp: Thuộc lĩnh vực văn học sử VN, bao gồm những vấn đề cơ bản: +Các bộ phận hợp thanh của VHVN +Quá trinh phát triển của VHVN +Con người VN qua văn học -Mục đích giao tiếp: Giúp hsinh nắm được những kiến thức cơ bản và khái quát về lịch sử phát triển của VHVN II.Ghi nhớ: SGK III/ Luyện tập- Củng cố: ***Bài tập vận dụng: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ? – Đối tượng gia … n bộc lộ và bổ sung thông tin. Ngoài ra ngôn ngữ nói cũng có thể dùng nét mặt, cử chỉ điệu bộ làm phương tiện bổ trợ. * Từ ngữ được sử dụng khá đa dạng, có những lớp từ mang tính khẩu ngữ, địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ hoặc các trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy chêm xen * Về câu, ngôn ngữ nói thường dùng các câu tỉnh lược nhưng cũng có lúc lại rất rườm rà, dư thừa, trùng lặp vì lời nói đựoc sản sinh tức thì không có sự gọt giũa, hoặc do người nói cố ý lặp lại để người nghe hiểu. Ngôn ngữ Viết Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Cho nên muốn viết và đọc văn bản, cả người viết và người đọc đều phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy cách tổ chức văn bản . Mặt khác, khi viết người viết có đk suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa, người đọc có đk đọc. lại và phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo. Cũng nhờ vào sự ghi chép bằng chữ trong văn bản mà ngôn ngữ viết đến đựoc với đông đảo người đọc trong phạm vi một không gian rộng lớn, thời gian lâu dài. * Từ ngữ do được lựa chọn, thay thế nên thường chính xác, hợp phong cách ngôn ngữ . * Về câu: thường là những câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp. Câu 3: Văn bản. Văn bản PCNN SH PCNN KH PCNN C.L PCNN H.C PCNN B.C PCNN NT Câu 4: Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong các ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. HS: Có thể làm bài ở nhà ra vở soạn. GV thu và kiểm tra, đánh giá. Câu 5: a, Trình bày khái quát về: HSPB: + Nguồn gốc của tiếng Việt. + Quan hệ họ hàng của tiếng Việt + Lịch sử phát triển của tiếng Việt * Các em có thể căn cứ vào nội dung đã học ở bài khái quát lịch sử tiếng Việt để tóm tắt các ý chính nhằm mục đích xác định 03 ý nêu trên. b, Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm VHVN HSPB: + Chữ Hán: Nam quốc sơn hàv.v + Chữ Nôm: Truyện Kiều.v.v + Chữ Quốc ngữ: Tuyên ngôn độc lậpv.v Câu 6: Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt. Về ngữ âm và chữ viết Về từ ngữ Về ngữ pháp Về phong cách ngôn ngữ * Cần phát âm theo chuẩn * Cần viết đúng chính tả và các quy định chặt chẽ về chữ. * Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ * Dùng đúng nghĩa từ. * Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ. * Dùng đúng phù hợp với phong cách ngôn ngữ. * Câu cần đúng ngữ pháp. * Câu cần đúng về quan hệ ngữ nghĩa. * Câu cần có dấu câu thích hợp. *Các câu có liên kết. * Đoạn và văn bản có kết cấu mạch lạc, cahựt chẽ. * Cần sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thích hợp với phong cách ngôn ngữ. Câu 7: Xét câu đúng HSTL&PB : Ngày soạn: 5/4 Tuần 34 Tiết 102 Làm văn TẬP VIẾT ĐỌAN VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: – Ôân tập, củng cố cách viết đọan văn nghị luận. – Viết được các đọan văn nghị luận phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận. B. Phương tiện thực hiện: – SGK và SGV ngữ văn 10. C. Phương pháp: – Giáo viên gợi mở và hướng dẫn học sinh thực hành. D. Tiến trình lên lớp: – Ổn định. – Bài cũ: Trình bày cách viết đọan văn nghị luận. – Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: GV ghi đề lên bảng và hướng dẫn hs đọc lại dàn ý đã được xây dựng ở tiết “Lập dàn ý..” * Họat động 2: GV thống nhất với cả lớp chọn một ý trong dàn ý để viết. * Họat động 3: HS làm bài trong khoảng 25’ , GV nhắc nhở và gợi ý một số vấn đề nếu cần thiết. * Họat động 4: Từng cặp hs chấm bài cho nhau. GV chấm một số bài, sau đó nhận xét, đánh giá và sửa chữa một số sai sót. 1. Đề bài: Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M.Go-rơ-ki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. 2. Chọn ý để viết bài văn nghị luận. a. Sách cung cấp những hiểu biết về thế giới… b. Sách giúp hiểu biết về cuộc sống con người c. Sách giúp con người tự khám phá. 3. Học sinh làm bài. 4. Giáo viên nhận xét. 5. Giáo viên có thể đọc bài viết tham khảo SGV/ 133. 6. Củng cố – Dặn dò: – Nhắc hs về nhà + Tự sửa lại bài viết của mình. + Viết một đoạn hoặc một số đoạn khác trong dàn ý. Ngày soạn: 10/4 Tuần 35 Tiết 103: Làm văn VIẾT QUẢNG CÁO A. Mục tiêu bài học: Giúp hs B. Phương tiện thực hiện: – SGK và SGV ngữ văn 10. C. Phương pháp: D. Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định. 2.Bài cũ: 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt 2. Các em thường gặp các văn bản đó ở đâu ? HS trao đổi theo nhóm các nội dung sau: 1. Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên đươcï trình bày ntn ? 2. Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên ? 1. Rau sạch có những ưu điểm gì so với rau bình thường về các mặt: chăm bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng, giá cả. Hoạt động 3: Luyện tập. * Tìm hiểu 2 văn bản trong sgk: * Hs cho ví dụ. * Tìm hiểu: – Từ ngữ, câu văn ngắn gọn,súc tích, hấp dẫn – Ưu việt của rau sạch: + Rau sạch đảm bảo an tòan thực phẩm, là rau không độc hại đến sức khỏe người sử dụng (không sử dụng chất kích thích tăng trưởng, tưới bằng nước sạch, không có các chất độc hại khác..) + Rau sạch gồm nhiều loại, thỏa mãn nhu cầu lựa chọn của người mua. + Giá cả hợp lí, không cao hơn so với các loại rau khác là mấy. SGK/144 III. Luyện tập. * Bài tập 1: + Xe: sang trọng, tinh tế, mạnh mẽ, quyến rũ + Sữa tắm: thơm ngát hương hoa, làm đẹp. + Máy ảnh: thông minh, tự động, dễ sử dụng.. * Bài tập 2: HS chọn đề tài và viết theo nhóm IV. Dặn dò: học bài và làm bài. Ngày soạn: 10/4 Tuần 35 Tiết 104 ,105 ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN A. Mục tiêu bài học : – Ôn lại tri thức, kĩ năng các kiểu bài – Chuẩn bị tốt cho bài viết cuối năm B. Phương tiện thực hiện : GSV, GSK Văn 10 cơ bản D. Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định 2/ Bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài 3/ Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt – Hướng dẫn học sinh trả lới các câu hỏi SGK . – Cho học sinh thực hành với dàn ý đã được chuẩn bị . + Khái quát văn học dân gian Việt Nam + Truyện Kiều ( Phần một ) I/ Kiểu văn bản được học lớp 10 : – Tự sự – Thuyết minh – Nghị Luận II/ Luyện tập : – Lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn tự sự, thuyết minh. III/ Củng cố : – Các lỗi trong dàn ý học sinh vừa làm – tổng kết thành kiến thức ghi nhớ IV/ Dặn dò : – Kiểu bài học ở 11 : Nghị luận hành chính * TRẢ BÀI THI HỌC KÌ II ( BÀI SỐ 7 ) * HƯỚNG DẪN HỌC TRONG HÈ

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Ngữ Văn 10 Học Kì 2 trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!