Xem Nhiều 3/2023 #️ Giáo Án Luyện Từ Và Câu 5 Tuần 25 # Top 5 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 3/2023 # Giáo Án Luyện Từ Và Câu 5 Tuần 25 # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Luyện Từ Và Câu 5 Tuần 25 mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày dạy 01/ 02/2011 tiết 49: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG PHÉP LẶP. I. Mục tiêu: 1-Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND ghi nhớ); hiểu được tác dụng cả việc lặp từ ngữ. 1-Biết sử dụng cách lập từ ngữ để liên kết câu; làm được bài tập, ở mục III. 3- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng câu chính xác. II. Chuẩn bị: + Giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2. III. Các hoạt động: TG Giáo viên Học sinh 7’ 13’ 20’ Hoạt động 1: TC làm việc CN Tìm các vế câu, từ nối và xác định CN – VN mỗi vế câu ghép sau: Tôi cố gắng bao nhiêu, nó lại hờ hững bấy nhiêu. Nhận xét ghi điểm. ® Giới thiệu bài. Hoạt động 2: TC Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. GQMT 1 Bài 1 Yêu cầu học sinh đọc đề bài. gợi ý: Câu (1) và (2) của ví dụ trên đều nói về sự vật gì? YC HS trao đổi nhóm đôi Giáo viên chốt lại lời đúng. Bài 2 Nêu yêu cầu đề bài. gợi ý: Em đã viết nội dung của 2 câu ví dụ trên đều nói về đền Thờ. Vậy từ ngữ nào ở 2 câu giúp em biết điều đó? NX bổ sung: nhờ cùng nói về một đối tượng (ngôi đền) và có cách thức để biểu thị điểm chung đó (bằng cách lặp lại từ đền) nên hai câu trên liên kết chặt chẻ với nhau. Nhờ đó người đọc hiểu được nội dung của hai câu. Bài 3 Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp để thực hiện yêu cầu đề bài. chốt lại, bổ sung thêm: Nếu không có sự liên kết giữa các câu thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn. Yêu cầu học sinh đọc nôi dung phần ghi nhớ Hoạt động 3: TC Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. GQMT 2, 3 Bài 1 yêu cầu học sinh đọc đề bài và thực hiện yêu cầu đề bài. Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng. Bài 2 phát giấy cho 3 – 4 học sinh làm bài trên giấy. nhận xét, chốt lại lời giải đúng (tài liệu HD). Dặn HSø: Học bài. Chuẩn bị: “Liên kết các câu trong bài bằng phép thế”. 2 – 3 em. Hoạt động lớp, nhóm. Bài 1 1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. VD: Cả hai ví dụ đều nói về đền Thờ. Học sinh làm việc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Bài 2 Cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi VD: Từ “đền” giúp em nhận ra sự liên kết về nội dung giữa 2 câu trên. Bài3 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm suy nghĩ. Từng cặp học sinh trao đổi để thử thay thế từ đền ở câu 2 bằng một trong các từ: nhà, chùa, trường, lớp rồi nhận xét kết quả của sự thay thế. Học sinh phát biểu ý kiến. VD: Nếu thay thế từ “đền” bằng một trong các từ trên thì không thể được vì nội dung hai câu không liên kết với nhau được 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm. Học sinh làm bài cá nhân, 1em làm trên bảng gạch bằng bút chì mờ dưới từ ngữ được lặp lại để liên kết câu. Học sinh chỉ lại bài theo lời giải đúng. Bài 2 : 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài 2. Học sinh làm bài cá nhân, các em đọc lại 2 đoạn văn chọn tiếng thích hợp điền vào ô trống. Học sinh làm bài trên giấy viết thời gian quy định dán bài lên bảng, đọc kết quả. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. – Nhận xét tiết học Ngày soạn :01/ 03/2011 Ngày dạy 04/ 03/2011 Tiết 50: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG PHÉP THAY THẾ TỪ NGỮ I. Mục tiêu: 1-Hiểu thế nào là liên kết các câu bằng cách thay thế từ ngữ (ND ghi nhớ) 2-Biết sử dụng thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đĩ( làm được 2BT ở mục III). 3- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng phép thế để liên kết câu. II. Chuẩn bị: + Giấy khổ to ghi 2 ví dụ của BT1 (phần nhận xét). + Viết sẵn nội dung của bài tập 1 (phần luyện tập), viết đoạn a – b – c (BT2). III. Các hoạt động: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: TC làm việc CN Thế nào là lặp từ ngữ ? lặp từ ngữ có tác dụng gì, cho ví dụ Nhận xét ghi điểm. ® Giới thiệu bài. Hoạt động 2: TC Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. GQMT 1 NX 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Giáo viên chốt lại lời giải đúng. NX 2 Giáo viên nêu yêu cầu đề bài. Gợi ý: Tìm từ ngữ trong các câu trên đều chỉ Trần Quốc Tuấn. Dán giấy đã viết sẵn đoạn văn 1 lên bảng, mỗi một học sinh lên bảng làm bài. Giáo viên nhận xét, chốt lại. NX 3 NX bổ sung: Việc thay thế những từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa như trên gọi là phép thế. Rút ghi nhớ. – Yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ. Hoạt động 3: TC Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. GQMT 2, 3 Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài. Phát giấy đã viết sẵn đoạn văn cho 4 học sinh làm bài. NX chốt lại lời giải đúng. + Việc thay thế TN có tác dụng gì? Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu đề bài. Phát giấy đã viết sẵn BT2 cho 3 học sinh lên bảng làm bài. Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. – Gọi hs đọc lại ghi nhớ Yêu cầu học sinh về nhà làm bài vào vở BT3. Chuẩn bị: “MRVT: Truyền thống” 2 – 3 HS nêu. 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời. VD: Cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Toản. Cả lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ trả lời câu hỏi. 1 hs lên bảng làm bài và trình bày VD: Từ ngữ chỉ Trần Quốc Tuấn – Hưng Đạo Vương – ông Quốc Công Tiết Chế – vị chủ tướng tài ba – Hưng Đạo Vương – ông – người Cả lớp nhận xét. 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài. Học sinh đọc thầm và so sánh đoạn văn của bài 1 và bài 2. Học sinh phát biểu ý kiến. VD: Nội dung của 2 đoạn văn giống nhau nhưng cách diễn đạt ở đoạn 1 hay hơn vì từ ngữ ở đoạn 1 được sử dụng linh hoạt hơn, tránh sự lặp lại. 2 học sinh đọc: cả lớp đọc thầm. HS đọc thầm đoạn văn làm việc cá nhân. 4 học sinh làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. VD: anh(C2+C4) thay thế cho Hai Long(C1) – người liên lạc thay cho người đặt hộp thư -Đó thay cho những vật chữ V. Cả lớp nhận xét, bổ sung. + Có tác dụng liên kết câu 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm việc cá nhân. Các em tìm từ thay thế những từ ngữ đã lặp lại trong đoạn văn. Những học sinh làm bài trên giấy trình bày kết quả: VD: Từ ngữ được thay thế. Nàng(C1) thay thế cho vợ An Tiêm – chồng (C2) thay thế cho An Tiêm Cả lớp nhận xét. Đọc ghi nhớ. Nhận xét tiết học.

Tuần 25: Luyện Từ Và Câu (Dũng Cảm)

Gợi ý: Trước hết em cần hiểu nghĩa của các từ đã cho, sau đó chọn từ nào có cùng nghĩa với từ “dũng cảm” đưa vào nhóm cùng nghĩa với từ dũng cảm là được.

– Đó là những từ: dũng cảm, gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm.

– Tinh thần dũng cảm; hành động dũng cảm; dũng cảm hành động, dũng cảm xông lên, xông lên dũng cảm, người chiến sĩ dũng cảm, nữ du kích dũng cảm, em bé liên lạc dũng cảm, dũng cảm nhận khuyết điểm, dũng cảm cứu bạn, dũng cảm chống lại cường quyền, dũng cảm trước kẻ thù, dũng cảm nói lên sự thật.

Câu 3: Tìm từ cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B (SGK TV4 tập 2 trang 74).

Gợi ý: Em tự mình giải nghĩa các từ ở cột A rồi đối chiếu với lời giải nghĩa ở cột B (có thể tra từ điển cho chính xác) từ nào phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B thì em chọn. Em có thể chọn như sau:

A B

– Gan dạ Nghĩa là Không sợ nguy hiểm

– Gan góc Nghĩa là (Chống chọi) kiên cường không lùi bước

– Gan lì Nghĩa là Gan đến mức tỏ ra không còn biết sợ là gì

Câu 4: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 74).

Gợi ý: Em điền như sau:

Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

Luyện Từ Và Câu Lớp 5 Tuần 21: Mở Rộng Vốn Từ Công Dân

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Soạn bài: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân

Hướng dẫn giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 28

Giải Tiếng Việt lớp 5 – Câu 1 (trang 28 sgk Tiếng Việt 5)

Nghĩa vụ, quyền, ý thức, bổn phận, trách nhiệm, gương mẫu, danh dự.

Phương pháp giải:

Con thử ghép các từ với từ “công dân” xem từ nào có thể đứng được phía trước, từ nào có thể đứng được phía sau.

Trả lời:

– Nghĩa vụ công dân, quyền công dân, ý thức công dân, bổn phận công dân, trách nhiệm công dân, công dân danh dự, công dân gương mẫu, danh dự công dân.

Giải Tiếng Việt lớp 5 – Câu 2 (trang 28 sgk Tiếng Việt 5)

Tìm nghĩa ở cột A thích hợp với mỗi từ ở cột B.

A B

Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi.

Nghĩa vụ công dân

Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.

Quyền công dân

Điều mà pháp luật hay đạo đức bát buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác.

Ý thức công dân

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ phần nghĩa ở cột A rồi ghép nối với cột B sao cho phù hợp.

Trả lời:

Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi nối với quyền công dân.

Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước nối với ý thức công dân

Điều mà pháp luật hay đạo đức bát buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác nối với nghĩa vụ công dân

Giải Tiếng Việt lớp 5 – Câu 3 (trang 28 sgk Tiếng Việt 5)

Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

Phương pháp giải:

– Về nội dung: nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

– Về hình thức: đoạn văn khoảng 5 câu.

Trả lời: Bài tham khảo 1

Ngàn đời sau chúng ta vẫn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ về nghĩa vụ “cùng nhau giữ lấy nước”. Bởi vì, có thực hiện được lời dạy đó, chúng ta mới không phụ công dựng nước của các cua Hùng. Tuổi nhỏ chúng em phải cố gắng học hành, có nhiều kiến thức, thành người tài giỏi đi xây dựng tổ quốc giàu đẹp. Chúng em luôn nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng để chống mọi sự phá hoại của kẻ thù. Chúng em tham gia tùy theo sức của mình để cùng cha anh xây dựng đất nước phồn vinh.

Bài tham khảo 2

Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn, đó là truyền thống quý của dân tộc ta. Nhờ tinh thần yêu nước ấy, mà trải qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ và hiểm nguy trong lịch sử, cha ông ta vẫn giữ vững được bờ cõi dân tộc. Ghi nhớ công lao của các vua Hùng và lời dạy của Bác Hồ, chúng em luôn cố gắng học tập thật tốt. Mỗi người tùy theo sức của mình, đóng góp những việc làm có ích để xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn. Đồng thời, cần luôn đề cao cảnh giác trước những âm mưu chia rẽ, phá hoại tinh thần đoàn kết dân tộc.

Tham khảo chi tiết các đoạn văn mẫu: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 5 tuần 21: Mở rộng vốn từ Công dân cho các em tham khảo ôn tập trong quá trình học ở nhà chống dịch Covid 19 theo các bài học trực tuyến trên truyền hình lớp 5, củng cố các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 5 trong chương trình học Tiếng việt lớp 5.

Ngoài ra nhằm đáp ứng cho các thầy cô, các em học sinh luyện tập và ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5, và các dạng đề thi học kì 2 lớp 5, các bạn cùng các thầy cô có thể theo dõi ôn tập và làm các dạng bài tập Toán, Tiếng Việt 5 cùng VnDoc.

Luyện Từ Và Câu Lớp 5 Tuần 22: Nối Các Vế Câu Ghép Bằng Quan Hệ Từ

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Luyện từ và câu lớp 5 tuần 22: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 trang 38, 39 tập 2 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập các dạng bài tập xác định các vế câu ghép bằng quan hệ từ, tìm cặp quan hệ từ, tạo câu ghép,… Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

1. Hướng dẫn giải phần Nhận xét Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 38

Câu 1 (trang 38 sgk Tiếng Việt 5)

Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau?

a. Nếu trời trở rét thì con phải mặc thật ấm.

b. Con phải mặc ấm, nếu trời trở rét.

Gợi ý:

Con phân tích để tìm ra hai vế câu, sau đó chú ý thành phần đứng giữa hai vế câu chính là cách nối của câu đó. Sau đó quan sát xem các vế câu được đặt theo thứ tự khác nhau như thế nào?

Trả lời:

a. Các vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ Nếu…thì. Vế câu chỉ điều kiện đặt trước, chỉ kết quả đặt sau.

b. Các vế câu chỉ được nối với nhau bằng quan hệ từ nếu. Vế câu chỉ kết quả đặt trước, chỉ điều kiện đặt sau.

Câu 2 (trang 38 sgk Tiếng Việt 5)

Tìm thêm các cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả.

Trả lời:

Cặp QHT nối các vế câu thể hiện quan hệ ĐK – KQ, giả thiết (GT) – KQ: nếu… thì…, nếu như… vì…, hễ… thì… hễ mà… thì, giá.. thì, giả sử… thì.

2. Hướng dẫn giải phần Luyện tập Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 39

Câu 1 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5)

Tìm vế câu chỉ điều kiện (giả thiết), vế câu chỉ kết quả và các quan hệ từ nối chúng trong những ví dụ sau:

a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi một ngày cày được mấy đường.

Theo CẬU BÉ THÔNG MINH

b) Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

TRƯƠNG QUỐC KHÁNH

Gợi ý:

– Con phân tích các thành phần trong câu.

– Từ đó tìm ra ý nghĩa từ vế và các quan hệ từ đi kèm.

Trả lời:

“Là người, tôi sẽ chết cho quê hương” được coi là một câu đơn được mở đầu bằng trạng ngữ “Là người”.

Câu 2 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5):

Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện – kết quả:

a) … chủ nhật này trời đẹp … chúng ta sẽ đi cắm trại.

b) … bạn Nam phát biểu ý kiến … cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.

c) … ta chiếm được điểm cao này … trận đánh sẽ rất thuận lợi.

Gợi ý:

Một số quan hệ từ chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả có thể dùng được là: nếu … thì…; hễ … thì ….; giá …. thì …; …..

Trả lời:

a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại. (GT – KQ).

b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi. (GT – KQ).

c) Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi. (GT – KQ).

Câu 3 (trang 39 sgk Tiếng Việt 5)

Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện – kết

quả hoặc giả thiết – kết quả.

a) Hễ em được điểm tốt …

b) Nếu chúng ta chủ quan …

c) … thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Gợi ý:

– Con đọc kĩ vế đã cho để hiểu câu đó sẽ đề cập đến nội dung gì.

– Lựa chọn một số quan hệ từ chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả có thể dùng được là: nếu … thì…; hễ … thì ….; giá …. thì …; …..

Trả lời:

a) Hễ em được điểm tốt thì cả nhà đều vui mừng.

b) Nếu chúng ta chủ quan thì công việc khó mà thành công được.

c) Nếu chịu khó trong học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Luyện từ và câu lớp 5 tuần 22: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ là lời giải phần Luyện từ và câu lớp 5 SGK trang 38, 39 có đáp án chi tiết cho từng bài tập cho các em học sinh tham khảo, luyện tập. Các em học sinh có thể luyện tập thêm Bài tập Tiếng việt lớp 5: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để ôn tập lại cách xác định quan hệ từ trong câu, ý nghĩa của các cặp quan hệ từ

Ngoài ra nhằm đáp ứng cho các thầy cô, các em học sinh luyện tập và ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5, và các dạng đề thi học kì 2 lớp 5, các bạn cùng các thầy cô có thể theo dõi ôn tập và làm các dạng bài tập Toán, Tiếng Việt 5 cùng VnDoc.

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Luyện Từ Và Câu 5 Tuần 25 trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!