Xem Nhiều 6/2023 #️ Giáo Án Chi Tiết Ngữ Văn 12: Vợ Nhặt (Kim Lân) # Top 10 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Giáo Án Chi Tiết Ngữ Văn 12: Vợ Nhặt (Kim Lân) # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Chi Tiết Ngữ Văn 12: Vợ Nhặt (Kim Lân) mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(KIM LÂN) Biên soạn và hướng dẫn : Thầy Hoàng Phong Tuấn              A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:             1. Hiểu được tình cảnh thê lương của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.             2. Cảm nhận được niềm khao khát mãnh liệt về hạnh phúc gia đình và niềm tin bất diệt ở sự sống, tương lai của người lao động.             3. Nắm được những điểm đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện (tình huống truyện, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại,).              B – TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:             Lời dẫn dắt:             Điều kiện sống vật chất chi phối con người rất nhiều, đặc biệt là trong những hoàn cảnh mà sự thiếu thốn và cái đói làm cho con người khốn khổ, tuyệt vọng. Nhưng đó lại là lúc mà con người cần hơn bao giờ hết sự sẻ chia, lòng nhân ái, một niềm tin và hi vọng để tiếp tục sống. Kim Lân sẽ kể cho chúng ta nghe một câu chuyện cảm động về hoàn cảnh con người phải đối diện với cái đói và cái chết, nhưng tâm hồn họ luôn hướng về nhau và hướng về tương lai.   I. Tìm Hiểu Chung       1. Nhà văn Kim Lân (1920 – 2007)        – Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài. Quê: Làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, Huyện Tiên Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Ông được tặng Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.       – Tác phẩm: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962).       – Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc. Thế giới nghệ thuật của ông thường tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. Đặc biệt, ông có những tranh viết đặc sắc về phong tục và đời sống thôn quê. Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với “đất” với “người”, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn.        2. Tác phẩm:        Bối cảnh xã hội của tác phẩm:Trong những tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nam Cao đều có tình cảnh người nông dân khốn khổ vì đói kém: Tắt đèn, Một bữa no, Lão Hạc,…        Thể loại tác phẩm:Truyện ngắn có tình huống, nhân vật, mở đầu, kết thúc, không thời gian, người kể truyện. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: Đọc diễn cảm và tóm tắt tác phẩm: Đọc diễn cảm một số đoạn tiêu biểu: đoạn Tràng dẫn vợ về giới thiệu với bà cụ Tứ, đoạn bữa cơm ngày đói. Tóm tắt diễn biến cốt truyện và những chi tiết chính: Tràng “nhặt” được vợ trong ngày đói. Người dân làng ai cũng ngạc nhiên. Bà cụ Tứ ngạc nhiên và lo lắng. Sáng hôm sau, bữa cơm ngày đói đạm bạc, nhưng mọi người cố vui. Trong óc Tràng hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ. Nhan đề Vợ nhặt: Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm. “nhặt” thường đi với những thứ “không ra gì”. Thông thường, người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng “nhặt” được vợ. Sự việc này nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của những người nông dân nghèo trước Cách mạng. Tuy nhiên, đối với nhân vật Tràng, người vợ “nhặt” lại là người đem đến hạnh phúc. Cho vợ chồng Tràng, từ khi có vợ “nhặt”, mọi người trở nên gắn bó, quây quần, chăm lo, thu vén cho tổ ấm của mình.  Như vậy, nhan đề Vợ Nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc lẫn nhau; khát vọng hướng tới cuộc sống gia đình, tổ ấm và niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng. 3.Tình huống truyện:             – Sự ngạc nhiên của mọi người: Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu, lại là dân ngụ cư. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con thì đột nhiên Tràng có vợ. Sự việc Tràng “nhặt” được vợ đồng nghĩa với gia đình tăng thêm một miệng ăn và đồng thời làm tăng them tai họa cho Tràng và gia đình anh ta, đẩy họ đến gần hơn với cái chết.             + Giá trị hiện thực: Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh nạn đói. Cái đói quay quắt dồn đuổi đến mức nhân vật “thị” chủ động gợi ý mời ăn. Chỉ qua mấy lời nữa đùa, nữa thật mà thị đã chấp nhận theo không Tràng.             + Giá trị nhân đạo: tình thân ái, cưu mang đùm bọc lẫn nhau, khát vọng hướng tới sự sống và hạnh phúc đã được thể hiễn rõ nét qua hành động của Tràng. Điều mà Kim Lân muốn nói ở đây là: dù trong hoàn cảnh bi thảm nhất, giá trị nhân bản không mất đi, con người vẫn cứ khao khát được sống, được hạnh phúc. 4.    Diễn biến tâm trạng của các nhân vật:            a) Diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng            – Tràng “nhặt” được vợ trong hoàn cảnh nạn đói đang hoành hành. “Chậc kệ!”, cái tặc lưỡi của chàng không phải là sự liều lĩnh mà thể hiện một sự cưu mang, một tấm lòng nhân hậu không thể chối từ. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng thể hiện tình thương của con người đối với nhau trong cảnh khốn cùng.           – Trên đường về xóm ngụ cư, Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà “phởn phơ”. Trong một phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối, “chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên” và Tràng có cảm giác êm dịu của người lần đầu tiên lần đầu tiên đi cạnh người vợ mới.           – Giới thiệu vợ mình với mẹ, Tràng tỏ ra tinh tế, tôn trọng và xác định gắn kết trăm năm, nên duyên chồng vợ. “Chúng tôi đã phải duyên phải kiếp với nhau, chẳng qua đó cũng là cái số cả”.           – Buổi sáng đầu tiên có vợ. Tràng biến đổi hẳn: “Hắn thấy bây giờ hắn mới nên người!” Tràng cảm thấy phải có trách nhiệm gắn bó với tổ ấm của mình.           b) Diễn biến tâm trạng của nhân vật người vợ nhặt.           – “Thị” theo về làm vợ Tràng trước hết là để chạy trốn cái đói. Trên đường theo Tràng về nhà, cái vẻ “cong cớn” biến mất, chỉ còn người phụ nữ e thẹn, ngượng ngùng và cũng đầy nữ tính (đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, ngồi mớm ở mép giường,) Điều này thể hiện một tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp khi bước chân về “làm dâu nhà người”.           – Buổi sớm mai, vợ Tràng dậy sớm quét tước, dọn dẹp. Trong bữa cơm, chị cố nén niềm tủi thân, “điềm nhiên” và miếng cám nấu nghẹn bứ vào miệng. Đó chính là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén, vun đắp cho cuộc sống gia đình, hình ảnh của một người “vợ hiền dâu thảo”.          – Người phụ nữ xuất hiện không tên, không tuổi, không quê quán như “rơi” vào giữa thiên truyện để Tràng “nhặt” làm vợ. Từ chỗ quẫn bách vì cái đói, thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức khi người phụ nữ này quyết định gắn số phận mình với Tràng. Chính “thị” cũng đã làm cho niềm hi vọng của mọi người trỗi dậy khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên người ta đi phá kho thóc của Nhật.          c) Diễn biến tạm trạng nhân vật bà cụ Tứ          – Tâm trạng của bà cụ Tứ khi biết tin Tràng có vợ là những diễn biến phức tạp: lúc đầu ngạc nhiên, sau đó vừa mừng vui, vừa xót tủi, “vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Đối với vợ Tràng thì “lòng bà đầy xót thương”. Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình: “Ừ, thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”.          – Trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hi vọng khi bàn tính: “Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà [] chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem”. Bà chăm chút cho bữa cơm để đem lại không khí hạnh phúc cho gia đình.          – Bà cự Tứ là hiện thân cho nỗi khổ của con người. Người mẹ ấy đã nhìn cuộc hôn nhân éo le của con thông qua toàn bộ nỗi đau khổ của cuộc đời bà. Bà lo lắng trước thực tế quá nghiệt ngã. Bà mừng một nỗi mừng sâu xa. Diễn biến tâm trạng bà từ ngạc nhiên đến xót thương sâu sắc. Điều đặc biệt là, chính bà cụ là người nói nhiều nhất về tương lai, một tương lai rất cụ thể, thiết thực với những gà, lợn, ruộng, vườn, một tương lai khiến các con tin tưởng bởi nó không qua xa vời. Kim Lân đã khám phá ra một nét độc đáo khi để cho một bà cụ nói nhiều với đôi trẻ về ngày mai. 5. Đoạn kết của tác phẩm:            Chi tiết là cờ đỏ hiện lên trong kí ức Tràng gợi mở một niềm hi vọng thay đổi số phận của những con người nghèo đói. Đó cũng là tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.   III. TỔNG KẾT             – Truyện ngắn Vợ Nhặt tả chân dung thực thảm cảnh của những người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đặc biệt, truyện ngắn thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.             – Vợ Nhặt tạo được một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đối thoại sinh động. Đề 1 : Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân Yêu cầu chung : Về kĩ năng : Biết cách phân tích nhân vật, biết làm bài văn nghị luận văn học.       Bố cục mạch lạc, hành văn trôi chảy. Về kiến thức :   * Nội dung : Phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật và khái quát được đặc điểm tính cách nhân vật : – Bà cụ Tứ  là một người mẹ nông dân nghèo nhân hậu, hết lòng thương con và thương nàng dâu đói khổ. – Bà còn là một người mẹ nông dân từng trải và có niềm tin bền bỉ vào tương lai. * Nghệ thuật : – Miêu tả ngoại hình tính cách, tâm lý nhân vật bằng những chi tiết chân thật, xúc động. – Ngôn ngữ nhân vật đậm đà tính chất khẩu ngữ vùng nông thôn Bắc bộ. Dàn bài gợi ý         I. MỞ BÀI : – Giới thiệu chung về nhà văn Kim Lân và hoàn cảnh ra đời tác phẩm. – Nêu khái quát giá trị nhân đạo tác phẩm. – Giới thiệu chung về nhân vật bà cụ Tứ.       II. THÂN BÀI : Người mẹ nghèo có tấm lòng nhân hậu :   – Khi thấy con trai có vợ,  bà lão hết sức ngạc nhiên : con trai mình nghèo,  xấu xí, dân ngụ cư, lại đang buổi đói khát, nuôi thân còn chưa xong mà lại lấy vợ chỉ có trong một ngày. – Khi vỡ lẽ : “lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Bà tủi cho phận con mình, lòng bà đầy lo âu : “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt . .. biết rằng chúng nó nuôi nổi  nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Cuối cùng bà cũng mừng cho hạnh phúc của các con : “Các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”, “cốt sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. . . ” – Bà mở lòng đón nhận nàng dâu, thương con dâu, cảm thông cho nàng dâu đói khổ : “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình”, “bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi.” Bà cụ Tứ là hình ảnh người mẹ mang truyền thống đạo lý dân tộc : “thương ngưới như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”. Người mẹ nghèo khổ ấy hết lòng thương con, thương những mảnh đời tội nghiệp. Lòng nhân hậu đã giúp bà vượt qua những định kiến thông thường của lễ giáo phong kiến để đùm bộc yêu thương nàng dâu đói khổ. Người mẹ có ý chí sống và niềm tin bền bỉ vào tương lai : – Bà cụ Tứ là người đầu tiên tạo nên sự thay đổi trong ngôi nhà lụp xụp, rách nát của ba mẹ con : “Bà lão xăm xắn thu dọn quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng, thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”. – Bà thật sự cảm nhận được niềm hạnh phúc đến với gia đình bà : “Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u  ám của bà rạng rỡ hẳn lên”. – Nghèo,  đói nhưng bà cũng cố gắng tạo ra một bữa ăn sáng để đón nàng dâu mới dù chỉ là “niêu cháo lõng bõng” và “nồi chè cám”. – Trong bữa ăn,  bà chỉ nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này để động viên các con. Bà cố gắng vui vẻ, tạo không khí đầm ấm hoà thuận trong gia đình để nâng đỡ các con giữa cảnh tối tăm nghèo đói. – Người mẹ từng trải qua bao gian nan, vất vả ấy tin vào kinh nghiệm dân gian “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”, gieo vào trong lòng các con niềm tin vào tương lai phía trước để vượt qua khó khăn thực tại. Ở người mẹ nghèo, thân hình “lọng khọng” gia nua gầy yếu ấy tồn tại một ý chí sống mãnh liệt. Nhân vật bà cụ Tứ  góp phần thể hiện nội dung nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Nghệ thuật xây dựng nhân vật :  – Nhân vật xuất hiện sau cùng nhưng gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc : từ hình ảnh “lọng khọng” nghèo khổ, đến “dòng nước mắt ròng ròng” và “khuôn mặt bủng beo u ám đã rạng rỡ hẳn lên”, từ giọng nói nhẹ nhàng ân cần với nàng dâu mới đến vẻ mặt “tươi cười đon đả”… Đặc biệt là tâm trạng nỗi niềm của người mẹ trong hoàn cảnh đói khổ. Tất cả là những chi tiết chân thực, giản dị mà đầy xúc động về người mẹ nông thôn dân dã chất phác mà giàu lòng nhân ái.      III. KẾT LUẬN – Khẳng định lại sự thành công của Kim Lân khi xây dựng nhân vật. – Liên hệ, so sánh mở rộng. Đề 2 : Phân tích giá trị nhân  đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân) Yêu cầu chung          Về kĩ năng : – Học sinh nắm vững kiểu bài phân tích tác phẩm tự sự (phương diện nội dung). – Luận điểm rõ ràng, bố cục chặt chẽ. Biết lựa chọn dẫn chứng và phân tích dẫn chứng. Diễn đạt trôi chảy. Dàn bài gợi ý         I. MỞ BÀI : – Giới thiệu về nhà văn Kim Lân và đề tài sở trường của ông về người nông dân. – Vấn đề nạn đói năm 1945 đã từng được viết trong một số sáng tác của Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nam Cao và Kim Lân đã góp thêm một tiếng nói chân thực. – Giới thiệu khái quát nội dung nhân đạo trong “Vợ nhặt”.         II. THÂN BÀI : 1. Tác phẩm lên án tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945, đồng thời thể hiện sự đồng cảm, xót xa cho những người dân nghèo đói khổ. – Bối cảnh câu chuyện : nạn đói. Tác giả miêu tả khung cảnh “tối sầm lại vì đói khát”với những chi tiết đầy ám ảnh : + Cảnh đoàn người “đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như  những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như  ngả rạ”. + Không khí đầy mùi tử khí : “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” + Con người như đang sống dưới âm phủ, đối diện với tử thần : “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết”. – Con người bị lâm vào tình cảnh đáng thương : vì đói mà thị (vợ Tràng), trông không còn ra hồn người “quần áo tả tơi như tổ đỉa . . . trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn lại hai con mắt”. Vì đói mà quên cả sĩ diện để xin ăn và cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc”. Vì đói,  thị theo không Tràng về làm vợ. – Bữa cơm ngày đói thảm hại : “giữa cái mẹt rách có một lùm rau chuối thái rối  và một đĩa muối ăn với cháo”. Niêu cháo “lõng bõng” toàn nước và món chính là “chè cám” đắng ngắt, nghẹn  bứ trong cổ. 2. Nhà văn phát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo trong cảnh ngộ đói khổ :       a. Lòng nhân ái : biết đùm bọc, cưu mang nhau.         – Anh Tràng : cưu mang người đàn bà hoàn toàn xuất phát từ tình thương, không hề gợi lên rẻ rúng, thương hại         – Bà cụ Tứ : thương con, thương nàng dâu với tấm lòng nhân hậu, bao dung (xem đề 1). b. Khát vọng sống,  khát vọng hạnh phúc và mái ấm gia đình :    – Anh Tràng : đón nhận hạnh phúc mới mẻ, bất ngờ với tâm trạng mừng vui (gần 20 lần tác giả miêu tả nụ cười của Tràng), tâm trạng phấn chấn, vừa xấu hổ vừa hãnh diện “trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng có người đàn ông nghèo khốn khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hộ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng. Phút chốc Tràng “quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa”. Tràng lấy sự sống để đương đầu với cái chết, hạnh phúc thách thức với cái đói đang rình rập.    + Buổi sáng đầu tiên khi thức dậy :  Tràng vui mừng,  cảm động, yêu thương gắn bó và thấy mình có trách nhiệm với gia đình : “Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình . . . cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người . . .”         – Bà cụ Tứ : vui mừng thu xếp cuộc sống mới, tạo không khí đầm ấm hoà hợp cho gia đình, động viên an ủi con cái, hy vọng vào tương lai (xem đề 1).         – Vợ Tràng : bộc lộ khát vọng sống vô cùng cấp thiết. Khi  về làm vợ Tràng,  dẫu ban đầu có thất vọng về gia cảnh nhưng vẫn cố gắng làm vợ đảm, dâu hiền,  vun vén cho gia đình đã cưu mang chị. c. Tin tưởng vào tương lai,  dự cảm về cuộc đổi đời gắn liền với Cách mạng :         – Tác phẩm mở đầu bằng buổi chiều ảm đạm chết chóc đang đi dần vào đêm tối mênh mông và kết thúc bằng một buổi sáng nắng loá, tươi tắn với những đổi thay tốt đẹp từ trong gia đình Tràng:  gợi cảm hứng lạc quan.         – Con người không mất hy vọng, dự cảm về tương lai tốt đẹp, một sự đổi  đời thật sự khi nghĩ về “cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi phá kho thóc Nhật” và “lá cờ đỏ bay phất phới”. Họ nhất định sẽ giành sự sống thật sự cho mình khi có Cách mạng.         III. KẾT LUẬN – Khẳng định tấm lòng nhân đạo của Kim Lân dành cho người nông dân. – Khẳng định giá trị nhân đạo bền vững của truyện ngắn Vợ nhặt.

Giáo Án Bài Vợ Nhặt (Kim Lân)

2. Kĩ năng 3. Thái độ, tư tưởng 1. Giáo viên 2. Học sinh

SGK, Vở soạn.

Sĩ số: ………………………………..

2. Kiểm tra bài cũ

– Phân tích nhân vật Mị?

3. Bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK

? Dựa vào Tiểu dấn SGK,em hãy nêu những nét chính về tác giả Kim Lân?

?Em hãy trình bày xuất xứ truyện ngắn Vợ nhặt

GV gọi 2 HS đọcvăn bản và tóm tắt tác phẩm

? Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt?

GV nhận xét và nhấn mạnh một số ý cơ bản

? Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện như thế nào?

? Em hãy cho biết tình huống truyện đó có những ý nghĩa gì?

GV gợi ý: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tình huống truyện?

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Kim Lân(1920-2007)

– Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân.

– Là nhà văn một lòng một dạ đi về với “đất”, với “người” với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn.

– Nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2001.

2. Tác phẩm

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập truyện ” Con chó xấu xí“(1962)

b. Hoàn cảnh sáng tác: Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết” Xóm ngụ cư” được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại(1954),Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

c. Ý nghĩa nhan đề:

– Thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm.

– Từ nhan đề, ta thấy thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác có thể nhặt ở bất kì đâu,bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ còn ở đây Tràng nhặt vợ.

– Đây thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

II. Đọc -hiểu văn bản

1. Tình huống truyện

– Tình huống Tràng nhặt được vợ đã làm cho mọi người vô cùng ngạc nhiên:

+ Trẻ con xóm ngụ cư ngạc nhiên

+ Người lớn cũng ngạc nhiên

+ Mẹ của Tràng cũng ngạc nhiên

+ Bản thân Tràng cũng không ngờ được,cứ ngỡ ngàng như không phải. Một tình huống éo le, giàu kịch tính, rất độc đáo.

– Giá trị hiện thực: tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói.

– Giá trị nhân đạo:Tình nhân ái cưu mang đùm bọc lẫn nhau, khát vọng hướng tới cuộc sống và hạnh phúc. Điều mà Kim Lân muốn nói là trong bối cảnh bi thảm, giá trị nhân bản không mất đi, con người vẫn muốn cứ được là con người.

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật Tràng và người vợ nhặt

? Cảm nhận của em về nhân vật Tràng và người vợ nhặt?

GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.

? Họ là nạn nhân của nạn đói như thế nào?

? Bị cái đói dồn vào thảm cảnh nhưng họ luôn khao khát điều gì?

? Họ tin tưởng vào tương lai như thế nào?

a. Tràng và người vợ nhặt

* Bị cái đói dồn vào thảm cảnh

– Tràng

+ Đi từng bước mệt mỏi,cái đầu trọc chúi về đằng trước…

+ Không có tiền cưới vợ. Ngày vui vợ chồng phải ăn cám

– Người vợ nhặt:

+ Rách rưới,tả tơi gầy sọp,trên khuôn mặt lưỡi cày chỉ còn thấy hai con mắt.

+ Không có nổi cái tên, không duy trì nổi lòng tự trọng để phải theo không Tràng chỉ sau bốn bát bánh đúc.

* Có khát khao nương tựa, gắn bó để được tồn tại, để sống, để cho cuộc đời mỗi người trở nên có ý nghĩa hơn.

– Tràng:

+ Lúc đầu: Chỉ đùa và trên đường đưa người vợ nhặt về tâm hồn tràn đầy tình nghĩa, quên luôn cả mùa đói.

+ Sáng hôm sau: Cảm nhận rõ hạnh phúc “Thấm thía cảm động”của mái ấm gia đình.

– Người vợ nhặt:

+ Lúc đầu: Chỉ định gắn với Tràng để tồn tại qua mùa đói.

+ Sáng hôm sau: Cuộc sống gia đình thay đổi thị, biến thành “người đàn bà hiền hậu, đúng mực, không có vẻ gì chao chát chỏng lỏng”

* Tràng và người vợ nhặt có sự hi vọng, tin tưởng vào tương lai:

– Tràng nghĩ đến chuyện tu sửa nhà cửa, sinh con, đẻ cái, lo lắng cho vợ con sau này, đám người phá kho thóc Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ tượng trưng cho Việt Minh.

– Người vợ nhặt cùng mẹ chồng quét tước, thu dọn nhà cửa, sân vườn mong mang lại một sinh khí mới. Nói đến chuyện các vùng khác không còn đóng thuế, phá kho thóc Nhật, chuyện Việt Minh.

? Cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ- mẹ Tràng.

GV nhận xét và chốt lại những ý cơ bản.

Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật của tác phẩm

? Em hãy nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân: Cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật,ngôn ngữ…

– GV diễn giảng thêm cho HS

– GV hướng dẫn học sinh tổng kết hai mặt: Nội dung và nghệ thuật.

b. Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ

-Đứng sững lại hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn, quay nhìn Tràng không hiểu (thấy người đàn bà bên Tràng).

-Băn khoăn ngồi xuống giường khi nghe người đàn bà chào.

* Lo âu, thương cảm, tủi thân

– Cúi đầu, kẽ mắt rĩ xuống hai dòng nước mắt (buồn vì không lo nổi đám cưới cho con, sợ con và dâu”có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”).

– Nghẹn lời, nước mắt “cứ chảy xuống ròng ròng”.

* Hi vọng tin tưởng ở tương lai:

-Nói đến chuyện nuôi gà, chuyện sẽ có một đàn gà nay mai. Nói đến triết lí ” ai giàu ba họ ai khó ba đời” để động viên con và dâu về một viễn cảnh thoát đói nghèo.

-Thu dọn, quét tước nhà cửa, sân vườn mong mang lại một sinh khí mới.

3. Nghệ thuật

– Cách kể chuyện tự nhiên,lôi cuốn,hấp dẫn.

– Nghệ thuật tạo tình huống đầy sáng tạo

– Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế,sâu sắc

– Ngôn ngữ nhuần nhị, tự nhiên.

II. Tổng kết

– Truyện ngắn ″ Vợ nhặt ″ thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt tác phẩm thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.

– ″ Vợ nhặt ″ tạo được một tình huống truyện độc đáo,cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

4. Củng cố 5. Dặn dò

– Học bài cũ.

KHÓA HỌC GIÚP TEEN 2003 ĐẠT 9-10 THI THPT QUỐC GIA

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất – CHỈ TỪ 399K tại chúng tôi

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Giáo Án Ngữ Văn Lớp 12: Vợ Nhặt

Kim Lân A,Yªu cầu cÇn ®¹t: Giúp hs: 1.Cảm nhận được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm, hiểu được những nét đặc sắc trong miêu tả nhân vật của tác giả. 2.Trau dồi thêm kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích tác phẩm 3.Yªu mÕn vµ t×m ®äc v¨n xu«i kh¸ng chiÕn. Khơi dậy, phát huy tình yêu thương quê hương đất nước trong mỗi HS B/ Ph­¬ng tiÖn d¹y häc: – SGK, SGV, tµi liÖu bµi so¹n,V¨n xu«i kh¸ng chiÕn 1945-1975 C/ C¸ch thøc tiÕn hµnh: – H­íng dÉn HS chuÈn bÞ bµi theo hÖ thèng c©u hái SGK – Tæ chøc giê d¹y: ph¸t vÊn tr¶ lêi; th¶o luËn trao ®æi; gi¶ng b×nh. D/ TiÕn tr×nh giê d¹y: I.Ổn định lớp: II.Kiểm tra bài cũ: *Diễn tiến tâm lí nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chång A Phủ”? *§¸p ¸n: 1.ë l©u trong cái khổ Mị cũng quen đi.Mị tưởng mình là con trâu con ngựa, Mị cúi mặt không nghĩ ngợi , chỉ nhớ những việc không giống nhau, mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, Mị ở trong buồng kín mítthì thôi. 2.Đêm tình mùa xuân và sự thức tỉnh của Mị Trong Mị đầy những mâu thuẫn chân thực. Mị được đặt trong sự tương tranh giữa một bên là sự sống, một bên là cảm thức về thân phận. Tình càng xáo động thì lòng càm đớn đau cùng thực tại. Sức ám ảnh của quá khứ lớn hơn nên Mị đắm chìm vào ảo giác. +Sau khi giúp đỡ được A Phủ, giải quyết được tình thương người thì Mị lo sợ cho tai họa của mình, thương mình. Sự lo lắng ấy giúp Mị có sức mạnh để cùng thoát chạy theo A Phủ, thay đổi số phận mình. III.Bài mới: Ho¹t ®éng cña GV-HS Néi dung cÇn ®¹t Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Nó được xây dựng trên cái nền LS nào? Tiêu đề của tác phẩm gợi cho người đọc điều gì? Ngoại hình, điệu bộ, cử chỉ của Tràng? Anh ta là người như thế nào? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả Hoàn cảnh nhặt được vợ của Tràng? GV giảng thêm về những việc làm thường thấy trong tình thế quá khó khăn của con ngừơi. Hoàn cảnh chung của đất nước ta lúc đó? Khi Tràng đưa vợ về làng, mọi người đã có thái độ ntn? Tình cảm của Tràng? Và rồi sau đó? Nhận xét chung về việc Tràng nhặt được vợ? Bà cụ Tứ được tác giả miêu tả khái quát ntn? Từng bước diễn biến tâm lí của bà khi thấy Tràng có vợ? GV: Giảng thêm về tâm lí của những người lớn tuổi, về nỗi lo và tấm lòng thường thấy của các bà mẹ VN? Cảm xúc trong lòng bà cụ Tứ? Tính phức tạp của tình cảm ấy thể hiện điều gì? Bà cụ tứ có t/c với con dâu ntn? Nhận xét về tâm lí bà cụ Tứ? Tâm lí bà cụ Tứ được t/g m/tả qua những thủ pháp thuật nào? Sau khi có g/đ Tràng có những thay đổi ntn? Lúc trước Vợ Tràng là người ntn? Bây giờ có gì thay đổi? Bà cụ có gì thay đổi? Học sinh tự tổng kết bài học. I.Giới thiệu 1.Tác giả: SGK 2.Tác phẩm: a.Hoàn cảnh sáng tác: Được viết ngay sau khi CMT8 thành công và là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Kim Lân. Truyện ngắn được xây dựng trên cái nền của nạn đói 1945 khi Phát xít nhật bắt nông dân nhổ lúa trồng đay phục vụ chiến tranh khiến hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. II.Phân tích. 1.Tràng nhặt được vợ đưa về làng. a.Nhân vật Tràng. -Tên: đồ dùng người thợ mộc -Hình dáng: “hai con mắt.về phía trước”: đầy mật vẻ nông dân, lam lũ nhưng chất phát. -Diệu bộ cử chỉ: “Vừa đi nóicười hềnh hệch” : xấu và bình dị đến thô kệch. -Gia cảnh: nghèo khó trong hoàn cảnh chung của đời sống người nông dân trước CM. Thêm nữa, người như Tràng rõ ràng sẽ rất khó có được vợ; ít ai muốn ấy, không đủ khả năng lo cho gia đình. b.Hoàn cảnh nhặt được vợ: -Hoàn cảnh cụ thể: kéo xe bò ra Tỉnh, hò chơi mấy câu, có người ra đẩy giúp. -Hoàn cảnh chung’ c.Tràng đưa vợ về làng. Thái độ của người dân xung quanh. “Mấy khuôn hẳn lên..cuộc sống”: Mừng rỡ, ngạc nhiên vừa vui vừa lo cho Tràng. -Tình huống đưa vợ về làng của Tràng cũng rất lạ, nó đem lại một không khí khác hẳn cho xóm ngụ cư nghèo. -Tư tưởng của Tràng *Tràng nhặt được vợ là một câu chuyện, một tình huống độc đáo: éo le, buồn mà cũng vui. Qua đó, nhà văn đã nêu lên một sự thật bi thảm về c/s của người nông dân VN trước CM và về tính cách tấm lòng nhân ái, niềm khao khát Hp chính đáng của họ. 2.Tình thương con của bà cụ Tứ. -Cụ Tứ là một người nông dân điển hình. Vẻ ngoài, tính cách, tâm lí của bà cụ được tác giả đặc biệt chú ý -Diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ. +Khi nghe vợ Tràng chào, bà vẫn chưa tin, chưa hết ngạc nhiên “Băngiường” +Khi Tràng giới thiệu vợ mình thì tâm trạng cụ Tứ được thể hiện “bà lãonày không” -Nghĩ đến con dâu “Bà lão khẽhết được”. Bà thương con dâu, nhìn chị đầy thông cảm, nghĩ lại thấy mừng cho con mình đã lấy được vợ và hi vọng cho con mình qua được gia đoạn đói khát này. -An ủi con “Nhà ta về sau” động viên, hi vọng vào tương lai. Đây là tâm lí chung của cha mẹ. Bà cụ Tứ tiêu biểu cho những người mẹ VN hết lòng thương con. KL thấu hiểu tâm lí con người và có một vốn sống phong phú, diễn tả tài tình những cảm xúc của bà mẹ. 3.Những người đói nghĩ đến sự sống. a.Tràng sau một đêm có gia đình. -Tâm trạng: “Trong người lơ lửng, thay đổi lại”: Thương yêu gia đình lạ lùng, con người như được hồi sinh, anh hướng về sự sống và nghĩ đến việc tạo lập HP vượt lên trên cái đói, cái chết đang vây bủa. b.Vợ Tràng. -Trước: chua chát, đanh đá; hiện tại: hiền hậu, đúng mực, chăm chỉ. c.Bà cụ Tứ: “Nhẹ nhõmngày thường” tin tưởng, hi vọng vào tương lai. Bữa cơm của gia đình: ấm áp và chan chứa tình cảm dù nghèo khó cơ cực, cái đói vẫn còn đó, sự khó khăn vẫn vây kín nhưng con người đã luôn hướng tới một ngày mai tươi sáng hơn. Có gì như chua chát trong nồi “chè khoán” nhưng cũng thật hiện thực, KL không hề khỏa lấp đi đời sống còn rất cơ hàn của người nông dân xưa, thông qua đó tố cáo tội ác của bè lũ xâm lược. Hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới cuối truyện đã tạo một diện mạo hết sức mới mẻ và đầy tính lạc quan cho tác phẩm. CM đã về, cuộc sống sẽ sang trang. Đây là yếu tố tích cực hơn hẳn của KL so với các nhà văn hiện thực trước CM. III.Tổng kết. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, xây dựng cốt truyện đạt đến trình độ mẫu mực. IV.Củng cố: -Diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ. -Hoàn cảnh của nước ta lúc bấy giờ. V.Dặn dò: Học bài cũ: §äc, tãm t¾t TP, ph©n tÝch ý nghÜa cña t×nh huèng truyÖn. Soạn bài mới: Chọn và trình bày dẫn chứng trong văn nghị luận. E.rót kinh nghiÖm

Soạn Bài: Vợ Nhặt (Kim Lân)

I. Tác giả & tác phẩm

1. Tác giả

Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện TừSơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng.

Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962).

Kim Lân là cây bút chuyên viết về truyện ngắn.Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ – những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng.

2. Tác phẩm

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962).Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám, nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954),ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Có thể chia tác phẩm thành bốn đoạn:

– Đoạn 1: (từ đầu đến “Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”): cảnh Tràng dẫn vợ về nhà.

– Đoạn 2: (tiếp theo đến “cùng đẩy xe bò về”): lí giải về việc Tràng nhặt được vợ.

– Đoạn 3: (tiếp theo đến “nước mắt cứ chảy xuống dòng dòng”): cuộc gặp gỡ giữa bà cụ Tứ và nàng dâu mới.

– Đoạn 4 (phần còn lại): buổi sáng hôm sau ở nhà Tràng.

Mạch truyện được dẫn dắt tự nhiên, khéo léo. Các cảnh được miêu tả trong truyện đều được xuất phát từ tình huống anh Tràng lấy được vợ giữa những ngày đói kém khủng khiếp.

Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng với một người đàn bà lạ về nhà, bởi:

– Một người nghèo túng, xấu xí, dân ngụ cư lại bỗng dưng lấy được vợ.

– Giữa lúc đói kém, người như Tràng đến thân mình còn không lo nổi lại đèo bòng vợ với con.

Sự ngạc nhiên của dân làng, của bà cụ Tứ, và của chính Tràng, tác giả đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo: Đây là một tình huống oái oăm không biết nên vui hay nên buồn, không biết nên mừng hay nên lo. Mọi người đều có chung tâm trạng ấy, nhất là bà cụ Tứ: “Lòng ngưởi mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự. Bà mừng vì dù sao con mình cũng đã có vợ, một mặt lại tủi vì gặp phải đói khổ này người ta mới lấy đến con mình…”.

Tình huống éo le trên đã mở đầu cho sự phát triển của truyện và tác động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật trong tác phẩm.

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung và tư tưởng của tác phẩm: “Nhặt” đi liền với những thứ không ra gì, có thể “nhặt” ở bất kì đâu, hoàn cảnh nào. Nhưng “vợ” lại là sự trân trọng, người vợ có vị trí quan trọng trong gia đình. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn Tràng do nhặt nhạnh mà thành.

→ Qua hiện tượng “nhặt được vợ” của Tràng, tác giả làm nổi bật tình cảnh và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đồng thời qua đó, cũng bộc lộ sự yêu thương, đùm bọc, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong hoàn cảnh khốn cùng.

Câu 4 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Niềm khát khao hạnh phúc gia đình được thể hiện hết sức chân thực và sâu sắc qua nhân vật Tràng.

– Lúc đầu khi có ý định đưa người đàn bà xa lạ về nhà, Tràng có chút phân vân, do dự: “Mới đầu chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình còn chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Nhưng sau đó, chàng đã “tặc lưỡi một cái: Chậc, kệ!” rồi quyết định đưa người đàn bà về nhà.

→ Quyết định của Tràng thể hiện niềm khao khát hạnh phúc gia đình của người nông dân nghèo khổ đồng thời thể hiện giá trị nghệ thuật của tác phẩm: “Dù trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai”.

– Trên đường về xóm ngụ cư, Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà “phởn phơ”, “vênh vênh ra điều”. Trong phút chốc, Tràng quên đi tất cả tăm tối, “trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn và người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy”.

– Buổi sáng đầu tiên có vợ, Tràng biến đổi hẳn: “Hắn thấy bây giờ hắn nên người”. Tràng thấy có trách nhiệm và gắn bó với tổ ấm của mình: “Bỗng nhiên hắn cảm thấy yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”.

→ Con người trở nên trưởng thành hơn với những yêu thương, ước mong gắn bó, xây đắp hạnh phúc gia đình.

Câu 5 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

– Tâm trạng tinh tế, phức tạp của bà cụ Tứ được sau khi Tràng có vợ được miêu tả hết sức sinh động, tinh tế. Từ chỗ ngạc nhiên đến lo lắng, day dứt, băn khoăn rồi xót thương và cuối cùng vui vẻ chấp nhận… tất cả thể hiện tấm lòng bao dung, nhân hậu của người mẹ nghèo.

– Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ đã nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hi vọng: “tao tính khi nào có tiền thì mua lấy con gà về nuôi, chả mấy có đàn gà cho xem”. Bà là hiện thân của nỗi khổ con người. Người mẹ ấy đã nhìn cuộc hôn nhân éo le của người con thông qua toàn bộ nỗi khổ của cuộc đời bà.

→ Hình ảnh, tâm trạng của bà cụ Tứ thể hiện chiều sâu tư tưởng của Kim Lân, là nhân vật điển hình của bà mẹ Việt Nam khốn khó, bất hạnh nhưng giàu tình yêu thương, nhân ái.

Câu 6 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của Kim Lân:

– Cách tạo tình huống truyện độc đáo, tự nhiên, kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố hiện thực và nhân đạo.

– Bút pháp phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

– Nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm làm nổi rõ tâm lí của từng nhân vật.

– Ngôn ngữ kể chuyện phong phú, cách kể chuyện tự nhiên, gần gũi.

– Kết cấu truyện đặc sắc.

Luyện tập

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Tác phẩm có nhiều chi tiết rất thật, hiện lên dưới nhiều góc độ phong phú, nhiều sắc độ tình cảm. Chọn chi tiết gây xúc động và để lại ấn tượng nhất để phân tích.

Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

– Hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh phấp phới bay trong đầu óc của Tràng đã khép lại câu chuyện.

– Tác phẩm không chỉ gợi ra hình ảnh nạn đói năm 1945 mà còn mở ra hình ảnh của cách mạng Việt Nam trong năm ấy.

→ Đó là con đường tất yếu của người nông dân đi theo cách mạng. Hình ảnh lá cờ đỏ đã gây một ám ảnh lớn trong đầu Tràng, thôi thúc, giục giã, gieo niềm tin cho con người để sống, chiến đấu nỗi vất vả, khốn khó của mình.

→ Vợ nhặt không chỉ vẽ nên bức tranh cụ thể, sinh động về thảm cảnh của con người trong nạn đói năm 1945 mà còn là bài ca về niềm tin yêu vào cuộc sống. Tác phẩm không chỉ có giá trị tố cáo mạnh mẽ mà còn là tiếng lòng sẻ chia chân thành, cảm thông của nhà văn với số phận con người.

Comments

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Chi Tiết Ngữ Văn 12: Vợ Nhặt (Kim Lân) trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!