Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Bài Cô Tô (Nguyễn Tuân) (Tiết 1) mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
– GV nêu yêu cầu đọc:
+ Chú ý các tính từ, động từ miêu tả, các so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, mới lạ, đặc sắc.
+ Đọc giọng vui tươi hồ hởi;
– GV đọc mẫu 1 đoạn sau đó gọi HS đọc
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm?
Nêu xuất xứ đoạn trích Cô Tô?
– Cho HS đọc chú thích SGK
– GV giải thích thêm một số từ khó.
I.Đọc và tìm hiểu chú thích:1. Đọc2. Tìm hiểu chú thích:a. Tác giả:
– Nguyễn Tuân (1910-1987), quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng, sở trường về thể tuỳ bút và ký.
– Tác phẩm của ông luôn thể hiện phong
cách độc đáo tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
b. Tác phẩm:
Đoạn trích ở phần cuối của bài kí Cô Tô – Tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
c. Giải nghĩa từ khó:
– Ngư dân: người đánh cá.
– Chài: Lưới đánh cá, nghề đánh cá.
– Ghe: Thuyền nhỏ.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
– Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn?
– Như vậy, bài văn có 3 nét cảnh. Nét cảnh nào hấp dẫn hơn cả đối với em? – HS: Cảnh mặt trời mọc, vì cách tả cảnh đặc sắc gây ấn tượng mới lạ về cảnh tượng lộng lẫy, kì ảo.
Có thể là cảnh sinh hoạt của con người vì nó đã gợi sự sống giản dị, thanh bình, hạnh phúc nơi đây.
– Gọi HS đọc đoạn 1
– Dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Tuân, cảnh Cô Tô sau cơn bão hiện lên qua các chi tiết nào?
– ở đây, lời văn miêu tả có gì đặc sắc về cách dùng từ?
GV bình: Tính từ vàng giòn tả đúng sắc vàng khô của cát biển, một thứ sắc vàng có thể tan ra được. đó là sắc vàng riêng của cát CôTô trong cảm nhận của tác giả.
– Nhận xét về NT miêu tả của tác giả?
– Lời văn miêu tả của tác giả đã có sức gợi lên một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào trong cảm nhận của em?
– Tác giả có cảm nghĩ gì khi ngắm toàn cảnh Cô Tô?
– Em hiểu gì về tác giả qua cảm nghĩ đó của ông?
II. Đọc hiểu văn bản:1. Tìm hiểu chung về văn bản:
– PTBĐ: Miêu tả + biểu cảm.
– Thể loại: kí.
– Bố cục: Chia làm ba phần.
a) Từ đầu đến “ở đây” – Toàn cảnh Cô Tô một ngày sau bão (Điểm nhìn miêu tả: trên nóc đồn biên phòng Cô Tô).
b) Từ “Mặt trời” đến “nhịp cánh”: Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô (vị trí: Nơi đầu mũi đảo).
c) Phần còn lại: Cảnh buổi sớm trên đảo Thanh Luân (vị trí từ cái giếng nước ngọt ở rìa đảo).
2. Phân tích:
a. Cảnh Cô Tô sau cơn bão:
– Trong trẻo, sáng sủa;
– Cây thêm xanh mượt
– Nước biển lam biếc đậm đà
– Cát vàng giòn hơn
– Cá nặng lưới
– NT miêu tả: bao quát từ trên cao thu lấy những hình ảnh chủ yếu đập vào mắt. Qua đó bộc lộ tài quan sát và cách chọn lọc từ ngữ trong vốn từ vựng giàu có của tác giả.
Soạn Bài Cô Tô (Nguyễn Tuân)
Soạn bài Cô Tô (Nguyễn Tuân)
Bài giảng: Cô Tô – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)
Câu 1 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đoạn văn có thể chia thành 3 đoạn:
– Phần 1 (từ đầu đến theo mùa sóng ở đây): Cảnh đẹp Cô Tô sau khi bão đi qua
– Phần 2 (tiếp đến là là nhịp cánh…): Cảnh tráng lệ, hùng vĩ của Cô Tô buổi bình minh
– Phần 3 (còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô
Câu 2 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Những từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô sau khi trận bão đi qua:
+ Một ngày trong trẻo, sáng sủa
+ Cây thêm xanh mượt
+ Nước biển lam biếc đậm đà hơn
+ Cát lại vàng giòn hơn
+ Lưới nặng mẻ cá giã đôi
– Các tính từ miêu tả màu sắc, ánh sáng: trong trẻo, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn
– Nổi bật các hình ảnh: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát khiến khung cảnh Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi
→ Tác giả cảm nhận vẻ đẹp Cô Tô sau ngày bão hoàn toàn tinh khiết, lắng đọng
Câu 3 (trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Hình ảnh mặt trời mọc trên biển là bức tranh đẹp, được tác giả thể hiện qua từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và hình ảnh so sánh:
+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi
+ Mặt trời nhú lên dần dần
+ Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
+ Qủa trứng hồng hào… nước biển ửng hồng
+ Y như một mâm lễ phẩm
– Tác giả sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, lối so sánh thật rực rỡ, tráng lệ.
→ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.
Câu 4 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cảnh người dân sinh hoạt và lao động được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh:
– Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ
– Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp…
– Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.
– Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con… lũ con hiền lành.
→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc:
Bình minh trên biển mang trong mình tất cả vẻ đẹp của sự tinh khôi, trong trẻo của trời đất. Phóng tầm mắt ra xa, nước bốn bề mênh mông một màu xanh lục, những con sóng nhẹ nhàng vỗ vào bờ cát mơn man. Mặt trời tròn vành vạnh từ từ nhô mình lên khỏi mặt biển còn đang ngái ngủ, làm lóng lánh cả một vùng nước bạc. Trong ánh nắng dịu dàng buổi sớm mai, những làn hơi sương mỏng trên mặt biển dần tan ra, lộ rõ vẻ đẹp tinh khôi của biển. Xa xa thấp thoáng bóng những cánh chim hải âu nô đùa trên những con sóng biếc… Một bức tranh thiên nhiên mang trong mình vẻ đẹp trong trẻo của sự toàn mĩ.
Bài 2 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Chép và học thuộc lòng đoạn văn (từ Mặt trời nhú lên dần dần đến Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh)
Bài giảng: Cô Tô – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Giáo Án Văn 8 Bài Cô Bé Bán Diêm (Tiết 1)
2. Kĩ năng 3. Thái độ 1. Giáo viên 2. Học sinh 2. Kiểm tra 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạtHĐ1.HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:
– GV hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, diễn cảm → đọc mẫu.
– HS đọc, nhận xét.
– GV sửa chữa.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc :
H: Theo dõi chú thích SGK, nêu vài nét về tác giả An- đéc- xen?
2. Tìm hiểu chú thích :
a. Tác giả:
An- đéc-xen (1805-1875) → là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch.
– Ông nổi tiếng với loại truyện viết cho trẻ em, bạn đọc khắp năm châu quen thuộc với truyện của ông.
– Truyện ông viết toát lên lòng thương yêu con người, nhất là những người nghèo khổ.
H: Em biết gì về truyện cô bé bán diêm?
b. Tác phẩm:
-“Cô bé bán diêm”là một trong những truyện nổi tiếng nhất của nhà văn An- đéc- xen.
H:Em hiểu “gia sản” là gì? “tiêu tán” là gì?
c.Từ khó: SGK/ 67-68
HĐ2.HDHS đọc- hiểu văn bản:
H: Văn bản viết theo thể loại nào?
II. Đọc- hiểu văn bản:
1.Thể loại: Truyện ngắn
H: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Xác định nội dung từng phần ?
2.Bố cục: 3 phần:
– P1: Từ đầu → “đờ ra”: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
– P2: Tiếp → “về chầu thượng đế” → Các lần quẹt diêm và mộng tưởng.
– P3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.
H:P2 có phải là trọng tâm không?Phần này có thể chia nhỏ như thế nào?
– chia 5 phần nhỏ: 4 lần quẹt 1 que diêm và 1 lần quẹt tất cả những que còn lại.
H: Em nhận xét gì về diễn biến của truyện?
(Truyện diễn biến theo trình tự sự việc 3 phần hợp lí, mạch lạc)
HS đọc phần 1 của truyện(64).
Phần 2:
– Chia 5 phần nhỏ: 4 lần quẹt 1 que diêm và 1 lần quẹt tất cả những que còn lại.
H: Cô bé bán diêm có hoàn cảnh như thế nào?
H:Em nhận xét gì về gia cảnh của cô bé?
3. Phân tích:
a. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
– Nhà nghèo, mẹ chết sớm, sống với bố và bà nội rồi bà nội cũng qua đời. Người bố khó tính luôn chửi rủa, đánh đập → Em phải đi bán diêm kiếm sống.
→ Hoàn cảnh cô bé thật éo le: mồ côi, thiếu thốn tình thương, phải tự vất vả kiếm sống, bị người cha đối xử hết sức tàn nhẫn.
H:Truyện được đặt vào bối cảnh như thế nào?
– Đêm giao thừa, khoảnh khắc bắt đầu năm mới, là lúc mọi người đoàn tụ ấm cúng đón xuân.
– GV: ở Đan Mạch, các nươc Bắc Âu, thời tiết rất lạnh, có khi âm mấy chục độ C, tuyết rơi dày đặc.
b. Bối cảnh của truyện:
– Đêm giao thừa, ngoài đường phố rét mướt
( nhiệt độ có khi xuống tới không độ) em bé “ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà…” mong cho đỡ lạnh.
H: T/g đặt truyện vào trong bối cảnh ấy có tác dụng gì?
– Làm cho người đọc càng thấm thía sự cô đơn, tình cảnh tội nghiệp của cô bé .
⇒ Bối cảnh truyện làm tăng sự cô đơn và tình cảnh tội nghiệp của cô bé.
H:Đoạn truyện được xây dựng bằng nghệ thuật gì?
– Tương phản đối lập.
H: Chỉ ra những hình ảnh tương phản đó trong câu chuyện?
c.Các hình ảnh tương phản, đối lập:
– Trời đông giá rét, tuyết rơi, cô bé đầu trần,chân đi đất.
H: Mục đích của nhà văn khi sử dụng nhiều hình ảnh tương phản đó?
GV:( em đã rét và khổ có lẽ còn rét và khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn; em đã đói có lẽ còn đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức). Nhất là h/ả ngôi nhà có dây trường xuân bao quanh , h/ả này không chỉ làm nổi bật nỗi khổ về vật chất mà cả sự mất mát về tinh thần( chỉ có bà em là thương em)
⇒ Các h/ả tương phản nhằm làm nổi bật tình cảnh hét sức tội nghiệp (đói, rét,khổ) của em bé, mất mát cả chỗ dựa về tinh thần..
4. Củng cố, luyện tập
300 BÀI GIẢNG GIÚP CON HỌC TỐT LỚP 8 CHỈ 399K
Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất – CHỈ TỪ 199K tại chúng tôi
Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Giáo Án Bài Thạch Sanh (Tiết 1)
2. Kĩ năng 3. Thái độ 1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạtHoạt động 1 Đọc và tìm hiểu chú thích.
– GV nêu yêu cầu đọc : Chậm, rõ ràng, gợi không khí cổ tích, chú ý phân biệt giọng kể và giọng nhân vật.
– Đọc mẫu 1 đoạn.
– Gọi HS đọc tiếp.
– Hãy tóm tắt lại truyện Thạch Sanh bằng một chuỗi sự việc chính?
→ Các sự việc chính :
+ Thạch Sanh ra đời.
+ Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông.
+ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông.
+ Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình.
+ Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công.
+ Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công.
+ Thạch Sanh diệt hồ tinh, cứu thái tử bị vu oan vào tù.
+ Thạch Sanh được giải oan lấy công chúa.
+ Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu,lên ngôi vua.
– HS đọc chú thchs sgk.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.1. Đọc và kể
2. Chú thích: Giải nghĩa các chú thích: 3,6,7,13.
Hoạt động 2. Đọc và tìm hiểu văn bản.
– Truyện TS thuộc kiểu văn bản nào ?
Văn bản có bố cục mấy phần ? Nội dung của từng phần ?
– Tìm hiểu sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường ?
– Em có nhận xét gì về các chi tiết này ?
– sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường ?
– Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch sanh như vậy nhằm mục đích gì?
II. Đọc và tìm hiểu văn bản.
1. Kiểu văn bản : Tự sự
2. Bố cục : 2 đoạn
– Đoạn 1 : Từ đầu → phép thần thông : Sự ra đời của Thạch Sanh.
– Đoạn 2 : Còn lại : Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.
3 . Phân tích
a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
– Bình thường:
+ Là con một người nông dân tốt bụng.
+ Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi trên rừng.
→ Cuộc đời và số phận gần gũi với nhân dân.
– Khác thường
+ Là thái tử con Ngọc Hoàng.
+ Mẹ mang thai trong nhiều năm.
+ Được thiên thần dạy đủ võ nghệ…
– Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, nhân dân ta nhằm:
+ Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật, làm tăng sức hấp dẫn của truyện.
+ Thể hiện ước mơ, niềm tin: con người bình thường cũng là những con người có tài năng phẩm chất kì lạ.
4. Củng cố, luyện tập
– Kể tóm tắt lại truyện.
– Học bài, tóm tắt truyện
300 BÀI GIẢNG GIÚP CON HỌC TỐT LỚP 6 CHỈ 399K
Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 6 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!
Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Bạn đang xem bài viết Giáo Án Bài Cô Tô (Nguyễn Tuân) (Tiết 1) trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!