Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Vbt Ngữ Văn 8 mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giới thiệu về Giải VBT Ngữ văn 8
VBT Ngữ Văn 8 Tập 1 gồm từ bài 1 đến bài 17 với tất cả 54 bài viết
VBT Ngữ Văn 8 Tập 2 gồm từ bài 18 đến bài 34 với tất cả 60 bài viết.
Giải VBT Ngữ văn 8 giúp các em học sinh lớp 8 hoàn thành tốt các bài tập trong vở bài tập Ngữ văn 8, từ đó các em sẽ hiểu bài hơn, nắm chắc kiến thức hơn và đạt được kết quả cao trong học tập
Giải VBT Ngữ văn 8 gồm 2 tập. Nội dung cụ thể như sau:
Bài 1
Tôi đi học Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ Trong lòng mẹ Trường từ vựng Bố cục của văn bản
Bài 3
Tức nước vỡ bờ Xây dựng đoạn văn trong văn bản Viết bài tập làm văn số 1
Bài 4
Lão Hạc Từ tượng hình, từ tượng thanh Liên kết các đoạn văn trong văn bản
Bài 5
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Tóm tắt văn bản tự sự. Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Trả bài tập làm văn số 1
Bài 6
Cô bé bán diêm Trợ từ, thán từ Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Bài 7
Đánh nhau với cối xay gió Tình thái từ Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Bài 8
Chiếc lá cuối cùng Chương trình địa phương (phần tiếng việt) Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Bài 9
Hai cây phong Nói quá Viết bài tập làm văn số 2
Bài 10
Ôn tập truyện kí Việt Nam Thông tin về ngày trái đất năm 2000 Nói giảm nói tránh Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Bài 11
Câu ghép Trả bài tập làm văn số 2 Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
Bài 12
Ôn dịch thuốc lá Câu ghép (tiếp theo) Phương pháp thuyết minh
Bài 13
Bài toán dân số Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
Bài 14
Chương trình địa phương (phần Văn – Kì 1) Dấu ngoặc kép Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng Viết bài tập làm văn số 3
Bài 15
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Đập đá ở Côn Lôn Ôn luyện về dấu câu Thuyết minh về một thể loại văn học
Bài 16
Muốn làm thằng cuội Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt Trả bài tập làm văn số 3
Bài 17
Hai chữ nước nhà Làm thơ bảy chữ Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
VBT Ngữ Văn 8 Tập 2
Bài 18
Nhớ rừng Ông đồ Câu nghi vấn Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Bài 19
Quê hương Khi con tu hú Câu nghi vấn (tiếp theo) Thuyết minh về một phương pháp cách làm
Bài 20
Tức cảnh Pắc Bó Câu cầu khiến Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Ôn tập về văn bản thuyết minh
Bài 21
Ngắm trăng Đi đường (Tẩu lộ) Câu cảm thán Câu trần thuật Viết bài tập làm văn số 5
Bài 22
Thiên đô chiếu Câu phủ định Chương trình địa phương (phần văn)
Bài 23
Hịch tướng sĩ Hành động nói Trả bài tập làm văn số 5
Bài 24
Nước Đại Việt ta Hành động nói tiếp theo Ôn tập về luận điểm
Bài 25
Bàn về phép học Viết đoạn văn trình bày luận điểm Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm Viết bài tập làm văn số 6
Bài 26
Thuế máu Hội thoại Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Bài 27
Đi bộ ngao du Hội thoại (tiếp theo) Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
Bài 28
Kiểm tra Văn Lựa chọn trật tự từ trong câu Trả bài tập làm văn số 6 Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Bài 29
Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
Bài 30
Chương trình địa phương (phần văn) Chữa lỗi diễn đạt Viết bài tập làm văn số 7
Bài 31
Tổng kết phần văn Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt Văn bản tường trình Luyện tập về văn bản tường trình
Bài 32
Trả bài kiểm tra Văn Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (tiếp theo) Trả bài tập làm văn số 7 Văn bản thông báo
Bài 33
Tổng kết phần văn (tiếp theo) Chương trình địa phương (phần tiếng việt) Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Bài 34
Tổng kết phần văn (tiếp theo) Luyện tập làm văn bản thông báo Ôn tập phần làm văn
Giải Vbt Ngữ Văn 8 Lão Hạc
Lão Hạc
Câu 1 (Câu 1 trang 48 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
a. Diễn biến tâm trạng của lão Hạc:
– Lão Hạc rất yêu quý và trân trọng cậu Vàng (coi nó như người bạn, người con của mình).
– Trong tình thế khốn cùng (ốm đau, bão đi qua) Lão Hạc vô cùng nghèo túng. Vì không muốn bán mảnh vườn của con trai nên đã quyết định bán cậu Vàng.
– Đến tâm sự cùng ông giáo, cố tỏ ra vui vẻ nhưng vô cùng đau khổ, dằn vặt.
– Cảm thấy hối hận, sống bạc bẽo lão với một con chó, lão Hạc đã tìm đến một cái chết vô cùng đau đớn.
b. Vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc: Là một người hiền lành, sống tình nghĩa.
Câu 2: Lão Hạc đã tự thu xếp cuộc đời mình ra sao sau khi bán con chó Vàng? Tại sao lão chọn cho mình cái chết, lại là một cái chết “thật dữ dội” như thế?
Trả lời:
– Sau khi bán chó, lão Hạc đã âm thầm tự thu xếp cuộc đời mình một cách cẩn thận, chu đáo và rất tội nghiệp:
+ Gửi nhờ ông giáo ba sào vườn cho thằng con
+ Gửi ông giáo ba mươi đồng bạc để nhờ lo ma chay khi lão mất
+ Đi xin bả chó của Binh Tư.
– Cuối cùng lão chọn cho mình cái chết, một cái chết “thật là dữ dội” là vì: lão chết vì đã lâm vào cảnh khốn cùng, đói nghèo. Lão chọn cái chết thật dữ dội để chuộc lỗi cùng cậu vàng, ông dằn vặt, áy náy khi đã bán cậu vàng đi nên đã chọn cái chết giống như cậu vàng.
– Ngòi bút Nam Cao là ngòi bút thật xuất sắc về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: Qua từng cử chỉ, nét mặt, từng lời đối thoại, độc thoại nội tâm đã toát lên suy nghĩ nội tâm của nhân vật.
Câu 3 (Câu 3 trang 48 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Diễn biến truyện Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi”Lão Hạc tâm sự về việc bán chó
Động viên, an ủi, đồng cảm với lão Hạc
Chứng kiến cuộc sống của lão những ngày sau đó
Thương cảm cho cuộc sống của Lão hạc, giấu vợ ngấm ngầm giúp lão Hạc
Sau buổi nói chuyện với Binh Tư
Ngạc nhiên, cảm thấy đáng buồn
Chứng kiến cái chết của lão Hạc
Nhận ra được phẩn chất cao đẹp của lão Hạc, xót thương, đồng cảm trước cái chết đầy đau đớn của lão
– Nhận xét về ngòi bút nhân đạo của nhà văn: Ngòi bút Nam Cao đã thể hiện niềm đồng cảm, xót thương đối với số phận của Lão Hạc, đồng thời thể hiện niềm tin tưởng về những phẩm chất cao đẹp đáng quý của người nông dân.
Câu 4 (Câu 4 trang 48 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
– Khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó hàng xóm, ông giáo cảm thấy “cuộc đời quả thật đáng buồn”: Ở đây ông buồn vì nghĩ rằng vì miếng ăn, vì cái nghèo túng đường cùng đã khiến lão Hạc tha hóa về nhân cách.
– Thế nhưng, chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo lại nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn là đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng buồn theo một cách khác”:
+ “Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn” vì ông giáo nhận ra lão Hạc vẫn giữ cho mình trọn vẹn nhân cách cao đẹp.
+ Thế nhưng “buồn theo một cách khác” kia đó là cái chết đầy đau đớn, thương tâm mà lão Hạc tự chọn lấy cho mình.
Câu 5: Em có nhận xét gì về tài năng xuất sắc trong nghệ thuật khắc họa nhân vật và trong cách kể chuyện của Nam Cao.
Trả lời:
– Nghệ thuật khắc họa nhân vật xuất sắc:
+ Nam Cao chú ý khắc họa nhân vật qua ngoại hình, từng điệu bộ, cử chỉ cũng thể hiện nội tâm bên trong của nhân vật
+ Ngôn ngữ nhân vật phong phú: Có đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
+ Nắm bắt sâu diễn biến tâm lí nhân vật, len lỏi vào từng trạng thái cảm xúc, khắc họa rất chân thực dòng chảy cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
– Nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn:
+ Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi trực tiếp tham gia câu chuyện, làm tăng tính chân thực cho chuyện kể
+ Kết cấu truyện đầy bất ngờ khiến người đọc cảm thấy tò mò, thú vị đến tận kết truyện.
+ Tình huống truyện độc đáo
+ Ngôn ngữ kể chuyện biến đổi linh hoạt.
Câu 6 (Câu 7* trang 48 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
a. Cuộc đời người nông dân trong xã hội cũ.
– Bị áp bức bóc lột sức lao động (Anh con trai Lão Hạc phải đi đồn điền)
– Họ sống khổ cực ở làng quê, làm quanh năm cũng không đủ ăn.
– Thường xuyên phải chịu những thiên tai, dịch bệnh, bệnh tật.
– Cuộc sống nghèo khổ bần cùng đến khốn cùng
b. Vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của người nông dân:
– Họ sống giàu tình cảm, trọng tình trọng nghĩa
– Sống lương thiện, trong sạch
– Sống thủy chung, ân tình
– Dám phản kháng để bảo vệ phẩm chất đáng quý của mình
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Giải Vbt Ngữ Văn 8 Bài Trong Lòng Mẹ
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 13 VBT Ngữ văn 8, tập 1):
Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng.
Phương pháp giải:
Cần chú ý đến vẻ mặt, giọng nói, những cử chỉ của người cô mà chú bé Hồng cho là rất kịch. Thực chất, người cô có quan tâm đến chú bé không, hay là muốn điều gì khác? Từ thái độ của bé Hồng và những gì em đọc được, em đánh giá nhân vật người cô là người như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Nhân vật người cô:
– Cay nghiệt, độc ác và bảo thủ trước những lề lối tàn nhẫn của xã hội cũ.
– Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm ” mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không”.
– Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con.
– Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng.
– Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu.
Câu 2 Câu 2 (trang 13 VBT Ngữ văn 8, tập 1):
Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương được thế hiện như thế nào?
Phương pháp giải:
Hãy chú ý tới suy nghĩ của bé Hồng về mẹ, phản ứng của bé khi người cô nói chuyện mẹ có em bé, ước muốn phá tan những cổ tục đã đầy đọa mẹ, niềm vui sướng khi gặp lại mẹ.
Lời giải chi tiết:
Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện qua:
– Hơn 1 năm không có tin tức của mẹ nhưng Hồng vẫn không hề trách cứ, ghét bỏ mẹ.
– Tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu, hiền từ của mẹ.
– Nhận ra dã tâm chia rẽ tình mẫu tử của bà cô độc ác, Hồng vẫn luôn yêu thương, kính trọng mẹ.
– Muốn nghiến nát những cổ tục đã đày đọa mẹ, thấu hiểu hoàn cảnh, nỗi đau mẹ đã phải trải qua.
– Gặp lại mẹ, Hồng sung sướng, hạnh phúc, quên hết những uất ức, khổ cực khi phải sống trong gia đình giả dối, nhẫn tâm.
Câu 3 Câu 3 (trang 14 VBT Ngữ văn 8, tập 1):
Qua văn bản Trong lòng mẹ, chứng minh văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.
Phương pháp giải:
– Hãy chú ý tới:
+ Nội dung trữ tình: nói về tình cảm mẹ con thắm thiết;
+ Dòng cảm xúc mạnh mẽ của bé Hồng: thương mẹ, nước mắt ròng ròng.
+ Hình thức trữ tình: kết hợp kể, tả với bộc lộ cảm xúc, hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, lời văn mê say dào dạt.
Lời giải chi tiết:
Chất trữ tình:
– Tình huống truyện độc đáo, nội dung đặc sắc.
– Dòng cảm xúc của nhân vật được thể hiện mãnh liệt qua trạng thái xót xa và yêu thương mẹ vô bờ bến.
– Cách thể hiện thông qua kết cấu lớp lang, hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức biểu cảm. Lời văn dạt dào tình cảm.
Câu 4 Câu 4 (trang 15 VBT Ngữ văn 8, tập 1):
Qua văn bản trích giảng em hiểu hồi kí là gì?
Lời giải chi tiết:
Qua văn bản trích, em hiểu hồi kí là một thể loại ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc.
Câu 5 Câu 5 (trang 15 VBT Ngữ văn 8, tập 1):
Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.
Phương pháp giải:
– Hãy đọc văn bản với mục đích tìm hiểu thái độ của nhà văn đối với người mẹ, những chi tiết nói về tình mẹ con, cảm giác sung sướng của chú bé khi được ở trong lòng mẹ. Từ đó nêu lên cách hiểu về nhà văn của phụ nữ và nhi đồng (người bênh vực, ca ngợi những người mẹ, ca ngợi tình mẹ con, thấu hiểu nỗi khát khao tình mẹ của các em bé).
– Dựa vào đoạn trích, em hãy lấy các chi tiết để chứng minh.
Lời giải chi tiết:
– Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:
+ Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em: Hồi kí Những ngày thơ ấu, tiểu thuyết Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời, Hai nhà nghỉ…
+ Thấu hiểu, đồng cảm với những thân phận nhỏ bé bị o ép trong xã hội cũ.
+ Nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.
– Trong đoạn trích những ngày thơ ấu:
+ Phê phán những hủ tục cũ qua nhân vật bà cô.
+ Bày tỏ niềm xót thương và trân trọng đối với người mẹ và bé Hồng.
Câu 6 Câu 6 (trang 16 VBT Ngữ văn 8, tập 1):
Cảm nghĩ của em về những giây phút hai mẹ con bé Hồng gặp nhau.
Lời giải chi tiết:
“Mợ ơi… mợ ơi… mợ ơi!”, tiếng gọi thống thiết của bé Hồng đã khuấy động cả không gian. Tiếng kêu vội vã, kéo dài mà mơ hồ có một sự sợ hãi đã diễn giải đầy đủ những khát khao trong tâm hồn đứa trẻ thiếu thốn tình thương. Thật xúc động biết bao trước giây phút lo lắng hồi hộp khi sợ nhận nhầm người mà mình gọi là “mợ”. Điều đó lại càng khẳng định cho niềm mong mỏi được gặp mẹ của bé Hồng. Bởi không phải những xúc cảm mãnh liệt thôi thúc thì tiếng nói cất lên sẽ rất e dè ,thận trọng, thậm chí không dám cất lên khi chưa chắc chắn. Nhưng dẫu cho có sự mơ hồ, tình mẫu tử thiêng liêng, nỗi nhớ nhung khắc khoải trong bao năm xa cách, tiếng gọi đã vang lên đến độ đã níu kéo được chân người, xé toạc không gian. Nhưng sự “ngờ ngợ” ấy đã không còn mơ hồ nữa, khi người thiếu phụ dừng xe lại và bé Hồng nhận ra đích thị là mẹ. Người mẹ trở về trong niềm vui, hân hoan và hạnh phúc của đứa con trai bé bỏng. Lần nữa, bé Hồng lại cất tiếng khóc khi được đón nhận sự chở che, thương yêu, bảo bọc: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Nếu những lần trước là tiếng khóc kìm nén, những giõt nước mắt rưng rưng không tràn ra được thì giờ đây lại là những tiếng nức nở làm vơi đi nỗi uất ức, tủi cực trong lòng. Tiếng khóc vang vọng hơn không còn chất chứa nỗi niềm xót xa mà tràn trề niềm hạnh phúc. Giọt nước mắt hôm nay hoà chung giữa hai con người, là sự oà vỡ của cả hai tâm hồn mẹ – con làm nên tình mẫu tử. Hình ảnh người mẹ được diễn tả bằng những nét tươi tắn sinh động trong đôi mắt nhìn của đứa con, mẹ vẫn đẹp một cách lạ lùng. Vẻ đẹp ấy không cần rực rỡ mà nó chỉ giản dị và vô cùng thân thương. Bởi trong cái nhìn của bé Hồng bằng tất cả sự xúc động và tình thương vô bờ bến thì mẹ bao giờ chẳng là người đẹp nhất! Từ đó, gợi đến niềm ước mơ mà bất kỳ đứa con nào cũng khát khao khi đứng trước mẹ “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Dường như ,đoạn văn đã ắp đầy những cảm xúc êm ái lan toả toàn bộ không gian và thời gian. Phút giây gặp gỡ ấy như ngưng đọng mãi niềm hạnh phúc trong trái tim nhân vật cũng như người đọc.
Loigiaihay.com
Giải Vbt Ngữ Văn 8 Chiếc Lá Cuối Cùng
Chiếc lá cuối cùng
Câu 1:
Trả lời:
Những chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân cuốn hút sự chú ý của cả ba nhân vật, nhưng tâm trạng của họ có phần khác nhau.
– Giôn – xi: Tuyệt vọng, chán trường chờ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì cũng là lúc cô từ giã cõi đời
– Xiu: Lo lắng, ái ngại trước tình trạng sức khỏe của Xiu
– Cụ Bơ-men: Đem đến niềm tin, sự sống cho Giôn – xi, vẽ lên bức kiệt tác cho cuộc đời mình
Câu 2 (Câu 2 trang 90 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
a. Những bằng chứng chứng tỏ Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống:
– Trước đó, Xiu không thông báo tình trạng bệnh của Giôn-xi cho cụ Bơ-men
– Buổi sáng ngày thứ hai khi buộc phải kéo bức mành lên Xiu đã làm theo một cách chán nản.
– Khi nhìn thấy chiếc lá bám trên bức tường gạch Xiu cũng vô cùng bất ngờ và ngạc nhiên.
– Chỉ khi cụ Bơ-men đã chết vì bị sưng phổi trong bệnh viện Siu mới biết
b. Nếu Xiu được biết thì câu chuyện sẽ kém phần hấp dẫn bởi nó sẽ làm mất đi sự gay cấn, bất ngờ cho câu chuyện
Câu 3 (Câu 4 trang 90 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
– Sự kiện 1, với Giôn – xi: Từ một người bị ốm nặng tưởng như sắp chết sau đó thấy được chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó sau đêm mưa bão đã tìm ra được động lực sống, phấn chấn hơn và bệnh dần bình phục
– Sự kiện 2, với cụ Bơ – men: Từ một người khỏe mạnh, sau đêm mưa bão để nỗ lực vẽ chiếc lá cuối cùng đã bị cảm lạnh và ra đi
→ Nhận xét về giá trị nghệ thuật: Hiện tượng được đảo tình huống hai lần đem lại sự bất ngờ, thú vị cho người đọc, khẳng định giá trị nhân văn của nghệ thuật chân chính, ca ngợi tình cảm cao thượng giữa con người với con người.
Câu 4: Theo em nhân vật chính trong đoạn trích này là ai?
Trả lời:
– Nhân vật chính trong đoạn trích này là: Giôn – xi, Giôn – xi và cụ Bơ – men
Câu 5: Em hiểu như thế nào về nhận xét của Xiu về chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ trên bức tường: “Đó chính là kiệt tác của cụ Bơ – men”?
Trả lời:
Cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo suốt đời ước mơ vẽ một kiệt tác mà vẫn chưa thực hiện được. Cuối cùng cụ đã đánh đổi cả tính mạng để có được bức vẽ chiếc lá trên bức tường gạch cứu sống Giôn-xi. Bức tranh chiếc lá ấy là kiệt tác về cả hai phương diện: Nghệ thuật (bức vẽ đẹp và chân thực tới mức qua con mắt của những người học sĩ như Xiu và Giôn – xi cũng không nhận ra được đó là là bức vẽ), tình người (chiếc lá trên tường đã đem lại niềm tin, sự lạc quan và cuộc sống của Giôn – xi khiến cô yêu đời và ham sống hơn.
Câu 6: Theo em, trong đoạn trích này yếu tố nghệ thuật nào đã xuyên suốt và tạo được hứng thú cho người đọc
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Bạn đang xem bài viết Giải Vbt Ngữ Văn 8 trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!