Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Mã Cách Tạo Mã Vạch Trong Corel Draw Chuẩn Xác mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trình bày từng bước cách tạo mã vạch trong corel draw chuẩn xác nhất
1, Phần mềm Corel Draw là gì?
Mã vạch thì chắc ai cũng đã biết thế nhưng phần mềm Corel Draw là gì? Đối với những người học về thiết kế đồ họa thì phần mềm này chẳng hề xa lạ. Giới họa sĩ hay cánh họa viên công nghệ vẫn thường sử dụng phần mềm này để tạo nên những sản phẩm đẹp mắt.
2, Cách tạo mã vạch trong corel
Trước khi tìm hiểu cách tạo mã vạch trong corel thế nào thì dĩ nhiên bạn phải cài đặt phần mềm này về máy tính trước đã. Sau khi cài đặt hãy thực hiện theo các bước sau để có được mã vạch như ý muốn.
– Cách tạo mã vạch trong corel bước số 1
Mở tài liệu muốn tạo dựng thành mã vạch trong Corel Draw và chọn Object/ Insert Barcode đối với phiên bản X7 trở lên hoặc Edit/ Insert Barcode với các phiên bản cũ hơn.
– Cách tạo mã vạch trong corel bước số 2
Kiểm tra lại mẫu mã vạch có tổng cộng bao nhiêu số. Thông thường phần số của mỗi mã vạch sẽ gồm 13 số chia thành 4 phần khác nhau cụ thể như sau: 3 số đầu – mã quốc gia, 4 số kế – mã số doanh nghiệp, 5 số tiếp – mã sản phẩm và cuối cùng là mã kiểm tra.
– Cách tạo mã vạch trong corel bước số 3
Nếu là 13 số thì bạn chọn EAN-13 từ danh sách sau đó nhập dãy số vào Enter numeric digits ở phía bên dưới. Sau khi nhập 12 số đầu mà không có gì sai sót số thứ 13 sẽ được tự động hiển thị.
– Cách tạo mã vạch trong corel bước số 4
Nhấn next để chọn kích thước, độ phân giải,… rồi next tiếp. Khi nhấn next bạn nên kiểm tra lại thông số sao cho phù hợp với yêu cầu rồi chọn Finish để kết thúc nhập liệu.
Như vậy hình mã vạch sẽ được hiển thị trên tài liệu đang mở và có thể đưa vào sử dụng bất cứ lúc nào.
3, Căn chỉnh mã vạch trước khi in ấn
Ngoài cách tạo mã vạch trong corel thì bạn còn cần căn chỉnh sản phẩm vừa hoàn thành. Thông thường mã vạch được tạo nên sẽ có nền trắng và bạn cần loại bỏ bằng cách chọn vào mã vạch vừa được tạo, chọn tổ hợp phím Ctrl + X để cắt vào bộ nhớ.
Tiếp tục mở Exit chọn Paste Special để dán lại vào trang làm việc. Hộp thoại tự động xuất hiện và bạn hãy chọn tiếp Picture/ OK. Nhấn phím Ctrl rồi chọn phần nền trắng, nhấn tiếp Delete để loại bỏ rồi thay bằng màu mà bao bì sản phẩm đang cần để hoàn thiện.
Bên trên là là cách tạo mã vạch trong corel cơ bản mà có thể quý vị đang muốn tìm hiểu. Hi vọng thông tin hữu ích với quý vị. Nếu có bất cứ nghi vấn nào hãy truy cập website https://labelbarcode.vn để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.
Hướng Dẫn Cách Tạo Và Hiệu Chỉnh Mã Vạch(Barcode) Bằng Corel Draw.
Mã vạch(barcode) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, từ các bao bì sản phẩm, bìa sách báo tạp chí cho tới hộp mỹ phẩm mà chị em sử dụng hàng ngày… chúng ta đều bắt gặp mã vạch trên đó. Vậy người ta tạo ra mã vạch như thế nào? chỉnh sửa ra sao… bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo và hiệu chỉnh mã vạch(barcode) trong Corel Draw.
Mở tài liệu mà bạn muốn tạo và chèn Barcode trong Corel Draw. Sau đó truy cập vào tiện ích chèn Barcode được tích hợp sẵn trong Corel Draw, vị trí lệnh sẽ có thay đổi tùy vào phiên bản mà bạn đang sử dụng – nếu bạn dùng Corel phiên bản từ X6 trở xuống, bạn sẽ tìm trong menu Edit/ Insert Barcode; còn nếu bạn sử dụng phiên bản X7 trở lên, bạn có thể tìm tại menu Object/ Insert Barcode.
Trong bài hướng dẫn này Tự Học Đồ Họa sẽ sử dụng phiên bản Corel Draw X7 để hướng dẫn các bạn- cụ thể là những người mới học đồ họa cách để thiết kế mã vạch một cách dễ hiểu nhất.
Trước hết bạn cần xem lại mẫu mã vạch(barcode) định làm gồm có mấy số. Tôi sử dụng mẫu là một bao thuốc lá, sau khi đếm thì được 13 số. Xổ danh sách sách, chọn lại EAN-13, sau đó nhập dãy số mà bạn có vào trường Enter numeric digits bên dưới.
Nếu dãy số chuẩn, chỉ cần nhập đủ 12 số, số thứ 13 sẽ được điền tự động.
Nhấn Next để chuyển tiếp sang bước kế tiếp. Bước này để thiết lập các thông số kỹ thuật cho mã vạch sẽ chèn vào như độ phân giải, kích thước…tuy nhiên các thông số mặc định là thông số chuẩn rồi, nên bạn có thể nhấn Next để chuyển sang bước tiếp theo.
Bước này cho phép tùy biến như bổ sung dãy số mở rộng, định vị cho số nằm trên hay dưới so với mã vạch, hoặc chỉ hiện mã vạch mà không hiện dãy số… tùy vào yêu cầu cụ thể mà bạn có thể chọn hay bỏ chọn tại các checkbox sao cho đúng yêu cầu của khách hàng, sau đó nhấn Finish để kết thúc bước nhập liệu.
Lúc này bạn sẽ nhìn thấy một barcode được chèn vào tài liệu đang mở. Như vậy việc chèn Barcode đã hoàn tất và có thể đưa vào sản phẩm bao bì hay thiết kế của bạn.
Tuy nhiên barcode vừa chèn có kèm theo nền trắng, nếu bạn muốn loại bỏ nền trắng thì cần thực hiện thêm bước sau:
Chọn barcode vừa tạo, sau đó nhấn Ctrl+X để cắt barcode vào bộ nhớ máy tính.
Tiếp theo vào menu Edit/ Paste Special để dán trả lại Barcode vào trang đang làm việc.
Khi hộp thoại hiện ra, chọn tùy chọn Picture(Metafile) và nhấn OK.
Gợi ý: Có nên học thiết kế đồ họa?
Lúc này vẫn thấy nền trắng của barcode vừa được dán vào, nhưng bạn đã có thể chọn và xóa bỏ nó.
Mã Số, Mã Vạch, Isbn
Mã số – mã vạch được đưa vào Việt Nam từ khoảng thập kỷ chín mươi của thế kỷ trước. Việc áp dụng mã số – mã vạch tạo thuận lợi cho việc bán sách trong siêu thị: thu ngân chỉ việc bấm máy đọc mã, “tít” một cái là xong, không phải gõ tên sách hoặc dòng mã số.
Mã số này được in trên bìa cuối cuốn sách. Mã theo chuẩn EAN 13. Trong bài này, tôi tạm gọi tên là mã vạch. Hình dạng mã đại thể như sau:
Trong cấu trúc của mã này, 3 con số đấu tiên 893 là mã quốc gia của Việt Nam, tiếp theo là mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và số kiểm tra.
Mã số sách quốc tế ISBN mới được đưa vào Việt Nam từ 2008. Mã ISBN hiện đang dùng là mã ISBN-13 có tích hợp mã vạch. Cấu trúc mã ISBN như sau:
Mã này cũng được trình bày tương tự như mã số – mã vạch, nhưng phía trên phải có hàng chữ và số ISBN, rồi đến tiếp đầu tố 978, mã quốc gia 604, mã nhà xuất bản, mã sản phẩm (cuốn sách), số kiểm tra, giữa chúng có gạch nối, như trên hình vẽ. Trong bài này, tôi gọi là mã ISBN.
Tuy nhiên, nhân dạo qua Triển lãm sách quốc tế tại Giảng Võ, dạo một vòng qua các gian trưng bày sách của một số nhà xuất bản, tôi giật mình vì thấy khá nhiều nhà xuất bản, kể cả những nhà xuất bản có tên tuổi, có tiếng tăm vẫn đặt những mã số, mã vạch và mã số sách quốc tế ISBN không đúng quy cách.
Đơn cử một số thí dụ:
1. Nhà xuất bản Văn học:
Cuốn Paustovsky: Bông hồng vàng và bình minh mưa. Cuốn này nhà xuất bản đã áp dụng mã số sách quốc tế ISBN, nhưng trong phần mã, dòng ISBN phía trên thiếu 3 chữ số 978, và thiếu những vạch nối giữa những phần tử trong mã.
Cuốn Không lối thoát: mã ISBN thiếu dòng mã bằng số phía trên phần mã vạch.
2. Nhà xuất bản Thanh Niên:
Thông thường, kích thước của mã chuẩn do các phần mềm tạo mã lập theo quy định chuẩn quốc tế, có chiều rộng 31,35mm, cao 22,85mm. Nếu không có gì hạn chế, thí dụ như trong hầu hết các sách thông thường, nên giữ nguyên kích thước chuẩn để máy đọc dễ đọc. Trường hợp vị trí đặt mã hẹp chiều cao, có thể cắt ngắn, song nếu ngắn quá máy khó đọc. Trường hợp vị trí đặt mã hẹp chiều ngang, có thể thu nhỏ, nhưng tỉ lệ không quá 80%. Thu nhỏ quá, máy đọc dễ bị lỗi khi đọc. Trong nhiều sách của nhà xuất bản Thanh niên, mã in trên nhiều cuốn sách đã bị thu nhỏ, thí dụ cuốn 1001 câu hỏi và giải đáp khoa học phổ thông mã in trên sách đã bị thu nhỏ quá mức quy định.
3. Nhà xuất bản Hội nhà văn:
Cuốn Biển của vô cùng dùng mã vạch 893… phía trên lại có mã ISBN… Nếu đã sử dụng ISBN thì bản thân đã có tích hợp mã vạch, ta dùng luôn mã ISBN như trên hình vẽ : 978-604…, chứ không nên dùng mã vạch 893… nữa. Làm như vậy là sai quy cách.
4. Nhà xuất bản Thông tin & Truyền thông
Cuốn Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông cũng sử dụng cả mã ISBN và mã vạch 893…, mã ISBN lại đặt bên dưới, cũng là sai quy cách.
5. Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân
CuốnMarketing căn bản sử dụng mã ISBN, nhưng phía trên phần vạch thiếu dòng chữ số ISBN 978-604-… cũng là sai quy cách của ISBN.
6. Nhà xuất bản Đại học Bách khoa HN
Cuốn Các quá trình cơ bản tổng hợp hóa dược hữu cơ cũng sử dụng cả 2 mã, nhưng trong dòng chữ và số của ISBN thiếu các gạch nối giữa các phần tử của mã.
Cuốn Kỹ thuật nấu luyện hợp kim đúc cũngsử dụng cả 2 mãISBN và mã vạch 893… như nhà xuất bản Hội nhà văn.
7. Nhà xuất bản Tri thức
Cuốn Giáo dục không trừng phạt trongcùng một khối mã, phía trên là mã Việt Nam 978-604-908-142-2, nhưng phía dưới lại là 1910000025752, mã của Mỹ, Anh …và các nước nói tiếng Anh? Có lẽ vì đây là sách dịch, nên NXB lấy mã này của bản gốc. Như vậy là sai quy cách. Xuất bản tại Việt Nam phải lấy theo mã Việt Nam. Mã của sách gốc có thể được chú dẫn trong trang bản quyền.
Cuốn Súng, vi trùng và thép cũng mắc lỗi tương tự.
8. Nhà xuất bản Dân trí
Cuốn Bé làm quen với tiếng Anh cũng mắc lỗi trên là ISBN dưới là mã vạch 893 như trường hợp Nhà xuất bản Hội nhà văn.
9. Nhà xuất bản Đồng Nai cũng mắc lỗi tương tự như Nhà xuất bản Tri thức trong cuốn Vuông tròn – Bí quyết thành công và cuốn 100 phương kế để trở thành nhà quản trị tài ba.
10. Nhà xuất bản Thông tấn
Cuốn Chuyện lạ giáo dục mã thu bé quá, như trường hợp Nhà xuất bản Thanh niên.
11. Nhà xuất bản Lao động xã hội
Cuốn Cấu tạo và sửa chữa động cơ ô tô, xe máy làm mã vạch màu trắng trên nền màu hồng nhạt. Sử dụng màu của mã không đúng quy cách, máy đọc không thể đọc được mã.
12. Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh trong cuốn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam cũng mắc lỗi tương tự như Nhà xuất bản Tri thức khi đưa vào mã 1104050008050.
13. Nhà xuất bản Trẻ cũng làm cả 2 mã ở cuốn Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
Bạn đọc nào cần hỏi thêm, có thể gọi 0913217625 để được tư vấn (miễn phí).
Nguyên Phó Tổng Giám đốc NXB Giáo dục, chuyên gia ISBN, ủy viên Hội đồng tư vấn Mã số mã vạch
Làm Thế Nào Để Tạo Ra Được Mã Vạch?
♦ LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA ĐƯỢC MÃ VẠCH ?
Lẽ dĩ nhiên câu trả lời là “phần mềm và máy in” nhưng vấn đề là phần mềm gì và máy in gì. Nhưng dù gì đi nữa thì tôi khuyên các bạn trẻ nên bỏ đi cái ý tưởng nếu có, tạo mã vạch bằng …… Autocad, hoặc vẽ bằng CorelDraw!
Để in ra mã vạch, bạn cần phải xác định mã vạch sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng như thế nào:
Nếu bạn muốn in mã vạch trên văn bản, giấy tờ, tài liệu thì bạn có thể sử dụng các phần mềm thông dụng như Word, Excel (trong một điều kiện đặc biệt), Corel Draw, v.v…. hoặc 1 phần mềm hỗ trợ in barcode. Cách in như thế nào bạn có thể xem trong mục “phần mềm” của website này để được hướng dẫn cơ bản.
Nếu bạn là nhà sản xuất hàng hoá và muốn in mã vạch lên trực tiếp bao bì của sản phẩm thì không có gì để nói vì lúc đó mã vạch sẽ là 1 phần trong kiểu dáng nói chung của bao bì sản phẩm, nó sẽ được in bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset).
Còn nếu bạn muốn in barcode lên thẻ nhựa như trong trường hợp thẻ nhân viên, thẻ hội viên thì bạn phải dùng đến công nghệ in thẻ (bao gốm 1 máy in thẻ và 1 phần mềm in thẻ có hỗ trợ barcode).
Cũng cần nói thêm rằng nếu bạn dùng các phần mềm không chuyên về barcode (như Corel) để in barcode thì bạn chỉ có thể in và xử lý barcode ở mức độ cơ bản. Thí dụ bạn sẽ không in được các loại barcode 2-D hoặc không nén được barcode bằng các tỷ lệ nén khác nhau.
Bạn đang xem bài viết Giải Mã Cách Tạo Mã Vạch Trong Corel Draw Chuẩn Xác trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!