Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1: Liên Bang Nga (Tự Nhiên, Dân Cư Và Xã Hội) mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
III. Dân cư và xã hộiQuan sát hình 8.1 ta thấy:
LB Nga tiếp giáp với 14 nước, bao gồm: Na Uy, Phần Lan, Ba Lan, Mông cổ, Triều Tiên, A-déc-bai-gian, Ca-dắc-xtan, Gru-di-a, Trung Quốc, E-xtô-ni-a, Lat-vi-a, Lit-va, Bê-lô-rut-xi-a, Ucrai-na.
LB Nga tiếp giáp với hai đại dương, đó là: Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
LB Nga là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú. Ví dụ như ở phía Tây có: Dầu mỏ, khí tự nhiên, than, quặng sắt, kim loại màu…Còn ở phía Đông lại giàu: Than, vàng, kim cương, sắt, dầu khí,…
Chính điều đó sẽ là điều kiện thuận lợi để nước này phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, lọc dầu, hóa chất, luyện kim…và một số ngành công nghiệp khác nữa.
Dựa vào bảng 8.2 và hình 8.3, ta thấy:
Dân số của LB Nga có sự thay đổi, có xu hướng giảm dần qua từng năm. Ví dụ năm 1991 là 148, 3 triệu người thì đến năm 2005 chỉ còn 143 triệu người, giảm 5 triệu người.
Tỉ lệ nam và nữ của LB Nga không đồng đều, nữ chiếm tỉ lệ cao hơn so với nam ở tất cả các nhóm tuổi (năm 2001).
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm.
Chính sự thay đổi đó đã dẫn đến việc LB Nga đang ngày càng thiếu nhân công lao động kể cả nguồn lao động bổ sung.
Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đốì với sự phát triển kinh tế của LB Nga:
Về thuận lợi:
Có nhiều đồng bằng rộng lớn như đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi – bia thuận lợi để phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
Có loại đất tốt như đất đen là loại đất tốt nhất cho phát triển trồng trọt.
Khí hậu : đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.
Sông ngòi : có nhiều sông và hồ lớn có giá trị về nhiều mặt : thủy điện, giao thông, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp,…
Tài nguyên rừng : có diện tích rừng lớn nhất thế giới, chủ yếu là rừng tai ga.
Khoáng sản : là một trong những quốc gia giàu khoáng sản nhất thế giới, trong đó có nhiều loại khoáng sản trữ lượng hàng đầu thế giới. Tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển
Về khó khăn:
Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích, khí hậu băng giá hoặc khô hạn, tài nguyên phong phú nhưng lại phân bố chủ yếu ở những nơi có địa hình hiểm trở khó khai thác và tiếp cận.
Đặc điểm dân cư của LB Nga cũng đã tạo nên những thuận lợi và gây ra những khó khăn nhất định cho việc phát triển kinh tế.
Về thuận lợi:
Là nước có số dân đông nên có nguồn lao động dồi dào.
Dân số có trình độ học vấn cao, tiếp thu nhanh các thiết bị, công nghệ khoa học.
Dân cư đa dạng (100 dân tộc) nên đa dạng về hoạt động sản xuất trong kinh tế.
Dân cư tập trung chủ yếu ở thành phố, thành thị nên tạo điều kiện phát triển mạnh cho các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Về khó khăn:
Dân số LB Nga đang có xu hướng giảm nên trong tương lai gần, đất nước này sẽ thiếu nguồn nhân lực lao động.
Sự phát triển của các dân tộc chưa đồng đều nên gây cản trở trong việc thúc đẩy Nga trở lại thành một cường quốc kinh tế.
Một số tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng: Sông Đông êm đềm, Chiến tranh và hòa bình, Thép đã tôi thế đấy, Mùa thu vàng (tranh), Người đàn bà xa lạ (tranh),…
Một số nhà bác học nổi tiếng: Lô-mô-nô-xốp, Men-đê-lê-ép…
Bài 8. Liên Bang Nga. Tiết 1: Tự Nhiên, Dân Cư Và Xã Hội
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
– Diện tích: 17 triệu km 2, lớn nhất thế giới
– Lãnh thổ trải dài ở phần Đông Âu và Bắc Á.
– Giao lưu thuận tiện với nhiều nước, thiê nhiên đa dạng, giàu tài nguyên
2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
– Dòng sông Ê-nit-xây chia LB Nga thành hai phần:
– Phía Tây:
+ Chủ yếu là đồng bằng, gồm đồng bằng Đông Âu cao, màu mỡ. Đồng bằng Tây Xi-bia nhiều đầm lầy, nhiều dầu mỏ, khí đốt,…
+ Dãy U-rạn giàu khoáng sản: Than, dầu mỏ, quặng sắt, kim loại màu… thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
– Phần phía Đông:
– Chủ yếu là núi và cao nguyên, giàu tài nguyên khoáng sản, lâm sản.
Giàu khoáng sản (than đá, dầu mỏ, vàng, kim cương, sắt, kẽm, thiếc, vônfram… trữ lượng lớn nhất nhì thế giới.
Có diện tích đứng đầu thế giới.
Nhiều sông lớn có giá rị thủy điện, hồ Bai – can sâu nhất thế giới.
ôn đới lục địa chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, phía Bắc khí hậu hàn đơi, phần phía Nam có khí hậu cận đới.
* Thuận lợi:
Phát triển kinh tế đa ngành.
– Nhiều vùng có khí hậu giá lạnh, khô hạn
– Khoáng sản phân bố ở những nơi khó khai thác cũng như vận chuyển.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của LB Nga
– Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
Phía Tây sông Ê-nít-xây.
Phía Đông sông Ê-nit-xây.
– Địa hình
– Chủ yếu là đồng bằng: ĐB Tây Xibia (chủ yếu là đầm lầy, nhièu dầu mỏ, khí đốt) và đồng bằng Đông Âu ( địa hình cao, đất màu mỡ).
– Dãy U-ran giàu khoáng sản
Chủ yếu là núi và cao nguyên
– Khí hậu
– Ôn đới là chủ yếu những ôn hòa hơn phần phía đông
– Phía bắc khí hậu cận cực, phía nam khí hậu cận nhiệt
– Ôn đới lục địa là chủ yếu.
– Phía Bắc khí hậu cận cực.
– Phía nam khí hậu cận nhiệt.
– Sông, hồ
Có sông Vônga – b iểu tượng của nước Nga.
– Nhiều sông lớn như Ê-nít-xây, Ô-bi, Lê- na.
– Hồ Bai-can: Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.
– Đất và rừng
– Đồng bằng châu Âu có đất màu mỡ.
– Nhiều rừng Taiga – gốp phàn làm cho LB Nga có diện tích rừng đứng đầu thế giới.
– Khoáng sản
Nhiều dầu mỏ, khí đốt, than đá, quặng sắt, quặng kim loại màu.
– Nhiều dầu mỏ, khí đốt, vàng, than đá, trữ năng thủy điện lớn.
– Thuận lợi
Phát triển kinh tế đa nghành:
Nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,….
Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện, lâm nghiệp.
– Khó khăn
– Đồng bằng Tây Xi-bia chủ yếu là đầm lầy.
– Phía Bắc khí hậu giá lạnh
– Khí hậu khô hạn, phía bắc giá lạnh, nhiều vùng băng giá.
– Núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, khó khai thác tài nguyên và vận chuyển.
II. Dân cư và xã hội 1. Dân cư
– Dân số đông: 145 triệu người (2005) đứng thứ 8 thế giới.
– Dân số ngày càng giảm do tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên âm, nhiều người ra nước người sinh sống nên thiếu nguồn lao động.
– Dân cư phân bố không đều: Tập trung ở phía Tây, 70% dân số sống ở thành phố
2. Xã hội
– Nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học nghệ thuật, nhiều công trình khoa học lớn có giá trị.
– Đội ngũ khoa học, kĩ sư, kĩ thuật viên lành nghề đông đảo, nhiều chuyên gia giỏi.
– Trình độ học vấn cao
* Thuận lợi cho LB Nga tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới và thu hút đầu tư nước ngoài.
Trần Đức Thịnh
Địa Lí 11 Bài 8: Liên Bang Nga
Tóm tắt lý thuyết
1. Vị trí địa lí
Nằm ở 2 châu lục Á – Âu, gồm đồng bằng Đông Âu và Bắc Á.
Giáp 14 nước ở phía Nam và Tây, Tây Nam.
Phía Bắc và phía Đông, Nam giáp biển Đại Dương.
2. Lãnh thổ
Diện tích rộng nhất thế giới.
Tỉnh Caliningrát biệt lập phía Tây.
1. Địa hình
a. Phía Tây
Đại bộ phận là đồng bằng: đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Xibia.
Dãy núi già Uran (ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á – Âu).
b. Phía Đông
Núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn: cao nguyên Trung Xibia…
Đồng bằng ở phía Bắc.
→ Địa hình cao ở phía Đông, thấp dần về phía Tây → Sự phân hóa về thiên nhiên và khí hậu.
2. Khí hậu
a. Phía Tây
Khí hậu ôn hòa hơn.
Phía Bắc khí hậu cận cực.
Phía Nam khí hậu cận nhiệt.
b. Phía Đông
Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt (mùa đông giá lạnh).
3. Sông ngòi
a. Phía Tây
Sông Vonga chảy qua đồng bằng Đông Âu, được coi là 1 trong những biểu tượng của nước Nga.
Sông Obi chảy qua đồng bằng Tây Xibia.
b. Phía Đông
Sông Lêna chảy qua cao nguyên Trung Xibia
Hồ Baican là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới. Ngoài ra còn có nhiều hồ nhân tạo và tự nhiên khác.
→ Liên bang Nga có nhiều sông, hồ lớn có giá trị về nhiều mặt, chủ yếu là về thủy điện (trữ năng thủy điện là 320 triệu kW). Ngoài ra còn tạo điều kiện phát triển về nông nghiệp và thủy hải sản
4. Đất đai
a. Phía Tây
Phía Bắc đồng bằng Tây Xibia chủ yếu là đầm lầy, nông nghiệp chỉ phát triển ở dải đất miền Nam nhưng không phát triển.
Ở đồng bằng Đông Âu đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp, cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi.
b. Phía Đông
Đất đai nghèo dinh dưỡng, nông nghiệp không được phát triển.
5. Khoáng sản
a. Phía Tây
Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Tây Xibia, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên.
Than, dầu, quặng sắt, kim loại màu… ở dãy núi Uran.
b. Phía Đông
Tập trung nhiều khoáng sản như than, vàng, kim cương, sắt, dầu khí,…
→ Liên bang Nga có trữ lượng quặng, khí tự nhiên đứng đầu thế giới, nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú.
→ thuận lợi trong công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
6. Rừng
a. Phía Tây:
Thảo nguyên và rừng lá kim.
b. Phía Đông:
→ Liên bang Nga là nơi có diện tích rừng đứng đầu thế giới (886 triệu ha, trong đó rừng có thể khai thác là 764 triệu ha), chủ yếu là rừng lá kim → lâm nghiệp phát triển.
1. Dân cư
Đông dân, thứ 8 thế giới nhưng mật độ thấp.
Tốc độ gia tăng giảm do di cư.
Nhiều dân tộc, chủ yếu là người Nga 80% dân số.
Tập trung chủ yếu ở các thành phố.
2. Xã hội
Có tiềm lực lớn về khoa học và văn hóa.
Trình độ học vấn cao.
1. Liên bang Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết
Liên bang Nga là một thành viên đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành cường quốc
2. Thời kỳ đầy khó khăn biến động (những năm 1990 của Thế kỉ XX)
Vào cuối những năm 1980 thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô bộc lộ yếu kém.
Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn:
Tốc độ tăng GDP âm, sản lượng kinh tế giảm.
Đời sống nhân dân khó khăn.
Vai trò cường quốc suy giảm.
Tình hình chính trị xã hội bất ổn.
3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc
a. Chiến lược kinh tế mới
Từ năm 2000, Liên bang Nga bước vào thời kì chiến lược mới:
Đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.
Xây dựng nền kinh tế thị trường.
Mở rộng ngoại giao.
Nâng cao đời sống nhân dân, khôi phục vị trí cường quốc.
b. Những thành tựu đạt được sau năm 2000
Sản lượng kinh tế tăng
Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới.
Trả xong các khoản nợ nước ngoài.
Xuất siêu.
Đời sống nhân dân được cải thiện.
Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
Gia nhập nhóm G8.
c. Khó khăn
Phân hóa giàu nghèo.
Chảy máu chất xám.
1. Công nghiệp
Là ngành xương sống của kinh tế Liên bang Nga.
Cơ cấu đa dạng, gồm các ngành truyền thống và hiện đại.
Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn tài chính lớn: đứng đầu thế giới về khai thác.
Công nghiệp truyền thống:
Ngành: năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, giấy, gỗ…
Phân bố: tập trung ở Đông Âu, Tây Xibia và dọc đường giao thông.
Công nghiệp hiện đại:
Các ngành: điện tử hàng không, vũ trụ, nguyên tử. Công nghiệp quốc phòng là thế mạnh.
Phân bố: vùng trung tâm, Uran…
2. Nông nghiệp
Có sự tăng trưởng
Thuận lợi: đất rộng → phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
Sản xuất lương thực 78,2 triệu tấn và xuất khẩu 10 triệu tấn (2005).
3. Dịch vụ
Giao thông vận tải: tương đối phát triển:
Hệ thống đường sắt xuyên Xibia và BAM đóng vai trò quan trọng trong phát triển Đông Xibia.
Thủ đô Moscow với hệ thống xe điện ngầm
Kinh tế đối ngoại liên tục tăng, xuất siêu.
Mátxcơva và Xanh Pêtéc -pua là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước.
Vùng Trung ương: lâu đời, phát triển nhanh, tập trung nhiều ngành công nghiệp, có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn. Trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch: Mát-xcơ-va.
Vùng Trung tâm đất đen: có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp. Các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển mạnh.
Vùng Ư-ran: giàu tài nguyên. Công nghiệp phát triển (khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí, hoá chất, chế biến gỗ, khai thác và chế biến dầu. khí tự nhiên).
Vùng Viền Đông: giàu tài nguyên, phát triển công nghiệp khai thác khcáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản.
Mối quan hệ 2 nước là mối quan hệ truyền thống tiếp nối mối quan hệ Xô – Việt trước đây.
Hợp tác diễn ra trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật.
Hợp tác hiện nay diễn ra trên nhiều mặt, toàn diện: kinh tế, đầu tư, khoa học, giáo dục đào tạo, các ngành công nghệ cao, năng lượng, nguyên tử, du lịch…
Qua bảng số liệu sau (trang 73 SGK 11):
Bảng 8.5: GDP CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ USD)
Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi GDP của Liên Bang Nga qua các năm và nhận xét.
♦ Cách làm:
Nhận xét:
GDP của Liên bang Nga tăng giảm không ổn định:
Giai đoạn 1990 -2000: kinh tế Liên bang Nga suy giảm rõ rệt: Năm 1990 GDP = 967,3 tỷ USD đến năm 1995 = 363,9 tỷ USD ( = 37,6% so với năm 1990) và năm 2000 giảm thấp kỉ lục = 259,7 tỷ USD (= 26,8% so với năm 1990)
Sau năm 2000: kinh tế Liên bang Nga được hồi phục khá nhanh Năm 2003 đạt 432,9 tỷ USD (= 166,7% so với năm 2000) năm 2004 đã đạt 582,9 tỷ USD (= 224,3 % so với năm 2000)
Nguyên nhân:
Do khủng hoảng kinh tế-chính và xã hội vào đầu thập kỉ 90. Trong những năm gần đây Nga đã lấy lại nhịp độ phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Từ năm 1990 – 2000: GDP giảm do đây là thời kì đầy biến động sau khi Liên Xô tan rã.
Từ năm 2000 – 2004: GDP liên tục tăng do thực hiện chiến lược kinh tế mới, các nguồn lực trong nước được khai thác hiệu quả…
(Sự phân bố nông nghiệp của Liên bang Nga)
Dựa vào lược đồ trên nêu sự phân bố cây trồng, vật nuôi chủ yếu của Liên Bang Nga? Giải thích sự phân bố đó?
Trả lời:
Giáo Án Địa 11 Bài 8: Liên Bang Nga
Tiết 3 – THỰC HÀNH:TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI KINH TẾ VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
CỦA LIÊN BANG NGA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
– Biết phân tích bảng số liệu để thấy được sự thay đổi của nền kinh tế LB Nga từ sau năm 2000.
– Dựa vào bản đồ, nhận xét được sự phân bố trong sản xuất nông nghiệp của LB Nga.
– Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ.
– Phân tích bảng số liệu về một số ngành kinh tế của LB Nga.
– Nhận xét trên lược đồ, biểu đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS
1. Chuẩn bị của GV:
– Bảng số liệu 8.5 ở SGK.
– Bản đồ kinh tế LB Nga.
– Hình 8.10 ở SGK.
2. Chuẩn bị của HS:
– Đọc trước bài. . Chuẩn bị các lược đồ và bảng số liệu có trong bài học
Ngày soạn:5/1/2014………………………….Ngày dạy: Tuần 18( 07-12/1/2014) Tuần 18 Tiết 18 BÀI 8: LIÊN BANG NGA Tiết 3 – THỰC HÀNH:TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI KINH TẾ VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP CỦA LIÊN BANG NGA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần 1. Kiến thức: – Biết phân tích bảng số liệu để thấy được sự thay đổi của nền kinh tế LB Nga từ sau năm 2000. – Dựa vào bản đồ, nhận xét được sự phân bố trong sản xuất nông nghiệp của LB Nga. 2. Kĩ năng: – Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ. – Phân tích bảng số liệu về một số ngành kinh tế của LB Nga. – Nhận xét trên lược đồ, biểu đồ. 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS 1. Chuẩn bị của GV: – Bảng số liệu 8.5 ở SGK. – Bản đồ kinh tế LB Nga. – Hình 8.10 ở SGK. 2. Chuẩn bị của HS: – Đọc trước bài. . Chuẩn bị các lược đồ và bảng số liệu có trong bài học III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số và nề nếp lớp học. (Thời gian 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (Thời gian 3 phút) Nêu các thành tựu về công nghiệp, nông nghiệp của LB Nga? 3. Tổ chức các hoạt động a.Khởi động; (Thời gian 1 phút) Vào bài: GV giới thiệu nội dung bài thực hành b.Tổ chức các hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thay đổi kinh tế của LB Nga Hình thức: cả lớp Thời gian 16 phút Đồ dùng: bản đồ, sơ đồ, tranh Phương pháp/kĩ thuật: sử dụng bản đồ, suy nghĩ, đàm thoại gợi mở Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, gồm 2 dãy. Bản đồ treo trên bảng. Tư liệu: SGK Tiến trình tổ chức: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Buớc 1: Gọi HS đọc bài thực hành. Xác định mục đích yêu cầu bài thực hành Bước 2: GV hướng dẫn HS cả lớp làm việc cá nhân, dựa vào bảng 8.5 SGK xác định loại biểu đồ cần vẽ: – Vẽ biểu đồ hình cột hoặc đường biểu diễn. – Cho 2 HS lên bảng vẽ biểu đồ. Bước 3: Sau khi vẽ xong cho HS nhận xét. Sau đó GV nhận xét cách vẽ và bổ sung những sai sót và nhận xét sự thay đổi GDP của LB Nga qua các năm. 1.Tìm hiểu sự thay đổi kinh tế của LB Nga * Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi GDP của LB Nga qua các năm: + Vẽ biểu đồ đường. + Vẽ đúng, đẹp, có ghi chú và chú thích đầy đủ * Nhận xét sự thay đổi GDPcủa Nga qua các năm: Nhìn chung GDP của LB Nga giai đoạn 1990 đến 2004 có sự thay đổi rất lớn: + Từ năm 1990 đến 2000 giảm mạnh (số liệu) + Từ sau năm 2000 GDP của LB Nga tăng nhanh (số liệu) Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp LB Nga Hình thức:nhóm Thời gian 16 phút Đồ dùng: bản đồ, sơ đồ, tranh Phương pháp/kĩ thuật: sử dụng bản đồ, suy nghĩ, đàm thoại gợi mở Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, 2bànquay vào nhau. Bản đồ,sp treo trên bảng. Tư liệu: SGK Tiến trình tổ chức: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: – Nhóm 1, 2: Dựa vào hình 8.10 và bản đồ kinh tế chung của LB Nga, tìm hiểu sự phân bố các loại cây trồng. – Nhóm 3, 4: Dựa vào hình 8.10 và bản đồ kinh tế chung của LB Nga, tìm hiểu sự phân bố các loại vật nuôi. Các nhóm làm việc trong 5-7 phút hoàn thành bảng sau: Ngành nông nghiệp Phân bố Nguyên nhân 1.Trồng trọt Lúa mì Củ cải đường Rừng 2.Chăn nuôi Bò Lợn Cừu Thú lông quý Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. 2.Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp LB Nga Ngành nông nghiệp Phân bố Nguyên nhân 1.Trồng trọt Lúa mì Đ.bằng Đông Âu và đ.bằng Tây Xibia. Đất đen màu mỡ, khí hậu ấm áp. Củ cải đường Tây nam đ.bằng Đông Âu. Đất đen và khí hậu lạnh khô. Rừng Vùng phía Đông và ven phía Bắc. Khí hậu lạnh, đất pôtdôn. 2.Chăn nuôi Bò Đ.bằng Đông Âu và dọc phía Nam. Có nhiều đồng cỏ và khí hậu ấm. Lợn Đ.bằng Đông Âu Có nhiều thức ăn từ NN. Cừu Phía Nam Có khí hậu khô. Thú lông quý Phía Bắc Có khí hậu lạnh. IV. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI HỌC. (Thời gian 5 phút) Bước 1: Em hãy cho biết những điều cần chú ý khi trình bày một vấn đề và lưu ý những kĩ năng cơ bản khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn. Bước 2: HS trả lời, các HS nêu ý kiến. Bước 3: *GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất. * HS: biểu quyết lấy ý kiến chung để đưa ra sản phẩm cuối cùng. Bước 4: *GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức: -Neân daønh moät trang ñeå veõ, ñaàu trang neân ghi teân bieåu ñoà baèng chöõ IN HOA. Cuoái trang neân daønh 5, 6 doøng ñeå ghi chuù. V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (Thời gian 2 phút) – Hoàn thiện bài thực hành – Vận dụng giải các bài toán thực tiễn -Đọc bài Nhật Bản tiết 1 và trả lời các câu hỏi: 1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển kinh tế? 2. Trình bày những đặc điểm nổi bật về dân cư và xã hội của Nhật Bản? VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(Thời gian 1 phút) -HS tự đánh giá. HS đánh giá nhau: trao đổi bài cho nhau để xác định những khuyết điểm còn tồn tại trong bài thực hành để rút kinh nghiệm. – GV đánh giá HS: tinh thần học tập, vở ghi. Sự chuẩn bị bài. GV nhận xét bài thực hành của HS, V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bạn đang xem bài viết Giải Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1: Liên Bang Nga (Tự Nhiên, Dân Cư Và Xã Hội) trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!