Xem Nhiều 3/2023 #️ Dựng Mô Hình 3D Từ Bản Vẽ 2D # Top 4 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 3/2023 # Dựng Mô Hình 3D Từ Bản Vẽ 2D # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Dựng Mô Hình 3D Từ Bản Vẽ 2D mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Vì sao vẫn phải dùng bản vẽ giấy ?

     Chúng ta đang sống trong thời đại 3D. Các công ty phần mềm CAD/CAM vẫn không ngớt lời ca ngợi môi trường làm việc 3D. Bản thân tôi khi mới chập chững bước vào con đường 3D cũng thấy sao mà nó mạnh mẽ quá, uy lực quá rồi cũng nghĩ rằng đúng là việc sản xuất có thể tích hợp từ CAD đến CAM trên môi trường điện toán 3D mà không cần dùng bản vẽ giấy. Trên lí thuyết thì đúng như vậy và trên thực tế cũng đã có một số doanh nghiệp triển khai mô hình làm việc kiểu paperless này nhưng chưa phải là quá phổ biến. Vì vậy, cái việc mà tôi cho là hành xác lẫn nhau theo kiểu người thiết kế tỉ mĩ xuất bản vẽ 2D cho người khác cặm cụi dựng lại 3D vẫn diễn ra khá phổ biến. Sau khi tìm hiểu, tôi thấy có một số nguyên nhân sau :

    Thứ nhất, bản vẽ 2D vẫn là ngôn ngữ chung nhất và là phương tiện giao tiếp hữu hiệu trong phạm vi một công ty hay với các công ty khác. Ví dụ khi gia công trên máy công cụ, để biết chuẩn gia công và kích thước phôi, dùng bản vẽ 2D sẽ nhanh và đỡ tốn kém hơn việc mua thêm một license bản quyền phần mềm 3D chỉ để làm công việc này.

    Thứ hai, không phải tất cả mọi việc thiết kế và gia công đều cần dùng 3D. Dễ thấy nhất là việc gia công lỗ những tấm khuôn. Chỉ cần 1 bản vẽ 2D với các tọa độ cho trước là việc lập trình gia công có thể tiến hành ngay trên máy CNC (tất nhiên là số lượng lỗ vừa phải và đủ đơn giản)

    Thứ ba,”bút sa gà chết”. Một bản vẽ được in ra và kí tên, đóng dấu chắc chắn có hiệu lực pháp lí cao hơn một mô hình 3D có thể bị “thay đổi theo tham số” bất cứ lúc nào. Tất nhiên, nếu dùng giải pháp PDM hoặc PLM, sự thay đổi này dễ dàng được kiểm soát nhưng như tôi đã nói ở trên, chưa có nhiều công ty áp dụng kiểu sản xuất paperless nên bản vẽ giấy vẫn là lựa chọn hàng đầu.

    Thứ tư, mô hình 3D đôi khi là một tài sản mang giá trị sở hữu trí tuệ (mang trong bản thân nó những tính toán, phân tích, phương pháp dựng hình …). Vì vậy, nhiều công ty sẽ không đưa trực tiếp cho đối tác mà thường xuất ra bản vẽ 2D hoặc mô hình 3D dạng phi tham số chỉ gồm những đối tượng hình học như điểm, đường, mặt mà thôi.

    Thứ năm, khi giao sản phẩm cho đối tác gia công, bạn không thể nói gia công giống với hình dạng 3D mà phải chỉ ra cụ thể đâu là kích thước kiểm soát, kích thước tham khảo, dung sai bao nhiêu, độ cứng thế nào … Trong những tình huống như vậy, nói chuyện bằng bản vẽ 2D sẽ hữu hiệu hơn rất nhiều (dù model 3D vẫn đưa cho đối tác để bảo đảm profile gia công)

    2. Kinh nghiệm dựng model 3D từ bản vẽ 2D

         Khi đã xác định tư tưởng là chạy trời không khỏi nắng, tôi xin tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân hy vọng có thể giúp các bạn trong việc mô hình hóa 3D từ bản vẽ 2D

    Bước 1 : Kiểm tra bản vẽ

         Việc này khá quan trọng nhưng nhiều bạn lại bỏ qua hoặc làm sơ sài để nhảy ngay vào việc dựng hình. Đừng gấp, 80% – 90% thời gian bạn sẽ dành cho việc dựng hình nên hãy bỏ ra chừng 5 phút để kiểm tra những thông tin như sau để tránh tình huống sau này bỗng dưng phát hiện ra “em đã sai hãy làm lại từ đầu”

      Số lượng bản vẽ đã đủ hay chưa ? Nhìn vào khung tên để biết bản vẽ này có mấy tờ và bạn đã nhận đủ chưa để chắc rằng bạn có đủ thông tin để dựng hình.

      Nhận biết qui ước hướng chiếu. Như các bạn biết trên thế giới tồn tại song song 2 kiểu đặt hình chiếu là First Angle và Third Angle. Nếu trên bản vẽ không ghi, bạn có thể dựa vào xuất xứ của bản vẽ. Thường bản vẽ của Mỹ, Nhật sẽ dùng kiểu Third Angle còn của Việt Nam, ISO sẽ dùng kiểu First Angle.

      Nếu bạn nhận được bản vẽ 2D trên máy tính và muốn tận dụng nó để dựng hình thì hãy đo kích thước thực của những đối tượng trên bản vẽ để xác định đơn vị và tỉ lệ thật chính xác.

      Bước 2 : Đọc bản vẽ

           Không cần vội nhảy vào dựng hình ngay. Hãy dành chừng 10, 15 phút để nhìn tổng thể các hình biểu diễn, xem có bao nhiêu hình chiếu, hình nào là hình chiếu cơ sở, các mặt cắt thể hiện những kết cấu bên trong ở đâu. Lưu ý là bước này các bạn đừng quan tâm đến những tiểu tiết như lỗ, cung lượn, góc vát … Tại sao bạn phải cố nhớ quá nhiều chi tiết khi bạn không cần dùng ngay ? Điều quan trọng nhất ở bước này là bạn có cái nhìn tổng quát nhất về mô hình để chuẩn bị cho việc dựng hình sau này.

      Bước 3 : Dựng hình

           Rồi. Đến bước mà các bạn đang háo hức nãy giờ đây. Tuy nhiên, để thực hiện nó hiệu quả, hãy chú ý một số điểm sau :

        Đừng cố gắng ép bản thân mình phải tưởng tượng toàn bộ mô hình 3D rồi mới bắt đầu dựng hình. Hãy dựng từ từ từng bước một. Việc này giúp não ta bớt phải tưởng tượng và trong không ít trường hợp, khi dựng được 1, 2 phần tử nào đó, việc tu duy tiếp những phần tử còn lại sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

        Bắt đầu với hình chiếu cơ sở và nên vẽ trước các tiết diện 2D với đầy đủ kích thước và ràng buộc hình học. Cố gắng đừng tích hợp quá nhiều đối tượng trong 1 bản sketch (nên để số lượng kích thước nhỏ hơn 9 để dễ kiểm soát sau này)

        Nếu bắt đầu với bản vẽ 2D trên máy tính, hãy loại bỏ hết những đối tượng thừa như kích thước, ghi chú, khung tên. Nói chung là chỉ giữ lại những đường biên dạng mà thôi. Việc này vừa giúp ta có được biên dạng rõ ràng để dựng hình, vừa tăng tốc độ làm việc của máy tính. Nên nhớ, phần mềm 3D chuyên dùng để dựng hình, nó không phải dùng để trình bày bản vẽ nên việc đưa toàn bộ 1 bản vẽ chi tiết đồ sộ vào môi trường làm việc của nó chỉ làm chậm quá trình làm việc mà không mang lại hiệu quả. Nếu muốn giữ lại kích thước, tốt nhất hãy in nó ra giấy.

        Dùng mọi phương pháp dựng hình có thể để hoàn thành mô hình chứ đừng cố gắng tìm xem người thiết kế ban đầu đã dùng công cụ nào để dựng ra nó và bắt chước họ. Có nhiều trường hợp ta không thể biết cách làm của họ và phải dùng cách  dựng hình gián tiếp, tức vẽ trước theo một kích thước và dùng kích thước ghi trên bản vẽ để kiểm tra. Cũng có trường hợp ta nhìn hình chiếu không ra thì dùng cách “thử – sai”, dựng thử, chiếu, dựng lại … cho đến khi đúng

        Sau khi đã dựng hình xong, nên kiểm tra lại những kích thước tham khảo của bản vẽ 2D hoặc cẩn thận hơn là xuất mô hình 3D ngược trở về bản vẽ 2D để kiểm tra.

        Cuối cùng, đừng hy vọng là bạn sẽ có đủ tất cả kích thước để dựng hình vì việc xuất bản vẽ thiếu kích thước là chuyện bình thường. Lúc đó đừng có la ầm lên là thiếu kích thước thì tui không thể làm được và bỏ dở công việc. Nhớ là bạn đang dùng phần mềm 3D và hơn 90% nó thuộc dạng feature based and parameter softwares (thank to PTC). Trong thời gian chờ xác nhận kích thước từ đối tác, hãy tạm cho nó 1 kích thước hợp lí để công việc được tiếp tục.

        3. Lời kết

             Hiện tại, mô hình hóa 3D vẫn là việc làm cần thiết và đôi khi nó là một kỹ năng bắt buộc khi đi phỏng vấn xin việc. Đừng nghĩ rằng việc dựng hình là đơn giản và phải làm thật nhanh. Tất nhiên việc dựng càng nhanh càng tốt nhưng  dựng được một mô hình chính xác càng tốt hơn. Việc dựng hình nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều yếu tố : độ nhạy với việc đọc hình chiếu, mức độ thành thạo công cụ dựng hình trên phần mềm và cả kinh nghiệm làm việc. Yếu tố đầu tiên thuộc về năng khiếu nhưng hai yếu tố còn lại bạn hoàn toàn có thể dần dần trang bị cho mình được.

             Cuối cùng, khuyến mãi cho các bạn cái clip tôi dựng một mô hình 3D bằng phần mềm Cimatron sử dụng bản vẽ có sẵn từ AutoCAD. Các bạn thấy khi dựng 2 vai, tôi không dùng cách thông thường mà dùng cách “di hoa tiếp mộc”, một thủ đoạn hết sức hay ho của Cimatron để minh họa cho điều mà tôi đã nói ở phía trên : người thiết kế dùng công cụ gì tôi chẳng quan tâm, tôi chỉ tận dụng những thế mạnh mà phần mềm tôi đang sử dụng có để dựng cho được mô hình giống với bản vẽ mà thôi.

        Bản Vẽ Nhà Rửa Xe Ô Tô Mô Phỏng 2D, 3D Cực Dễ Xây Dựng

        Nếu có ý định kinh doanh mở tiệm rửa xe ô tô thì điều đầu tiên sau khi chuẩn bị hết các giấy tờ pháp lý, nhắm mặt bằng thì bạn cần có một bản vẽ nhà rửa xe ô tô chi tiết để thuận lợi cho quá trình thi công. Tuy nhiên để có được 1 bản vẽ nhà rửa xe ô tô với kích thước rõ ràng, mô phỏng 3D thì chi phí cũng phải lên hàng chục triệu. Vậy bạn có thể tham khảo một số bản vẽ về mô hình nhà rửa xe sau đây:

        Bản vẽ nhà rửa xe ô tô chi tiết – thiết kế năm 2018

        Dựa trên mô hình thi công trạm rửa xe cho khách hàng mới nhất của Điện Máy Lucky, chúng tôi gợi ý cho bạn bản vẽ cho trạm rửa phục vụ cả rửa xe máy, rửa ô tô gia đình, xe khách và xe tải.

        Với bản này, bạn hoàn toàn có thể ốp trực tiếp vào mô hình của nhà mình.

        Thiết nhà rửa xe ô tô dành cho trạm năm 2018

        Khu nhà hành chính: được sắp xếp ở phía đầu bên phải cửa vào hỗ trợ quá trình đón tiếp khách hàng được chu đáo. Tại khu vực này có thể kết hợp phục vụ nước, cafe, dừa…

        Khu rửa xe máy: ở vị trí ngay phía ngoài, khu này không cần trang bị nhiều thiết bị rửa xe nên cần diện tích nhỏ.

        Khu rửa xe ô tô con: có thiết kế khe thoát nước, rãnh thoát nước. Bề mặt bê tông nên thiết kế hơi nghiêng để nước thoát ra được bên ngoài bằng đường rãnh, hoặc thết kế sàn dạng song sắt chịu lực để nước chảy được xuống trực tiếp.

        : thiết kế cầu rửa bê tông, giúp chịu được tải trọng lớn, phía dưới cầu rửa có rãnh sâu để thoát nước nhanh. Cầu rửa xe ô tô tải được thiết kế phía cuối nhà rửa xe để tiến và lùi xe dễ dàng. Tham khảo ngay: bộ Khu rửa xe ô tô tảithiết bị rửa xe ô tô

        Kho chứa đồ và khu vệ sinh: thiết kế ở góc cuối để đảm bảo vệ sinh và mỹ quan cho trạm rửa xe.

        Bản vẽ khu rửa xe ô tô với 2 cầu nâng 1 trụ chuyên để rửa xe ô tô gia đình và 1 cầu rửa xe bê tông dùng để rửa xe tải, xe khách có trọng tải lớn.

        Bản vẽ kích thước cầu rửa xe ô tô tải

        Kích thước: như bản vẽ

        Vật liệu: bê tông

        Có rãnh thoát nước

        Bản vẽ kích thước – lắp đặt cầu rửa xe 1 trụ

        Trên bản vẽ nhà rửa xe ô tô này thiết kế trạm rửa có 2 cầu nâng 1 trụ, giúp rửa 2 xe ô tô trong cùng 1 lúc.

        Yêu cầu: lắp đặt khoảng cách lơn chiều dài + 1 mét để chúng xoay 360 độ thuận lợi

        Vật liệu: thép theo quy chuẩn

        Bản vẽ kích thước – lắp đặt cầu nâng 2 trụ – dành cho tiệm nào muốn sử dụng cầu 2 trụ

        Loại cầu nâng 2 trụ này sử dụng điện dân dụng 220V

        Tùy vào diện tích và quy mô mà các chủ gara lựa chọn thiết kế cho mình một cách hợp lý nhất.

        Tuy nhiên, để được thuận lợi trong quá trình setup tiệm, thì bạn nên lựa chọn đơn vị có thể đến tận nơi, khảo sát, mô phỏng và lắp đặt trọn gói. Trong đó Điện Máy Lucky tự hào là đơn vị đã thi công hàng trăm trạm rửa xe ô tô khắp 3 miền Bắc – Trung- Nam với nhiều ưu đãi:

        Miễn phí lắp đặt tận nhà

        Miễn phí tư vấn, khảo sát, phác thảo bản vẽ cho khách hàng

        Miễn phí thiết kế bảng, biển hiệu, dịch vụ cho khách

        Chiết khấu cao cho khách hàng mua trọn bộ rửa xe ô tô

        Tư vấn cho khách mô hình kinh doanh hiệu quả

        Mọi chi tiết liên hệ 0934.423.166 – 097.369.8910 để được tư vấn

        Điện Máy Lucky – Chuyên gia setup trạm rửa số 1 Việt Nam

        Cách Vẽ Hình Chiếu 3D

        A tree for site navigation will open here if you enable JavaScript in your browser.

        Cách vẽ hình chiếu 3D

        File định dạng DOC

        42150 · Tự học autocad 3d- xuất hình chiếu trong autocad Tự học autocad 3d-xuất hình chiếu trong autocad Tự học … Cách vẽ Block …41918 · Hướng dẫn cách tạo hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh, hình chiếu trục đo từ bản vẽ 3D trong AutoCADCÁCH DỰNG HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO. 1. Cách dựng hình chiếu trục đo … Lập trình phay 2D-3D Mastercam Học thiết kế – gia công 2D 3D :… A được xác định bằng cách quay các mặt phẳng hình chiếu … (mặt phẳng bản vẽ) chứa hình chiếu … Vẽ mẫu điêu khắc 3D …Hướng dẫn xuất hình chiếu 3D trong Layout Autocad có hình ảnh hướng dẫnCách 1. Dùng lệnh Solview Vẽ hình ảnh 3D trong model Sang layout dùng solview tạo hình chiếu Dùng Soldraw tạo hình chiếuCách chúng tôi mọi người hướng dẫn mình cách vẽ vật thể 3D từ 2 hình chiếu (trong file đính kèm). Dùng lệnh gì? Cách vẽ như thế nào? Cám ơn!Xuất hình chiếu 3D sang 2D trong Autocad-các cách xuất hình chiếu trong các … để đưa bản vẽ từ CAD sang … LÀM WEN VỚI MÔ HÌNH.Hướng dẫn cách tạo hiệu ứng 3d cho hình vẽ trong word 2010, cach tao hieu ung 3d cho hinh ve trong word 2010, giúp bạn có thể tạo nhanh hiệu ứng 3d.Vẽ hình chiếu 2D từ hình 3D – Để vẽ được các hình chiếu một cách nhanh chóng và chính xác thì ngoài việc áp dụng đúng nguyên …Mọi người ơi, em có file bản vẽ3hình chiếu nhưng chưa vẽ 3D được, ai giúp em chuyển các hình chiếu này thành hình 3D cho em với.

        Hướng Dẫn Dựng Hình Chiếc Môtô Bằng 3D Max Cực Chất

        Trong bài viết này, nhà thiết kế đồ họa Josh Flores sẽ hướng dẫn cách tạo ra một mô hình 3D chính xác và ấn tượng dành cho siêu phẩm Confederate B91 Wraith Motorcycle

        Việc dựng hình 3D dành cho xe cộ có thể là một công việc khá khó khăn, tuy nhiên trong bài hướng dẫn này, tôi sẽ đưa bạn đi qua các bước cần thiết để có thể tự tạo ra một chiếc mô tô Confederate Wraith B91 của riêng mình. Trong suốt bài viết này, bạn sẽ khám phá ra rằng có khá nhiều cách khác nhau để mô hình hóa

        Tôi cũng sẽ đề cập đến sự quan trọng của dựng hình để bản thiết kế có thể được dùng trong sản xuất – cũng như hướng dẫn cho bạn 3 phương pháp sơn màu mà tôi sử dụng để phối màu chiếc xe.

        Thông thường tôi vẽ một mô hình bằng cách vẽ từng chi tiết một. Điều quan trọng nhất cần cân nhắc đến khi vẽ là tạo đúng hình dạng. Tỷ lệ và hình dáng là quan trọng nhất trong đời thực, vì vậy bước tạo dáng nên là đầu tiên, và nên luôn được tiến hành một cách cẩn thận nhất.

        Một khi việc tạo dáng hoàn thành, chặt chẽ và đúng tỷ lệ, việc nhào nặn và lên chi tiết mô hình trở nên rất nhẹ nhàng. Bất kể có bao nhiêu công đoạn hậu kỳ cho mô hình, nếu nó đã có hình dạng và kích thước sai, bạn không thể cải thiện thêm gì nhiều nữa. Vì vậy, để tạo dáng chính xác cho mô hình, bạn cần phải tiến hành tìm tòi nghiên cứu về sản phẩm trước khi vẽ.

        1. Setup bản vẽ tham chiếu

        Tôi bắt đầu bằng cách thu thập những bức ảnh của chiếc xe từ nhiều góc độ khác nhau

        Hầu hết các nhà sản xuất và thiết kế xe cộ đều cung cấp hình chiếu mặt trước, mặt bên và mặt sau của mô hình trong định dạng blueprint

        Trong trường hợp của chiếc Wraith này – không may là tôi không thể tìm thấy hình chiếu mặt sau của nó. Nhưng nó không đáng kể, vì tôi chỉ cần tìm hình ảnh tham khảo từ những chiếc xe tương tự và dùng hình chiếu mặt sau của chúng là được.

        2. Dựng hình khối cơ bản ( Block-in)

        Việc dựng được đúng các tỷ lệ trong bước tạo dáng này rất quan trọng.

        Điều cực kỳ quan trọng là bạn cẩn phải lấy được các tỷ lệ đúng trong giai đoạn tạo dáng này (vì khi chúng ta tiến đến bước tiếp theo là tạo hình và chi tiết, sẽ không có cơ hội để chỉnh sửa nữa)

        3. Khối cơ bản và splines

        Dùng cả những hình đa giác có thể chỉnh sửa được và đường spline để dựng hình.

        Quy trình làm việc của tôi xoay quang việc dùng cả những hình đa giác có thể chỉnh sửa được và đường spline để dựng hình. Tôi thường dùng đường spline chủ yếu cho các hình dạng mềm như nhánh cây do những đường cong của chúng tạo nên. Khung sườn xe và những chi tiết tương tự được dựng từ hình trụ cơ bản.

        Tôi luôn cảm thấy tốt nhất là bắt đầu với khung nền đặt trước và bắt đầu cắt xén từ đó. Cách tạo hình càng đơn giản thì càng đảm bảo độ chính xác.

        Dùng đường spline để vẽ những đường khác nhau của các rãnh hình nhánh cây.

        ZBrush có thể được dùng để tạo các mô hình mềm, giống như khắc trạm các rãnh lên vỏ xe chẳng hạn, tuy nhiên trong 3ds Max cũng có một vài công cụ có thể đạt được kết quả tương tự. Ở đây tôi sử dụng những đường spline để tạo những khe dạng nhánh cây với kích thước khác nhau.

        Tiếp theo, sử dụng chức năng tính Boolean để tạo vật thể phức tạp, để dấu vỏ xe được tách khỏi mặt phẳng. Cuối cùng, đảm bảo rằng các cạnh được cách đều nhau để bỏ xe trông trơn tru hơn khi bạn dùng chức năng bend.

        Để tạo nên ống bô cho chiếc xe, dùng đường spline và dùng lệnh extrude xuống.

        Đối với một số một số mô hình, cách dựng hình mềm là tốt nhất, và dựng hình cứng thì tốt hơn cho số còn lại. Phương pháp dựng hình cứng thường được dùng để vẽ các hình dạng cơ khí với cạnh cứng, biên dạng được extrude và những chi tiết có chứng năng vận hành.

        Để vẽ ống bô cho chiếc xe này, dùng đường spline và extrude xuống. Để tạo ra hình dạng của ống bô, dùng một hình tròn và chuyển nó thành dạng đa giác có khả năng chỉnh sửa được. Cuối cùng, tạo nên các bộ phận còn lại bằng các hình trụ và các biên dạng được extrude.

        Việc tạo hình đối xứng có thể giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian

        Sẽ rất tốn thời gian để vẽ từng mặt một của mỗi vật thể, và ở đây việc tạo hình đối xứng sẽ rất hữu ích. Trước khi cắt đôi vật thể và áp dụng cách vẽ này, hãy đảm bảo rằng điểm đối xứng của bạn ở đúng tâm.

        Việc đặt tâm điểm này giúp cân bằng các trục x, y hoặc z, để tiến hành việc tạo hình đối xứng. Việc còn lại chỉ là hoàn thiện một bên mô hình và dùng lệnh mirror nó là xong.

        7. Thêm vào các chi tiết nhỏ

        Bây giờ khi những chi tiết lớn đã được hoàn thành, hãy tập trung đến những chi tiết nhỏ hơn.

        Hãy tập trung vào những chi tiết nhỏ, bao gồm ốc, đinh tán, dây cáp và dây điện. Ốc vít và đinh tán được vẽ giống với cách vẽ các mặt cứng, bằng các hình khối và trụ cơ bản. Đối với dây điện và cáp bao xung quanh động cơ xe và tay cầm, dùng đường spline, và bật chức năng Enable To Viewport And Renderer được chọn từ menu con của Rendering.

        Để hoàn chỉnh mô hình, kiểm tra lại tỷ lệ và kết cấu liên kết là rất cần thiết trước khi tiến hành làm mượt mô hình. Với một kết cấu liên kết tốt, liền mạch sẽ rất hữu ích cho việc giữ cho các hình dạng được mềm mại và trơn tru. Chỉ cần một bề mặt đa giác không đồng đều có thể gây ra một vết nhíu hoặc lồi xấu xí.

        Để chỉnh sửa những điểm này và dời các đỉnh cách đều nhau dọc theo các cạnh, công cụ tốt nhất để dùng là Vertex Edge Constraint trong menu Editable Poly bên dưới mục Edit Geometry.

        Sử dụng chức năng MeshSmooth và phân rã mô hình để hoàn thiện chiếc xe

        Chiếc xe bây giờ đã sẵn sang để được đánh bóng và tinh chỉnh. Để làm việc này, sử dụng chức năng MeshSmooth và phân rã mô hình để hoàn thiện chiếc xe. Mô hình này hiện đang là mô hình đa giác mịn, nhưng nó vẫn chưa sẵn sàng cho việc render.

        Chúng ta cần làm mọi thứ có thể để giảm thiểu thời gian render, vậy nên hãy xóa bớt những hình khối thừa. Những hình khối thừa thường được tìm thấy ở những khu vực có vòng khóa, như các góc cạnh.

        Sử dụng Slate Material Editor là một điểm khời đầu tuyệt vời cho việc sơn màu. Điều tuyệt vời của việc sử dụng mental ray render là ở bộ thư viện bao la về các loại vật liệu kim loại và vật liệu Arch & Design của nó. Bạn hãy sử dụng vật liệu chrome và brushed metal cho chiếc xe trong trường hợp này.

        Vật liệu nhựa plastic và car paint cũng rất phù hợp ở đây. Vật liệu tốt, nhưng cần chỉnh sửa một chút trong bảng thông số Material Parameter có thể giúp các bề trông thuyết phục và chân thật hơn nữa.

        11. Dùng chức năng UVW map modifier

        Tôi thích thêm vào các texture bằng việc sử dụng chức năng UVW map modifier. Ví dụ, tôi dùng nó cho các vật như nhánh cây chẳng hạn. Bởi vì hình dạng của nhánh cây là phẳng, việc thêm vào một hệ tọa độ UVW tạo ra một map mà tôi có thể ghép các phần tử ảnh sợi carbon vào đó.

        Đối với các vật thể khó phân tọa độ, chức năng UVW unwrap modifier sẽ được sử dụng thay thế. Map lúc này có thể được đưa vào Photoshop để chỉnh sửa màu và thêm bớt các texture.

        Kết hợp ánh sáng giúp tăng sự chú ý đến những vùng cụ thể trên chiếc xe.

        Những mô hình của tôi thường được đặt trong không gian 3 điểm sáng truyền thống, nhưng ở đây tôi tăng thêm ánh sáng để hướng sự chú ý đến những khu vực cụ thể trên chiếc xe. Vì chúng ta đang sử dụng mental ray, tôi phải dùng ánh sáng photometric, để đem lại hiệu ứng sáng chân thật nhất.

        Đối với phủ bóng, sử dụng chế độ ray-traced shadows và đối với cường độ intensity, hãy chọn Kelvin scale. Những thiết lập này không chỉ đem lại hiệu ứng đổ bóng mềm và đẹp, mà chúng còn làm không gian căn phòng trông hào nhoáng hơn.

        Vì chiếc xe được tạo chủ yếu từ vật liệu kim loại, hãy điều chỉnh độ phản chiếu và khúc xạ ánh sáng cao một chút. Thời gian render có thể lâu, nhưng những mãnh kim loại sẽ có độ phản chiếu đẹp và chân thật hơn. Một chế độ điều chỉnh khác mà tôi từng thử nghiệm cũng cho ra kết quả khá tốt là Exposure Control.

        Ở đây tôi có thể dùng ảnh HDR cho môi trường xung quanh chiếc xe; và cũng giống như những camera ngoài đời thật, tôi cũng có thể dùng exposure preset cho việc cân chỉnh hình ảnh.

        Bây giờ chúng ta đã sẵn sàng cho việc render chiếc xe trong định dạng HD và cân chỉnh một chút cho mục đích tổng hợp ánh sáng. Đừng chỉ đơn thuần dùng chức năng render trong 3ds Max, hãy ghi nhớ rằng: không gian chặt chẽ và rộng giúp đem lại độ phủ bóng trên chiếc xe tốt hơn.

        Cân chỉnh lại kênh RGB mask giúp chọn ra được những bộ phận cụ thể trên chiếc xe để điều chỉnh ánh sáng và màu sắc. Cuối cùng là điều chỉnh tiêu cự thông qua z-depth pass. Tổng hợp tất cả những điều này và bạn sẽ hoàn thành bản vẽ của mình.

        Tổng hợp & biên soạn EKE CENTER

        Bạn đang xem bài viết Dựng Mô Hình 3D Từ Bản Vẽ 2D trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!