Xem Nhiều 6/2023 #️ Đi Mưa Bị Sốt Phải Làm Sao? # Top 7 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Đi Mưa Bị Sốt Phải Làm Sao? # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đi Mưa Bị Sốt Phải Làm Sao? mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thời tiết Việt Nam ở một số vùng thay đổi khá đột ngột, vậy nên bất chợt gặp những cơn mưa cũng là điều tránh khỏi. Nếu như bạn bất chợt đi mưa bị số thì nên giải quyết thế nào?

Thật khó tránh khỏi một vài cái hắt xì khi đi mưa về, nhưng với những người có sức đề kháng yếu họ có thể rơi vào tình trạng sốt hay cảm lạnh. Ở trong trường hợp đó người bệnh nên có cách giải quyết tốt nhất tránh cho tình trạng bệnh nặng thêm.

Đi mưa bị sốt phải làm sao?

Khi đi mưa mà không có đồ bảo vệ bạn sẽ có cảm giác sốt nhẹ, cạnh đó là ớn ạnh dọc xương sống, nhức đầu, uể oải thậm chí là hạ đường huyết bủn rủn, đổ mồ hôi, đầy bụng….

Khi gặp trường hợp có những biểu hiện trên bạn hãy có thể sử dụng nước gừng để uống. Khoảng 20g gường tươi thái lát +100ml nước sôi+ đường bắt buộc phải uống nóng. Bên cạnh đó, nếu biết đánh gió có thể sử dụng gừng tươi giã nhỏ và trộn cùng tóc rối bọc trong miếng vải thưa để giải cảm.

Đi mưa bị sốt phải làm sao?Uống trà gừng để làm nóng cơ thể

Một phương pháp thích hợp khi cảm lạnh nữa đó là xông hơi bằng các loại lá bưởi, tre, sả, cúc tần và hương nhu ( một số nơi có thể dùng bạc hà, tía tô, lá gừng, ngải cứu, bạch đàn, kinh giới, long não, đại bi…) Mỗi nguyên liệu khoảng 20 gram sau đó nấu sôi, thực hiện xông bình thường khoảng 10 phút rồi nằm nghỉ để giảm đau dầu chống mặt.

Bạn nên tranh thủ cho cơ thể ăn nóng một số thứ để làm ấm cơ thể (nếu có thể) khi đang vừa đói và lạnh. Bạn có thể sử dụng thuốc giải cảm nhưng thuốc này không dành cho phụ nữ có thai.

Những lưu ý khác bị sốt khi đi mưa bạn cần ghi nhớ

Việc đầu tiên khi người đi mưa về phải thực hiện đó là lau khô người thật sạch. Nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai ghi nhớ điều này. Những người mệt mỏi, nhất là ở một mình họ thường leo lên giường đi ngủ luôn. Thế nhưng tắm luôn sau khi đi mưa về, nhất khi là đang sốt, cảm lạnh là khá nguy hiểm, chỉ nên tắm sau đó 30-40 phút.

Trở về nhà bạn nên tranh thủ làm ấm cơ thể chứng không phải ngồi điều hòa lạnh hay ăn uống những đồ ăn lạnh, tính hàn. Nhanh chóng xử lý nhanh khi thấy mình có biểu hiện sốt và cảm lạnh.

Khi bị sốt, cảm lạnh khi đi mưa không nên dùng thuốc kháng sinh vì chúng không có công dụng với virus gây lạnh. Nếu như người bệnh không thuyên giảm khi thực hiện các biện pháp trên mà tiếp tục sốt cao nôn ói thì nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để có thể có biện pháp kịp thời.

Đi mưa bị sốt phải làm sao? Bạn nên lau người thật khô khi đi mưa về

Mùa mưa bạn cần trang bị kiến thức gì để bảo vệ sức khỏe

Mùa mưa ở Việt Nam thường kéo dài, vậy nên bạn cần trang bị các kiến thức đầy đủ để có thể đối mặt với chúng một cách an toàn và khỏe mạnh nhất.

Con người cần ăn uống đầy đủ, tích cực bổ sung vitamin C, nhất là trong mùa mưa để cơ thể có thể tăng sức đề kháng.

Cơ thể cần được giữ sạch sẽ mọi lúc mọi nơi, xà phòng diệt khuẩn khi rửa tay là thực sự cần thiết.

Trước khi ra khỏi nhà, hãy dành vài giây để xem dự báo thời tiết ngày hôm nay để có thể mang theo ô, áo mưa tránh đối mặt với những cơn mưa bất chợt.

Trong mỗi gia đình, nhất là mùa mưa bạn nên trang bị cho mình một tủ thuốc gia đình với các toa thuốc giải cảm.

Trong mọi trường hợp, nếu như sốt hay bệnh cảm lạnh khi đi mưa không thuyên giảm bạn không được xem nhẹ chúng mà không uống thuốc hay đến gặp bác sĩ.

Bị Nhiễm Lạnh Khi Đi Mưa Về, Phải Làm Sao?

Để phòng tránh, sau đây là một số nguyên tắc hậu đi mưa giúp bạn bảo vệ sức khỏe trong những ngày mưa ẩm ướt…

-Làm ấm cơ thể từ bên ngoài: Đó là tắm nước ấm và lau khô người. Sau khi đi mưa, cơ thể của chúng ta thường bị dính nước, ngấm nước mưa, người lạnh và nhớp nháp rất khó chịu. Tốt nhất, sau khi về nhà bạn nên tắm nước ấm vừa để giúp cơ thể ấm lên, vừa để loại bỏ những bụi bẩn, vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh theo nước mưa bám vào người. Trường hợp chưa tắm ngay được thì việc trước tiên là phải lau khô người và thay quần áo…

-Làm ấm cơ thể từ bên trong Ngoài việc làm ấm cơ thể bên ngoài, người đi mưa về nên uống trà gừng, trà nóng, chút mật ong hoặc đơn giản chỉ là một cốc nước ấm để ấm người ấm cả bên trong. Ngoài ra, một chút dầu gió lên hai bên thái dương hoặc sau gáy cũng rất tốt. Điều này không chỉ có tác dụng chống lạnh tạm thời mà nó chính là phương pháp ngăn chặn các căn bệnh do mưa lạnh…

-Tránh ăn uống hoặc tiếp xúc những đồ vật lạnh Khi bị mắc mưa, cơ thể thường bị nhiễm lạnh, nếu tiếp tục ăn uống đồ lạnh hoặc đứng trước quạt hay vào phòng điều hòa ngay thì rất dễ lạnh càng thêm lạnh khiến nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao.

-Tránh xa các vật có nguy cơ nhiễm điện: Sau khi dính mưa trở về, tay chân còn đang ướt, điện trở trong người thường rất thấp, nguy cơ bị điện giật khi bạn tiếp xúc với các vật có khả năng nhiễm điện rất cao…

Vậy khi bị cảm lạnh, bạn phải làm sao?

-Triệu chứng: Khi đi mưa về, nếu có các biểu hiện như lạnh, hắt hơi, nhức đầu, mệt mỏi, đầy bụng, đi ngoài, sốt nhẹ, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi… thì đó chính là những dấu hiệu của cảm lạnh.

+Uống trà gừng: Lấy 1 củ gừng tươi 15-20g, rửa sạch, thái lát, đổ 100 ml nước đun sôi 20 phút, thêm đường và uống nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đánh gió bằng gừng tươi giã nhỏ, trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải thưa, đánh gió (xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, khoeo chân) sẽ nhanh giải cảm.

+Xông hơi bằng thảo dược: Đun sôi một nồi nước các loại lá như lá như: tre, bưởi, sả, cúc tần, hương nhu, gừng, nghệ, ngải cứu, tràm, bạch đàn, bi, long não… (tùy theo điều kiện có sẵn) rồi trùm chăn xông người khoảng 5-10 phút cho vã mồ hôi. Sau đó lau khô đắp chăn, nằm nghỉ, tránh gió lạnh.

+Ăn cháo hành nóng: Khi bị cảm lạnh, người bệnh nên ăn cháo hành củ nóng giải cảm, sẽ vã mồ hôi là cách nhanh đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể, giúp nhanh phục hồi sức khỏe.

Chú ý: Sau khi uống nước gừng, xông hơi , ăn cháo hành giải cảm….cơ thể sẽ vã nhiều mồ hôi, các lỗ chân lông đang mở rộng nên gió dễ nhập vào người, không tốt cho người bệnh. Do đó, sau khi thực hiện những phương pháp này, bạn nên mặc quần áo dài và ở trong phòng nghỉ ngơi, tránh ra gió…

để luôn khỏe mạnh, ít bị “yếu trong người”, giảm thiểu bị nhiễm, cảm lạnh sau khi mắc mưa, bạn nên tăng cường hệ miễn dịch bằng 2 loại sản phẩm của Forever được nhập khẩu từ Mỹ đó là:

1.Viên hỗ trợ hệ miễn dịch Forever Immublend : Hệ miễn dịch được tạo ra từ các tế bào đặc biệt, protein, các phân tử hay là các cơ quan có công dụng chống lại các loại vi rút, vi khuẩn gây hại cho cơ thể con người, đặc biệt là trẻ em-lứa tuổi hay bị các bệnh ốm vặt nhất. Bởi vậy để tăng phòng thủ cho hệ miễn dịch thì Forever Immublend là một giải pháp hữu hiệu.

2. Viên tỏi đậm đặc Forever Garlic Thyme : Sản phẩm Forever Garlic Thyme được làm hoàn toàn từ hai nguyên liệu thông dụng tỏi và xạ hương. Kết hợp với các thành phần độc đáo khác là: dầu calona, gelatin, glycerin, lecithin, sáp ong, nước tinh khiết, chiết xuất hạt carob. Tất cả tổng hợp tạo thành một sức mạnh có tầm ảnh hưởng to lớn giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể, tốt cho hệ tim mạch và huyết áp.

Khi Bị Dị Ứng Thức Ăn, Phải Làm Sao?

Dị ứng thức ăn là phản ứng của cơ thể đối với một số chất (dị nguyên) có trong thức ăn. Những dị nguyên (protein) phổ biến nhất là sữa bò, sữa đậu nành, trứng, hạt lạc, lúa mì, đậu tương, cá, tôm cua…

Dị ứng thức ăn xuất hiện ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn và tỷ lệ này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên.

Phân biệt dị ứng thức ăn và không chấp nhận thực phẩm

Một số người sau khi sử dụng thực phẩm nào đó xuất hiện các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt… thường hay nghĩ là bị dị ứng với thực phẩm đó. Điều này không hoàn toàn chính xác. Bên cạnh dị ứng thực phẩm, còn có hiện tượng gọi là “không chấp nhận thực phẩm”. Đây là hai hiện tượng khác nhau.

Dị ứng thực phẩm: Là một đáp ứng miễn dịch, các triệu chứng khó chịu như: Sưng, ngứa họng, miệng, đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, nổi ban đỏ, ngứa trên da. Nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm, thậm chí tử vong… xuất hiện ngay cả khi chỉ ăn lượng thực phẩm rất nhỏ. Các thực phẩm gây dị ứng có thể kể đến ngũ cốc chứa gluten, giáp xác (tôm, cua…) và các sản phẩm từ giáp xác, trứng và các sản phẩm từ trứng, cá và các sản phẩm từ cá, sữa và các sản phẩm từ sữa,…

Dị ứng thực phẩm có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng muộn (vài ngày sau khi ăn thức ăn chứa dị nguyên) gồm viêm da, hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, táo bón, ra mồ hôi, biếng ăn, giảm tập trung và ngủ kém. Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh phụ thuộc vào thời gian xuất hiện phản ứng sau khi ăn, lượng thức ăn đã tiêu thụ và cơ địa của người bệnh.

Hải sản là thực phẩm dễ gây dị ứng.

Không chấp nhận thực phẩm: Thường là đáp ứng của hệ tiêu hóa với thực phẩm hơn là đáp ứng của hệ miễn dịch. Các triệu chứng khó chịu xuất hiện chỉ khi ăn một lượng lớn thực phẩm, các triệu chứng nhẹ hơn nhiều so với dị ứng thực phẩm. Tùy vào cơ địa nhạy cảm, một số người có thể có tính không chấp nhận thực phẩm với bất kỳ thực phẩm nào như bia, rượu, cà phê, phụ gia thực phẩm… Tính không chấp nhận thực phẩm phổ biến hơn so với tính dị ứng thực phẩm. Những triệu chứng của tính không chấp nhận thực phẩm thường chỉ thoáng qua, không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Điều trị như thế nào?

Nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên.

Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng ra khỏi khẩu phần.

Với người lớn đã có quá trình ăn và bị dị ứng thức ăn thì phải thay đổi thói quen ăn uống và tránh ăn các loại thực phẩm đã và dễ gây dị ứng.

Đối với trẻ em, khi bắt đầu ăn dặm nên dùng các thực phẩm ít dị ứng như gạo và các loại củ. Trẻ lớn hơn thì tránh dùng các loại thức ăn chế biến theo lối công nghiệp như thịt lợn xông khói, thịt lợn muối, các chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo. Khi biết trẻ dị ứng với một loại thức ăn nào đó, nên loại bỏ nó ra khỏi thực đơn của trẻ. Không nên chế biến hoặc đựng thức ăn của trẻ trong các dụng cụ có dính các thức ăn mà trẻ dị ứng.

Khi bị dị ứng nhẹ, cơ thể có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc. Nếu có biểu hiện nặng, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị. Với trẻ có tiền sử dị ứng thực phẩm, cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm, xem kỹ thành phần thực phẩm và các chất phụ gia được ghi trên nhãn mác trước khi mua và cũng cần mang theo thuốc chống dị ứng để điều trị kịp thời.

Khi bị dị ứng nhẹ, cơ thể có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc. Nếu có biểu hiện nặng, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị.

Trong một số trường hợp cần chẩn đoán chính xác tác nhân gây dị ứng, người bệnh có thể đến các Khoa Dị ứng – Miễn dịch tại các bệnh viện để thăm khám kiểm tra các test dị nguyên.

Tuy nhiên, dị ứng thức ăn không kéo dài suốt cả đời, chính vì thế bạn không cần bắt trẻ kiêng khem kéo dài một loại thực phẩm nào cả. Sau một thời gian, bạn có thể cho trẻ ăn lại thức ăn đó (ngoại trừ những món gây phản ứng dị ứng cấp tính như sốc phản vệ).

Một số thức ăn có mẫn cảm chéo với các thức ăn gây dị ứng cũng cần được loại trừ khỏi bữa ăn của trẻ, như sữa dê với sữa bò, thịt bò (thịt bê) với thịt cừu thường mẫn cảm chéo với nhau trong 50 – 90% trường hợp, giữa các loại cá, các loại đậu cũng thường có mẫn cảm chéo với nhau.

Với những trẻ em bị dị ứng với sữa, các bà mẹ cần lưu ý đọc kỹ thành phần của các loại sữa bột hoặc bột dinh dưỡng trước khi sử dụng cho con. Tốt nhất là nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên hữu ích về việc lựa chọn sữa cho trẻ.

Một số trường hợp dị ứng thức ăn ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ xuất hiện dị ứng sớm, thì dị ứng sẽ giảm và mất dần tính mẫn cảm với thức ăn đó sau một thời gian do sự dung nạp miễn dịch của cơ thể. Trong những trường hợp này, khi trẻ lớn lên có thể thử dùng lại các thực phẩm đã từng gây dị ứng một cách thận trọng. Lưu ý là những trường hợp dị ứng thực phẩm xuất hiện muộn hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm như lạc, tôm, cá, thì tình trạng dung nạp miễn dịch này thường không xảy ra và không nên thử dùng lại các thức ăn đã từng gây dị ứng. Tương tự, những trẻ đã từng bị sốc phản vệ do thức ăn cũng không nên thử dùng lại các thức ăn đó.

Việc loại trừ một số thực phẩm ra khỏi chế độ ăn của trẻ có thể dẫn đến sự mất cân đối của chế độ ăn và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, do đó tốt nhất các bà mẹ nên tham khảo ý kiến của các nhà dinh dưỡng học để tìm được một chế độ ăn thích hợp cho con mình, việc bổ sung các vitamin và muối khoáng có thể là cần thiết.

Sử dụng thuốc

Sử dụng các thuốc chống dị ứng trong điều trị dị ứng thức ăn nhằm giảm bớt hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng, khi trẻ bị dị ứng với nhiều loại thức ăn hoặc khi không thể tránh được thức ăn gây dị ứng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi chặt chẽ.

Sử dụng thuốc điều trị dị ứng cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi.

Biện pháp phòng tránh

Đối với người lớn, việc phòng tránh dị ứng thực phẩm khá dễ dàng. Như trên đã nêu, chỉ bằng cách tránh các loại thực phẩm mình đã từng bị dị ứng là đã có thể loại trừ được rất nhiều khả năng dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, đối với trẻ em, cơ thể trẻ rất mong manh, lại không biết tự bảo vệ mình trước các loại thực phẩm và dễ bị biến chứng nặng với các dị ứng. Do đó, cha mẹ không nên chờ khi con mình xuất hiện các triệu chứng dị ứng rồi mới phòng tránh. Những trẻ bị dị ứng thức ăn khi nhỏ sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh dị ứng khác trong suốt cuộc đời như viêm mũi dị ứng, chàm hoặc hen phế quản. Các nhà khoa học gọi đó là “tiến trình dị ứng”. Vì vậy, dựa vào tiền sử gia đình để xác định nguy cơ dị ứng cho trẻ ngay từ khi mang thai là cần thiết. Nếu xác định trẻ có nguy cơ cao nên sử dụng các phương pháp phòng ngừa dị ứng sớm qua chế độ ăn:

Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, loại bỏ các dị nguyên thức ăn trong chế độ ăn của mẹ đang cho con bú.

Trường hợp không có sữa mẹ nên sử dụng các công thức sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân một phần, tránh sử dụng sữa bò (tư vấn nhân viên y tế).

Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi trẻ ăn dặm nên làm quen với các loại thức ăn từ từ, mỗi tuần nên sử dụng 1 loại thức ăn mới để theo dõi và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: Lòng trắng trứng, lạc, hải sản (tôm, cua, sò điệp khô và tươi), những thức ăn này nên tập cho trẻ ăn sau 12 tháng tuổi.

Đối với trẻ lớn hơn, đã đi mẫu giáo, đi học… thì gia đình cần cho nhà trường biết về nguy cơ dị ứng thức ăn của trẻ.

TheoSức khỏe & Đời sống ThS. Nguyễn Văn Tiến

Bị Dị Ứng Bột Ngọt Phải Làm Sao Để Khắc Phục Tốt Nhất?

I. Tìm hiểu hiện tượng dị ứng bột ngọt/mì chính

Tình trạng dị ứng bột ngọt từng được gọi là “Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc” ở những năm 1968. Khi đó, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã mô tả triệu chứng dị ứng xuất hiện sau khi ăn thực phẩm quá nhiều bột ngọt là da nổi mẩn, ngứa da, tê mỏi, khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh…

Về hiện tượng xảy ra bất thường sau khi ăn bột ngọt được Giáo sư Lê Phú Lộc – Nguyên Phó Viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, tình trạng dị ứng là do cơ địa của người dùng quá mẩn cảm với thành phần của bột ngọt; điều này cũng tương tự như khi ta ăn các loại gia vị hoặc hải sản, tôm, cua, cá biển, ghẹ, hàu… khiến người bệnh bị mẩn ngứa và khó chịu.

Một số người còn cho rằng việc ăn mình chính khiến cho hệ thần kinh bị tác động, gây nên những triệu chứng phản vệ từ hệ miễn dịch khiến cơ thể xuất hiện tình trạng nổi mẩn ngứa, sưng đỏ, khó thở, suyễn, tim đập nhanh…

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại bột ngọt không rõ nguồn gốc và chưa qua kiểm định chất lượng đe dọa sức khỏe người dùng. Do đó bạn cần phải lựa chọn bột ngọt chính hãng để tránh tình trạng dị ứng và ngộ độc có thể xảy ra.

II. Cách chữa dị ứng bột ngọt bạn cần nắm rõ

Khi đã xác định cơ thể mình hoặc người đã bị ngộ độc bột ngọt, cách cấp cứu hữu hiệu và nhanh nhất là nên uống ngay 1 ly nước chanh ấm pha với muối, sau đó nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí khoảng 15 – 20 phút, nếu nôn ra được những gì vừa ăn thì càng tốt.

Người bị ngộ độc bột ngọt có thể uống thêm nhiều nước ấm để thanh lọc cơ thể và giải độc. Lúc này người bị dị ứng không tùy tiện dùng thêm bất cứ loại thuốc nào để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Nếu uống thuốc mà gặp những tình trạng bị sốc thuốc thì cần mang theo vỏ thuốc bị ngộ độc nhập viện để được các bác sĩ kiểm tra, theo dõi và xử lý y tế kịp thời, tránh ảnh hưởng tính mạng.

Những trường hợp bị dị ứng thì nên ngừng dùng bột ngọt trong 1 thời gian để dị ứng tái phát. Sau đó, chỉ nên dùng lại 1 lượng nhỏ để cho vào món ăn nhằm giúp tăng hương vị.

III. Cần lưu ý gì khi bị dị ứng bột ngọt?

Tránh nhiệt độ cao: Nêm nếm bột ngọt ở nhiệt độ cao sẽ khiến cho các thành phần hóa học có trong bột ngọt bị thay đổi, gây mất hương vị và ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Chỉ nên nêm nếm bột ngọt ở nhiệt độ khoảng 70 – 90 độ bột ngọt được hòa tan trong các món ăn tốt nhất.

Tránh nhiệt độ thấp: Việc dùng bột ngọt ở nhiệt độ quá thấp lại càng không tốt hơn. Vì lúc này bột ngọt khó có thể hòa tan hết vào thức ăn, bạn không chỉ khó cảm nhận hết hương vị của món ăn mà còn khiến cơ thể bị áp lực do phải hấp thu trực tiếp lượng bột ngọt chưa tan đó.

Thời điểm nêm bột ngọt: Nêm bột ngọt khi đã chế biến xong và tắt bếp là thời điểm tốt nhất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mà vẫn giữ trọn vẹn hương vị của món ăn. Đối với các món nộm, món trộn, món gỏi thì hãy hòa tan một chút nước nóng với gia vị rồi rưới lên.

Kiêng cho các món ngọt: Vị ngọt kết hợp với bột ngọt sẽ không khiến món ăn thêm hấp dẫn. Vì đối với một số loại rau củ quả đã có sẵn vị ngọt tự nhiên, việc nêm thêm bột ngọt sẽ làm phá hủy hương vị vốn có của chúng.

Tránh các món chua: Các món chua nếu thêm bột ngọt thì thành phần axit trong món ăn sẽ làm biến đổi thành phần của bột ngọt, gây ảnh hưởng xấu tới cho sức khỏe. Nên tuyệt đối không dùng chung chúng với nhau.

Cấm kỵ cho các món chiên: Các món ăn chiên vàng và thành phần lipit từ dầu mỡ sẽ làm giảm mất hương vị có trong bột ngọt và gây tổn thương dạ dày của bạn nếu nêm trực tiếp mì chính lên trên bề mặt thức ăn.

Lượng vừa đủ: Dùng quá nhiều bột ngọt trong ngày sẽ khiến người dùng bị các chứng như đau đầu, sốt, buồn nôn, mệt mỏi, đường trong máu cao… Đặc biệt ở những người cao tuổi, những người bị huyết áp cao, viêm cầu thận… nên hết sức thận trọng khi sử dụng bột ngọt. Định mức tiêu chuẩn là chỉ sử dụng không quá 6g bột ngọt trong ngày để tránh ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Ngoài ra, với tất cả loại gia vị, không riêng bột ngọt, không cần thiết phải nêm nếm nhiều gia vị trong các món ăn dặm nếu thực phẩm trong các món ănnày đã đủ đa dạng.

Song Lam

Bạn đang xem bài viết Đi Mưa Bị Sốt Phải Làm Sao? trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!