Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Thánh Giá – Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Người Việt Nam có câu: “Kinh nhà đạo, gạo nhà chùa”. Câu này muốn nói tới tầm quan trọng của việc đọc kinh nơi người có đạo. Đọc kinh có thể nói là một hình thức thực hành đạo phổ biến nhất. Đọc kinh không chỉ là một cách cầu nguyện mà còn là cách để tuyên xưng đức tin, để thắt chặt tình hiệp thông cộng đoàn và còn là một hình thức truyền đạo nữa.
Tuy nhiên, để việc đọc kinh thực sự có ý nghĩa trọn vẹn, người đọc kinh cần phải “miệng đọc lòng suy”, nghĩa là có tâm tình và thái độ phù hợp với lời kinh, nhất là phải làm cho lời nguyện hóa nên đời sống, nghĩa là thấm vào nếp nghĩ và lối sống của mình. Với nỗ lực muốn tìm hiểu về ý nghĩa các lời kinh thường đọc, Ra Khơi số này xin giới thiệu phần giải thích về lời kinh “Dấu Thánh Giá”, quen gọi là “Làm Dấu”.
DẤU THÁNH GIÁ
LÀM DẤU ĐƠN: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.LÀM DẤU KÉP: Lạy Chúa chúng con, vì dấu Thánh Giá (+) xin chữa chúng con (+) cho khỏi kẻ thù (+). Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
(Dấu Thánh Giá đơn: Nhân Danh Cha (đưa tay phải lên trán), và Con (đưa tay xuống giữa ngực) và Thánh Thần (đưa tay qua vai trái rồi đưa qua vai phải). Amen (chắp tay lại). Dấu Thánh Giá kép: Lạy Chúa chúng con, vì dấu Thánh Giá (ngón tay cái tay phải ghi + trên trán), xin chữa chúng con (+ trên môi), cho khỏi kẻ thù (+ giữa ngực). Nhân Danh Cha + và Con và Thánh Thần. Amen.)
Nội dung của dấu Thánh Giá đã có từ sách Tin Mừng (x. Mt 28,19). Ý nghĩa cứu độ của dấu Thánh Giá cũng có thể được tiên báo nơi “dấu vượt qua” và “dấu cứu thoát” tìm thấy ở sách Xuất hành (Xh 17,9-14) và sách Khải huyền (Kh 7,3;9,4;14,1).
Dấu Thánh Giá được coi là một thực hành đã có từ thời các thánh tông đồ và các Kitô hữu coi đây là dấu hiệu mang lại phúc lành và sự che chở.
Tuy nhiên, theo lịch sử, dấu Thánh Giá chắc chắn đã có vào thời giáo phụ Tertulianô (160-220 SCN), vì ngài đã căn dặn các tín hữu làm điều đó: “Trong mọi cuộc hành trình và mõi lần di chuyển, lúc đến cũng như lúc đi, khi xỏ giày dép cũng như khi tắm rửa, ăn uống, thắp đèn, đứng ngồi, ngủ nghỉ, hoặc bất cứ một hoạt động nào khác, chúng ta hãy ghi dấu Thánh Giá trên trán”. Sau đó, thánh Cyrilô thành Giêrusalem (315-387 SCN) cũng kêu gọi các tính hữu hãy siêng năng làm dấu Thánh Giá: “Chúng ta đừng e thẹn tuyên xưng Đấng chịu đóng đinh. Hãy ghi dấu Thánh Giá trên trán, hãy làm dấu Thánh Giá trên mọi nơi, trên bánh ăn, trên nước uống. Hãy làm dấu Thánh Giá khi đi về, trước khi ngủ, khi nằm xuống, khi thức dạy, khi ra đi, khi nghỉ ở nhà” (YouCat 360).
Thánh Giáo phụ Gioan Kim Khẩu (347-407 SCN ) cũng dạy rằng: “Trong mỗi hành động, mỗi bước đi, hãy giơ tay làm dấu Thánh Giá. Hãy đóng chặt cánh cửa tâm hồn và hãy bảo vệ làm dấu Thánh Giá trên đầu óc bạn bằng việc ghi dấu Thánh Giá trên trán. Dấu này sẽ xua trừ ma quỷ, chữa lành bệnh tật tâm hồn. Dấu này là vũ khí bách chiến bách thắng, là tường lũy vững vàng, là khiên mộc chở che vững chắc”.
Ý nghĩa Người Công giáo làm dấu Thánh Giá khi bắt đầu ngày sống, giờ cầu nguyện, khi ăn cơm, trước một việc quan trọng để xin ơn thánh hóa; khi gặp khó khăn hoặc thử thách cám dỗ để xin ơn trợ giúp (x. YouCat 360, GLHTCG 2157, 2166).
Việc ghi dấu Thánh Giá giúp ta: – tuyên xưng niềm tin vào mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi; – bày tỏ niềm xác tín vào ơn cứu độ được thực hiện nơi Thánh Giá Chúa Kitô; – kêu cầu ơn chúc lành và trợ giúp.
Một cách chi tiết hơn, ghi dấu Thánh Giá trên trán để nhắc nhớ ta về Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời và xin Ngài soi sáng tâm trí; ghi dấu Thánh Giá trên ngực để nhắc nhớ rằng Chúa ngự trong hồn ta và xin Ngài thánh hóa tâm hồn; ghi dấu Thánh Giá trên hai vai để nhắc nhớ ta rằng Chúa Kitô ngự bên Thiên Chúa Cha hằng chuyển cầu và ban Thánh Thần cho chúng ta, nên ta không mồ côi mà luôn có Ngài đồng hành trong mọi hoạt động ta làm.
Dấu kép ghi Thánh Giá trên trán, miệng, ngực để xin Chúa chúc lành và thánh hóa cùng gìn giữ toàn thể con người chúng ta “cho khỏi kẻ thù”: suy nghĩ (trán), ngôn ngữ (miệng) và tình cảm (ngực).
Cách làm dấu Thánh Giá
– Cách 1: Ghi dấu Thánh Giá nhỏ bằng ngón tay cái trên trán mình hoặc người khác; – Cách 2: ghi dấu Thánh Giá bằng cả bàn tay trên trán, trên ngực và hai vai (từ trái sang phải); – Cách 3: ghi dấu Thánh Giá nhỏ bằng ngón tay cái trên trán, trên miệng và trên ngực (dấu kép) và sau đó làm tiếp phần ở cách 2.Người Chính thống giáo: ghi dấu Thánh Giá trên trán, trên ngực (hoặc bụng, hoặc đất) và trên hai vai (từ phải qua trái), bằng 3 ngón (cái, trỏ và giữa), ngón út và áp út gập xuống lòng bàn tay.
Lúc đầu, dấu Thánh Giá nhỏ được ghi trên trán bằng ngón tay cái hoặc một ngón tay nào đó. Nhưng việc xác định chính xác điểm ghi dấu Thánh Giá nhỏ trên trán có phần khó khăn, nên người ta chuyển việc ghi dấu Thánh Giá nhỏ trên trán thành ghi dấu Thánh Giá theo kiểu hiện hành là từ trán xuống ngực và từ vai này sang vai kia. Thời điểm thay đổi hình thức làm dấu Thánh Giá được cho là đã xảy ra vào thế kỷ XI sau công nguyên.Người Công giáo:– Cách 1: Ghi dấu Thánh Giá nhỏ bằng ngón tay cái trên trán mình hoặc người khác;– Cách 2: ghi dấu Thánh Giá bằng cả bàn tay trên trán, trên ngực và hai vai (từ trái sang phải);– Cách 3: ghi dấu Thánh Giá nhỏ bằng ngón tay cái trên trán, trên miệng và trên ngực (dấu kép) và sau đó làm tiếp phần ở cách 2.Người Chính thống giáo: ghi dấu Thánh Giá trên trán, trên ngực (hoặc bụng, hoặc đất) và trên hai vai (từ phải qua trái), bằng 3 ngón (cái, trỏ và giữa), ngón út và áp út gập xuống lòng bàn tay.
Ba ngón gộp lại tuyên xưng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi; hai ngón tay quặp xuống lòng bàn tay chỉ mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa đã từ trời xuống thế, gồm hai bản tính kết hợp lại nơi một Ngôi Vị duy nhất. Động tác hai để xuống bụng hoặc đất (thay vì ngực) là để nhấn mạnh đến mầu nhiệm nhập thể của Ngôi Hai. Động tác ba đi từ phải sang trái, nhấn mạnh đến việc Chúa Phục Sinh “ngự bên hữu” đang chuyển cầu và ban Thánh Thần cho chúng ta.
Thực hành: siêng năng làm dấu Thánh Giá cách ý thức, với thái độ kính cẩn và tâm tình yêu mến nhiều hơn mỗi khi làm dấu Thánh Giá.
Một số kiểu tượng Thánh Giá tiêu biểu
biểu tượng cho niềm hy vọng Kitô giáo được cắm neo nơi Chúa Kitô.
Thánh Giá nhỏ – Thánh Giá gồm 4 Thánh Giá nhỏ bốn góc, biểu trưng cho việc loan báo Tin Mừng đi khắp bốn phương: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ và loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15).
Ý Nghĩa Dấu Thánh Giá
1. Dấu Thánh Giá kép:
Người Công giáo Việt Nam khi đọc kinh tối sáng, khi đọc kinh cầu cho thân nhân đã qua đời, thường hay làm dấuhình Thánh giá 3 lần: trên trán, trên môi miệng và trên ngực. Và trong Thánh Lễ, trước khi nghe lời Chúa trong Phúc âm, chúng ta cũng làm dấu Thánh Giá “kép” trên trán, trên môi miệng và trên ngực.
Dấu Thánh Giá “kép” mang ý nghĩa gì và tại sa làm dấu “kép” này?
1- Vẽ dấu Thánh Giá trên trán, chúng ta muốn nói: Vâng, con nghe hay đọc lời Chúa với sự hiểu biết của trí khôn con.
2- Trên môi miệng, chúng ta cũng muốn biểu lộ: Và con còn muốn qua môi miệng loan truyền Lời Chúa mà con đã nghe, đã đọc.
3- Rồi trên ngực, chúng ta muốn tuyên xưng: Con xin tin và yêu mến Lời Chúa.
2. Dấu Thánh Giá đơn:
Khi làm dấu Thánh Giá, bàn tay phải được đưa lên vầng trán và đọc: “Nhân Danh Cha; rồi bàn tay trái được đưa xuống trước ngực và đọc: Và Con; sau đó bàn tay được đưa sang bờ vai bên trái rồi sang bên phải, đang khi đọc: Và Thánh Thần; sau cùng chắp hai bàn tay lại trước ngực và đọc: Amen”.
Chúa Cha là Đấng Tạo Dựng muôn loài muôn vật và Ngài thấy mọi sự đều tốt đẹp. Mà mọi hành động của con người đều phát xuất từ suy nghĩ là đầu óc của chúng ta. Nên chúng ta làm Dấu trên trán là xin Chúa soi sáng cho mọi viêc chúng ta làm được tốt đẹp.
Chúa Con đã đổ hết Máu và Nước mình ra vì chúng ta. Đó là lưỡi đao đâm thâu cạnh sườn Người. Chính vì thế mà chúng ta làm ở ngực là xin cho được lòng yêu mến “Mến Chúa yêu người và ngược lại”.
Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hóa. Ngài ban cho chúng ta bảy ơn thánh của Ngài. Nên làm hai vai là xin được ơn Mạnh khỏe – làm việc gì cũng được Ngài kết hợp và Thánh hóa.
Tổng hợp
1. Dấu Thánh Giá
Dấu Thánh giá không chỉ là một cách bắt đầu cầu nguyện. Chính dấu Thánh giá là một lời cầu nguyện tuôn đổ ơn lành trên đời sống chúng ta.
Bất kể khi nào làm dấu, trong Thánh lễ hoặc lúc cầu nguyện riêng, chúng ta được nối kết với một truyền thống thánh thiêng ở ngay những thế kỷ đầu của Kitô giáo, khi nghi thức này được xem như nguồn sức mạnh và chở che linh thánh. Khi làm dấu Thánh giá, chúng ta kêu cầu Thiên Chúa hiện diện và xin Người chúc lành, giúp đỡ và bảo vệ chúng ta khỏi muôn điều ác hại. Không ngạc nhiên khi các Kitô hữu tiên khởi thường xuyên làm dấu Thánh giá, khao khát kín múc sức mạnh ở đó.
Chẳng hạn, thần học gia Tertullianô (160-225) mô tả thói quen phổ biến của các tín hữu đã ghi dấu Thánh giá trên mình mọi giờ khắc trong ngày:
Các Kitô hữu tiên khởi khác cũng nhận thấy dấu Thánh giá là dấu chỉ phân biệt những trung thành với Thiên Chúa, giúp đỡ các linh hồn chiến đấu với cám dỗ, bảo vệ họ khỏi mọi sự dữ, và thậm chí làm cho ma quỷ kinh khiếp. Chẳng hạn thánh Gioan Kim Khẩu (347-407) khuyến khích dân Chúa luôn luôn hướng về sức mạnh của Chúa Kitô được tỏ bày nơi dấu Thánh giá:
Bạn đừng bao giờ ra khỏi nhà mà không làm dấu Thánh giá. Dấu Thánh giá là cây gậy, là vũ khí và pháo đài vững chắc cho bạn. Cả con người lẫn ma quỷ chẳng dám tấn công khi nhìn thấy bạn được che chở bằng áo giáp như thế. Hãy để dấu này dạy bạn rằng bạn là người lính, sẵn sàng giao chiến chống lại ma quỷ, sẵn sàng chiến đấu để dành triều thiên công lý. Bạn không biết Thánh giá đã làm gì sao? Thánh giá đã đánh bại sự chết, phá hủy tội lỗi, tiêu diệt hoả ngục, phế truất Satan và phục hồi vũ trụ. Vậy thì, bạn còn nghi ngờ sức mạnh của Thánh giá sao?
Điều gì các Kitô hữu tiên khởi nhận ra mà chúng ta rất thường quên sót? Tại sao họ rất hăng hái làm dấu Thánh giá vào những khoảnh khắc quyết định trong đời sống hằng ngày, còn chúng ta thỉnh thoảng thực hiện nghi thức này đơn thuần theo thói quen, và thậm chí đôi khi lại coi thường? Suy tư này sẽ khảo sát nguồn gốc của dấu Thánh giá theo Kinh Thánh. Càng hiểu hơn về ý nghĩa của lời kinh này, chúng ta sẽ càng được chuẩn bị tốt hơn để lãnh nhận những kho tàng thiêng liêng Thiên Chúa dành sẵn mỗi lần chúng ta làm dấu và đọc: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, nhất là khi bắt đầu Thánh lễ.
Dấu của ngôn sứ Êdêkien
Dấu Thánh giá có hai khía cạnh chính yếu: Việc làm dấu Thánh giá trên cơ thể và những lời đọc kèm theo. Trước tiên, hãy xem xét chính dấu này.
Nghi thức làm dấu Thánh giá có nguồn gốc từ Kinh Thánh. Đặc biệt, một số Giáo phụ xem việc làm dấu Thánh giá trong Kitô giáo được tiên báo từ Cựu Ước nơi sách ngôn sứ Êdêkien. Trong sách này, một dấu huyền bí trên trán được dùng như là dấu Thiên Chúa che chở và là dấu phân biệt người công chính với kẻ bất lương. Ngôn sứ Êdêkien thấy một thị kiến về nhiều nhà lãnh đạo ở Giêrusalem đang sụp lạy mặt trời và các ngẫu tượng khác trong đền thờ của Đức Chúa, và gieo rắc bạo lực khắp nơi trong xứ sở (Ed 8). Vì họ bất trung với giao ước của Thiên Chúa, thành phố sẽ bị phạt và dân cư sẽ bị đi đày.
Tuy nhiên, không phải hết mọi người ở Giêrusalem đi theo con đường tội lỗi của thành phố. Có một số người rên siết khóc than vì những điều ghê tởm xảy ra trong thành Giêrusalem, và chọn cách vẫn trung thành với Thiên Chúa. Những người công chính này sẽ nhận được dấu bí nhiệm: chữ tahv trong tiếng Do Thái – hình chữ X hay chữ thập – sẽ được ghi trên trán họ. Dấu thiêng liêng này tách họ khỏi nền văn hoá đồi bại và là dấu Thiên Chúa che chở (Ed 9, 4-6). Giống như máu trên khung cửa đã bảo vệ các gia đình Ítraen khỏi hình phạt của Thiên Chúa bên đất Ai Cập trong ngày lễ Vượt qua đầu tiên, dấu ấn ghi trên trán được nói đến trong Êdêkien chương 9 sẽ bảo vệ những người trung thành ở Giêrusalem khi hình phạt đổ xuống thành phố.
Các thánh thời Tân Ước được đóng ấn bằng dấu tương tự. Lấy lại hình ảnh từ sách Êdêkien, sách Khải huyền mô tả các thánh trên trời là những người có dấu ấn trên trán (Kh 7,3). Như trong thời Êdêkien, dấu ấn này cũng tách biệt dân công chính của Thiên Chúa với dân tội lỗi, và bảo vệ dân Chúa khỏi hình phạt sẽ đến (Kh 9,4).
Chẳng lạ gì khi các Kitô hữu đã nhận ra dấu trong sách Êdêkien một hình ảnh báo trước dấu Thánh giá. Như những người trung thành trong thời Êdêkien được dấu tựa như Thánh giá trên trán bảo vệ, các Kitô hữu cũng được Thánh giá Chúa Kitô ghi trên thân mình gìn giữ. Và việc ghi dấu này có ý nghĩa lớn lao. Theo nhãn giới Kinh Thánh, mỗi lần làm dấu Thánh giá trên thân mình, chúng ta đang làm hai điều.
Thứ nhất, chúng ta bày tỏ lòng khao khát được tách biệt khỏi những con đường đồi bại của thế gian. Như trong thời Êdêkien, có nhiều người trong dân Chúa không muốn đi theo lối sống trống rỗng đang thịnh hành trên thế giới. Trong thời đại chúng ta, thời đại có đặc trưng là tham lam, ích kỷ, cô độc, rối loạn trong hôn nhân, đổ vỡ trong đời sống gia đình… thì việc làm dấu Thánh giá có thể diễn tả như một lời cam kết vững vàng sống theo những tiêu chuẩn của Chúa Kitô, chứ không phải tiêu chuẩn thế gian. Trong khi thế giới tục hoá cho rằng tiền bạc, thú vui, quyền lực, giải trí là những dấu ấn cốt yếu của đời sống tốt đẹp, thì các Kitô hữu đi theo con đường cao hơn nhằm đạt tới hạnh phúc đích thực, vốn chỉ được tìm thấy trong tình yêu hy hiến của Chúa Kitô trên đồi Canvê – một tình yêu được tượng trưng bằng dấu Thánh giá.
Thứ hai, khi làm dấu Thánh giá, chúng ta đang kêu cầu Thiên Chúa bảo vệ cuộc đời mình. Qua dấu Thánh giá, chúng ta cầu xin Người giữ gìn khỏi muôn điều ác hại. Nhiều Kitô hữu qua các thế kỷ đã hướng về dấu Thánh giá để tìm sức mạnh chiến đấu chống lại cơn cám dỗ. Những người khác cũng làm như thế để tìm kiếm sự giúp đỡ của Thiên Chúa giữa những đau khổ và thử thách nặng nề. Nhiều cha mẹ vẽ dấu Thánh giá trên trán con cái họ, để cầu xin Thiên Chúa chúc lành và bảo vệ các em.
Thánh Xyrilô thành Giêrusalem lưu ý đến hai chiều kích này của dấu Thánh giá – khía cạnh tách biệt và bảo vệ. Ngài gọi nghi thức này vừa là “phù hiệu của các tín hữu” vừa là “nỗi khiếp sợ của ma quỷ” đang tìm cách làm hại chúng ta:
Hãy để cho Thánh giá, như dấu ấn của chúng ta, được vẽ cách xác quyết trên trán bằng những ngón tay trong mọi dịp; trên bánh chúng ta ăn, trên nước chúng ta uống, khi chúng ta trở về hoặc ra đi; trước khi ngủ; khi nằm xuống hay ngồi dậy; khi đi đường và khi thinh lặng. Thánh giá là phương tiện bảo vệ mạnh mẽ… vì Thánh giá là ân sủng xuất phát từ Thiên Chúa, là phù hiệu của các tín hữu, là nỗi khiếp sợ của ma quỷ… Bởi vì, khi nhìn thấy Thánh giá, chúng nhớ đến Đấng chịu đóng đinh, chúng khiếp sợ Người là Đấng “đập nát đầu con giao long.
Như vậy, nghi thức làm dấu Thánh giá có nền tảng từ Kinh Thánh. Bây giờ, hãy xem xét những lời chúng ta đọc. Những lời này cũng có nguồn gốc sâu xa từ Kinh Thánh.
Sức mạnh của Danh Thiên Chúa
Khi làm dấu Thánh giá, chúng ta kêu cầu Danh Thiên Chúa bằng cách đọc: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Trong Kinh Thánh, kêu cầu Danh Thiên Chúa diễn tả việc tôn thờ đồng thời thường được liên kết với lời nguyện và hy lễ. Đó là cách thực hành cổ xưa nơi những người đầu tiên đi theo Thiên Chúa. Sết, con của Ađam, và hậu duệ của ông được miêu tả như những người kêu cầu Danh Chúa (St 4,26). Tổ phụ vĩ đại Ápraham đã kêu cầu Danh Chúa khi ông lập bàn thờ kính Thiên Chúa và dâng đất hứa cho Người (St 12,8; 13,4; x. 21,33). Con ông là Ixaác cũng kêu cầu Danh Chúa, khi ông này lập bàn thờ tại Bơ-e Se-va (St 26,25).
Điều này làm sáng tỏ việc làm dấu Thánh giá trong Thánh lễ. Khi bắt đầu cử hành phụng vụ, chúng ta mời Thiên Chúa đi vào cuộc đời mình cùng với sức mạnh của Người. Chúng ta long trọng kêu cầu Danh Chúa, cầu khẩn sự hiện diện và sức mạnh của Người. Điều này tựa như chúng ta đang thánh hoá thời gian tiếp theo hoặc dâng hiến đời sống cho Thiên Chúa khi nói rằng mọi hành động trong Thánh lễ, chúng ta thực hiện nhân danh Người. Hết thảy mọi sự – tư tưởng, ước muốn, lời nguyện, hành động – chúng ta không làm vì chính mình, nhưng thực hiện “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Tuy nhiên, giống như những người Ítraen thuở xưa, là những người kêu cầu Danh Chúa khi thờ phượng Người, chúng ta cũng cung kính kêu cầu Danh Chúa, xin Người trợ giúp để chuẩn bị bước vào các mầu nhiệm thánh trong Thánh lễ.
Trong Tân Ước, Danh Chúa Giêsu được mặc khải ngang hàng với sự thánh thiện và sức mạnh của Danh Thiên Chúa. Thánh Phaolô mô tả danh này như “danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu” (Pl 2,9). Ông khẳng định rằng danh này có sức mạnh bắt muôn loài muôn vật tùng phục Chúa Kitô: “Khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2,10-11). Các sách Tân Ước khác cũng cho thấy điều này. Nhân danh Chúa Giêsu, kẻ đau ốm có thể được chữa lành (Mc 16,17-18; Cv 3,6), kẻ tội lỗi tìm được lòng thương xót (Lc 24,47; Cv 10,43) và ma quỷ bị trục xuất (Lc 10,17). Chính Chúa Giêsu dạy rằng Người sẽ đáp lời tất cả những ai kêu cầu danh Người: “Bất cứ điều gì anh em cầu xin nhân danh Thầy, anh em sẽ nhận được” (Ga 14,13; x. 15,16; 16,23.26-27). Hơn nữa, những kẻ theo Chúa Giêsu, khi họp nhau nhân danh Người, sẽ nhận được phúc lành chính là sự hiện diện của Người giữa họ: “Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,20). Điều chúng ta thực hiện trong mọi Thánh lễ là: chúng ta họp nhau nhân danh Con Thiên Chúa. Chúng ta cầu xin Người hiện diện giữa chúng ta khi tin tưởng mang tới trước Nhan Người những nhu cầu và nguyện ước.
Làm dấu Thánh giá cách nghiêm trang
Khi làm dấu Thánh giá, chúng ta không chỉ tập trung vào Chúa Con. Chúng ta kêu cầu danh Cha, Con và Thánh Thần, vọng lại lệnh truyền của Chúa Giêsu ban cho các Tông đồ: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19). Những lời này được xướng lên khi chúng ta lãnh nhận bí tích Rửa tội, lúc đó linh hồn được tràn đầy sự sống thần linh của Ba Ngôi chí thánh. Khi lặp lại những lời này lúc bắt đầu mỗi Thánh lễ, chúng ta nhận ra thực tại sâu xa này là mình đang tiến gần đến Thiên Chúa toàn năng trong phụng vụ, không phải do công trạng của bản thân, nhưng nhờ sự sống siêu nhiên Thiên Chúa rộng ban qua bí tích Rửa tội. Chúng ta đến nhà thờ không phải nhân danh chính mình, nhưng là nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng cư ngụ trong chúng ta. Chúng ta cũng đang cầu xin để sự sống thần linh này nơi chúng ta có thể được nảy nở. Khi làm dấu Thánh giá, chúng ta cầu xin để toàn thể đời sống mình có thể diễn ra trong sự hoà hợp sâu xa hơn với Thiên Chúa – nghĩa là, khi làm bất kể điều gì, chúng ta làm nhân danh Người.
Điều này giải thích tại sao chúng ta nên chú ý làm dấu Thánh giá cách kính cẩn nghiêm trang. Khi đã biết ý nghĩa của nghi thức này, chúng ta đừng nên làm dấu Thánh giá cách vội vàng, cẩu thả. Romano Guardini đã từng viết:
Khi chúng ta làm dấu Thánh giá, hãy để dấu này thực sự là dấu Thánh giá. Thay vì cử chỉ gượng ép, qua quýt, chẳng thể hiện ý nghĩa nào, chúng ta hãy thong thả làm một dấu lớn, từ trán xuống ngực, từ vai này qua vai kia. Chú ý cảm nhận dấu Thánh giá này bao trùm toàn thể chúng ta, từ tư tưởng, thái độ, thân xác và linh hồn, mọi chi thể của chúng ta làm sao, và đã lập tức thánh hiến và thánh hoá chúng ta thế nào…Hãy làm một dấu Thánh giá lớn, đồng thời dành thời gian để nghĩ về điều bạn làm. Hãy để dấu Thánh giá đi vào toàn thể con người bạn – thân xác, linh hồn, tâm trí, ý chí, tư tưởng, cảm giác, việc bạn làm hoặc không làm – và bằng cách làm dấu Thánh giá, bạn hãy củng cố và thánh hiến tất cả trong sức mạnh của Chúa Kitô, nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi.
Cách Làm Dấu Thánh Giá Đúng Và Hiệu Quả
Làm dấu là chuyện rất đơn giản, dễ dàng và thường ngày như cơm bữa của người Công giáo.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Làm Dấu đúng cách, để nhờ đó sinh nhiều ơn ích và làm Chúa hài lòng.
Làm dấu là Nhân danh chính Thiên Chúa, chứ không nhân danh cá nhân, chính phủ, nhà nước hay thế gian.
Làm Dấu Thánh Giá là chuyện rất nhỏ. Nhưng xin đừng coi thường việc nhỏ. Vì lỗ nhỏ có thể làm đắm chìm thuyền lớn.
Làm dấu là việc rất đơn giản, dễ dàng. Nhưng mỗi khi làm dấu, là ta lại có cơ hội vô cùng quý báu để đọc kinh, để cầu nguyện, và nhất là để TUYÊN XƯNG MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI- BA NGÔI MỘT CHÚA: CHA, CON VÀ THÁNH THẦN.
Làm dấu là kinh nguyện ngắn nhất, dễ thuộc nhất.
Làm dấu là đọc kinh. Làm dấu là cầu nguyện.
Các cầu thủ bóng đá nổi tiếng thế giới trước khi ra vào sân cỏ, họ đều làm Dấu Thánh Giá để xin Chúa giúp sức. Các vận động viên, các ca sĩ, thí sinh… cũng thế.
Vậy mà nhiều khi chúng ta không dám Làm Dấu lúc ăn cơm chốn đông người, mà có làm thì như điện giật đùng đùng, cho nhanh, cho xong, giấu giấu, đút đút. Đúng là LÀM… GIẤU. Không làm công khai. Không phải LÀM DẤU.
Chính Chúa Giêsu đã phán:
Phàm ai tuyên bố nhận Ta trước mặt thiên hạ, thì Ta cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước các thiên thần của Thiên Chúa.
Còn ai chối Ta trước mặt thiên hạ, thì sẽ bị Ta chối trước các thiên thần của Thiên Chúa. ( Lc 12,8-9).
Ai cũng biết Dấu Thánh Giá là kinh đơn giản nhất, dễ dàng nhất, dễ thuộc nhất, ngắn nhất, ít mất thời gian nhất, trẻ em cũng như người già, ai ai cũng đọc nhiều lần hàng ngày.
Kinh này cũng quan trọng vào bậc nhất, vì tuyên xưng 1 trong 3 mầu nhiệm chính & quan trọng nhất trong đạo, là tuyên xưng mầu nhiệm 1 Chúa Ba Ngôi- Cha, Con & Thánh Thần.
Theo giáo lý Công giáo, có ba mầu nhiệm chính trong đạo:
– 1 là mầu nhiệm 1 Chúa Ba Ngôi.
– 2 là mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người.
– 3 là mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc.
Tuy nhiên:
Rất ít người Làm Dấu có ý thức. Ta chỉ làm cho xong chuyện, làm một cách vô hồn, theo phản xạ, theo quán tính… làm vù vù, vèo vèo, như điện giật lóa cả mắt.
Có dấu Thánh Giá là có Đạo
Có dấu Thánh Giá là biết con của Chúa
Khi Làm dấu chúng ta hãy hơi cúi mình thật nhẹ nhàng, nghiêm trang.
Rồi khi đọc NHÂN DANH CHA, chúng ta hãy nghĩ ngay đến Chúa Cha- Đấng Sáng Tạo.
Khi đọc đến VÀ CON, chúng ta hãy nghĩ ngay đến Chúa Con- Đấng Cứu Chuộc.
Khi đọc đến VÀ THÁNH THẦN, chúng ta hãy nghĩ ngay đến Chúa Thánh Thần- Đấng Thánh Hóa.
Khi đọc đến AMEN, ta hãy thành tâm thinh lặng và chiêm ngắm.
DẤU THÁNH GIÁ
Đoan trang đọc rõ NHÂN DANH,
Đặt tay lên trá n để dành xưng CHA,
VÀ CON ở giữa ngực ta,
VÀ THÁNH THẦN tới đẫy đà hai vai.
AMEN kết các ý này:
Tuyên xưng công nghiệp Ngôi Hai cứu đời,
Đượm mầu một Chúa Ba Ngôi,
Những điều tin chính của người giáo dân.
Nên làm dấu rất ân cần:
Trước sau Kinh Lễ; khi toan Phép gì,
Khi hồn xác gặp gian nguy,
Trước giờ ăn ngủ, hoặc đi đường dài…
Tiện dùng Nước Thánh càng hay
Vững trông được rỗi trong ngày lâm chung.
(Hát Ca, Linh mục)
CHÚNG TA CÙNG QUYẾT TÂM LÀM DẤU THÁNH GIÁ CÓ Ý THỨC
Xin nguyện cầu tha thiết cho nhau. Amen.
Giuse Kích
(Nếu thấy ý nghĩa cho chính mình và mọi người, thì xin đừng quên Tạ ơn Chúa, rồi nhanh chóng chia sẻ cho người khác. Và xin cầu cho nhau)
Giáo Án Giáo Lý Đến Bàn Tiệc Thánh Phần I
Kiểm tra bài cũ: Trong mỗi tiết giáo lý, GLV kiểm tra bài cũ trước khi giới thiệu bài mới. Phần này chỉ ghi trong “Bài Mở đầu”, còn những bài sau xin theo trình tự như thế.
Riêng Năm III của Xưng tội, cần tối thiểu thời gian 2 tháng để ôn tập và chuẩn bị chu đáo cho việc Xưng tội Rước lễ lần đầu.
Xin chân thành cám ơn các tác giả mà chúng tôi trích dẫn khi soạn giáo án giáo lý. Xin Chúa chúc lành, thánh hóa và hướng dẫn chúng ta trong việc phục vụ Lời Chúa.
Sau khi làm dấu Thánh giá, các em sẽ nói: Chúng em chào chị (Anh) và các bạn ra về. Chúng em cám ơn Chị. Chúng ta sẽ giữ trật tự khi ra khỏi lớp học. Mong các em thực hiện tốt trong mọi tiết học như thế.
: “Từ ban đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời và đất” (St 1,1) Thiên Chúa sáng tạo từ hư không nhờ Lời quyền năng. Cảm tạ và chhúc tụng Chúa vì Người đã ban cho ta bao việc lạ lùng. Những bức tranh về cảnh thiên nhiên, sinh vật, sông núi…
: Các em ơi, chúng ta hãy lắng tâm hồn để dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ, vì Người đã tạo dựng muôn loài muôn vật xinh tươi, trong đó có chúng ta – Nguyện xin ChúaThánh Thần đến hướng dẫn chúng ta: Hát về Chúa Thánh Thần…
Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng.” Liền có ánh sáng. Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa gọi ánh sáng là “ngày”, bóng tối là “đêm”. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất.
C. Diễn giảng Lời Chúa
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã tạo dựng muôn loài và cho chúng con được làm chủ. Xin Chúa cho chúng con biết bảo vệ và phát triển những gì Chúa đã trao ban cho chúng con.
chúng tôi NHỚ LỜI CHÚA: “Từ ban đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời và đất” (St 1,1) GL: c 3 – 4 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
NHD CHUNG
Lời Chúa: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất.” ( St 1,1) Y chính: 1. Thế giới hữu hình
D . Cầu nguyện : Lạy Thiên Chúa là Cha yêu thương, Chúa đã ban tặng cho chúng con mọi tạo vật trong thế giới này. Hơn nữa, Chúa đã dựng nên các Thiên Thần và nhất là Thiên Thần bản mệnh để Ngài ở bên, gìn giữ chúng con. Chúng con xin cảm tạ Chúa. Xin Chúa ban cho chúng con luôn biết dùng mọi vật theo ý Chúa và biết dâng lời chúc tụng ngợi khen Chúa đến muôn đời.
III EM NHỚ LỜI CHÚA: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất.” ( St 1,1) GL: số 05 -06
IV EM SỐNG LỜI CHÚA 1. Sinh hoạt: Hát bài hát có cử điệu: Nhìn thiên nhiên 2. Thực hành: – Mỗi khi nhìn cây cối, hoa đẹp hoặc những cảnh thiên nhiên, Em chúc tụng, cảm tạ Chúa.
V. KẾT THÚC: Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ và muôn vật, mọi sự đều rất tốt đẹp, để nói lên Thiên Chúa là Đấng tốt lành và hoàn hảo vô cùng. Thiên Chúa đã tạo dựng tất cả cho con người. Chúa tặng ban thế giới này cho chúng ta như một món quà quý giá. Chúa cũng sai Thiên Thần của Chúa đến ở với mỗi người chúng ta, và giúp chúng ta sống tốt. Cầu chúc các em luôn biết chăm chỉ làm việc tốt để góp phần tô điểm vũ trụ thêm xinh đẹp hầu làm vinh danh Chúa.
Lời Chúa: Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” (St 1, 26.) Ý chính: Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa. Tâm tình: Vui mừng vì được Chúa yêu thương và ao ước nên giống Chúa. Chuẩn bị tranh hay tượng người.
II. EM NGHE LỜI CHÚA
Bi hân hoan đứng và nói lớn tiếng: “Thưa cô, ở nhà má thương Bi nhất.”
Tại sao má thương Bi nhất ?
Tại vì ai cũng nói Bi có con mắt giống má, có khuôn ,mặt giống ba.
Cô cám ơn con! Cô biết tất cả các bạn trong lớp đều có thể có câu trả lời tương tự như bạn Bi, vì tất cả các con đều được cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ. Mỗi người đều có một nét giống cha hay giống mẹ. Chính vì thế cha mẹ rất yêu thương các con.
Các em thân mến, Chính mỗi người chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa đó. Mỗi người đều là nét đẹp của Thiên Chúa. Mời các em đứng lắng nghe lời Chúa.
B. Công bố lời Chúa: St 1, 26-28; 2,7. St 1:26-28 Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất.” (Thinh lặng giây lát – gợi ý:). Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta Người tạo dựng chúng ta giống hình ảnh Người và ban cho chúng ta mọi sự tốt lành. Thiên chúa cũng muốn các em sống ngoan để trở thành người con ngoan của Chúa. (Mời các em ngồi)
C. Dẫn giải nội dung giáo lý
V. KẾT THÚC Tôn thờ Chúa, cảm tạ Chúa đó là bổn phận của các em, của anh (chị) và của mọi người.Vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta giống hình ảnh Người và ban cho chúng ta được làm con Chúa. Các em phải nhớ cảm tạ Chúa luôn mãi và yêu thương mọi người vì tất cả mọi người đều là con của Chúa. Kinh: Sáng Danh .
Lời Chúa: Thiên Chúa phán: ” Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” (St 1, 26.) Y chính: 1. Sự cao trọng của con người
NĐK: Chúa thương ai ? / TC : Thương anh (chỉ ngươi bên phải) NĐK: Chúa thương ai ? / TC :Chúa thương chị (chỉ người bên trái) NĐK: Chúa thương ai ? / TC : Thương em (hai tay chỉ vào mình) NĐK: Chúa thương / TC : Chúng ta A … A… A
Lời Chúa: Thiên Chúa hỏi người phụ nữ: “Tại sao người làm thế?. Người phụ nữ thưa: “con rắn đã lừa dối tôi nên tôi đã ăn.” ( St 3, 13.) Ý chính: Thiên Thần và loài người sa ngã. Tâm tình: Sám hối vì đã phạm tội nhưng tin tưởng vào Chúa là Đấng hay tha thứ.
I. ỔN ĐỊNH 1. Đón tiếp: Như bài trước 2.Thánh Hóa: Các em thân mến, Thiên Chúa là một người Cha rất mực yêu thương chúng ta, vậy chúng ta hãy cầu xin Người cho chúng ta biết yêu mến Ngài qua việc học hỏi lời Ngài (thinh lặng giây lát). “Lạy Cha, xin hãy ngự vào mỗi tâm hồn chúng con giúp chúng con ngày càng yêu mến và hăng say học hỏi lời Ngài nhiều hơn nữa”. 3. Giới thiệu bài mới: Chúng ta tin Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo, và là Cha rất yêu thương chúng ta. Ngài đã tao dựng chúng ta giống hình ảnh Ngài, và cho con người sống trong vườn địa đàng thật hạnh phúc. Nhưng con có sống mãi hạnh phúc trong vườn địa đàng không? Bài học hôm nay sẽ trả lời cho các em.
Lần kia ,trên trời xảy ra một cuộc giao tranh dữ dội: một số Thiền Thần ương ngạnh, biểu lộ sự kiêu căng phản loạn do Thiên Thần Luxiphe cầm đầu để chống lại Thiên Chúa.thế là các Thiên Thần chia làm hai phe, và Tổng lãnh Thiên thần Micae đứng đầu các Thiên Thần quyết tâm thờ phượng chúc tụng Thiên Chúa. Tổng Thiên Thần Micae và các Thiên Thần lành đã chiến đấu quyết liệt làm cho các thần dư biết: “Aibằng Thiên Chúa” và trong nháy mắt, cả bè lũ Thiên Thần theo Luxiphe đã bị đẩy ra khỏi Thiên Đàng và bị tống vào hỏa ngục. Chúng trở thành các thần dữ, luôn thù gét Thiên Chúa, chuyên môm đi cám dỗ con ngưởi làm điều xấu (x.kh 12,7-17). Người ta còn gọi chúng là SaTan, tên lừa đảo chuyên nghiệp. Chính vì thế, chúng đã gài bẫy cám dỗ Nguyên Tổ của chúng ta, và Adam- Eva nghe theo. Đó chính là điều mà sách Sáng Thế đã ghi lại mời các emđứng nghe Lời Chúa.
Thiên Chúa đã ân ban cho thiên thần và con người nhiều ân ban. Nhưng thiên thần và con người đều sa ngã theo điều xấu mà phạm tội chống lại Thiên Chúa. Xin Chúa giúp chúng ta luôn ngoan ngoãn, biết vâng lời Chúa qua sự giáo dục Hội Thánh
D. Cầu nguyện: Lạy Chúa, ngày xưa vì nghe lời xúi dục của Satan, mà Nguyên tổ đã chối từ tình yêu, phản bội Chúa. Ngày nay, chính chúng con đã nhiều lần theo lời xúi dục của Satan không sống theo Lời Chúa dạy. Xin Chúa tha thứ cho chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ nhưng cứu cho mọi khỏi sự dữ.
III EM NHỚ LỜI CHÚA:
Thiên Chúa hỏi người phụ nữ: “Tại sao người làm thế”? Người phụ nữ thưa: “con rắn đã lừa dối tôi nên tôi đã ăn” ( St 3, 13) GL cc 10 – 12
IV EM SỐNG LỜI CHÚA:
1. Bài học: cc 10-12 2.Sinh hoạt: Băng Reo
NĐK:Ma qủy. Tất cả: Cha gian dối (đá chân phải ). NĐK:Ma Qủy. Tất cả: Mẹ điêu ngoa (đá trân trái ). NĐK: Ma Qủy. Tất cả: Trong Hỏa Ngục (rùng mình từ từ ngồi xuống ). NĐK: Thật thà. Tất cả: Con Thiên Chúa ( đứng phắt dậy dơ tay lên ). A…a…a….a…
3. Thưc hành: Như các em đã biết, vì không khiêm tốn, nên ông bà nguyên tổ của chúng ta đã nghe theo lời của Satan không nhìn nhận Thiên Chúa là đấng đã taọ dựng nên mình. Vì thế qua bài học này các em hãy tập sống khiêm tốn bằng sự vâng lời cha mẹ thầy cô, các cha các dì, các anh chị giáo lí viên,…
4. Bài làm ở nhà: Em viết lời nguyện sau: “Xin chớ để chúng con sa trước cám dỗ nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ “. V. KẾT THÚC. GLV: Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cũng dễ dàng nghe theo lời cám dỗ của Satan để làm điều xấu. xin Chúa giúp chúng ta luôn khôn ngoan để chọn điều tốt. Đọc kinh Sáng danh
Lời Chúa: “Bấy giờ Thiên Chúa phán cùng con người: Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng dõi mi và dòng dõi người ấy, dòng dõi đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St3,15) Ý chính: 1. Tội nguyên tổ 2. Lời hứa cứu độ Tâm tình: Tin tưởng vào Chúa là Đấng hay tha thứ I. ỔN ĐỊNH 1. Đón Tiếp 2. Thánh Hóa: Các em thân mến, cùng với Chúa Giêsu chúng ta hãy dâng lên Thiên Chúa Cha lời cầu nguyện mà chính Ngài đã dạy chúng ta ( đọc kinh lạy cha ). 3. Giới thiệu bài mới: Các em có muốn biết sau khi phạm tội nguyên tổ của chúng ta sẽ ra sao, và Thiên Chúa có hủy diệt con người không ? Mời các em đi vào tiết hai của bài “Sa ngã”. II. EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn Nhập: Trong một gia đình kia, có một cậu bé luôn luôn hỗn láo và không biết vâng lời mẹ mình. Ngày kia cậu đòi mẹ mua cho một máy điện tử. Người mẹ nghèo nên không thể mua được. thế nên cậu bé rất giận dữ, bất chấp mọi lời khuyên can năn nỉ, giải thích của mẹ, cậu quyết định bỏ nhà ra đi bụi đời và để lại cho mẹ những lời nguyền rủa hỗn láo khiến người mẹ rất đau lòng. Bỏ nhà ra đi, cậu nhập băng nhóm trộm cướp… Và lần kia, cậu và đồng bọn bị bắt… Vài ngày sau cậu được một người bảo lãnh. Các em đoàn được người bảo lãnh là ai không? Người đó chính là mẹ cậu. Vì thương con, không một lời oán trách, bà đã âm thầm bán ngôi nhà và cả những giọt máu của mình, đến nỗi thân xác bà gần như quyệt quệ chỉ còn da bọc xương để có đủ tiền bảo lãnh con ra… Thiên Chúa rất yêu thương con người hơn nữa, nên ngay sau khi nguyên tổ phạm tội Thiên Chúa không bỏ con người mà còn hứa ban Đấng Cứu độ để tẩy xóa mọi vết nhơ của tội. Chị mời các em đứng lắng nghe Lời Chúa.
B. Công Bố Lời Chúa: (St 3,15) (Thinh lặng giây lát ) Các em thân mến, Chúng ta luôn làm mất lòng Thiên Chúa, nhưng Ngài vẫn yêu thương tha thứ. Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.
C. Dẫn giải nội dung Giáo lý
2. TỘI NGUYÊN TỔ VÀ LỜI HỨA CỨU ĐỘ
Tổ tông loài người đã lạm dụng tự do mà không vâng phục Thiên Chúa , từ chối tình yêu và sống đối nghịch với Người. Đó là tội tổ tông.( 11)
Các em quý mến, tội nguyên tổ gây tác hại cho cả nhân loại thì tội riêng của từng người phạm hằng ngày cũng làm phiền lòng Chúa và gây thiệt hại cho tha nhân. Vì thế, em hãy:
Tránh xa tội lỗi ! Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng làm hại em…
Em siêng năng đọc Lời Chúa và xin Lời của Thiên Chúa giúp chúng ta chiến thắng sự dữ… Chính Chúa Giêsu luôn xin Cha của Người ân ban cho chúng ta sức mạnh chống lại sự dữ.
Nhờ Chúa Giêsu, Đấng đến cho chúng ta được sống dồi dào, em hãy luôn làm việc tốt, sống ngoan để Chúa vui và mọi người quý mến
III. EM NHỚ LỜI CHÚA: St3,15 ; GL c10 -12 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA: 1. Bài học: c10-12 2.Sinh hoạt: Băng Reo: CHÚA THƯƠNG / Hoặc Hát: Bốn phương trời và vỗ tay. NĐK: Chúa thương ai ? -Tất cả: Thương anh (chỉ người bên phải ). NĐK:Chúa thương ai ? – tất cả: Thương chị (chỉ người bên trái ). NĐKChúa thương ai ? -Tất cả: thương em (hai tay chĩ vào mình ). NĐK Chúa thương ? -Tất cả: chúng ta A..A ……A Hát bài: MÌNH VỚI TA (vỗ tay ) 3. Thực hành Mặc dù nguyên tổ của chúng ta đã phạm tội, chố bỏ Thiên Chúa nhưng ngài vẫn yêu thương nhân hậu tha thứ. Trong cuộc sống của chúng ta, rất nhiều lần chúng ta cũng nghe lời của sa tan chối bỏ Thiên Chúa khi chúng ta không ngoan…nhưng Ngài vẫn yêu thương tha thứ cho chúng ta.Vậy chúng ta hãy cám ơn, và cố gắng sống ngoan là luôn lễ phép khi tiếp xúc với người lớn. 4. Bài tập về nhà: Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, vậy chúng ta cũng hãy tỏ tình yêu đối với những người khác. về nhà các em hãy mỉm cười và chào hỏi những người nghèo khổ. V. KẾT THÚC Đọc kinh Sáng Danh
Lời Chúa: ” Ngôi lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” ( Ga 1, 4) Ý chính: Ngôi hai xuống thế làm người Tâm tình: Vui mừng và cảm tạ tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho loài người.
Lạy Cha, ta ơn Cha đã yêu thương tặng ban cho chúng con Người Con Một yêu dấu của Cha là Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà chúng con đang mong mỏi được học biết về Ngài. Xin Cha ban Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con và giúp chúng con trong giờ giáo lý này.
Khi tổ tông loài người sa ngã, Thiên Chúa có bỏ loài người không? (không, Thiên Chúa chẳng bỏ mà lại hứa ban Đấng Cứu Thế để cứu chuộc loài người). Đó cũng chính là bài học hôm nay: Con Thiên Chúa làm người.
chúng tôi NGHE LỜI CHÚA
Vậy để biết Ngôi Hai Thiên Chúa làm người như thế nào, chị (anh) mời các em đứng lên nghe Lời Chúa qua Thánh sử Lc 2, 4- 7.
D. CẦU NGUYỆN Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa. Vì yêu chúng con, Chúa đã sinh ra trong cảnh nghèo hèn, nơi hang đá Belem. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa sống tốt với mọi người, đặc biệt các bạn nghèo. Amen.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA: ” Ngôi lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” ( Ga 1, 4) GL: C13 – 14 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA:
Noi gương Chúa Giêsu, em sống hòa thuận với mọi người.
Viết đẹp câu: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14)
Qua bài học “Con Thiên Chúa làm người”, các em hãy cảm tạ lòng yêu thương của Chúa Cha, đã tặng ban Con Một yêu dấu của Người là Chúa Giêsu cho chúng ta. Các em hãy tin tưởng Chúa Giêsu luôn ở với các em. Chính Chúa Giêsu dạy cho các em biết sống đẹp lòng Thiên Chúa Cha như Chúa Giêsu đã sống và làm gương:
Là Con Thiên Chúa: Chúa Giêsu luôn vâng lời và làm đẹp lòng Cha.
Là anh em với loài người: Chúa Giêsu luôn yêu thương, giúp đỡ và đem niềm vui đến cho mọi người.
Các em có thể làm cho người khác nhận ra các em là con cái của Thiên Chúa, là anh em với mọi người, khi các em quyết tâm sống theo mẫu mực và lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa: Sáng Danh…..
Lời Chúa: ” Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2, 40 ) Ý chính: Cuộc sống trần thế của Đức Giêsu. Tâm tình: Noi gương Chúa Giêsu em chăm chỉ học hành và luôn biết vâng lời
Gia đình của Chúa Giêsu gồm mấy người? Các em hãy kể tên? Thánh Giuse làm nghề gì? Đức Mẹ làm gì? Còn Chúa Giêsu thì sao? Các biết không, khi sống ở trần gian Chúa Giêsu đã làm rất nhiều việc.Vậy để biết Chúa Giêsu đã làm những việc gì chị mời các em đứng chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa theo thánh sử Mc 1, 32-34
“Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2, 40 ) GL: c 15 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA:
Theo gương Chúa Giêsu, em hãy cố gắng học hành chăm chỉ.
V. KẾT THÚC Qua bài học “cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu” các em hãy dâng lên Chúa Giêsu lời cảm tạ tri ân, vì biết bao hồng ân Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Các em có thể làm cho mọi người nhận ra các em là môn đệ của Chúa Giêsu khi các em biết vâng lời ông bà, ba mẹ, thầy cô… và yêu thương giúp đỡ các bạn xung quanh. Giờ đây, mời các em đứng chúng ta cùng dâng lời cám ơn Chúa: Sáng danh…
Lời Chúa: ” Con Người phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, do các thượng tế và các kinh sư gây ra, rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại “( Mt 16, 21)
Ý chính: 1. Chúa Giêsu chịu chết vì yêu thương. 2. Chúa Giêsu chịu chết như thế nào? Tâm tình: Hãy mặc lấy tâm tình cảm tạ và sám hối. Chuẩn bị: Hình ảnh cuộc tử nạn của Chúa Giêsu
Các em hãy nhìn lên Thánh giá Chúa ,Thánh giá minh chứng cho các em thấy: Chúa Giê-su đã yêu thương chúng ta, Người đã hy sinh mạng sống vì chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta cảm nhận được điều đó. 3. Giới thiệu bài mới: Để cảm nghiệm sâu hơn tình yêu mà Chúa dành cho các em và cho tất cả mọi người, hôm nay chị mời các em chúng ta học sang bài mới “CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU”. II. EM NGHE LỜI CHÚA
Đức Tổng Giám Mục Rômêô đứng yên lặng trong ngôi nhà thờ nhỏ. Bên ngoài, xác chết của một vị Linh mục vừa bị giết nằm trên nền nhà thờ. Nhà thờ mỗi lúc thêm đông người. Họ kêu khóc vì cha xứ của họ vừa bị giết. Cha bị giết vì Cha đã giúp những người cần đến Cha. Cha là một Linh mục hoạt động cho công lý và hoà bình tại El Salva dor. Đức Tổng Giám Mục Rômeô tự nghĩ: “Chúa Giêsu luôn luôn ở với ngưòi nghèo. Vậy Hội Thánh cũng phải là của người nghèo. Tôi phải làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ dân tôi và chặn đứng những vụ giết hại này”. Và Ngài đã rao giảng hoà bình và hoạt động cho công lý, dầu biết rằng mình có thể bị nguy hiểm, nhưng theo gương Chúa Giêsu, Đấng đã sẵn sàng hy sinh mạng sống mình cho mọi người được sống. Và quả thực ngày 24 thang 3 năm 1980, khi đang dâng thánh lễ, Đức Cha Rômêô đã bị bắn chết. Những người nghèo khổ ở El Salva dor gọi Ngài là “Cha của người nghèo.”
Các em thân mến, Ai cũng muốn sống không ai muốn chết. Thế nhưng Đức Cha Rômêô dám chêt cho ngưòi nghèo, chết cho công lý, vì Đức Cha đã noi gương Chúa Giêsu, Đấng đã tự hiến mình cho toàn thể nhân loại được cứu sống. Mời các em đứng lên nghe Lời Chúa.
Sau khi nghe Lời Chúa – thinh lặng – gợi ý: Chúa Giêsu rất yêu thương chúng ta, Chúa yêu từng người trong chúng ta, và Chúa đã chết trên thập giá để cứu chuộc tội lỗi chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta nhận ra tình thương của Chúa.
D. CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu chết trên thập giá để chuộc tội chúng con. Xin cho chúng con biết cố gắng chừa bỏ thói hư tật xấu để xứng đáng thừa hưởng ơn cứu độ của Chúa. ( thinh lặng giây lát).
III. EM NHỚ LỜI CHÚA: “Tư lúc đó Đức Giê-su bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết:Người phải đi Giê-ru-sa-lem , phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và các kinh sư gây ra, rối bị giết chết,vá ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16,21) GL: cc16 – 20
Chúa Giê-suđã chịu khổ nạn để cứu chuợc chúng ta. Ngày nay còn bao người đang chịu đau khổ về thân xác và tâm hồn. Noi gương Chúa Giê-su “Mỗi ngày em dâng một hy sinh để cầu nguyện cho nhưng người đang gặp đau khổ”.
V. KẾT Các em thân mến, Hằng ngày trong thánh lễ , chúng ta tưởng niệm việc Chúa hy sinh mạng sống mình vì chúng ta và sự sống lại của Chúa.Chúng ta tôn thờ Chúa Giê-su trong Bí tích Thánh Thể, mà chúng ta sẽ được lãnh nhận khi “Đến Bàn Tiệc Thánh” Vậy để tỏ lòng biết ơn Chúa, em hãy vui tươi chấp nhận nhữnh hy sinh trái ý để dâng cho Chúa, và em hãy cố gắng tránh xa dịp tội, sẵn sàng sửa chữa những lầm lỗi, để Chúa luôn vui vì em sống tốt. Chúng ta cùng dâng lên Chúa kinh kết thúc ( Kinh Sáng danh…)
Lời Chúa: Chúa Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho người sống dậy, và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Israel ơn sám hối và ơn tha tội. ( Cv 5, 30 -31) Ý chính: 1. Chúa Giêsu sống lại 2. Ý nghĩa việc Chúa sống lại. Tâm tình: Hân hoan vui mừng vì được tham dự vào sự sống mới trong Chúa Kitô. I. ỔN ĐINH:
Lần trước các em đã học Chúa Giêsu vì yêu thương nhân loại, đến nỗi Người đã bằng lòng chịu chết và chết trên thập giá. Nhưng sau ba ngày Người đã sống lại. Hôm nay, chúng ta học bài mới “Chúa Giêsu sống lại và lên trời”
A. Dẫn nhập: Ga 20, 1- 10 Hôm ấy vào sáng ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn đang tối. Maria Madala hối hả chạy ra mộ Chúa Giêsu. Bỗng cô giật nảy mình vì tảng đá đậy cửa mộ to lớn và nặng thế kia mà ai đã lăn nó ra hẳn một bên. Sự việc quá hãi hùng, cô liền chạy về báo tin cho Phêrô và Gioan. Nghe tin, hai ông chạy vội ra mộ. Gioan nhanh nhẹn đến trước nhưng vẫn đứng ngoài chờ, Phêrô tuy đến sau lại tiến thẳng vào mộ cũng chẳng thấy Chúa đâu. Gioan vào sau, nhìn quanh thấy các khăn liệm và dây cột xác Chúa Giêsu xếp gọn gàng ngăn nắp. Gioan hô lên: Chúa đã sống lại rồi. Các em vừa mới đón nhận một tin vui khi nghe thuật lại câu chuyện. Bây giờ, chị mời các em đứng lên để lắng nghe lời Chúa qua đoạn (Ga 20,1-10). Thinh lặng – mời các em ngồi B. Công bố Lời Chúa: Cv 5, 30 – 31
C. Dẫn giải nội dung giáo lý
Lạy Chúa Giêsu, chúng con rất vui mừng vì Thiên Chúa đã làm cho Chúa sống lại từ cõi chết. và nay Chúa lên trời ngự bên hữu Chúa Cha. Xin Chúa cho chúng con luôn biết sống ngoan thảo với ông bà, cha mẹ và với mọi người xung quanh. Nhờ đó chúng con mới xứng đáng lãnh phần thưởng mai sau trên quê trời. Amen III. EM NHỚ LỜI CHÚA: Chúa Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho người sống dậy, va Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Israel ơn sám hối và ơn tha tội. ( Cv 5, 30 -31)
GL: cc 21 – 22 chúng tôi SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt: Hát: Chúa nay thật đã phục sinh.Alluia alluia. Người từ trong kẻ chết sống lại. Alluia alluia. Và niềm vui tràn lan nơi nơi. 2. Thực hành: Quyết tâm chừa tội để sống với Chúa luôn
Các em thân mến, giờ học vừa qua các em đã cảm nhận được niềm vui phấn khởi vì Chúa đã sống lại. Sức sống mới ấy đang lan toả khắp mọi nơi trên thế giới. Và sự sống mới ấy hằng ngày vẫn luôn được tiếp diễn khi các em tham dự thánh lễ. Đó cũng là bước đầu Chúa đã chuẩn bị tâm hồn cho các em để các em có đủ điều kiện, lòng ao ước sống trọn vẹn bên Chúa trong ngày rước lễ lần đầu mà các em đang mong đợi
Lời Chúa: Chúa Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho người sống dậy, và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Israel ơn sám hối và ơn tha tội. ( Cv 5, 30 -31) Ý chính: Chúa Giêsu lại đến. Tâm tình: Hân hoan vui mừng vì được tham dự vào sự sống mới trong Chúa Kitô. I. ỔN ĐINH:
2. Thánh hoá: Các em thân mến, thật hạnh phúc vì Chúa đã sống lại và lên trời để chúng ta được sống và lên trời với Chúa. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa (Thinh lặng giây lát). Và xin Thánh Thần của Chúa Kitô phục sinh đến hướng dẫn chúng ta học giáo lý của Người. 3. Ôn lại bài cũ: Tuần trước các em đã nắm được ý nghĩa việc Chúa giêsu đã sống lại như thế nào. Hôm nay, chúng ta sẽ học tiếp bài cũ. Chúng ta sẽ sang điểm thứ 3 về việc Chúa Giêsu lên trời.
chúng tôi NGHE LỜI CHÚA A. Dẫn nhập: Như các em đã biết, việc Chúa Giêsu sống lại là để thông ban sự sống mới cho chúng ta. Vì thế, nay Chúa về trời ngự bên hữu Chúa Cha cũng là để cầu bầu cho chúng ta được thông phần vào sứ sống ấy của Chúa. Nhưng để biết việc Chúa về trời như thế nào. Chị mời các em đứng lên, chúng ta cùng lắng nghe tiếng Chúa.
Lạy Chúa, khi các tông đồ nhìn thấy vinh quang của Chúa sáng chói trên bầu trời thì lòng các ông cứ ngẩn ngơ nhìn theo mãi. Thế nhưng nhiệm vụ của các ông lúc này là phải trở về với thực tại mà đi loan báo Tin Mừng. Loan báo những gì mà các ông đã tận mắt chứng kiến và nhìn thấy những kỳ công vĩ đại của Chúa. Xin cho cuộc sống hằng ngày của chúng con cũng trở thành lời loan báo, nhờ biết nêu gương sáng cho mọi người, để chớ gì ơn Chúa ban cho chúng con không ra vô ích nhưng sinh được nhiều kết quả như lòng Chúa mong muốn. Amen
Chúa Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho người sống dậy, và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Israel ơn sám hối và ơn tha tội. ( Cv 5, 30 -31) GL: cc 23 -24
Lời Chúa: Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu.Lại có tiềng từ trời phán rằng: Con là con của cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con. ( Lc 3,22) Ý chính:
Đúng rồi, chúng ta còn thuộc gia đình dân Thiên cChúa nữa. Nơi đây, chị em ta cũng được huớng dẫn dạy dỗ dể sống ngoan, sống tốt. Và người đó chính là Chúa Thánh Thần. Nhưng các em có nhìn thấy Ngài không và các em có biết Ngài là ai không? Vậy thì chị em mình thử đi hỏi Chúa Giêsu xem Chúa trả lời ra sao? Chịu mời các em đứng, chúng ta cùng nghe lời Chúa. Công bố Lời Chúa: Ga 15, 26.
Lạy chúa thánh thần, hôm nay chúng con biết ngài là ngôi Ba Thiên Chúa,cùng một bản tính và một quyền năng như chúa cha và chúa con. Đặc biệt ngài hằnghướng dẫn đời sống và hoạt động của Chúa Kito. Xin ngài cũng hướng dẫn chúng con và dạy chúng con biết sống ngoan thảo để chúng con xứng đáng là đền thờ của ngài,Amen.
chúng tôi NHỚ LỜI CHÚA: “Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu.Lại có tiềng từ trời phán rằng: Con là con của cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra con”
GI: cc 25-26
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA 1. Sinh hoạt: Băng reo:CHÚA THÁNH THẦN. QT:Chúa Thánh Thần. / TC: Ngôi Ba TC QT: Chúa Thánh Thần. / TC: Đấng ban sự sống. QT: Chúa Thánh Thần. / TC: Quyền năng. QT: Chúa Thánh Thần. / TC: Ngôi ba TC- đấng ban sự sống – quyền năng .A A A 2. Thực hành: Em luôn cầu xin Chúa Thánh Thần trước khi làm việc 3.Bài tập về nhà: em viết thật đẹp Kinh Chúa Thánh Thần
V. KẾT THÚC: Tóm ý chính – Kinh Sáng Danh – Dấu Thánh giá – chào ra về.
Lời Chúa: “Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu. Lại có tiềng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con. ( Lc 3,22) Ý chính: 1. Chúa Thánh Thần xây dựng Hội Thánh. 2. Thái độ đối với Chúa Thánh Thần. Tâm tình: Vui mừng cảm tạ và luôn tin theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
A. Dẫn nhập: Cv 2, 1- 47. Các em thân mến, hôm nay chị sẽ kể cho các nghe một câu chuyện nha. Sau khi chúa Giêsu về trời, các tông đồ vâng lệnh chúa, tụ hợp trong nhà tiệc ly, cầu nguyện cùng đức mẹ.. Lúc 8 giờ sáng, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả canh nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy thánh thần,họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. Và thánh phêrô đã giảng về Đức Kitô chịu đau khổ, chịu chết và sống lại để chuộc tội loài người. Ai nấy nghe ông giảng, thì hết sức cảm động và đem lòng tin cậy Chúa. Và hôm đó có thêm khoảng ba ngàn ngươì theo đạo. Nhờ đâu mà các tông đồ nói được các tiếng lạ, khiến mọi người kinh ngạc như thế? Bởi đâu thánh Phêrô giảng cách hùng hồn như vậy, thuyết phục gần ba ngàn người như thế? Tất cả nhờ ơn CTT…thánh thần đã giúp các tông đồ nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã nói, đã dạy. Vậy Chúa Giêsu đã dạy những gì. Chị mời các em đứng lên nghe lời Chúa.
– Thinh lặng – gợi ý: Các em thân mến, Thánh Thần đã hướng dẫn Chúa Giêsu suốt cả cuộc đời thì Ngài cũng không ngừng hướng dẫn, thúc đẩy, và xây dựng Hội Thánh, vì Chúa Giêsu là đầu Hội Thánh. Chúng ta tiếp tục học hỏi về Chúa Thánh Thần, xin Ngài giúp chúng ta nhận ra hoạt động của Ngài.
D. CẦU NGUYỆN: Các em thân mến, Chúa Thánh Thần hướng dẫn cuộc đời Chúa Giêsu và Hội Thánh. Chúng ta hãy khẩn khoản dâng Chúa lời nguyện xin: Lạy Chúa Thánh Thần. xin ngự đến và đốt lửa kính mến Chúa trong lòng chúng con. (Có thể cho hát về Chúa Thánh Thần)
Bình an, hy vọng Suối nguồn tin yêu. Bài hát sau câu hò: Ngôi Ba (dô ta) ngự xuống toàn dân (dô ta) Ta thành dân mới (dô ta), đầy ơn Thánh Thần (dô ta) Lên đường mở rộng biên cương Nước Trời (dô ta). 2. Thực hành: Em luôn nhớ cầu nguyện với Chúa Thánh Thần 3. Bài tập về nhà: Viết một cầu nguyện với Chúa Thánh Thần
V. KẾT THÚC: Tóm ý chính – Kinh Sáng Danh – Dấu Thánh giá – Chào và ra về.
Lời Chúa: “Cầu chúc toàn thể anh em được tràn đầy ân sủng của Chúa Giêsu Kitô , đầy tình thương của Thiên Chúa và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần. Amen ( 2 Cr 13, 13 ) Ý chính: Chúa Giêsu dạy cho biết mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Tâm tình: Tôn thờ, yêu mến Chúa Ba Ngôi. I. ỔN ĐINH 1. Đón tiếp 2. Thánh hóa: Hát Kinh Chúa Thánh Thần hoặc cầu nguyện Lạy Chúa Giêsu, khi làm dấu Thánh giá, chúng con tuyên xưng Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Xin dạy con biết Chúa hơn, mến Chúa hơn và sống đẹp lòng Chúa hơn. Chúng con cám ơn Chúa. Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. 3.Giới thiệu bài mới Các em đã học về Thiên Chúa là Cha rất yêu thương – Chúa Giêsu là Đấng cứu chuộc ta, Người là Ngôi Hai Thiên Chúa – và Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, Đấng thánh hóa. Hôm nay chúng ta cùng học và tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi.
D / Cầu nguyện Lạy Chúa Giêsu ! chúng con cám ơn Chúa vì nhờ Chúa mà chúng con biết Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa duy nhất, là Thiên Chúa luôn yêu thương và muốn chúng con được hạnh phúc. Chúng con xin tạ ơn Chúa, thờ lạy và ngợi khen danh thánh Ba Ngôi, qua việc chuẩn bị và tôn trọng tâm hồn mình xứng đáng để Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần ngự trị.Amen.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA GL cc 29-30 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
Băng reo: NĐK: Con tin TẤT CẢ: Chúa Cha (để tay lên trán ) NĐK: Con Tin TẤT CẢ: Chúa Con ( Để tay lên ngực) NĐK: Con tin TẤT CẢ: Chúa Thánh Thần (để tay lên hai vai)
NĐK: Con Tin TẤT CẢ: Chúa Ba Ngôi (ngửa hai tay lên trời).( Thiếu nhi vui chơi)
Em làm dấu thánh gía nghiêm túc và kính cẩn. Làm 3 việc hy sinh trong tuần.
Các em thân mến, chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngài luôn yêu thương và là mẫu mực cho đời sống chúng ta. Các em luôn nhắc nhớ mình sống ngoan ngoãn và dễ thương với cha mẹ, gia đình và biết giúp đỡ bạn bè, luôn hiệp nhất yêu thương nhau vì tâm hồn chúng ta là đền thờ Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Chúng ta dâng Chúa Ba Ngôi Kinh Sáng danh thật sốt sắng để kết thúc giờ học.
…………………………
Bài 8: THIÊN CHÚA BA NGÔI (tiết 2 )
Lời Chúa: “Cầu chúc toàn thể anh em được tràn đầy ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần. Amen ( 2 Cr 13, 13 ) Ý chính: 1. Hoạt động của Ba Ngôi Thiên Chúa . 2. Mầu nhiệm hiệp thông. Tâm tình: Tôn thờ, yêu mến Chúa Ba Ngôi.
A. Dẫn nhập: Câu chuyện VỊ THÁNH BẤT ĐẮC DĨ Có một anh chàng nhà quê rất nghèo, nên không được đi học, anh chỉ âm thầm với công việc nhà và có khi đi làm mướn… Lần kia, người Cậu đi tu về rủ anh đi tu ở Dòng của Cậu. Được phép của bố mẹ anh lên đường theo cậu. Khi ở nhà dòng anh chỉ có một việc là đi chăn đàn cừu và anh chu toàn bổn phận thật tốt. Bỗng một hôm, có Đức Giám mục về thăm nhà Dòng, tối hôm đó ngài không ngủ được, ngài đi dạo trong vườn thì thấy Thầy đang nhóm lửa sưởi cho mấy con cừu mới đẻ, Ngài đến nói chuyện với Thầy. ĐGM: Này, Thầy suy niệm về Chúa Ba Ngôi như thế nào? Nghe ĐGM hỏi, Thầy đứng phắt dậy cởi chiếc mền đang quấn trong người rồi xếp làm ba và giải thích: Ba Ngôi là ba nếp gấp bằng nhau trong một cái mền là một Chúa, một Chúa mà Ba Ngôi chúng tôi cứ hiểu đơn giản thế thôi và con rất yêu mến Chúa Ba Ngôi. Con luôn cầu nguyện với Ngài. Câu chuyện thật đơn sơ phải không các em? Giờ đây chúng ta cùng lắng nghe Lời của Chúa Giêsu thưa với Cha Người. Mời các em đứng.
B. Côn g bố Lời Chúa: Lc 10, 21 – Thinh lặng – gợi ý cầu nguyện Chúng ta cảm tạ Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Lạy Chúa Giêsu ! Chúng con xin cảm tạ Chúa, vì biết bao ơn huệ Chúa đã xuống trên chúng con, cho chúng con được làm người và được làm con Chúa. được biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi; Ngôi Cha là đấng sáng tạo, đã tạo dựng chúng con giống hình ảnh Cha, Chúa Con đến để chịu chết để cứu chuộc chúng con là Đấng cứu chuộc và Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóavà bảo trợ chúng chúng tôi cho chúng con biết sống ngoan thảo với Chúa và là những đứa con ngoan trong gia đình biết yêu thương nhau và giúp đỡ mọi người. Amen.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA: “Anh em hãy xem, Chúa Cha yêu thương chúng ta dường nào Người yêu dấu đến nỗicho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa ! mà thật sự chúng ta là con Thiên Chúa “!
Cả lớp đứng tại chỗ: A. Nhìn bầu trời xanh (mắt hướng lên trời, đầu hơi lắ lư) – Em thấy Chúa quyền the (tay phải đưa lên cao) B.Nhìn ánh trăng sao (như câu A)- Em thấy Chúa yêu thương (hai tay vòng lại vắt chéo trước ngực) C. trông muôn cây xôn xao …) đưa tay phải chỉ ra ngoài quay một vòng) – D.Em xin dâng lên Ngài (dang hai tay lên cao, ngửa lòng bàn tay) – Ngàn ý đắm yêu thương (vòng tay lại vắt chéo lên ngực). (sưu tầm) 2. Thực hành: Em hãy ý thức khi làm dấu Thánh giá để tuyên xưng Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. 3. Bài tập về nhà: Các em về nhà viết thật đẹp câu 1 Cr 3, 16
Chúa cho chúng ta được học biết về Ngài , biết Thiên Chúa là Cha yêu thương tạo dựng nên chúng ta, biết Chúa Giêsu cứu chuộc chúng ta, Chúa Thánh Thần thánh hóa chúng ta. Thiên Chúa muốn chúng ta sống yêu thương hiệp nhất theo mẫu mực của Chúa Ba Ngôi. Chúng ta cảm tạ Chúa qua lời chúc tụng và dấu Thánh giá, để tôn vinh Chúa Ba Ngôi.
…………………………
A. Dẫn nhập:. Hôm ấy, ở một nơi vắng vẻ, sau khi cầu nguyện xong, Chúa Giêsu quay sang hỏi các tông đồ bên cạnh: Các con nghe họ nói gì về Thầy không? Người ta nói Thầy là ai? Các ông kể lại cho Chúa nghe các dư luận về Chúa: họ nói Thầy là Elia, là Gioan Tẩy Giả, có người thì nói Thầy là Tiên tri nào đó. Chúa Giêsu hỏi các Tông Đồ: “Còn các con, các con nói Thầy là ai?” Nghe Chúa hỏi, ông Phêrô đáp ngay: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Các em thử đoán xem câu trả lời của ông Phêrô đúng không? Đúng rồi, chính Chúa Giêsu khen là Phêrô giỏi lắm, Phêrô đã trả lời trúng câu hỏi của Chúa và để thưởng cho Phêrô, Chúa Giêsu đã hứa rằng: “Này anh Simon, con ông Giô-na, anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thằng nổi (Mt 16,18) Việc thiết lập này được khởi đi từ việc Chúa Giêsu chọn 12 tông đồ. Chúng ta cùng nhau lắng nghe Lời Chúa qua Thánh sử Mác-cô B. Công bố Lời Chúa: Mc 3, 13 -19
C. Diễn giải nội dung giáo lý
chúng tôi NHỚ LỜI CHÚA: ” Người lập nhóm mười hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ qủy.” (Mc 3, 14-15) / GL cc 33 – 34 chúng tôi SỐNG LỜI CHÚA V.KẾT THÚC: Đọc Kinh Sáng Danh
“Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người ” (1Pr 2,9b)
chúng tôi SỐNG LỜI CHÚA
Sinh hoạt: Sách sinh hoạt cấp I tr. 32: HÁT: Hội Thánh
Em hân hoan vui sống, vui sống trong lòng Hội Thánh. Em trung kiên sống thánh xứng đáng với Hội Thánh Cha. Hội Thánh Chúa Kitô bền vững đến thiên thu. Quỉ sứ dẫu mưu mô trăm phần sẽ thua.
Lời Chúa “Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đưc Kitô, ai nấy liên đới với nhau như những bô phận của một thân thể.”(Rm12, 2-5) Ý chính: Tín hữu công giáo là ai? Tâm tình: Yêu mến và sống liên kết với mọi thành phần trong Hội thánh
1. Đón tiếp 2. Thánh hoá: Lạy Chúa, chúng con xin dâng giờ học này lên Chúa, xin Chúa chúc lành cho chúng con. – Kinh ” Lạy Cha” 3.Dẫn vào bài mới: Hôm trước các em đã học bài gì? Cộng đoàn Hội Thánh. Hôm nay chúng ta sẽ học về Tổ Chức Hội Thánh, các em cùng lắng nghe.
A. Dẫn nhập: Các em thuộc dân tộc nào? Dân tộc Kinh Quốc tịch nào? Việt Nam Các em có hãnh diện vì chúng ta là người Việt Nam không? Là người công dân Việt Nam, em yêu mến tổ quốc Việt Nam, chúng ta tự hào vì dân tộc của mình với những chiến công hiển hách qua bao đời mà sử sách còn ghi lại. Là người Công giáo, chúng ta vui sướng hạnh phúc vì được làm con Hội Thánh. Chúng ta có một đoàn anh em đông đảo cùng chung niềm tin với mình. Là người Công giáo Việt Nam, chúng ta lại tự hào vì dòng máu anh hùng của các Thánh tử đạo Việt Nam, các ngài đã can đảm anh dũng tuyên xưng niềm tin của mình để trở thành hạt giống đức tin cho chúng ta. Chúng ta thât hạnh phúc vì chúng ta thuộc về thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô, trong đó, mỗi người tuỳ theo bổn phận của mình mà chu toàn cách tốt nhất, như Thánh Phaolô nói với giáo đoàn Roma. Mời các em đứng lắng nghe Lời Chúa. B. Công bố Lời Chúa Rm 12, 4-8. “Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Ki-tô, mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thân thể. Chúng ta có những đặc sủng khác nhau, tuỳ theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người. Được ơn làm ngôn sứ, thì phải nói sao cho phù hợp với đức tin. Được ơn phục vụ, thì phải phục vụ. Ai dạy bảo, thì cứ dạy bảo. Ai khuyên răn, thì cứ khuyên răn. Ai phân phát, thì phải chân thành. Ai chủ toạ, thì phải có nhiệt tâm. Ai làm việc bác ái thì vui vẻ mà làm”. Thinh lặng giây lát – mời các em ngồi
Lạy Chúa nhờ bí tích Rửa Tộichúng con được làm con Hội Thánh. Xin ban cho chúng con, được trung thành yêu mến Chúa và Hội Thánh, đoàn kết yêu thương nhau, sống công bình bác ái, luôn biết tìm hiểu và vâng nghe các giáo huấn của Hội Thánh với tình con thảo để luôn biết sống tâm tình cảm tạ Chúa muôn đời.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA: “Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đưc Kitô, ai nấy liên đới với nhau như những bô phận của một thân thể.”(Rm12, 2-5)
GL: cc 37 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt: Tất cả trong Đức Kitô NĐK: Đối với tôi. / Tất cả: An trong Đức Kitô (tay phải đưa lên miệng) NĐK: Đối với tôi. / Tất cả: Uống trong Đức Kito (tay phải đưa lên miệng) NĐK: Đối với tôi. / Tất cả:Làm trong Đức Kitô ( 2 tay cử điệu làm việc) NĐK: Đối với tôi. / Tất cả: Là trong Đức Kitô ( vung tay nhảy lên hai lần) 2.Thực hành: “Em siêng năng cầu nguyện và vâng phục Hội thánh” 3.Bài tập về nhà: …
V. KẾT THÚC: Kinh sáng danh
Lời Chúa: “Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà cá bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đưc Kitô, ai nấy liên đới với nhau như những bô phận của một thân thể.”(Rm12, 2-5) Ý chính: Các thành phần trong Hội thánh. Tâm tình: Yêu mến và sống liên kết với mọi thành phần trong Hội thánh
2. Thánh hóa: Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa thương nhìn đến Hội Thánh và làm cho mỗi thành phần trong Hội Thánh đều nên Thánh. Xin cho chúng con lòng yêu mến Hội Thánh là Mẹ sinh ra chúng con trong đức tin, để chúng con nên thánh như Chúa muốn. Kinh “Lạy Cha”
3. Dẫn vào bài mới Chúng ta đã học biết Tín hữu Công giáo là ai. Hôm nay chúng ta cùng học hiểu “Các thành phần Hội thánh”.
II. EM NGHE LỜI CHÚA A. Dẫn nhập
Bất cứ một quốc gia nào cũng đều luật pháp, có cơ cấu tổ chức. Trong công sở, một trường học các em cũng nhận thấy hệ thống tổ chức, điều hành như thế, để đảm bảo trật tự và thăng tiến con người về mọi mặt. Giáo hội hiện diện ở trần gian cách hữu hình nên cũng có cơ cấu, phẩm trật như chúng ta đang sống. Đó chính là những tổ chức của Giáo hội. Tổ chức ấy được sánh ví như thế nào chúng ta cùng lắng nghe lời thánh Phaolô tông đồ nói với giáo đoàn Roma.
B. Công bố Lời Chúa Rm 12, 4-8. – Thinh lặng giây lát. C.Diễn giải nội dung
D. Cầu nguyện: Hát: Con yêu Nhà Chúa
Con yêu là yêu nhà Chúa. Con yêu là yêu đền thờ. Con yêu là yêu Giáo Hội. Chính là thân thể của Đức Kitô (Ca hát: “đến bàn tiệc thánh” b.52, trang 36) Lạy Chúa Giêsu là đầu Hội Thánh. Xin cho chúng con luôn biết vâng nghe các giáo huấn của Hội Thánh qua các đấng kế vị của Chúa để luôn biết sống ngoan hầu góp phần xây dựng Hội Thánh ngày tốt hơn. III. EM NHỚ LỜI CHÚA: “Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà cá bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô, ai nấy liên đới với nhau như những bô phận của một thân thể.”(Rm12, 2-5) – GL: cc 37_41
1. Sinh hoạt: GIÁO HỘI NGÀY NAY NĐK: Giáo hội ngày nay – Tất cả: Làm gì,làm gì (hô to) NĐK:Giáo hội ngày nay – Tất cả: Mời gọi tình thương (2 tay giơ lên cao) NĐK: Giáo hội ngày nay – Tất cả:Phát triển công cộng( nắm tay nhau lắc mạnh) NĐK: Giáo hội ngày nay – Tất cả: Thăng tiến con người(cười vui và vỗ tay)
2.Thực hành: “Em siêng năng cầu nguyện và vâng phục Hội thánh” Đây là Lời Chúa đã dạy chúng ta Tuần này các em tập sống khiêm nhường, lễ phép với mọi người.
3. Bài tập ở nhà: Em hãy nêu thành phần trong Hội thánh gồm những ai?
Hôm nay, chúng ta đã học về tổ chức Hội thánh các em nhớ ngoan ngoãn, vâng phục Hội thánh và cầu nguyện cho mọi thành phần trong Hội thánh biết tích cực góp phần xây dựng Hội thánh ngày tốt hơn. _ Kinh sáng danh.
Lời Chúa: ” Tất cả cac ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Chúa Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” (Cv1,14) Ý chính: Những đặc ân của Mẹ Maria. Tâm tình: yêu mến và tôn kính đức Maria.
1. Đón tiếp: 2. Thánh hoá: Lạy chúa Giêsu, hôm nay chúng con lại đến đây để học giáo lý, xin Chúa hãy chúc lành cho giờ học này của chúng con để mỗi ngày chúng con biết Chúa hơn, yêu Chúa hơn vàchúng con sống tốt hơn. – Kinh Kính Mừng. 3. Dẫn vào bài mới: Chúng ta đã học hiểu về Hội Thánh và Chú Giêsu là đầu Hội Thánh. Hôm nay chúng ta sẽ học và chiêm ngưỡng Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Hội Thánh.
A. Dẫn nhập: Em yêu ai nhấ trên đời? Mẹ. Tại sao? …. Chị mời các em cùng hát: “Em có ba là em có má, Má yêu em yêu nhất trên đời. từ ngày sinh ra mẹ nâng như trứng, mẹ hứng như hoa, mẹ ôm vào lòng”. Ai cũng có một người mẹ, người sinh ra ta. Và Chúa Giêsu cũng có một người mẹ. Người mẹ ấy là ai mà nhiều người tôn kính và hết lòng yêu mến. Mời các em Thánh sử Luca kể về người. B.Công bố Lời Chúa: Lc 1,26-33.38 C. Diễn giải:
D.CẦU NGUYỆN: Với tấmlòng yêu mến Mẹ, chúng ta cùng hát một bài dâng kính Mẹ
EM NHỚ LỜI CHÚA: Tất cả cac ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Chúa Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” (Cv1,14) / GL: c 42
Lời Chúa: ” Tất cả cac ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Chúa Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” (Cv1,14)
Ý chính: 1. Vị trí của Đức Mẹ trong Hội Thánh 2. Lòng tôn kính Đức Trinh Nữ Maria Tâm tình: Yêu mến và tôn kính Đức Maria.
1.Đón tiếp: 2.Thánh hoá: Lạy Chúa Giêsu, hôm nay chúng con lại tụ họp nhau để học biết giáo lý của Chúa. Chúng con không thể yêu mến Chúa nếu chúng con không biết Chúa. Xin Chúa chúc lành và thánh hoá giờ học này của chúng con, giúp chúng con mỗi ngày một yêu mến Chúa hơn. 3.Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tiếp tục học về Đức Maria trong đời sống Hội Thánh và lòng yêu mến chúng ta dâng tiến Mẹ.
– thinh lặng – gợi ý: Qua bài Lời Chúa các em vừa đọc, chúng ta thấy Đức Maria đã hiện diện cùng với các Tông đồ của Chúa Giêsu để cầu nguyện. Chúng ta cũng xin Mẹ giúp chúng ta biết luôn quây quần bên Mẹ, để Mẹ giúp chúng ta cầu nguyện. Sốt sắng, đẹp lòng Chúa Giêsu.
” Tất cả cac ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Chúa Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” (Cv1,14)
GL: cc 43+44 chúng tôi SỐNG LỜI CHÚA
V. KẾT THÚC: Đức Maria thật diễm phúc vì là Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Giáo Hội. Chúng ta là con cái của Mẹ hãy biết sống tốt với Mẹ mình. Chúa Giêsu rất vui, rất hài lòng, khi thấy chúng ta luôn đến với Mẹ Người, vì Chúa Giêsu rất yêu Mẹ, và mong cho Mẹ mình được mọi người yêu mên, tôn kính. Chúc các em vui khỏe trong tình yêu của Mẹ. Chúng ta đọc Kinh Sáng Danh…
Lời Chúa: “Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22-23) Ý chính: Quyền tha tội Tâm tình: Cảm tạ và tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa
1. Đón tiếp: 2. Thánh hoá: GLV hướng ý cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-Su, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tin rằng Chúa đang hiện diện nơi đây,Chúa nhìn thấy từng người chúng con. Xin Chúa ban ChúaThánh Thần đến hướng dẫn chúng con trong giờ học Giáo lý hôm nay, để chúng con biết lắng nghe điều Chúa dạy. A-Men. 3. Giới thiệu bài mới: Các em thân mến, hôm nay anh (chị) mời các em, chúng ta cùng học bài 12 với tựa đề: Ơn tha tội, để hiểu rõ lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa dành cho chúng ta, và chỉ nơi Thiên Chúa chúng ta mới tìm được tình yêu thương đó.
Văn hào Victor Hugo viết một tác phẩm tường thuật câu chuyện về cuộc đời của một nhân vật tên là Văn Giang, một tên cướp sát nhân đã từng ở tù 19 năm. Khi vừa được thả ra, anh đã bị mọi người khinh dể xa lánh: bước vào tiệm ăn, anh liền bị chủ tiệm xua đuổi; Vào trong nhà trọ thì người gác cửa đóng sập cửa ngay trước mặt; Đi qua ổ chó, thấy bộ dạng bề ngoài nhếch nhác của anh, chúng liền thi nhau sủa inh ỏi… Chỉ khi bước vào nhà Đức Giám Mục My-ri-ê, anh mới được tiếp đãi nồng hậu như một con người: Anh được ăn một bữa thật ngon, được nằm trên một chiếc giường êm ấm. Nhưng rồi đêm hôm ấy, nhìn thấy các chân đèn bằng bạc quý giá, anh không cưỡng nổi máu tham, đã nhẹ nhàng lấy 5 cái chân đèn cho vào bao và vác lên vai chuồn mất. Nhìn thấy bộ dạng khả nghi của anh, cảnh sát liền khám xét và bắt được mấy chân đèn bạc giấu kỹ trong bao. Anh liền bị giải đến trước mặt vị Giám Mục để làm rõ. Nhưng Ngài không những không la mắng kết tội, mà còn bao che tội của anh bằng cách nhận trước cảnh sát là đã tặng anh mấy cái chân đèn bạc kia. Hơn nữa Ngài còn tặng thêm 2 chân đèn nữa cho đủ bộ và nói nhỏ với anh: ” Ta không kết tội con đâu. Nhưng phải mau ăn năn sám hối để làm lại cuộc đời”. Sau khi được thả, anh luôn suy nghĩ về những lời nhắn nhủ của vị Giám Mục và xúc động trước tình thương khoan dung của Ngài. Anh quyết tâm hối lỗi và trở thành người lương thiện. Các em thân mến, Tại sao anh Văn Giang quyết tâm sửa đổi? ( đó là nhờ lòng khoan dung của vị Giám Mục). Thiên Chúa của chúng ta cũng giàu lòng yêu thương và Ngài sẵn sàng tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta biết ăn năn sám hối , biết nhận ra mình yếu đuối và trông cậy vào Chúa. Các em có thấy Thiên Chúa của chúng ta tuyệt vời không? Mời các em đứng chúng ta cùng lắng nghe lời Chúa và tìm hiểu về lòng yêu thương tha thứ của Thiên Chúa.
Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” Thinh lặng – gợi ý: Chúa Giêsu sống lại đem lại bình an và niềm vui cho các môn đệ, giữa lúc các môn đệ lo âu, sợ hãi. Sự hiện diện của Chúa làm cho các môn đệ được hạnh phúc. Mỗi người chúng ta trong cuộc đời, cho dầu còn bé nhỏ, cũng cần có Chúa Giêsu phục sinh hiện diện. Chúng ta hãy sẵn sàng để Chúa ở giữa chúng ta và hướng dẫn chúng ta.
D. Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, chúng con hết lòng tạ ơn lòng nhân từ thương xót vô biên của Chúa, đã trao ban quyền tha tội cho Hội Thánh. Xin cho chúng con lòng tin tưởng, khiêm tốn đến với Hội Thánh để được ơn tha thứ và sống đời sống mới. chúng tôi EM NHỚ LỜI CHÚA: “Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22-23) / GL: c 45 chúng tôi SỐNG LỜI CHÚA
NĐK: Bỏ / TC : Giận hờn ( tay phài làm động tác ném)
NĐK: Tránh / TC : Kêu ca (tay trái xua trước mặt)
NĐK:Xa / TC : Thù hận (Tay phải đấm vào lòng tay trái)
NĐK: Chúng ta / TC : Thứ tha ( 2 tay nắm người bên cạnh rồi cùng hát một bài).
Mỗi tối trước khi ngủ, em xét mình, xin Chúa tha thứ những lỗi lầm mà em đã xúc phạm đến Chúa và quyết tâm ngày mai sẽ sống tốt hơn.
Lời Chúa: “Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22-23) Ý chính: Lãnh nhận ơn tha tội Tâm tình: Cảm tạ và tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa
Trong bộ truyện sưu tập về các vị ẩn tu , có một chuyện kể rằng: Có hai tội nhân nọ quyết tâm vào sa mạc để ăn chay đền tội. Nguyên một năm ròng rã mỗi người giam mình trong một túp lều, ngày đêm đánh tội cầu nguyện. Ngày ngày các tu sĩ của một nhà dòng mang thức ăn và nước uống cho hai ông. Sau đúng một năm thử thách, các tu sĩ nhận thấy có sự khác biệt giữa hai người: một thì khoẻ mạnh vui vẻ- một thì lại ốm o buồn phiền. Cả hai đến trình diện trước bề trên của cộng đoàn chờ đợi phán quyết họ có xứng đáng gia nhập vào cộng đoàn không. Khi được hỏi trong suốt năm qua đã suy niệm và nghĩ những gì, ông ốm o buồn phiền trả lời như sau: trong suốt một năm qua, ngày ngày tôi nhớ lại tội tôi đã phạm, từng giây từng phút tôi nghĩ đến hình phạt tôi sẽ gánh chịu. Tôi sợ hãi đến độ mất ăn mất ngủ. Tôi nghĩ tội tôi phạm quá nhiều, sợ Thiên Chúa không tha thứ cho tôi. Đến lượt mình, ông kia trình bày như sau: suốt năm qua từng giây phút tôi hằng nhớ đến những ơn lành và tình thương của Chúa. Dù biết rằng tôi tội lỗi, bất xứng trước mặt Chúa, tôi vẫn tin rằng Chúa đầy khoan nhân sẽ tha thứ cho tôi. Tôi được an bình và tôi cảm thấy đời vui sướng hạnh phúc. Các em thân mến, Càng ý thức về thân phận tội lỗi yếu hèn của mình, chúng ta càng cần nhìn nhận tình yêu của Thiên Chúa. Dù chúng ta có tội lỗi xấu xa thế nào, thì Thiên Chúa vẫn yêu thương và đón nhận chúng ta. Chúa sẵn sàng tha thứ cho ta, vì chính Chúa Giêsu Phục Sinh đã ban cho hội thánh tha tội chúng ta như lời Chúa sau đây. Anh ( Chị ) mời các em đứng, chúng ta cùng đọc Lời Chúa.
B. Công bố Lời Chúa: Ga 3, 16-17 Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.
Các em có nhận ra tình thương của qua bài Tin Mừng chúng ta vừa cùng nhau đọc không? Chúa Cha quá yêu thương chúng ta đến nỗi ban Con Một, để ai tin Con của Người thi khỏi phải chết. Chúng ta xin Chúa ban thêm đức tin, để chúng ta mở lòng đón nhận ơn tha thứ của Chúa.
” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22-23) GL: cc 45 -47
1. Sinh hoạt: Băng reo: Tha thứ – NĐK: Bỏ / -TC : Giận hờn (tay phài làm động tác ném) – NĐK: Tránh / -TC : Kêu ca (tay trái xua trước mặt) – NĐK:Xa. / -TC : Thù hận (Tay phải đấm vào lòng tay trái) – NĐK: Chúng ta / -TC : Thứ tha ( 2 tay nắm người bên cạnh rồi cùng hát một bài). 2. Thực hành Mỗi tối trước khi ngủ, em xét mình, xin Chúa tha thứ những lỗi lầm mà em đã xúc phạm đến Chúa và quyết tâm ngày mai sẽ sống tốt hơn.
LờiChúa: “Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người con và tin vào người Con , thì được sống muôn đời và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga,40) Ý chính: 1. Niềm tin vào Chúa Giêsu Phục sinh. 2.Tín điều thân xác con người sẽ sống lại Tâm tình:Tạ ơn Chúa vì Chúa cho em có thể được sống mãi với Chúa.
I ỔN ĐỊNH. 1 Đón tiếp: 2.Thánh hoá: Lạy Chúa Giêsu , hôm nay chúng con lại được quy tụ nơi đây để học hỏi và lắng nghe lời Chúa. Xin Chúa giúp chúng con qua bài học hôm nay, biết yêu Chúa hơn và yêu mến anh em mình hơn. 3.Dẫn vào bài bài mới: Lần trước chúng ta đã học bài gì ? (“Ơn tha tội” ) Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ cho những lầm lỗi của chúng ta để chúng ta được sống hạnh phúc bên Chúa mãi mãi. Sống hạnh phúc bên Chúa chính là ‘ Ơn phục sinh và đời sống vĩnh cửu”.
II. EM NGHE LỜI CHÚA
III EM NHỚ LỜI CHÚA
“Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga,40)
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
V KẾT THÚC Chúa Giêsu đã phục sinh , là con cái của Chúa chúng ta sẽ được sống lại với Chúa. Chị mời các em cùng đứng để chúc tụng tạ ơn Chúa. Đọc kinh sáng danh. ( Chào nhau)
Đến ngày mùa , tôi sẽ bảo thợ gặt hãy gom cỏ lùng lại, bó thành từng bó mà đốt đi , còn lúa thì thu vào kho lẫmcho tôi” (Mt 13,30 ) Ý Chính: 1. Thiên đàng – hoả ngục – luyện ngục 2. Phán xét chung Tâm tình: Xin Chúa giúp ý thức về 4 sự sau I. ỔN ĐỊNH: 1. Đón tiếp:
B.Công bố Lời Chúa: Lc 16,20-26 (Thinh lặng gợi ý:)
Chúa Giêsu vừa gửi đến chúng ta một dụ ngôn để giáo dục chúng ta, giúp ta hiểu “chết không phải là hết, nhưng phải biết sống tốt để xứng đáng vào Nước Trời, nơi Chúa đã đi trước để chuẩn bị cho chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu được điều Chúa dạy chúng ta trong bài giáo lý này. C. Dẫn giải nội dung giáo lý
D Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết và phục sinh để cứu độ chúng con. Xin Chúa dạy chúng con biết chết đi cho tội lỗi và sống trong ân sủng để sau này được hưởng hạnh phúc trên thiên đàng với Chúa III EM NHỚ LỜI CHÚA: Đến ngày mùa , tôi sẽ bảo thợ gặt hãy gom cỏ lùng lại, bó thành từng bó mà đốt đi , còn lúa thì thu vào kho lẫmcho tôi” (Mt 13,30 ) GL: 48 – 53 IV EM SỐNG LỜI CHÚA
Làm người ai cũng một lần, một lần sống chết, một lần phán xét. Nếu ai trung tín, ngoan hiền, được tặng ban. Tặng ban Nước Chúa. Nếu ai tội lỗi, biếng lười bị phạt gian khổ đau đời đời. 2. Thực hành: Em luôn xét mình trước khi đi ngủ để sám hối và thay đổi đời sống. 3. Bài tập ở nhà: Ghi bản xét mình hằng ngày vào tập làm bài V KẾT THÚC Các em thân mến , qua bài học hôm nay chúng ta biết thêm được là nhờ sự phục sinh của Chúa thân xác chúng ta mai ngày cũng được phục sinh.Vậy ngay từ bây giờ chúng ta cố gắng sống ngoan vâng lờiChúa để cùng Chuá sống hạnh phúc đời đời. Đọc kinh Sáng danh ( chào nhau)
Bạn đang xem bài viết Dấu Thánh Giá – Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!