Cập nhật thông tin chi tiết về Công Nghệ 11/Phần 1/Chương 1/Bài 3 mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (thước, êke, compa,…), bút chì cứng và bút chì mềm, tẩy,… Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4, giấy kẻ ô hoặc kẻ li Tài liệu: Sách giáo khoa Công nghệ 11 Đề bài: Vật mẫu hoặc hình biểu diễn ba chiều của vật thể
Lập bản vẽ trên khổ giấy A4 ba hình chiếu và các kích thước của vật thể đơn giản từ vật mẫu hoặc từ hình ảnh ba chiều của vật thể. Lấy ví dụ vật thể là giá đỡ hình chữ L.
Bước 1: Quan sát vật thể, phân tích hình dạng và chọn hướng chiếu vuông góc với các bề mặt của vật thể để biểu diễn hình dạng vật thể* Hình dạng: + Hình chữ L nội tiếp khối hình chữ nhật/ + Phần nằm ngang có rãnh hình hộp chữ nhật/ + Phần đứng có lỗ hình trụ nằm ngang* Hướng chiếu: + Hướng chiếu đứng: từ truớc vào/ + Hướng chiếu bằng: từ trên xuống/ + Hướng chiếu cạnh: từ trái sang
Bước 2: Chọn tỉ lệ thích hợp với khổ giấy A4 và kích thước của vật thể. Bố trí ba hình chiếu cân đối trên bản vẽ theo các hình chữ nhật bao ngoài hình chiếu bằng nét liền mảnh
Bước 3a Vẽ khối chữ L: Lần lượt vẽ bằng nét liền mảnh từng phần của vật thể với các đường gióng giữa các hình chiếu của từng phần
Bước 3b: Vẽ rãnh hình hộp
Bước 3c: Vẽ lỗ trụ
Bước 4: Tô đậm các nét thấy, đường bao thấy của vật thể trên hình chiếu, dùng nét đứt biểu diễn các cạnh khuất, đường bao khuất
Bước 5: Kẻ các đường gióng, đường ghi kích thước và con số kích thước trên các hình chiếu* Giá chữ L có kích thước như sau: + Khối chữ L: Chiều dài 50, chiều cao 38, chiều rộng 28 và chiều dày 18/ + Rãnh hình hộp: chiều rộng 14, chiều dài 20 và chiều cao 18/ + Lỗ hình trụ: đường kính ϕ14, chiều dài 18 và tâm lỗ cách đáy dưới 28
Bước 6: Kẻ khung bản vẽ, khung tên, ghi nội dung
Công Nghệ 11/Phần 1/Chương 1/Bài 5
Hình chiếu trục đo
Hình chiếu trục đo nhằm giúp các em hiểu được các khái niệm về hình chiếu trục đo, biết cách vẽ hình chiếu trục đo của các vật thể đơn giản.
I – KHÁI NIỆM 1. Thế nào là hình chiếu trục đo? a. Cách xây dựng
Một vật thể V gắn vào hệ trục toạ độ vuông góc OXYZ với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể; Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ vuông góc lên mặt phắng hình chiếu P’ theo phương chiếu l (l không song song với P’ và bất cứ trục toạ độ nào). Kết quả thu được V’ trên P’ – đó chính là hình chiếu trục đo của V.
b. Định nghĩaHình chiếu trục đo là hình biểu diễn không gian ba chiều của vật thể, được xây dựng bằng phép chiếu song song.
2. Các thông số của hình chiếu trục đoa. Góc trục đo
Trong phép chiếu trên: O’X’; O’Y’ O’Z’: gọi là các trục đo X′O′Z′ˆ;X′O′Y′ˆ;Y′O′Z′ˆX′O′Z′^;X′O′Y′^;Y′O′Z′^: Các góc trục đo
b. Hệ số biến dạngHệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.
Trong đó: O′A′OA=pO′A′OA=p là hệ số biến dạng theo trục O’X’ O′B′OB=qO′B′OB=q là hệ số biến dạng theo trục O’Y’ O′C′OC=rO′C′OC=r là hệ số biến dạng theo trục O’Z’
II – HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO VUÔNG GÓC ĐỀU 1. Thông số cơ bản
p:q:r = 1:1:1
Góc trục đo hình chiếu trục đo vuông góc đều
Hình biểu diễn hình chiếu trục đo vuông góc đều
a. Góc trục đo
X′O′Z′ˆ=X′O′Y′ˆ=Y′O′Z′ˆ=120∘X′O′Z′^=X′O′Y′^=Y′O′Z′^=120∘
b. Hệ số biến dạngp = q = r = 1
2. Hình chiếu trục đo của hình trònHình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình tròn nằm trong các mặt phẳng song song với các mặt toạ độ là một hình Elip theo các hướng khác nhau. Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều tỉ số biến dạng được quy ước: Nếu vẽ theo hệ số biến dạng quy ước (p=q=r=1) thì các elip đó có trục dài bằng 1,22d và trục ngắn bằng 0,71d (d là đường kính của hình tròn)
Góc trục đo hình chiếu trục đo của hình tròn
Hướng các elip
Vì vậy: Hình chiếu trục đo vuông góc đều được ứng dụng để biểu diễn các vật thể có các lỗ tròn.
III – HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO XIÊN GÓC CÂN 1. Thông số cơ bản a. Góc trục đo
Góc trục đo hình chiếu trục đo xiên góc cân
Hình biểu diễn hình chiếu trục đo xiên góc cân
X′O′Z′ˆ=90∘;X′O′Y′ˆ=Y′O′Z′ˆ=135∘X′O′Z′^=90∘;X′O′Y′^=Y′O′Z′^=135∘
b. Hệ số biến dạngp = r = 1; q = 0.5
IV – CÁCH VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
Các bước vẽ hình chiếu trục đo:
Bước 1. Chọn cách vẽ phù hợp với hình dạng vật thể
Bước 2. Đặt các trục toạ độ theo các chiều dài, rộng, cao của vật thể
+Ví dụ: Vẽ hình chiếu trục đo của một cái đe từ các hình chiếu vuông góc của nó
Các hình chiếu của vật thể
Bước 1. Chọn mặt phẳng O’X’Z’ làm mặt phẳng cơ sở thứ nhất để vẽ một mặt của vật thể theo các kích thước đã cho
Hình chiếu trục đo xiên góc cân của cái đe với mặt phẳng cơ sở thứ nhất
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của cái đe với mặt phẳng cơ sở thứ nhất
Bước 2. Dựng mặt phẳng cơ sở thứ hai O1X1Z1 song song và cách mặt thứ nhất một khoảng để vẽ mặt còn lại của vật thể.
Hình chiếu trục đo xiên góc cân của cái đe với mặt phẳng cơ sở thứ hai
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của cái đe với mặt phẳng cơ sở thứ hai
Bước 3. Nối các đỉnh còn lại của hai mặt vật thể và xóa các đường thừa, đường khuất ta thu được hình chiếu trục đo của vật thể.
Hình chiếu trục đo xiên góc cân của cái đe
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của cái đe
Công Nghệ 11/Phần 1/Chương 2/Bài 12
Bản vẽ xây dựng Mời các em cùng theo dõi bài học.
I. Chuẩn bịDụng cụ: Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (thước kẻ, êke, compa, bút chì cứng và bút chì mền, tẩy Tài liệu: SGK Đề bài: Các bản vẽ mặt bằng tổng thể và các hình biểu diễn của ngôi nhà
II. Nội dung thực hànhCho bản vẽ mặt tổng thể và bản vẽ mặt bằng của ngôi nhà Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể Đọc bản vẽ mặt bằng ngôi nhà
III. Các bước tiến hành 1. Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thểCho bản vẽ mặt bằng tổng thể (hình 12. 1) và hình chiếu phối cảnh (hình 12.2) của một trạm xá xã.
Yêu cầu :
Câu1.
Trạm xá có bao nhiêu ngôi nhà? Nêu chức năng của từng ngôi nhà.
Câu 2. Đánh số các ngôi nhà trên hình chiếu phối cảnh theo ghi chú trên mặt bằng tổng thể.
Câu 3: Chỉ rõ hướng quan sát để nhận được mặt đứng ngôi nhà các ngôi nhà của trạm xá cho trên hình 12.3SGK
Gợi ý trả lời
Câu 1.
Có ba ngôi nhà chính: 1. Nhà khám bệnh 2. Nhà điều trị 3. Nhà kế hoạch hóa gia đình Có một công trình phụ 4. Khu vệ sinh
Câu 2. Đánh số các ngôi nhà trên hình chiếu phối cảnh theo ghi chú trên mặt bằng tổng thể.
1. Nhà khám bệnh 2. Nhà điều trị 3. Nhà kế hoạch hóa gia đình 4. Khu vệ sinh
Câu 3: Chỉ hướng quan sát để nhận được mặt đứng ngôi nhà các ngôi nhà của trạm xá:
2. Đọc bản vẽ mặt bằng
Tường dày 0,22M Vách ngăn 0,11M Cửa sổ phòng sinh hoạt chung rộng 2,2M Cửa sổ khác rộng 1,4M Cửa đi rộng 0,8M Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Tính toán dùng bút chì ghi các kích thước còn thiếu trên bản vẽ.
Câu 2: Tính diện tích các phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung (m2).
Gợi ý trả lời 8Câu 1. Tính toán các kích thước : Tính diện tích sử dụng của các phòng từ các kích thước bên trong phòng. Kích thước bên trong phòng bằng khoảng cách giữa các trục tường trừ độ dày tường
Câu 2.
Diện tích phòng ngủ 1: Diện tích phòng ngủ 2: Diện tích phòng sinh hoạt chung:
Sinh Học 11/Chương 1/Bài 11
QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
I. QUANG HỢP QUYẾT ĐỊNH NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng, phần còn lại là 5 – 10% là các chất dinh dưỡng khoáng. – Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
– Năng suất kinh tế: là 1 phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người (hạt, quả, củ,. . )
Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng, phần còn lại là 5 – 10% là các chất dinh dưỡng khoáng.- Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.- Năng suất kinh tế: là 1 phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người (hạt, quả, củ,. . )
II. TĂNG NĂNG SUẤT NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG THÔNG QUA SỰ ĐIỀU KHIỂN QUANG HƠP 1. Tăng diện tích bộ lá
Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → tăng năng suất cây trồng.
Điều khiển tăng diện tích bộ lá bằng các biện pháp: Bón phân, tưới nước hợp lí, thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp đối với loài và giống cây trồng.
2. Tăng cường độ quang hợp
Cường độ quang hợp thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy quang hợp. Chỉ số đó ảnh hưởng quyết định đến sự tích lũy chất khô và năng suất cây trồng.
Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lí phù hợp đối với loài và giống cây trồng tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.
Cường độ quang hợp thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy quang hợp. Chỉ số đó ảnh hưởng quyết định đến sự tích lũy chất khô và năng suất cây trồng.Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lí phù hợp đối với loài và giống cây trồng tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.
3. Tăng hệ số kinh tế
Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỉ lệ cao (hạt, quả, củ…) → tăng hệ số kinh tế của cây trồng.
Các biện pháp nông sinh: Bón phân hợp lí.
Bạn đang xem bài viết Công Nghệ 11/Phần 1/Chương 1/Bài 3 trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!