Xem Nhiều 3/2023 #️ “Cảnh Rừng Việt Bắc” – Hồ Chí Minh # Top 9 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 3/2023 # “Cảnh Rừng Việt Bắc” – Hồ Chí Minh # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về “Cảnh Rừng Việt Bắc” – Hồ Chí Minh mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đề bài: Phan tich tac pham Canh rung Viet Bac. Em hãy phân tích tác phẩm “Cảnh rừng Việt Bắc” của Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn

Mở bài: “Cảnh rừng Việt Bắc” – Hồ chí Minh

Bác chúng ta có rât nhiều nơi để công tác, gắn trên những đoạn đường ấy, bao suy tư về cảnh và người đã thúc giục thi nhân lưu lại nó trong những trang sách để đời. Có lẽ Việt Bắc là nơi đất mang trong mình không chỉ những huyền thoại trong lịch sử là nơi bác từng sinh sống và làm việc trong những năm tháng cách mạng khó khăn của dân tộc, nơi đây còn được miêu tả đẹp hút hồn nhiều thi nhân bằng sự dung dị, chân chất, để Bác chúng ta khi gắn bó cất lên được những tiếng lòng tự hào, yêu thương để gửi lại nơi đây qua bài thơ thất ngôn bát cú cổ điển mà vẫn giàu cảm xúc.

Thân bài: “Cảnh rừng Việt Bắc” – Hồ chí Minh

Những câu thơ mở đầu của bài thơ vừa như gợi lên một vẻ thiên nhiên khiến người viết khó cưỡng, nó hiện lên qua con mắt đầy mới mẻ, say mê của thi nhân. Qua lăng kính ấy, dường như hồn thơ ấy mới toanh, bắt đầu bằng những câu thơ mang đậm tính chất tả thực như một vị du khách mới đặt chân để có thể khám phá hết những vẻ đẹp bất tận của tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây, đem gửi gắm, giới thiệu với bạn đọc

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,

Săn về thường chén thịt rừng quay,

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.

Với âm thanh lay động những tâm hồn, giúp tâm hồn thanh bình trở lại cùng hòa quyện với mây trời, có tiếng của thiên nhiên, tiếng của rừng xanh làm người ta vui thích, kích thích sự tưng bừng và sáng tạo “Vượn hót chim kêu” giữa không gian hùng vĩ.Không quên diễn tả tình cảm đôn hậu của người dân nơi đây, thể hiện tình hiếu khách là đặc trưng của họ, để thơm nức tiếng xa gần, sự tiếp đón nhiệt thành của người Việt Bắc chẳng có gì ngoài đặc sản của rừng núinó càng mộc mạc“ngô nếp nướng”, lại càng thiết tha, chân thành làm người ta mỗi khi đi xa phải nhớ.

Tấm lòng son ấy còn thể hiện sự hoạt động đầy mạnh mẽ, hoang dã của người dân ở mỗi buổi “đi săn” những con thú rừng sa đó sẽ trở thành thứ quà ngon đãi khách quý “thịt rưng quay”, thể hiện sự vui thích khi thưởng thức nó qua động từ “chén”. Hình ảnh của Việt Bắc kháng chiến là địa danh lịch sử, mà vẻ đẹp thơ mộng của nó ở sự hùng vĩ của phong cảnh núi rừng ở đây, mượn thành ngữ xưa “Non xanh nước biếc” mới lột tả hết vẻ đẹp của nơi này

rừng núi bạt ngàn, trải dài trước tầm mắt với màu xanh dễ chịu, của nguồn nước tự nhiên xanh biếc một màu, tươi mát, đầy sức sống, mà miền xuôi thành phố ồn ào kia không thể có được,hưá hẹn nó sẽ là hình ảnh in đậm trong trái tim người đến và người đi qua nơi này. Với sự sinh hoạt thường nhật,cần cù của con người ở đây còn tạo ra nguồn lương thực dồi dào cho cuộc sống, cho sức khỏe của họ, thể hiện ở đây sự chất lượng của nguồn thực phẩm mà tạo hóa cũng ưu ái giúp đỡ miền đất ấy “Chè tươi, rượu ngon”.Việc sử dụng đầy đủ các tính từ, động từ đã làm cho câu thơ thêm hình, hay hơn.

Hai câu thơ tiếp theo là sự yêu thương dồn tụ,lời hứa hẹn cho người đi về miền xuôi làm công việc khó khăn, và quyết định vận mệnh của dân tộc, sẽ nhất định giành thắng lợi, giải phóng cho tổ quốc. Tráng, hạc, xuân là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiôn nhiên, sự trường tồn và vĩnh hằng của thiên nhiên, của đất nước, cùa mùa xuân.

Kháng chiến thành công ta trở lại,

Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

Vì cảnh đẹp đã ghi tạc trong những tâm tư sâu nặng trong lòng người, con người khẳng định lòng chung thủy sẽ quay trở lại thăm nơi này,lời hứa hẹn son sắt khi từ biệt mảnh đất tươi đẹp này về miền xuôi. Tac giả không bỏ mặc thiên nhiên, coi nó sống động trong tâm hồn mình,vì thế người ta chẳng bao giờ lãng quên quá khứ đẹp đễ, mất đi tình yêu thương với Việt Bắc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại đã mang đến cho câu thơ cuối của thi phẩm một vẻ đẹp phong thái ung dung tự tại, một tâm hồn giàu có và thanh cao.

Kết bài: “Cảnh rừng Việt Bắc” – Hồ chí Minh

Bài thơ rất hay, tiêu biểu cho hồn thơ, giọng điệu giản dị, mà thấm đượm,thấy được tình yêu Việt Bắc, niềm tin tưởng cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nhất định thành công là cảm xúc chủ đạo dào dạt bài thơ này. Để hàng thập kỉ về sau, khi đọc lại, ta vẫn thấy được thi vị giàu gợi hình gợi cảm của bài thơ.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

PHAN TICH BAI THO “CANH RUNG VIET BAC” CUA HO CHI MINH

EM HÃY NÊU CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ ” CẢNH RỪNG VIỆT BẮC”

“CẢNH RỪNG VIỆT BẮC” ĐƯỢC HIỆN HỮU TRONG THƠ CỦA HỒ CHÍ MINH NHƯ NÀO

Bài Thơ: Cảnh Rừng Việt Bắc (Hồ Chí Minh

Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc của Bác Hồ là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú trong bố cục: đề, thực, luận, kết, niêm, đối, hình ảnh, từ ngữ. Bài thơ còn là biểu hiện sự sáng tạo trong kết cấu bởi vậy mà đọc bài thơ ta cảm nhận được vừa cũ, vừa mới, vừa truyền thống, vừa hiện đại.

1. Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, một nhà hoạt động chính trị, lại là một nhà thơ.

Thơ của Bác chủ yếu, phần lớn tập trung ở Nhật ký trong tù. Bác sáng tác ở nhà tù Quảng Tây (Trung Quốc) hầu hết bằng thể thơ Đường luật. Sau đó Bác còn làm cả thơ mới, thơ tự do.

Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú khá độc đáo.

2. Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú.

– Trước hết nó có tám câu, năm vần, mỗi câu bảy chữ.

– Nó có bố cục rất thông thương của một bài thơ thất ngôn bát cứ: Đề, thực, luận, kết mỗi phần hai câu.

– Khi đọc làm cho người nghe sẽ nhận biết từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu… của một bài thơ Đường luật bình thường, không thể trộn lẫn vào đâu được. Đó là kết quả của một quá trình học tập, kế thừa vốn cũ của cha ông, của dân tộc, của nhân loại. Nghệ thuật đối, niêm, luật chỉnh như là một khuôn mẫu.

3. Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc lại là biểu hiện của một sự sáng tạo của người viết.

Sáu câu thơ đầu là một kết cấu diễn dịch từ khái quát đến chi tiết cụ thể.

– Câu 1: Khái quát cảnh rừng Việt Bắc “hay”

– Câu 2, 3, 4, 5, 6 là hình ảnh cụ thể chi tiết minh hoạ cho cái “hay” của Việt Bắc đó là: vượt hót, chim kêu, ngô nếp nướng, thịt rừng quay, non xanh nước biếc, rượu ngọt, chè tươi tất cả hiện lên một cách phong phú, tươi sáng, hấp dẫn, dưới ngọn bút của tác giả. Các hình ảnh miêu tả đặc sản của Việt Bắc lại càng phong phú, hấp dẫn hơn trong nghệ thuật đối rất chuẩn của tác giả. Bởi vậy cảnh rừng Việt Bắc hấp dẫn tác giả, hấp dẫn mọi người. Nó như mời gọi tất cả mỗi người hãy đến Việt Bắc. Chính vì vậy mà câu 7, câu 8 bật ra như là một tất yếu. Nay Bác và mọi người còn bận đi kháng chiến không có thời gian để thưởng ngoạn, hưởng thụ cái giàu đẹp của Việt Bắc. Kháng chiến thắng lợi Bác hẹn với lòng mình sẽ trở lại Việt Bắc để được thưởng thức cái hay, cái đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc.

– Câu 7 và câu 8 của bài thơ rất khéo vừa đóng lại lời giới thiệu về Việt Bắc lại vừa làm nhiệm vụ kết thúc bài thơ Đường luật trong tình cảm thuỷ chung, son sắt của người đi kháng chiến với chiến khu Việt Bắc.

Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc của Bác Hồ là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú trong bố cục: Đề, thực, luận, kết, niêm, đối, hình ảnh, từ ngữ. Bài thơ còn là biểu hiện sự sáng tạo trong kết cấu bởi vậy mà đọc bài thơ ta cảm nhận được vừa cũ, vừa mới, vừa truyền thống, vừa hiện đại. Cái mới, cái hiện đại của bài thơ là hiện thực của Việt Bắc trong cái sự phong phú, giàu có, đẹp đẽ. Cái hiện đại của bài thơ còn là ở kết cấu theo cấu trúc diễm dịch tạo nên sự chặt chẽ. Đọc bài thơ ta có cảm tưởng như Bác Hồ vừa khen Việt Bắc giàu đẹp vừa giới thiệu với mọi người sự giàu có hấp dẫn qua bàn tay chỉ của Bác.

Bác Hồ làm bài thơ trong hoàn cảnh đoàn cán bộ cách mạng đang hành trình đến địa điểm mới phải lội suối, trèo đèo, băng rừng, leo dốc, gánh nặng, đường xa, mệt mỏi, vất vả Bác Hồ cũng là người trong hoàn cảnh ấy nhưng ở Bác là một thái độ rất lạc quan, bài thơ có tác dụng động viên mình và động viên mọi người. Bài thơ còn chứng tỏ người làm thơ có tầm quan sát từ khái quát đến cụ thể trong bút pháp miêu tả rất sinh động. Câu thơ thứ 8 là một câu thơ đẹp. Nó như là thơ Đường của các cụ ngày xưa lại rất mới trong hiện thực của cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu kháng chiến, rất mới trong tâm hồn lạc quan của người chiến sỹ cộng sản các hình ảnh trăng xưa, hạt cũ, xuân này vừa cũ lại vừa mới trong chuẩn mực của thơ ca. Người ta nói thơ của Bác Hồ vừa kế thừa, vừa canh tân, vừa truyền thống, vừa hiện đại thì bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc là một minh chứng đầy thuyết phục.

Phân Tích Bài Thơ Cảnh Rừng Việt Bắc Của Bác Hồ

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Cảnh Rừng Việt Bắc của Bác Hồ để nhận thấy được sự lạc quan của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp?

Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc được Bác sáng tác vào đầu năm 1947, đây là một bài thơ tràn đầy lạc quan, tràn đầy năng lượng dù Bác sống trong hoàn cảnh hết sức khó khănở chiến khu Việt Bắc.

Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh thiếu thốn nhưng Bác vẫn để lòng mình hướng đến thiên nhiên hùng vĩ, cái đẹp của thiên nhiên khiến lòng người luôn lạc quan và năng lượng mới.

Bài văn phân tích bài thơ Cảnh Rừng Việt Bắc của Bác Hồ:

Bài thơ Cảnh Rừng Việt Bắc được Bác Hồ viết vào mùa xuân năm 1947, sau một năm quân ta tạm rút khỏi thủ đô Hà Nội để lên núi rừng bạt ngàn Việt Bắc, lập căn cứ làm cuộc trường kỳ kháng chiến thần thánh chín năm chống thực dân Pháp. Đây là lần thứ hai, Bác Hồ và Trung ương Đảng sống, làm việc tại căn cứ địa Việt Bắc để lãnh đạo cách mạng.

Phân tích bài thơ Cảnh Rừng Việt Bắc của Bác Hồ

Lần thứ nhất là trước Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945. Nói vắn tắt đôi lời để thấy trong bối cảnh như vậy mà vị lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn Hồ Chí Minh vẫn luôn dạt dào niềm xúc động trước cảnh sắc thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, với một tứ thơ tức cảnh hàm xúc và tràn đầy lạc quan, mà có lẽ chỉ những người cách mạng mẫu mực như Bác Hồ mới có trong một hoàn cảnh khó khăn như vậy.     Mở đầu bài thơ, Bác đã như reo lên trước cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay”. Nhưng lạ là ở chỗ, cái hay ấy không phải là cái gì xa vời, lại càng không phải những cái gì gợi sự tò mò, kiểu như võ sĩ vào rừng săn tìm sự lạ lùng và khơi gợi trí tò mò. Ở đây, cái hay chính là thiên nhiên,  nói cách khác, là sự gắn kết thiên nhiên với con người, con người với thiên nhiên ở một nơi thiên nhiên vẫn như còn nguyên sơ và con người vẫn nguyên vẹn tình yêu tha thiết với thiên nhiên.

Thế nên, dẫu có suốt ngày vượn hót, chim kêu mà có ai đó khó tính cảm thấy đinh tai, nhức óc, thì với Bác Hồ, đến cỏ cây hoa lá đất trời xanh cũng làm cho lòng Người rưng rưng tha thiết, thì ngày ngày được nghe tiếng vượn hót, chim kêu ấy càng như nhắc nhở, giục giã công việc và khơi gợi suy nghĩ vì non sông, đất nước. Chỉ với hai câu mở đầu đã cho người đọc thấy nhà thơ yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên đến mức nào; hay nói rộng ra, lòng yêu nước ở Bác Hồ không phải là cái gì xa vời mà chính là từ tình yêu thiên nhiên, yêu những gì gắn bó,  thiết tha, gần gũi với cuộc sống thường nhật của chính mình và đồng loại, mà vì nó có thể hy sinh tất thẩy để phụng sự suốt đời. Hơn nữa, trong hoàn cảnh thực tại của cuộc kháng chiến chín năm muôn vàn khó khăn, gian khổ thì thiên nhiên ở đây không chỉ “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” (thơ Tố Hữu), mà còn thực sự góp phần giải quyết những khó khăn trong sinh hoạt đời thường, nuôi dưỡng sức lực cho quân ta đánh giặc. Cái thực tại ấy được Bác Hồ khắc hoạ bằng nét mộc mạc, giản dị, chân thực trong bốn câu thơ đặc tả sinh hoạt đời thường rất gợi:

Khách đến thì mời ngô nếp nướng, Săn về thường chén thịt rừng quay. Non xanh, nước biếc tha hồ  dạo, Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.   Chỉ bốn câu thôi, mà làm người đọc thấy được cuộc sống của những người đi kháng chiến ở núi rừng. Không phải là một cuộc sống hoàn toàn sung sướng “cơm gà, cá gỡ”, nhưng cũng không phải là một cuộc sống túng bấn đến mức “cơm không có mà ăn”, như hồi ấy có kẻ lầm tưởng những người kháng chiến ở rừng xanh núi ngàn. Cảnh sống ấy thật đơn giản mà lịch sự biết nhường nào, bởi cái tình người  với nhau chan chứa, mặn nồng, tha thiết đến cái bắp ngô, củ sắn cũng bẻ đôi:

Khách đến thì mời ngô nếp nướng, Săn về thường chén thịt rừng quay. Chỉ có thế, nhưng thật là thịnh soạn, với một từ “chén” đủ làm người đọc thấy niềm lạc quan của những người đi kháng chiến bất chấp khó khăn ở rừng xanh núi ngàn. Với niềm lạc quan ấy thì trước phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, có thể thả bộ thư giãn sau những giây phút làm việc căng thẳng, hay ngồi ngâm nghi giây lát bên chén rượu, ấm trà cũng là điều rất hợp lẽ, rất đời thường:

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say. Đến đây, người đọc càng thấy sự bình dị và niềm lạc quan ở Bác Hồ gấp bội phần. Nhất là ở hai câu kết:

Kháng chiến thành công ta trở lại, Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

Thì ta càng thấy sự bình dị, lạc quan ở Bác Hồ trong một hoàn cảnh khó khăn như năm 1947 giữa núi rừng Việt Bắc biết chừng nào.

Soạn Bài Cảnh Khuya Của Hồ Chí Minh Ngữ Văn 12

Soạn bài Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh ngữ văn 12. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Hồ Chí Minh (1890 – 1969). – Tên khai sinh là nguyễn Sinh Cung, cha là Nguyễn Sinh Sắc. – Bản thân là một người thông minh và tiếp xúc với tư tưởng cách mạng từ rất sớm. – Lớn lên hoạt động cách mạng và trở thành người có công tìm ra con đường cứu nước cho Việt Nam. – Sinh thời Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận làm nhà thơ nhà văn nhưng trong …

. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả.

– Hồ Chí Minh (1890 – 1969). – Tên khai sinh là nguyễn Sinh Cung, cha là Nguyễn Sinh Sắc. – Bản thân là một người thông minh và tiếp xúc với tư tưởng cách mạng từ rất sớm. – Lớn lên hoạt động cách mạng và trở thành người có công tìm ra con đường cứu nước cho Việt Nam. – Sinh thời Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận làm nhà thơ nhà văn nhưng trong quá trình hoạt động Người đã dùng thơ văn để đấu tranh tư tưởng với bọn giặc. – Hồ Chí Minh thành công trên nhiều thể loại văn học như thơ, truyện kí, văn chính luận. – Người được thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

2. Tác phẩm.

– Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết ở chiến khu Việt Bắc khi đó Bác đang cùng ban chấp hành Đảng họp bàn dưới thuyền. Thiên nhiên và ước mơ khát khao giành được độc lập khiến cho nhà thơ cảm xúc viết lên bài thơ này. – Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt. – Bố cục: 2 phần: * Phần 1: hai câu thơ đầu: cảnh đẹp thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. * Phần 2: hai câu cuối: nỗi lòng vị lãnh tụ.

II. Phân tích 1. Cảnh đẹp thiên nhiên đêm trăng nơi chiến khu việt Bắc.

III. Tổng kết

– Bài thơ vẽ lên một bức tranh cảnh khuya thật đẹp, bài thơ ngắn gọn cảnh khuya được tả vẻn vẹn chỉ trong hai câu nhưng hiện lên thật đẹp với ánh trăng và tiếng suối đêm như thì thầm thỏ thẻ bên tai. Bốn câu thơ thôi nhưng đã chở được cả cảnh cả tình.

Từ khóa tìm kiếm:

soan bai canh khuya cua ho chi minh van 12

soạn bài cảnh khuya của hồ chí minh văn 12

Bạn đang xem bài viết “Cảnh Rừng Việt Bắc” – Hồ Chí Minh trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!