Xem Nhiều 6/2023 #️ Cách Tránh Điểm Liệt Khi Làm Bài Thi Thpt Quốc Gia Môn Tiếng Anh Năm 2022 # Top 7 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Cách Tránh Điểm Liệt Khi Làm Bài Thi Thpt Quốc Gia Môn Tiếng Anh Năm 2022 # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Tránh Điểm Liệt Khi Làm Bài Thi Thpt Quốc Gia Môn Tiếng Anh Năm 2022 mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

2. Học đánh dấu trọng âm. 1 ngày là xong, luyện tập các dạng. Kiểu gì cũng oánh trúng 1 câu = 0.125

3. Multiple Choice: Kiểu gì cũng có đảo ngữ với mệnh đề. Học lấy vài câu quen quen. Kiểu gì cũng đúng 1-2 câu. Các câu còn lại thì cứ đáp án nào trông khác các đáp án còn lại khoanh. kiểu j cũng đúng thêm 1-2 câu. Phần này có khi đc hẳn nửa điểm.

4. Điền từ vào đoạn văn: Cho các đáp án lần lượt vào chỗ trống xem câu nào xuôi nhất thì chọn. Những chỗ chả thấy xuôi gì cả thì cứ đáp án C mà chọn! Kiểugì cũng đúng 1 câu.

5. Đọc hiểu. Nhìn câu hỏi xong cố tìm xem trong đề có chỗ nào na ná thế. Xung quanh có cái gì na ná đáp án thì khoanh. Còn lại cứ đáp án nào ngắn ngắn ý có vẻ cô đọng là chọn. Kiểu gì cũng đúng 1-2 câu

6. Chữa lỗi sai với tìm từ đồng nghĩa. may mà biết câu nào thì khoanh, ko biết thì cứ C mà chọn. Kiểu gì cũng đúng 1 câu.

9 lưu ý để làm bài thi tốt bài thi tốt nghiệp môn Tiếng anh năm 2016

1. Với phần ngữ âm các em chú ý phân biệt cách đọc -s sau danh từ số nhiều, cách đọc -ed sau động từ, các cặp nguyên âm như /i/ với /i:/, /e /với /æ và /eə/; / u/ với /u:/..; hay các phụ âm như / t∫/ với /∫/; đặc biệt là /z/ trong zoo với /ʒ/ trong measure và /dʒ/ trong engage.

Với dấu nhấn: các từ trong đề thi thường các từ có hai hoặc ba vần trở lên và có dấu nhấn thay đổi theo từ loại như record (v), record (n); industry, industrial hay các từ rất quen thuộc nhưng thường bị đọc sai như telephone, television, comfortable, purpose, pacific …

2. Ngữ pháp trong bài trắc nghiệm thường là sự hòa hợp giữa các thì, ví dụ các em phải phân biệt được sự khác nhau giữa thì quá khứ đơn với thì hiện tại hoàn thành, thì quá khứ đơn với thì quá khứ hoàn thành.

Các em biết cách dùng các cặp từ nối no sooner… than, hardly… when, not only… but also…, neither… nor.., either… or…; phân biệt sự khác nhau của mệnh đề quan hệ xác định với mệnh đề quan hệ không xác định và các dạng rút gọn (tĩnh lược) của mệnh đề quan hệ.

Các em phải hiểu rõ về các kiểu diễn đạt chỉ sự suy luận cho sự việc ở quá khứ như must have + past participle, chỉ giả thiết cho việc ở quá khứ như could have + past participle , hay phân biệt should have + past participle (đáng lẽ phải …) với needn’t have + past participle (lẽ ra không cần …).

Với phần từ vựng các em cần nắm vững các tổ hợp từ, cụm động từ, thứ tự các tính từ khi đặt trước danh từ. Ngoài ra các em phải chú ý đọc kỹ đề bài với phần chọn từ đồng nghĩa hoặc dị nghĩa. Đa số học sinh làm sai phần này do không đọc kỹ đề bài.

3. Phần về chức năng giao tiếp có khoảng hai câu. Đề thi cho tình huống và học sinh chọn phần đối đáp phù hợp với ngữ cảnh. Các em chú ý các trường hợp sau: với “Would you mind …?” câu trả lời thường là dạng phủ định để chỉ sự đồng ý.

Với lời khen ngợi, câu trả lời là cảm ơn hoặc chấp nhận lời khen đó chứ không phủ nhận. Với tình huống hai người mới gặp hoặc mới biết nhau qua sự giới thiệu của một người thứ ba thì phần đối đáp của cả hai người mới quen đều là “How do you do?”.

* Phần đọc và chọn câu trả lời đúng thường có hai nhóm câu hỏi.

6 . Nhóm 1: các câu hỏi về thông tin cụ thể, đại ý như

“In the passage the author mainly discusses…”

“What can be concluded in the first paragraph…?”

+ Đây là những câu hỏi dễ lấy điểm, các em chỉ cần đọc kỹ câu hỏi và chọn ngay câu trả lời đúng dựa vào thông tin có sẵn trong bài. Các em làm kỹ phần này vì tỉ lệ chọn câu đúng khá cao.

+ Với câu hỏi về từ vựng như đoán nghĩa từ mới; nghĩa ngữ cảnh; ví von; hoán dụ; ẩn dụ; tương phản; đồng nghĩa, dị nghĩa… các em phải chọn từ có nghĩa phù hợp với ngữ cảnh của bài.

7. Nhóm 2: gồm một số câu hỏi như

“Which of the following is NOT mentioned as ……?” ,

” All the following statements are true , EXCEPT for …” ,

” It can be inferred from the passage that …”

” The passage is likely taken from ….”.

+ Để trả lời các câu hỏi này các em phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp, suy luận từ một chi tiết trong bài đọc. Đôi khi các em phải dùng phương pháp loại trừ để chọn ra câu trả lời đúng. Do vậy phần này sẽ mất nhiều thời gian khi làm bài và tỉ lệ chọn câu trả lời đúng không cao lắm.

8. Phần viết lại câu gồm năm câu mỗi câu 0,1 điểm theo mức độ từ dễ đến khó có thể là các dạng sau:

-Dạng 1: so sánh hơn, so sánh hơn nhất, so sánh bằng…

-Dạng 2: thì quá khứ đơn, thì hiện tại hoàn thành…

-Dạng 3: câu điều kiện, lời đề nghị, thể truyền khiển…

-Dạng 4 câu bị động với ” It is said that …” ” He was thought …”

-Dạng 5: đảo ngữ với trạng từ: So, Such, Hardly, Not Until… , với cấu trúc ” It was not until …”, It is + nhóm từ/ mệnh đề + that …..

9. Với phần viết đoạn văn 140 từ về một đề tài phải có đủ phần mở bài, thân bài và kết luận. Các em nên làm dàn ý để bài viết có bố cục hợp lý, phát triển ý có trình tự, hợp lý, có dẫn chứng. Ngoài ra, các em nên sử dụng các dạng câu đơn, câu ghép và cả câu phức, sử dụng các từ nối, từ chuyển ý như: However, Therefore, In addition to…, sử dụng đúng dấu chấm câu và viết đúng chính tả.

Các em có thể viết khoảng 12 câu, mỗi câu chừng 10 đến 12 từ. Ví dụ:

+ nếu viết hai ý bổ trợ thì bốn câu cho mỗi ý

+ nếu viết ba ý bổ trợ thì ba câu cho mỗi ý

– phần kết luận: một hoặc hai câu

Về việc phân bố thời gian, các em nên làm 64 trắc nghiệm trong 65 phút và phần tự luận trong 25 phút (5 phút cho 5 câu của phần viết lại câu và 20 phút cho viết bài văn, 7 phút cho việc suy nghĩ và lập dàn ý, 10 phút viết thành bài văn và 3 phút đọc lại để kiểm tra dấu chấm câu và lỗi chính tả).

Các em xem lại kiến thức đã ôn tập, làm các đề thi thử và canh giờ, trung bình một phút/câu cho phần trắc nghiệm. Nếu hết một phút mà các em vẫn chưa chọn được câu trả lời, các em có thể đánh dấu câu đó, làm sang câu kế tiếp. Khi làm xong bài sẽ quay lại các câu này. Trường hợp không đủ thời gian để suy nghĩ cho các câu khó, các em có thể chọn theo trực giác, một “chiêu” rất quen thuộc khi làm bài trắc nghiệm.

Mẹo Chống Liệt Môn Tiếng Anh Trong Kỳ Thi Thpt Quốc Gia

Cập nhật: 24/07/2020

Nắm được các dạng bài chắc chắn sẽ xuất hiện trong đề thi

Có một số dạng bài rất hay gặp trong đề thi đó là:

Ngữ âm

Trọng âm

Tìm từ đồng nghĩa

Tìm từ trái nghĩa

Tìm lỗi sai

Các câu về ngữ pháp như mạo từ, câu điều kiện, thì, từ nối, giới từ….

Các câu hỏi về chức năng giao tiếp

Điền từ vào bài đọc

Đọc hiểu văn bản

Câu gần nghĩa nhất với câu đã cho

Nối 2 câu thành một câu

Khi đã nắm được các dạng bài này rồi, bạn chú ý trong thời gian này thì cố gắng ghi nhớ công thức, các mẹo nhớ công thức. Ví dụ như đánh trọng âm cũng có các mẹo rất dễ nhớ, về ngữ pháp thì học thuộc công thức các thì, cách dùng các thì, các công thức câu điều kiện, mệnh đề quan hệ (chỉ cần nhớ mấy cái sơ đẳng như người dùng “who”, vật dùng “which”)… Các câu hỏi này sẽ có ở mức độ nhận biết, thông hiểu nên nhớ công thức, cách dùng là bạn có thể làm được và vượt qua điểm 1 dễ dàng.

Cấu trúc Tiếng Anh có trong mọi kỳ thi tránh liệt

Đọc lướt qua đề thi

Môn Tiếng Anh sẽ có 10 phút để thí sinh đọc đề thi. Lúc này đừng tranh thủ làm luôn mà hãy đọc qua một lượt đề xem các câu nào mình có thể làm được, chắc chắn làm được thì sau khi có hiệu lệnh làm bài hãy tô đáp án luôn.

Không sa đà vào các câu khó

Năm nay, các câu hỏi trong đề thi sẽ được sắp xếp theo mức độ khó tăng dần. Vì thế, thí sinh muốn chống liệt nên làm từ trên xuống. Tuy nhiên, ở các câu khó, dù không biết gì thì bạn cũng nên tô đáp án, không bỏ trống bất kỳ câu nào.

Dùng phương pháp loại trừ

Khi làm bài, chắc chắn thí sinh sẽ gặp những câu mơ hồ về đáp án. Lúc này hãy dùng phương pháp loại trừ. Nếu loại trừ được càng nhiều phương án sai thì xác suất chọn được câu đúng sẽ càng cao. Mẹo có thể vận dụng ở đây là thay vì đì tìm đáp án đúng, hãy thử tìm phương án sai. Hãy tập trung nhớ lại tất cả những gì mình đã học để loại trừ. Nếu không thể loại trừ được nữa thì cảm thấy phương án nào khả thi hơn, đủ tin cậy hơn thì tô đáp án.

Với dạng bài đọc hiểu

Trong đề thi Tiếng Anh sẽ có khoảng 3 bài đọc hiểu. Thoạt nhìn thí sinh thấy dài nên có thể khá sợ. Phần này bạn hãy để làm sau cùng sau khi hoàn tất cả các bên trên. Phần đọc hiểu cũng có các mẹo làm riêng, với những bạn yếu Tiếng Anh thì chỉ cần nhớ:

Nếu gặp câu hỏi:

According to the passage, why/ what/ how…? (Theo như đoạn viết, Tại sao? Cái gì? Thế nào?…)

EXCEPT… ( ngoại trừ), NOT mention…. (không được nhắc đến), LEAST likely… (ít có khả năng xảy ra…)

Nếu gặp câu hỏi:

What is the topic/ the main idea /the subject of this passage? (Chủ đề của bài viết là gì?)

It can be inferred from the passage that… (Có thể được suy ra từ đoạn là…?)

The author’s main purpose in paragraph 2/3 is to… (Mục đích chính của tác giả trong đoạn 2/3 là để…)

Suzy

Bí Quyết Đạt Điểm 9+ Môn Tiếng Anh Kỳ Thi Thpt Quốc Gia

Muốn đạt điểm 9+ môn Tiếng Anh THPT QG, học sinh cần chú ý những phần kiến thức nào?

NGỮ ÂM (4 câu)

Với phần ngữ âm (trọng âm + phát âm), muốn đạt được điểm tối đa, học sinh trước hết cần phải học từ vựng, từ mới, tra kỹ cách đánh phiên âm, trọng âm, đọc liên tiếp từ đó thành tiếng ít nhất 3 lần và hơi cường điệu thanh điệu của từ lên một chút sẽ giúp nhớ lâu và có phản xạ tốt khi làm bài trọng âm. Ngoài ra, học sinh cũng cần phải thuộc các quy tắc đánh trọng âm, quy tắc phát âm và áp dụng vào bài tập để làm cho thuần thục.

Mặt khác, có rất nhiều các em học sinh thường phát âm sai do thói quen phát âm Tiếng Anh bằng việc đánh vần theo quy tắc Tiếng Việt; ghép nguyên âm với phụ âm và tự cho dấu sắc vào; áp đặt cách phát âm của từ khác khi phát âm từ tương tự… Vì thế để làm tốt phần bài tập này, học sinh cần từ bỏ những thói quen này khi học phần ngữ âm, rồi tập trung vào các từ có quy tắc, quen thuộc và đơn giản, tiếp sẽ tập trung vào các trường hợp bất quy tắc và ngoại lệ vì đề thi rất hay ra.  Ví dụ, trọng âm của danh từ có hai âm tiết thường rơi vào âm tiết thứ nhất và câu hỏi sẽ chứa đáp án mà từ đó ngoại lệ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.  Hơn nữa, học sinh cũng cần phải phát âm đúng tất cả các từ mới ngay từ đầu và nắm vững phần căn bản để tránh nhầm lẫn.

NGỮ PHÁP – TỪ VỰNG (12 câu)

Kỹ thuật làm phần bài tập này là các em cần xử lý nhanh gọn và chuẩn xác những câu hỏi dễ về chuyên đề ngữ pháp lớn, loại từ… Các em nên để nhiều thời gian hơn cho việc xử lý câu khó, có kết hợp kép các chuyên đề với nhau hoặc các câu có kiến thức khó ở phần từ vựng, giới từ, cụm động từ, mạo từ, đại từ quan hệ…  Để làm được các câu khó hơn, khi ôn tập các em trước hết cần phải viết các cụm từ lưu ý ra vở ghi chép, học thuộc chắc chắn, tránh mơ hồ, nhớ quên, đại khái…; sau là chú trọng đến các dạng đặc biệt về ngữ pháp. Ví dụ như dạng đặc biệt unless, if only, dạng hỗn hợp của câu điều kiện; đại từ quan hệ “that” và mệnh đề quan hệ rút gọn; câu bị động đặc biệt như thể sai bảo hay bị động với chủ ngữ bất định. Tuy nhiên, các em cũng đừng quên phải nắm rõ phần từ loại với các đuôi dễ nhận biết (danh, động, tính); chú trọng cấu trúc câu quen thuộc trong sách giáo khoa, thì, câu điều kiện, trực tiếp, gián tiếp, so sánh, hòa hợp chủ vị, đảo ngữ, liên từ, đại từ quan hệ. Đặc biệt các từ như: a few, few, little, a little, rồi most of, almost hoặc like, alike, likely hay another, other… cũng rất hay hỏi vì học sinh hay lơ mơ phần này.

CHỨC NĂNG GIAO TIẾP (2 câu)

TÌM TỪ ĐỒNG GHĨA, TRÁI NGHĨA (4 câu)

Phần này đòi hỏi kiến thức từ vựng rộng đi kèm với kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong câu. Bởi vì trong bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, phần gạch chân thường là từ mới hoặc từ khó, chúng ta rất khó biết nghĩa nếu chỉ nhìn vào từ đó một cách đơn lẻ, nên hãy đặt chúng trong một văn cảnh cụ thể, với các từ kèm theo khá dễ hiểu để giải thích và diễn giải cho phần cần tìm nghĩa.

Để làm tốt dạng bài tập này các em cần luôn áp dụng kỹ năng suy luận và loại trừ; NẮM CHẮC được bản chất của dạng bài này như sau:

Những từ in đậm mà đề bài cho thường là những từ ít xuất hiện và học sinh thường chưa gặp bao giờ, còn các phương án A, B, C, D thường là những từ, cụm từ mà các em hoàn toàn có khả năng hiểu được nghĩa. Tuy nhiên, dạng bài này không kiểm tra về vốn từ vựng của các em có rộng hay không, các em biết nhiều từ mới hay không, mà thực tế kiểm tra kĩ năng đoán nghĩa từ dựa theo ngữ cảnh. Câu văn đề bài cho chứa từ vựng mà các em cần đoán nghĩa sẽ đặt trong một ngữ cảnh xác định mà khi dịch được câu, các em hoàn toàn có thể suy luận ra nghĩa của từ. Như vậy, cách làm bài ở đây là dịch nghĩa của câu và sau đó suy đoán nghĩa của từ. Nhớ lưu ý xem đề bài hỏi đồng nghĩa hay trái nghĩa bằng cách gạch chân hay khoanh tròn từ CLOSEST – OPPOSITE trong đề, vì các phương án đưa ra đều có cả từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ in đậm để đánh lừa thí sinh.

Tìm lỗi sai (3 câu)

Các câu trong phần này thường là các câu phức rất dài và có nhiều từ mới khiến học sinh nhìn vào sẽ cảm thấy sợ. Tuy nhiên, để giải quyết được dạng bài này điều quan trọng nhất là các em cần phải phân tích được cấu trúc S+V+O, tức là chủ ngữ chính + động từ chính + tân ngữ trong câu là gì, từ đó tìm ra cấu trúc chưa hợp lý của câu hay chính là lỗi sai của câu. 

Các em cũng nên nên quy câu đó về chuyên đề ngữ pháp đã biết, gắn các phương án vào thành phần còn lại chắc chắn đúng của câu để tìm ra lỗi sai ở những phần không hợp lý. Nếu gặp khó khăn, hãy loại các phương án chắc chắn đúng và nghiên cứu phương án còn lại, có thể là sai về cụm từ, giới từ hoặc từ vựng.

Các em cần lưu ý không nên chỉ đọc các phần được gạch chân mà hãy đọc cả câu, nếu chưa tìm được lỗi hãy dùng phương pháp loại trừ.

Để làm được phần này các em cũng cần nắm chắc cấu trúc câu, hòa hợp chủ vị, cấu trúc song song và các kiến thức từ loại. Lỗi khó chịu hay mắc phải chính là dạng hòa hợp chủ vị, các lỗi về từ như like, alike, most, almost, other, another hoặc các lỗi về lượng từ (a few, few, little, a little…).

ĐIỀN TỪ (5 câu)

Điền từ là dạng không thể thiếu trong đề thi tiếng Anh. Nó nhằm kiểm tra sự thành thục về ngữ pháp cũng như khả năng đọc hiểu của học sinh. Tổng số câu cho bài này trong đề năm nay là 5 câu hỏi. Theo logic đề, một câu thuộc dạng dễ ăn điểm, 2 câu trung bình và 2 câu khó để phân loại học sinh. Các dạng từ cần điền có thể là derterminer (định lượng từ), từ vựng, đại từ quan hệ hoặc đại từ tân ngữ, giới từ. Đối với từng loại câu hỏi sẽ có thói quen ra đề riêng và mẹo để tránh bẫy.

1) Determiner

Dựa vào dấu hiệu danh từ ở sau là số ít hay số nhiều để xác định đúng định lượng từ. Thói quen ra đề là các từ dễ nhầm lẫn như a little/a few, the number of/a number of, an amount of/the amount of.

2) Từ vựng

Dấu hiệu từ cần điền là danh từ khi mà trước nó có một tính từ, động từ tobe hoặc determiner. 

Dấu hiệu từ cần điền là tính từ khi đằng sau nó có thể là danh từ, đằng trước thường là động từ tobe hoặc một số từ như seem/stay/become. Ngoài ra còn xét thêm trường hợp giới từ đi sau tính từ đó theo cụm.

Dấu hiệu cần điền là trạng từ (dạng này có thể ít gặp) khi sẽ gặp chỗ trống cần điền ở đầu câu/cuối câu hoặc sau động từ. Thường gặp là dạng trạng từ đóng vai trò như liên từ.

Với chỗ trống điền động từ, thường sẽ phải dựa vào ngữ cảnh để lựa chọn động từ có nghĩa nhất. Tuy nhiên, đôi khi các từ đều mang nghĩa phù hợp, cần dựa vào giới từ theo sau động từ, đó là dấu hiệu giúp lựa chọn động từ chính xác.

3) Đại từ

Bẫy gần như duy nhất với dạng này đó là bẫy giữa đại từ quan hệ người và vật, bẫy đại từ tân ngữ cho ngôi số ít và nhiều. Cách làm bài là xác định chính xác từ/nhóm từ đang được ám chỉ.

Dấu hiệu nhận biết: Thông thường từ cần tìm sẽ ở trước dấu phẩy của câu đó hoặc ở ngay trước chỗ trống.

4) Các dạng bài về giới từ

Đây thường là dạng câu phân loại học sinh, đề thường xoay quanh các cụm động từ có giới từ đi kèm.

ĐỌC HIỂU (15 câu)

2 bài của phần đọc hiểu có độ dài từ 250-300 từ và 350-400 từ và có tổng số là 15 câu. Trong đó có 2 câu hỏi dễ, 8 câu hỏi trung bình và 5 câu hỏi khó. Đây là dạng bài khó nhất trong đề thi do có nhiều từ mới và tốn nhiều thời gian để hoàn thành vì nó chiếm số lượng câu hỏi khá nhiều. Nếu phân bổ thời gian không hợp lí, học sinh sẽ thiếu thời gian làm các phần còn lại.

Để có thể làm tốt dạng bài này, học sinh cần trang bị đa dạng vốn từ theo chủ điểm và nắm vững kĩ năng đọc lướt, thâu tóm nội dung, cũng như kĩ năng đọc chi tiết, tìm nội dung cụ thể. Ngoài ra, việc dựa theo ngữ cảnh để đoán nghĩa của từ cũng rất quan trọng vì chúng ta khó có thể biết hết được nghĩa của các từ trong bài đọc đó.

Trên thực tế, học sinh chỉ cần hiểu được 60% nghĩa của bài đọc và nắm vững các kĩ năng là đã có thể trả lời đúng hết các câu hỏi trong bài thi. Tuy nhiên, nhiều học sinh chỉ chú trọng học ngữ pháp mà không chú trọng học từ vựng, nên khi làm bài đọc hiểu thường phải suy đoán quá nhiều, dẫn đến trả lời sai.

Nhiều em không nắm được kĩ năng làm bài, thường cố gắng dịch nghĩa toàn bộ bài đọc là không cần thiết và mất thời gian. Học sinh cần áp dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng làm bài dựa trên sự thông hiểu 60% nghĩa trở lên. Các em có thể đọc câu hỏi trước để nắm thông tin phần đọc hiểu hoặc đọc kỹ đoạn văn để tóm lược câu hỏi trước khi trả lời câu hỏi. Sau khi trả lời xong các câu hỏi thì phải luôn quay lại đọc toàn bộ bài và lướt lại một lần các đáp án theo ý đã hiểu. Do đó, để đạt điểm cao thì phần quan trọng nhất là kĩ thuật làm bài, sau đó đến từ vựng, khả năng đoán từ, đặc biệt phải có phải có kiến thức về gốc từ, tư duy phân tích thông tin, lựa chọn key word tốt.

Với dạng bài đọc hiểu, các em cần luyện tập thật nhiều để nắm vững các kĩ năng, cách tư duy, tìm đáp án và cách phân bổ thời gian. Các em học sinh nên làm 4 bài đọc hiểu mỗi ngày, học kỹ các bài trong sách giáo khoa và làm đề thi thử để mở rộng vốn từ, tập phân bố thời gian và tăng sự tự tin. Khi làm bài đọc hiểu ở nhà, trước hết phải coi đó như bài thi thực sự để rèn luyện tinh thần, khả năng phán đoán và chỉ được dùng từ điển để dịch bài khi đã kiểm tra kết quả.

VIẾT LẠI CÂU (4 câu)

VÀ LUÔN GHI NHỚ NHỮNG NGUYÊN TẮC SAU:

Trước hết, học sinh cần xác định rõ những việc cần làm và quyết tâm với mục tiêu này đến cùng. Trong quá trình học cần tâp trung cao độ và học Tiếng Anh hàng ngày đều đặn. Các em nên lập ra các công việc của từng ngày, từng tuần, từng tháng và hết sức cố gắng hoàn thành.

Trong khi làm bài thi không nên bỏ trống bất kỳ đáp án nào, nếu không biết chính xác thì hãy chọn đáp án mà mình “cảm thấy” là đúng hơn.

Muốn đạt điểm cao môn Tiếng Anh, học sinh cần chú ý:

Trau dồi từ vựng hàng ngày để có vốn từ vựng tốt giúp xử lý bài đọc hiểu, điền từ đoạn văn.

Luyện tập thêm với dạng bài điền từ vào đoạn văn, đọc hiểu.

ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN TIẾNG ANH TRÊN TIENGANHK12

TiengAnhK12 là hệ thống được thiết kế chuyên sâu cho học sinh lớp 1-12 ôn thi Tiếng Anh. TiengAnhK12 sử dụng tri thức chuyên gia và công nghệ phân tích thông minh để tối ưu hóa tiến trình ôn luyện.

TiengAnhK12 cung cấp gói Ôn thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, sĩ tử sẽ được tận hưởng 3 ưu điểm tuyệt vời sau:

làm các bộ đề chất lượng kèm giải thích đáp án chi tiết

thông qua các tính năng Luyện theo dạng bài và Luyện theo chuyên đề của từng loại bài thi, hệ thống chỉ ra cho học sinh thấy:

có những dạng bài (phần thi) nào,

đòi hỏi thí sinh nắm vững những chủ điểm kiến thức nào (về từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng đọc,…),

mức độ thành thục hiện tại của học sinh ở từng dạng bài, từng chủ điểm đó hiện ra sao.

từ chỗ biết được điểm yếu/ điểm còn hạn chế của mình, sĩ tử có thể tiếp tục ôn luyện để lấp nhanh chỗ hổng:

Cho từng chủ điểm kiến thức:

(2) tính năng ôn luyện theo từng chủ điểm, với thuật toán adaptive thông minh, sẽ giúp học sinh mau chóng thành thục từng chủ điểm, với thời gian cần bỏ ra là ít nhất.

ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT

 Nguồn: Tổng hợp

Bí Quyết Tránh Điểm Liệt Môn Sinh

Muốn nắm chắc lý thuyết và nhớ chính xác, học sinh cần hệ thống kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy, ôn luyện thông qua câu hỏi tổng hợp… Với đặc thù Sinh học là một môn thiên về lý thuyết khi số câu hỏi phần này chiếm 60%, để đạt điểm cao, đầu tiên học sinh phải nhìn nhận được xu thế câu hỏi biến đổi như thế nào? Phương pháp ôn tập để đạt hiệu quả cao là gì?

Các câu hỏi liên phần, khai thác bản chất, ứng dụng thực tế

Nhìn nhận qua các năm, xu thế câu hỏi lý thuyết môn Sinh học đang biến đổi theo hướng ngày càng nhiều câu liên kết giữa các phần, khai thác bản chất các kiến thức đặc trưng của môn Sinh và đặc biệt dạng câu hỏi thực tế. Ví dụ: (Đề minh họa lần 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2017)

Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?

(1) Duy trì đa dạng sinh học.

(2) Lấy đất rừng làm nương rẫy.

(3) Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên tái sinh.

(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.

(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.

A. (1), (3), (4).

B. (1), (2), (5).

C. (2), (4), (5).

D. (2), (3), (5).

Đáp án: A

Dạng câu đếm số mệnh đề đúng sai ngày càng xuất hiện nhiều

Một xu thế trong việc ra câu hỏi là do đề thi bị giới hạn 40 câu, vì vậy để kiểm tra được nhiều kiến thức nên dạng câu đếm số mệnh đề đúng sai ngày càng xuất hiện nhiều. Dạng này nếu không ôn luyện nhuần nhuyễn thì xác suất sai là rất cao.

Ví dụ: (Đề thử nghiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.

Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.

A. 2. B. 3. C. 2. D. 4.

Một điểm cũng nên lưu ý là các câu đếm mệnh đề đúng thường có số mệnh đề không quá 5. Vì 40 câu hỏi chỉ làm trong 50 phút nên xu thế này ngày càng hiện thực.

Vậy phương pháp ôn tập thế nào cho hiệu quả, khi chỉ còn khoảng một tháng cho việc ôn tập toàn bộ chương trình?

Đầu tiên, học sinh cần hệ thống kiến thức, sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy. Khi đó khả năng tư duy, tổng hợp và logic sẽ tăng lên khá nhanh. Qua đó việc ôn tập trở lên thú vị và hiệu quả hơn, đặc biệt là sẽ không sợ bỏ sót kiến thức.

Mỗi phần tùy lượng nhiều hay ít mà các em có thể hệ thống bằng một hoặc nhiều sơ đồ tư duy.

Ví dụ: Khi ôn tập một phần đặc biệt quan trọng – nhân đôi AND Sau khi ôn tập lại kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy thì việc luyện tập là rất cần thiết. Nên luyện tập bằng các câu hỏi đòi hỏi kiến thức liên phần, vận dụng.

Ví dụ: (Một câu hỏi sử dụng kiến thức nhiều phần: di truyền, tiến hóa, sinh thái)

Khi nói về tiến hóa theo quan niệm học thuyết Đacuyn có các phát biểu sau:

(1) Biến dị cá thể dùng để chỉ những sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong đời cá thể của sinh vật.

(2) Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên đã làm cho vốn gen của quần thể biến đổi theo các hướng khác nhau qua thời gian hình thành nên đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

(3) Động lực của chọn lọc nhân tạo là đấu tranh sinh tồn.

(4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là động lực của quá trình tiến hóa.

Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?

A. 3. B. 0. C. 2. D. 1.

Hướng dẫn: Xét các phát biểu của đề bài:

(1) Sai vì biến dị cá thể dùng để chỉ những sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản chứ không phải trong đời cá thể của sinh vật.

(2) Sai vì Đacuyn chưa biết đến khái niệm về vốn gen của quần thể. Đây là quan niệm của di truyền học hiện đại.

(3) Sai vì động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu, thị hiếu của con người. Còn động lực của chọn lọc tự nhiên mới là đấu tranh sinh tồn.

(4) Sai vì sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là động lực của quá trình tiến hóa.

Vậy không có phát biểu nào đúng trong số những phát biểu trên → Đáp án B

Như vậy, để ôn tập hiệu quả các em cần hiểu rõ xu thế câu hỏi, kiến thức cần ôn tập và đặc biệt là phương pháp ôn tập. Quá trình ôn tập các em nên kết hợp với việc luyện đề tổng hợp để có thể phối hợp các phần kiến thức nhuần nhuyễn hơn.

Ngoài ra để luyện tập làm bài trắc nghiệm các bạn có thể truy cập vào website: http://trainandtest.net/course/index.php?categoryid=8

Để làm bài trắc nghiệm miễn phí.

Bạn đang xem bài viết Cách Tránh Điểm Liệt Khi Làm Bài Thi Thpt Quốc Gia Môn Tiếng Anh Năm 2022 trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!