Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Tính Trung Bình Động Trong Excel mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong bài viết này, Gitiho.com sẽ hướng dẫn các bạn cách tính nhanh trung bình động đơn giản trong Excel, sử dụng hàm để tính đường trung bình trong N ngày/tuần/tháng/năm trước, và cách thêm đường trung bình động vào biểu đồ Excel.
Trung bình động là gì?
Nhìn chung, trung bình động được định nghĩa là một chuỗi các giá trị trung bình từ các tập hợp giá trị khác nhau trong cùng một bộ dữ liệu.
Trung bình động thường được sử dụng trong thống kê, dự báo chu kỳ thay đổi kinh tế và dự báo thời tiết để hiểu được xu hướng của chúng. Trong giao dịch chứng khoán, trung bình động là một chỉ số thể hiện giá trị trung bình của chứng khoán qua các thời kỳ. Trong kinh doanh, đó là một nghiệp vụ tính trung bình doanh thu của 3 tháng trước để dự đoán xu hướng gần đây.
Ví dụ, trung bình động của nhiệt độ trong ba tháng có thể tính bằng cách tính nhiệt độ trung bình của tháng 1 đến tháng 3, sau đó tính nhiệt độ trung bình của tháng 2 tới tháng 4, rồi tháng 3 tới tháng 5…
Có nhiều kiểu trung bình động khác nhau như trung bình động giản đơn, trung bình động mũ, trung bình động biến thiên, trung bình động ba bên và trung bình động gia quyền. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào loại hay được sử dụng nhất, đó là trung bình động giản đơn.
Cách tính trung bình động giản đơn trong Excel
Có 2 cách tính trung bình động giản đơn trong Excel – bằng công thức và bằng tùy chọn khuynh hướng. Các ví dụ sau đây sẽ minh họa cho cả hai kỹ thuật này.
Ví dụ 1. Tính trung bình động qua một thời kỳ cụ thể
Trung bình động giản đơn có thể được tính bằng hàm AVERAGE. Giả sử bạn có một danh sách trung bình nhiệt độ hàng tháng trong cột B, và bạn muốn tìm trung bình động cho ba tháng (như hình trên)
Viết công thức AVERAGE bình thường cho 3 giá tri đầu tiên và nhập nó vào ô thứ 3 từ trên đếm xuống (ví dụ ô C4), sau đó sao chép công thức sang các ô khác trong cột: =AVERAGE(B2:B4)
Bạn có thể cố định các ô (như ô B2) nếu bạn muốn, nhưng cũng hãy sử dụng các tham chiếu hàng không cố định để công thức được điều chỉnh phù hợp cho các ô khác nhau.
Hãy nhớ rằng trung bình cộng được tính bằng cách tính tổng các giá trị sau đó chia cho số các giá trị được tính trung bình, bạn có thể xác nhận kết quả bằng công thức SUM: =SUM(B2:B4)/3
Ví dụ 2. Tính trung bình động cho N ngày/tuần/tháng/năm cuối trong một cột
Giả sử bạn có một danh sách các dữ liệu, cụ thể là doanh số bán hàng hay giá cổ phiếu, và bạn muốn biết trung bình của ba tháng cuối tại một thời điểm bất kỳ. Để thực hiện điều này, bạn cần một công thức tính toán lại trung bình ngay sau khi nhập vào giá trị cho tháng tiếp theo. Hàm AVERAGE lồng ghép với hàm OFFSET và COUNT.
=AVERAGE(OFFSET(first cell, COUNT(entire range)-N,0,N,1))
N là số ngày/tuần/tháng/năm trước.
Giả sử các giá trị trung bình được tính từ hàng 2 cột B, công thức sẽ như sau: =AVERAGE(OFFSET(B2,COUNT(B2:B100)-3,0,3,1))
Và bây giờ, tôi sẽ giải thích các thành phần của công thức này rõ hơn:
Hàm COUNT “COUNT(B2:B100)” đếm có bao nhiêu giá trị được nhập vào cột B. Chúng ta bắt đầu đếm từ ô B2 vì ô B1 là tiêu đề.
Hàm OFFSET lấy giá trị ở ô B2 (tham số thứ nhất) là ô bắt đầu, sau đó tịnh tiến theo giá trị được trả về bởi hàm COUNT 3 dòng lên phía trên (trong trường hợp này: -3 – tham số thứ 2 của hàm offset). Kết quả là, công thức tính tổng của 3 giá trị trong vùng gồm 3 dòng (3 – ở trong tham số thứ 3 của hàm offset) và 1 cột (1 – tham số cuối cùng của hàm OFFSET), kết quả này chính là tổng của 3 tháng cuối cùng mà chúng ta muốn
Cuối cùng, kết quả tổng được hàm AVERAGE sử dụng để tính trung bình động.
Chú ý. Nếu bạn làm việc với trang tính luôn cập nhật các hàng mới, hãy đảm bảo hàm COUNT có đủ số hàng để chứa dữ liệu mới. đó không phải là vấn đề bạn chèn nhiều cột hơn bình thường ngay sau khi bạn có ô tính đầu tiên, bởi thế nào hàm COUNT cũng loại bỏ tất cả các hàng rỗng
Trong ví dụ, bảng dữ liệu chỉ chứa dữ liệu trong 12 tháng, nhưng chúng ta đã trừ hao cho hàm COUNT vùng dữ liệu B2:B100.
Ví dụ 3. Tính trung bình động cho N giá trị cuối trong một hàng
Nếu bạn muốn tính trung bình động cho N ngày/tháng/năm cuối trong cùng một hàng, bạn chỉ cần điều chỉnh công thức OFFSET như sau:
=AVERAGE(OFFSET(first cell,0,COUNT(range)-N,1,N,))
Giả sử ô B2 chứa số liệu đầu tiên trong hàng, và bạn muốn tính trung bình động cho 3 số liệu cuối hàng, công thức sẽ như thế này:
=AVERAGE(OFFSET(B2,0,COUNT(B2:N2)-3,1,3))
Tạo đường trung bình động trong biểu đồ Excel
Nếu bạn đã tạo một biểu đồ, việc thêm đường trung bình động cho biểu đồ rất nhanh chóng. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng tính năng Excel Trendline theo các bước sau đây.
Bảng Format Trendline hiển thị phía bên tay phải trang tính 2013 và hộp thoại tương ứng sẽ xuất hiện trong Excel 2010 và 2007.
Trên bảng Format Trendline, nhấp vào biểu tượng Trendline Options¸chọn Moving Average và nhập khoảng thời gian vào hộp Period:
Đóng bảng Trendline, đường trung bình động sẽ được thêm vào biểu đồ như sau:
Để chỉnh sửa biểu đồ của mình, mở thẻ Fill & Line hoặc Effects trong bảng Format Trendline và điều chỉnh các tùy chọn khác nhau như kiểu đường viền, màu, độ rộng…
Nguồn: Ablebits, dịch và biên tập bởi Giỏi Tin Học.
Đánh giá bài viết này
Hướng Dẫn Cách Tính Bình Quân Gia Quyền Trong Excel
Nội dung của phương pháp tình bình quân gia quyền
Phương pháp bình quân áp dụng trong trường hợp những mặt hàng có đơn giá có sự thay đổi. Phương pháp này gồm 2 cách tính:
Bình quân sau mỗi lần nhập: Sau mỗi lần nhập hàng, đơn giá lại được tính trung bình để lần xuất sau đó tính theo đơn giá mới.
Bình quân cả kỳ: Đơn giá sẽ không tính ngay cho từng lần nhập-xuất mà phải đợi đến cuối kỳ, sẽ tính 1 đơn giá bình quân. Đơn giá đó sẽ áp dụng chung cho các lần xuất hàng trong kỳ.
Bình quân sau mỗi lần nhập
Ví dụ tính đến lần nhập thứ A3:
Công thức tính bình quân sau mỗi lần nhập trong Excel
Ví dụ chúng ta có bảng tính như sau:
Ví dụ lần nhập thứ 2, ta có:
Đơn giá bình quân lần nhập 2 = (1.600.000 + 720.000) / (50 + 20) = 33.142,85714
Đơn giá bình quân lần nhập 3 = (1.600.000 + 720.000 + 3.000.000) / (50 + 20 + 100) = 31.294,11765
Vậy thay bằng cách dùng tham chiếu tọa độ trên Excel ta có:
Đơn giá bình quân lần nhập 2 = (E3+E4)/(D3+D4) = SUM(E3:E4)/SUM(C3:C4)
Đơn giá bình quân lần nhập 3 = (E3+E4+E5)/(D3+D4+D5) = SUM(E3:E5)/SUM(C3:C5)
Tổng quát lại ta có:
F3=SUM($E$3:E3)/SUM($C$3:C3)
Cố định điểm bắt đầu là các điểm E3, C3 vì luôn không thay đổi trong các công thức.
Filldown công thức từ F3 tới F8 để thu được kết quả:
Trường hợp xen lẫn nhiều mặt hàng khi tính bình quân
Cách làm như sau:
F3=SUMIF($A$3:A3,A3,$E$3:E3)/SUMIF($A$3:A3,A3,$C$3:C3)
Trong đó:
SUMIF($A$3:A3,A3,$E$3:E3) là tổng thành tiền của mặt hàng tại ô A3
SUMIF($A$3:A3,A3,$C$3:C3) là tổng sốố lượng của mặt hàng tại ô A3
Trường hợp áp dụng đơn giá bình quân khi xuất hàng
Trong đó:
Như vậy tại những vị trí có Xuất hàng, đơn giá sẽ được tính bình quân đến trước thời điểm thực hiện việc xuất đó, và chỉ tính theo phần Nhập, Tồn đầu kỳ.
Kết quả 2 lần xuất có đơn giá khác nhau.
Đơn giá bình quân cả kỳ
Cách tính của phương pháp này như sau:
Trong đó:
Như vậy với 2 cách tính, chúng ta thấy chỉ cần sử dụng 1 hàm SUMIFS là đều tính được. Tuy nhiên việc cố định vùng trong tham chiếu sẽ thay đổi phương pháp tính: sau mỗi lần nhập hay sau cả kỳ.
Các bạn có thể tải về file mẫu tại địa chỉ: http://bit.ly/2PE2gKY
Tìm hiểu thêm về ứng dụng của các hàm sumif, sumifs tại:
Hàm SUMIF / SUMIFS Tính tổng theo điều kiện Hướng dẫn cách viết điều kiện hàm SUMIFS để đạt hiệu quả tốt nhất Tại sao nên dùng hàm SUMIFS thay cho hàm SUMPRODUCT tính tổng theo nhiều điều kiện
Hướng Dẫn Cách Tính Điểm Trung Bình Môn Cấp Trung Học
Tại sao cần tính điểm trung bình môn?
Điểm trung bình là số điểm khách quan nhất phản ánh quá trình học tập cũng như năng lực học tập của người học. Thông qua số điểm này, giáo viên có thể đánh giá được học sinh của mình có hiểu bài giảng không và ghi nhớ chúng được đến đâu.
Điểm trung bình môn là số điểm của rất nhiều bài kiểm tra được tổng hợp lại như bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì và kiểm tra học kì. Bài kiểm tra thường xuyên có thể là bài kiểm tra miệng nhanh đầu giờ hoặc là bài thực hành, bài thu hoạch,…Đối với bậc trung học thì điểm này chỉ có khi kết thúc một kì học của năm học.
Cách tính điểm trung bình môn học kỳ bậc trung học
Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cách tính điểm trung bình môn học kỳ chính là trung bình cộng điểm của các bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra định kỳ và bài thi học kỳ. Bài kiểm tra thường xuyên bao gồm những bài kiểm tra miệng, kiểm tra viết dưới 1 tiết, kiểm tra thực hành dưới 1 tiết. Còn bài kiểm tra định kỳ gồm những bài kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên.
Công thức tính điểm trung bình môn học kỳ:
TĐKTtx: Tổng điểm của các bài kiểm tra thường xuyên
TĐKTđk: Tổng điểm của các bài kiểm tra định kỳ
TĐKThk: Tổng điểm các bài kiểm tra học kỳ
Ví dụ: Môn hóa của bạn học sinh có điểm kiểm tra thường xuyên (điểm kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút..) là 8; 7; 7; điểm kiểm tra định kỳ (các bài kiểm tra 1 tiết) là 7; 8; điểm kiểm tra học kỳ là 9.
Vậy điểm trung bình môn học học kỳ của thí sinh đó sẽ là:
Cách tính điểm trung bình môn cả năm bậc trung học
Điểm trung bình môn cả năm là điểm trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ I và điểm trung bình môn học kỳ II, trong đó điểm trung bình môn học kỳ II sẽ được tính theo hệ số 2.
Cách tính điểm trung bình cả năm
Công thức tính điểm trung bình môn cả năm như sau:
Lưu ý: Điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cả năm là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Ví dụ: Một bạn học sinh môn toán có điểm trung bình môn học kỳ I là 7,5 và điểm trung bình môn học kỳ II là 8 thì điểm trung bình môn cả năm sẽ là:
Môn văn bạn có điểm trung bình môn học kỳ 1 là 6.5 và học kỳ 2 là 7.0. Áp dụng công thức ở trên ta suy ra được
Điểm trung bình môn cả năm môn Văn = 6.5 + (7.0 x 2) = 20.5/3 = 6.8.
Cách Tính Điểm Trung Bình Môn Thcs, Thpt, Đại Học
Điểm số quyết định tới học lực, điều kiện lên lớp nên đây là một trong những vấn đề quan tâm của các học sinh, sinh viên. Thay vì thầy, cô giáo thông báo, các bạn có thể tính điểm trung bình môn khi biết nắm hết điểm kiểm tra miệng, điểm kiểm tra 15 phút, điểm thi …
Hướng dẫn cách tính điểm trung bình tất cả các môn học học kỳ 1, cả năm
I. Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT
Theo quy định của trường THCS, THPT nói riêng và bộ Giáo dục và Đào tạo nói chung, điểm môn học sẽ gồm có các cột điểm như điểm miệng và điểm 15 phút theo hệ số 1, còn điểm 1 tiết sẽ theo hệ số 2 và điểm học kỳ sẽ theo hệ số 3. Do đó, công thức tính điểm trung bình môn là:
Lưu ý: Tuy nhiên, tùy theo số lần kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, 1 tiết mà công thức có sự thay đổi. Khi đó, bạn có cách tính: Cộng các điểm miệng với điểm 15 phút nhân cho hệ số 1. Rồi cộng các điểm 1 tiết nhân với hệ số 2. Sau đó cộng điểm học kỳ nhân với hệ số 3. Tổng hết điểm đố rồi chia cho số con điểm.
Ví dụ: Môn Toán bạn có các điểm sau:
– Điểm miệng: 7, 6, 9– Điểm 15 phút: 6, 6, 8, 7– Điểm 1 tiết: 6, 9– Điểm thi học kỳ: 10
Do đó
– Hệ số 1 gồm có điểm: 7, 6, 9, 6, 6, 8, 7– Hệ số 2 gồm có điểm: 6, 9– Hệ số 3 gồm có: 10
Vậy điểm trung bình môn Toán là
(7 + 6 + 8 + 6 + 6 + 8 + 7 + 2 . (6 + 9) + 3 . 10) : 14 = 7,714
Cách tính này áp dụng cho cách tính điểm trung bình môn hk1 THPT, THCS và áp dụng cho chả hk2.
II. Cách tính điểm trung bình môn cả năm THCS, THPT
Điểm trung bình môn của cả năm được tính bằng điểm trung bình môn của học kỳ một cộng với điểm trung bình môn của học kỳ hai nhân hệ số hai rồi tất cả chia cho ba.
Lưu ý: Điểm trung bình môn học kỳ hoặc cả năm là số nguyên hoặc số thập phân lấy tới chữ số thập phân thứ nhất khi bạn đã làm tròn.
Công thức:
Ví dụ:
Điểm trung bình môn Ngữ văn học kỳ 1 là 5,5 điểm, còn học kỳ 2 là 6,0 điểm.Do đó, điểm trung bình môn Ngữ văn cả năm là: (5,5 + 2 x 6,0) : 3 = 5,8
III. Cách tính điểm trung bình theo tín chỉ đại học 1. Tính điểm trung bình tích lũy
Điểm trung bình tích lũy theo tín chỉ là tổng điểm từng môn học nhân với số tín chỉ mỗi môn rồi chia cho tổng số tín chỉ của tất cả các môn học. Công thức cụ thể như sau:
Trong đó:
– A: Điểm trung bình tích lũy– ai: Điểm của học phần thứ i– ni: Số tín chỉ học phần thứ i– n: Tổng số học phần
Đối với môn Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng không học tín chỉ.
Ví dụ:
Bạn có bảng điểm như sau:
Điểm trung bình tích lũy sẽ như sau:
2. Cách chuyển đổi điểm sang hệ số 4
Nhiều trường học tính điểm theo điểm chữ A+, A, B+, B …. Tuy nhiên, điểm chữ này cũng tương ứng với thang điểm 4. Các bạn quy đổi tương đương như sau:
https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-tinh-diem-trung-binh-mon-56199n.aspx Với các bạn học sinh lớp 12, các bạn nên cập nhật thêm cách Tính điểm tốt nghiệp THPT để biết được học lực của mình thi khoảng được bao nhiêu điểm, từ đó phấn dấu, lên kế hoạch học tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.
Bạn đang xem bài viết Cách Tính Trung Bình Động Trong Excel trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!