Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Tạo Biểu Đồ Tần Suất Với Đường Phân Phối Chuẩn Trên Google Sheets mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong hướng dẫn này, Gitiho sẽ hướng dẫn bạn cách tạo biểu đồ tần suất với đường phân phối chuẩn (như minh họa ở hình trên) khi làm việc với Google Sheets. Bắt đầu từ đâu bây giờ nhỉ, à, đầu tiên ta cần phải hiểu:
Biểu đồ tần suất là gì?
Biểu đồ tần suất là loại biểu đồ thể hiện bằng đồ họa sự phân bố của một tập dữ liệu. Ví dụ như: bạn có 1.000 bài thi có điểm số từ 0 đến 100 và bạn muốn xem chúng phân bổ như thế nào; điểm trung bình là bao nhiêu? Học sinh đạt điểm thế này là cao hay thấp? Điểm trung bình của học sinh được phân cụm như thế nào? Điểm số được phân phối bình thường hay bị lệch? Biểu đồ tần suất sẽ giúp bạn nắm được những thông tin đó.
Đường phân phối chuẩn là gì?
Đường cong phân phối chuẩn là một đường biểu diễn giá trị trung bình của các biến ngẫu nhiên, được vẽ một cách độc lập từ các phân phối độc lập.
Về bản chất, dữ liệu sẽ hội tụ xung quanh giá trị trung bình mà không lệch sang trái hoặc phải; có nghĩa là, chúng ta sẽ biết xác suất có bao nhiêu giá trị xảy ra gần với giá trị trung bình khi nhìn vào thể hiện từ đường phân phối chuẩn.
Cách tạo biểu đồ tần suất trên Google Sheets
Bước 1: Dữ liệu thô
Quay lại với ví dụ đã nói ở phần 1: danh sách 1.000 điểm thi từ 0 đến 100. Chúng ta sẽ xem xét sự phân bổ của những dữ liệu này.
Bước 2: Đặt tên cho dải ô
Tạo một phạm vi được đặt tên từ các điểm dữ liệu thô này, gọi là “scores” (điểm thi). Đánh dấu tất cả dữ liệu trong cột A, tức là ô A1: trị giữa, mode, và độ lệch chuẩn của số liệu. Các công thức là:
=AVERAGE(scores)
=MEDIAN(scores)
=MODE(scores)
=STDEVP(scores)
Bước 4: Tạo các tần số
Thiết lập các ô tần số (bins), từ 0 đến 100 với khoảng cách là 5. Đặt 0 vào ô F2 để bạn có thể sử dụng công thức này để nhanh chóng điền vào các ô còn lại:
=F4 + 5
(thêm 5 vào ô ở trên). Đặt tên cho các phạm vi này như sau:
Bước 5: Tính toán phân phối chuẩn
Hãy thiết lập các giá trị đường cong phân phối chuẩn. Công thức dành cho bạn là NORMDIST – công thức tính giá trị của hàm phân phối chuẩn cho một giá trị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn nhất định. Ở bước 3, chúng ta đã tính toán giá trị trung bình và độ lệch chuẩn nên giờ chỉ cần sử dụng các giá trị trong phạm vi ở bước 4 là ổn.
Trong G2, hãy đặt công thức:
=NORMDIST(F2,$D$1,$D$4,FALSE)
Kéo nó xuống G22 để điền vào toàn bộ các cột:
Bước 6: Đường cong phân phối chuẩn
Hãy xem đường cong phân phối chuẩn trông như thế nào với dữ biểu đồ đường, kết quả sẽ như thế này:
Và đầu ra sẽ như sau:
Đó là đường cong phân phối chuẩn mà chúng ta đang đề cập đấy, chúng ta có thể thấy đường biểu diễn xoay quanh mức trung bình của dữ liệu là 56,9.
Bây giờ chúng ta cần tính toán phân phối của 1.000 điểm thi cho biểu đồ tần suất. Vì sẽ cần tạo một biểu đồ hoàn toàn mới với biểu đồ và đường cong phân phối chuẩn kèm theo (dễ hơn sửa đổi biểu đồ này), nên bạn có thể đặt biểu đồ phân phối chuẩn này sang một bên hoặc xóa nó.
Bước 7: Công thức tần số
Trong cột I, hãy sử dụng công thức FREQUENCY để gán 1000 điểm thi cho các nhóm tần suất. Nhập công thức sau vào ô I2 và nhấn Ctrl + Shift + Enter (trên PC) hoặc Cmd + Shift + Enter (trên Mac), để tạo Công thức mảng. Hệ thống sẽ điền vào toàn bộ cột và gán tất cả điểm vào đúng chỗ:
=ArrayFormula(FREQUENCY(scores,bins))
Kết quả của hàm sẽ là:
Bước 8: Sao chép giá trị
Sao chép cột giá trị tần suất này vào cột J liền kề (chúng ta cần cái này cho biểu đồ của mình).
Mẹo chuyên nghiệp: bạn chỉ cần sao chép I1: I2 vào J1: J2, nó sẽ điền các giá trị vào toàn bộ cột.
Bước 9: Quy mô đường cong phân phối chuẩn
Chúng ta cần mở rộng đường cong phân phối chuẩn để nó hiển thị trên cùng một tỷ lệ với biểu đồ; vì có đến 1.000 giá trị trong các bin 5 nên hệ số quy mô là 5.000. Có nghĩa là, khi nhân các giá trị phân phối chuẩn lên 5.000, chúng sẽ có thể so sánh với các giá trị ở biểu đồ trên cùng một trục; ngoài ra, chúng sẽ có tổng là 1.000, phù hợp với số lượng giá trị ở dữ liệu đầu.
Vì vậy, trong cột trống H, hãy thêm công thức sau và kéo xuống H22:
=G2 * 5000
Bảng dữ liệu hoàn thiện sẽ như sau:
Bước 10: Tạo biểu đồ
Nhấn và giữ Ctrl (PC) hoặc Cmd (Mac) để đánh dấu cột dữ liệu bin, phân phối chuẩn và hai cột biểu đồ, nhưng bỏ qua cột công thức Normdist, cụ tùy chọn Smooth:
Chọn trục tung. Xóa tên trục. Đặt có phạm vi từ 0 đến 150 và đặt đường lưới chính thành 4.
Trong menu tùy chỉnh, hãy chọn phân phố chuẩn và thay đổi từ cột sang dòng, để biểu đồ của bạn trông giống như sau:
Tiếp theo, chọn Histogram và thay đổi kiểu từ dòng thành cột:
Chọn Histogram 2 và thay đổi loại từ đường thành khu vực (stepped area):
Sau đó, đổi màu qua màu đỏ, độ dày đường thành 1px và độ mờ là 70%, để cho dễ nhìn hơn.
Cuối cùng: đặt kích thước phông chữ của nhãn trục thành 10, sau đó nhấp vào vùng biểu đồ để di chuyển và thay đổi kích thước bằng cách kéo
Cách Tạo Đồ Thị, Biểu Đồ Trong Google Sheets
Ngoài công cụ văn phòng Microsoft Office, hiện nay người dùng cũng có xu hướng sử dụng 1 số công cụ văn phòng trực tuyến, đáp ứng nhanh nhu cầu sử dụng và có thể truy cập ở bất cứ đâu. Trong số đó phải kể đến bộ công cụ văn phòng trực tuyến của Google. Các công cụ này mang tới những tính năng soạn thảo nội dung cơ bản nhất, từ việc nhập nội dung văn bản, trình diễn bảng biểu, slide thuyết trình, hay tạo biểu đồ trên Google Sheets.
Bước 1:
Trước hết, bạn cần bôi đen toàn bộ nội dung bảng dữ liệu muốn thể hiện bằng biểu đồ. Sau đó, nhấp vào tab Insert trên thanh công cụ, sau đó chọn Chart.
Bước 2:
Sau đó, chúng ta sẽ nhìn thấy biểu đồ hiển thị trước mà Google Sheets biểu diễn cho bạn.
Đồng thời ở cạnh phải giao diện màn hình sẽ xuất hiện khung thiết lập với các tùy chọn để thay đổi cho đồ thị. Trước hết trong mục Data, phần Chart type có thể thay đổi kiểu biểu diễn đồ thị.
Bước 3:
Chuyển sang mục Customize. Cột này sẽ thay đổi kiểu chữ trong bảng, màu chữ, tiêu đề của biều đồ,…
Bước 4:
Để thay đổi màu cho biểu đồ, bạn có thể lựa chọn màu nền cho biểu đồ tại phần Background color.
Hoặc người dùng có thể thay đổi font chữ cho toàn bộ nội dung tiêu đề trong biểu đồ tại mục Font.
Bước 5:
Tiếp đến, người dùng có thể lựa chọn thay đổi định dạng cho các tiêu đề trong đồ thị. Google Sheets cung cấp các thiết lập định dạng cho tiêu đề để bạn chọn lựa và thay đổi.
Chúng ta có thể thay đổi font chữ, cỡ chữ, định dạng hay màu sắc cho từng nội dung tiêu đề trong biểu đồ tại mục Customize. Bạn kéo xuống phần Chart & axis titles để thực hiện.
Bạn có thể thay đổi nội dung cho từng tiêu đề, định dạng font chữ, có thể thay đổi cỡ chữ, màu sắc cho từng tiêu đề xuất hiện trong biểu đồ trên Google Sheets nếu muốn.
Các thay đổi sẽ được áp dụng ngay lập tức khi chúng ta tiến hành thay đổi bất cứ chi tiết nào. Biểu đồ sẽ tự động được lưu vào nội dung và tạo thành file, như khi bạn tạo bảng dữ liệu trên Google Sheets.
Như vậy, với các bước trên bạn có thể tạo biểu đồ, đồ thị trong nội dung trên Google Sheets. Việc biểu diễn đồ thị là thao tác cơ bản không chỉ trên Google Sheets, mà có trên Excel hay trên Word. Biểu đồ sẽ giúp nội dung tài liệu thêm sinh động hơn, tóm tắt lại bảng thống kê nào đó. Người dùng có thể sử dụng các thiết lập để tạo được 1 biểu đồ hoàn chỉnh trên Google Sheets.
Hướng Dẫn Vẽ Biểu Đồ Tròn Và Biểu Đồ Thanh Cột Trên Google Sheets
1. Biểu đồ Tròn
1.1 Sử dụng khi nào
Khi cần thể hiện:
Phần trăm cơ cấu
Tỷ trọng
Tỉ lệ phần trăm
Phần trăm quy mô
Phần trăm quy mô và cơ cấu
Thay đổi cơ cấu (%)
Chuyển dịch cơ cấu (%)
Thông thường thể hiện sự thay đổi cơ cấu gắn liền với bảng số liệu dạng tổng. Và các thành phần không quá phức tác, tỷ trọng không quá nhỏ.
Được sử dụng với số mốc (số lượng mốc thời gian/địa điểm) nhỏ hơn hoặc bằng 3. Lớn hơn 3 sẽ sử dụng biểu đồ miền.
Tuy nhiên cũng giống biểu đồ Miền, biểu đồ này thường rất khó tiếp cận. Ví dụ như hình 1 thể hiện thị phần của 4 nhà cung cấp: A, B, C, D. Bạn có thể thấy ai là người giữ thị phần lớn nhất trên biểu đồ này không.
Phần lớn mọi người sẽ trả lời là nhà cung cấp B, thể hiện bởi màu xanh trung tính. Khả năng cao là bạn sẽ trả lời 35% – 40% cho thị phần mà người đó nắm giữ.
Bạn đã thấy được điều gì đó không ổn qua 2 câu hỏi trên chưa. Đúng vậy, nếu chúng ta thêm các con số tương ứng với các đối tượng vào biểu đồ trên, ta được biểu đồ 2 như sau:
Vốn cho rằng nhà cung cấp B chiếm thị phần lớn lại chỉ chiếm 31%. Trong khi đó nhà cung cấp A lại chiếm đến 34% dù chúng ta thấy phần trên biểu đồ bé hơn.
Kể cả nếu bỏ đi hiệu ứng 3D và thể hiện chúng ở không gian 2 chiều, việc phân tích vẫn rất khó khăn. Thị giác chúng ta vốn không quen nhận thức giá trị số lượng trong không gian 2 chiều, nói đơn giản hơn là biểu đồ tròn rất khó thể hiện thông tin. Khi các phần trong biểu đồ tròn không quá khác biệt, chúng ta gần như không thể phân biệt được phần nào lớn hơn. Dù cho có sự khác biệt của từng phần thì cũng rất khó biết chính xác là bao nhiêu.
Để giải quyết vấn đề này, bạn nhất thiết nên dùng nhãn dán như biểu đồ trên, tuy nhiên trông nó cũng thật rối mắt phải không nào.
Thay vào việc đắn đo cho những rắc rối trên, chúng ta chỉ cần thay biểu đồ tròn đó bằng biểu đồ thanh ngang như hình 3, theo thứ tự tăng/giảm tùy chọn. Chú ý, thị giác của chúng ta sẽ tập trung vào các điểm kết thúc trên biểu đồ thanh. Nó giúp việc nhận biết yếu tố nào lớn nhất hay nhỏ nhất dễ dàng hơn, đồng thời còn biết được sự khác nhau trong giá trị của từng yếu tố.
Một số bạn cho rằng sẽ mất một số thông tin trong quá trình chuyển từ biểu đồ tròn thành biểu đồ thanh. Đây là một lầm tường mà người ta thường nhìn nhận rằng biểu đồ tròn cho góc nhìn tổng thể cùng các thành phần của nó. Tuy nhiên nếu việc này gây hiểu lầm trong phân tích vậy có đáng hay không.
Trong hình 3, chúng ta đã giải quyết vấn đề này bằng cách thể hiện tổng giá trị thị phần của các nhà cung cấp bằng 100%. Tuy không triệt để nhưng lại là một cách thay thế cần cân nhắc.
Hãy nhớ, cân nhắc đến các loại biểu đồ đơn giản, dễ sử dụng, dễ phân tích trước khi suy nghĩ biểu đồ tròn bởi các lý do kể trên.
1.3. Biểu đồ Doughnut
Tương tự như vậy, người anh em của nó – biểu đồ Doughnut.
Thay bằng việc so sánh diện tích các mục nhỏ của từng hạng mục trong biểu đồ tròn, thì biểu đồ bánh doughnut này chúng ta phải so sánh một cung của hạng mục này với cung của hạng mục khác. Hẳn phải có một sự tự tin cực kỳ mạnh mẽ về thị giác bản thân mới có thể rút ra kết luận về giá trị của các cung đó.
Đó cũng là lý do chúng ta không nên sử dụng biểu đồ Doughnut.
1.4. Hướng dẫn vẽ biểu đồ tròn trong Google Sheets
Bước 1: Chuẩn bị bảng số liệu cần vẽ biểu đồ Tròn, bôi đen khu vực bảng cần vẽ.
Bước 2: Chọn Chèn, Chọn Biểu đồ
Bước 3: Trong hộp thoại Trình chỉnh sửa biểu đồ, chọn tab Thiết lập, Chọn Loại Biểu Đồ. Ở đây bạn chọn Biểu đồ tròn.
Bạn có thể thay đổi các tùy chọn trình bày cho biểu đồ tròn bằng tab Tùy chỉnh ngay bên cạnh tab Thiết Lập để được biểu đồ theo mong muốn.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ, thêm nhãn, thêm ghi chú nếu cần thiết hoặc loại bỏ các yếu tố phức tạp gây rối mắt người xem.
2. Hướng dẫn sử dụng Biểu đồ Thanh/Cột
2.1. Chức năng
Do biểu đồ này xuất hiện quá thường xuyên nên nhiều người khuyên đừng dùng chúng. Đây là một lỗi vô cùng lớn. Ngược lại bạn nên dùng chúng nhiều hơn, vì đồng nghĩa đây là dạng biểu đồ người xem nắm bắt được thông tin nhanh hơn. Thay vì phải dành thời gian để nắm được quy luật của các dạng biểu đồ khác, họ có thể biết ngay được biểu đồ này muốn nói gì.
Đây là một dạng biểu đồ rất thuận mắt, thấy ngay được điểm kết thúc của từng thanh và đâu là đối tượng có giá trị cao nhất, thấp nhất hay sự chênh lệch của từng đối tượng.
Lưu ý rằng chúng ta cần đặt điểm bắt đầu là con số không, vì nếu không thì việc so sánh các điểm kết thúc của biểu đồ sẽ không có ý nghĩa.
Trong ví dụ này, hãy giả sử chúng ta quay lại mùa thu năm 2012. Chúng ta đang không rõ ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế của tổng thống Bush. Ở thanh bên trái, chúng ta có thể thấy tỷ lệ thuế cao nhất hiện nay là 35% và ở thanh bên phải tỷ lệ thuế trong tháng 1 sẽ là 39.6%.
Hãy để ý ở bên dưới trong trục hoành của biểu đồ, đường cơ sở không bắt đầu từ không mà là 34. Điều này nghĩa là sự tăng trong tỷ lệ thuế sẽ là 460%. Do 35-34=1 và 39.6-34=5.6 và khi lấy (5.6-1)/1 = 460%, một tỷ lệ tăng đáng sợ. Còn nếu chúng ta đặt đường cơ sở là 0 thì tỷ lệ tăng trưởng của thuế chỉ là 13% với phép tính (39.6-35)/35. Và hãy xem sự so sánh của 2 biểu đồ như hình 2.
Như bạn thấy trên hình 2.13 một sự tăng trưởng tưởng chừng như vô cùng lớn ở biểu đồ bên trái được giảm đáng kể khi mà thiết kế đúng tỉ lệ ở biểu đồ bên phải. Và như vậy, sự tăng trong tỷ lệ thuế không thật sự nghiêm trọng đến vậy, ít nhất cũng không đáng sợ như được dự đoán. Bởi vì thị giác của chúng ta so sánh các điểm kết thúc của 2 thanh, chúng ta thật sự cần phải nghĩ đến ngữ cảnh của toàn biểu đồ để có thể đưa ra lập luận chính xác.
Bạn cũng có thể nhận ra một vài sai sót trong khâu thiết kế của biểu đồ. Các chú thích về trục tung (trục Y) cần được đặt ở bên trái thay vì ở bên phải trong biểu đồ của hình 1. Việc để các chú thích ở bên trái có thể giúp chúng ta hiểu được bản thân của các chú thích đó trước khi bắt đầu tìm hiểu các dữ liệu. Các nhãn dữ liệu (data labels) được đặt ở bên ngoài các thanh trong biểu đồ gốc được đưa vào bên trong từng thanh tương ứng để làm giảm độ chi tiết của biểu đồ. Và biểu đồ này nên được loại bỏ trục tung và đưa các tỷ lệ thuế vào trong các thanh để loại bỏ các thông tin không cần thiết. Tuy nhiên tôi vẫn sẽ giữ trục hoành để người xem có thể hiểu được đường cơ sở là 0.
Khi thiết kế biểu đồ nên cân nhắc giữ lại các nhãn của các trục hay bỏ đi, thay vào đó đặt nhãn trực tiếp lên dữ liệu biểu đồ. Để ra quyết định hãy cân nhắc các chi tiết cần có. Nếu bạn muốn người xem của bạn chú ý vào xu hướng chung của biểu đồ, bạn nên giữ các trục tuy nhiên hãy sử dụng các màu nhạt hơn để tránh sự chú ý vào chúng. Và nếu bạn muốn trọng tâm là các con số hay dữ liệu, bạn nên sử dụng nhãn dán trực tiếp lên nó. Luôn đặt bản thân bạn vào trong góc nhìn của người xem để có thể hình dung cảm nhận của họ và thiết kế cho hợp lý.
Quy tắc mà chúng ta học được ở đây là các biểu đồ thanh luôn phải có đường cơ sở là 0.
Hãy lưu ý rằng điều này không đúng với các biểu đồ đường do trọng tâm của các biểu đồ đường là khoảng cách giữa các điểm, vì vậy đường cơ sở của bạn không nhất thiết phải bằng 0.
Tuy nhiên bạn cần phải thận trọng với việc sử dụng đường cơ sở khác 0, hãy thể hiện rõ cho người xem là bạn sử dụng đường cơ sở như thế nào và luôn đặt biểu đồ vào trong ngữ cảnh để tỉ lệ của các yếu tố trên biểu đồ phù hợp.
Có thể chỉnh sửa tỷ lệ biểu trên biểu đồ thanh để thể hiện rõ quan điểm bản thân hơn. Việc đánh lừa thị giác của người xem bằng cách thể hiện dữ liệu không chính xác là một việc cực kỳ nguy hiểm, chưa kể nói đến đạo đức nghề nghiệp. Chỉ cần người xem tinh ý nhận ra điểm khác biệt này (ví dụ như trên trường hợp đường cơ sở trong biểu đồ của Fox News là số 34) thì toàn bộ quan điểm của bạn cũng như sự tín nhiệm mà bạn đang có sẽ biến mất.
Ngoài việc cân nhắc về độ dài của các thanh trong biểu đồ, hãy chú ý vào chiều rộng của chúng nữa. Không có quy tắc cụ thể nào cho chúng nhưng thông thường chiều rộng các thanh sẽ rộng hơn khoảng trắng giữa chúng. Nếu khoảng cách quá và chiều rộng của thanh không hợp lý sẽ làm người xem hiểu nhầm và chú tâm vào đó.
Biểu đồ thanh thường gặp nhất là biểu bồ thanh hàng dọc (còn gọi là biểu đồ cột). Giống như biểu đồ đường, biểu đồ cột có thể trình bày một, hai, thậm chí nhiều đối tượng. Chú ý rằng bạn càng thể hiện nhiều đối tượng trong biểu đồ thì sẽ càng khó để tập trung vào một đối tượng, việc rút ra kết luận cũng khó theo.
Người xem cũng sẽ tự phân loại các hạng mục dựa vào khoảng cách giữa các cột, nên bạn hãy chú ý sắp xếp khoảng cách giữa chúng. Luôn đặt bản thân vào vị trí người xem để biết được họ nhìn nhận, so sánh các hạng mục như nào, từ đó sắp xếp các dữ liệu theo độ quan trọng. Nhờ đó mà việc rút ra kết luận cũng sẽ dễ dàng hơn.
Biểu Đồ Phân Bố Tần Số (Histograms)
Biểu đồ phân bố tần số (còn được gọi là biểu đồ phân bố mật độ, biểu đồ cột) dùng để đo tần số xuất hiện của một vấn đề nào đó, cho ta thấy rõ hình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập dữ liệu.
Biểu đồ này do nhà thống kê người pháp, Andre Michel Guerry giới thiệu trong buổi thuyết trình vào năm 1833 để mô tả sự phân tích của ông về số liệu tội phạm theo từng tiêu chí giúp người nghe dễ dàng hình dung vấn đề.
Trong biểu đồ phân bố tần số, trục hoành biểu thị các giá trị đo; trục tung biểu thị số lượng các chi tiết hay số lần xuất hiện; bề rộng của mỗi cột bằng khoảng phân lớp; chiều cao của mỗi cột nói lên số lượng chi tiết (tần số) tương ứng với mỗi phân lớp.
Ba đặc trưng quan trọng của biểu đồ phân bố tần số là tâm điểm, độ rộng, độ dốc.
Cung cấp thông tin trực quan về biến động của quá trình, tạo hình đặc trưng “nhìn thấy được” từ những con số tưởng chừng vô nghĩa. là công cụ hữu ích khi cần phân tích dữ liệu lớn.
Thông qua hình dạng phân bố so sánh được các giá trị tiêu chuẩn với phân bố của biểu đồ, tổ chức có thể kiểm tra và đánh giá khả năng của các yếu tố đầu vào, kiểm soát quá trình, phát hiện sai sót.
. Số lớp (số khoảng) là một số nguyên, thường được ước lượng bằng nhiều công thức khác nhau dựa vào kinh nghiệm và tùy thuộc vào đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.
Theo Douglas C.Montgomery: k =√n
. Độ rộng của một lớp (h): h = R/k
để thuận tiện cho việc tính toán, h thường được làm tròn số (theo hướng tăng lên) và khi đó số lớp (k) cũng thay đổi theo.
– Xác định biên độ trên (BĐT) và Biên độ dưới (BĐ D) của các lớp.
. Tiếp tục như thế cho những lớp tiếp theo cho tới lớp cuối cùng chứa giá trị đo lớn nhất.
– Lập bảng tần suất.
. Tính giá trị trung tâm của từng lớp.
. Đếm số dữ liệu xuất hiện trong mỗi lớp.
Bước 3: Vẽ biểu đồ phân bố tần số.
Đánh dấu trục hoành theo thang giá trị số liệu, trục tung theo thang tần số (số lần hoặc phần trăm số lần xuất hiện). Vẽ các cột tương ứng với các giới hạn của lớp, chiều cao của cột tương ứng với tần số lớp.
4. Cách đọc biểu đồ phân bố tần số.
Có 2 phương pháp cơ bản về cách đọc biểu đồ tần số.
– Cách thứ nhất: dựa vào dạng phân bố
Biểu đồ phân bố thường có dạng phân bố đối xứng, hình chuông. Chính vì thế, hình dạng, “độ trơn” của biểu đồ được dùng để đánh giá khả năng của quá trình nhằm phát hiện ra những nguyên nhân đặc biệt đang tác động đến quá trình từ đó đưa ra các điều chỉnh, cải tiến cụ thể cho quá trình.
– Cách thứ hai: So sánh các giá trị tiêu chuẩn với phân bố của biểu đồ. Ta đưa ra các so sánh tỉ lệ phế phẩm so với tiêu chuẩn; giá trị trung bình có trùng với đường tâm của hai giới hạn không; hình dạng biểu đồ lệch qua phải hay qua trái từ đó đưa ra quyết định làm giảm sự phân tán hay xét lại tiêu chuẩn.
5. Ví dụ. Chúng ta thu thập dữ liệu của 100 ngày đi làm, thời gian lái xe đến văn phòng như sau:
Dữ liệu cho thấy rằng chuyến lâu nhất là 32 phút, chuyến nhanh nhất là 15 phút. Trừ hai chuyến kể trên thì tất cả rơi vào giữa 15 và 25 phút.
Từ đó ta xác định được biểu đồ phân bố tần số như sau:
Đơn vị: % biến dạng.
Yêu cầu: vẽ biểu đồ phân bố tần số và cho nhận xét.
Nhận xét: Đây là biểu đồ dạng răng cưa.
Bạn đang xem bài viết Cách Tạo Biểu Đồ Tần Suất Với Đường Phân Phối Chuẩn Trên Google Sheets trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!