Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thuyết Minh Về Các Cây Cầu Bắt Qua Sông Hàn – Sở Du Lịch Đà Nẵng – Cổng Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài thuyết minh về các cây cầu bắt qua sông Hàn – Sở Du lịch Đà Nẵng
Kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (năm 1997), Đà Nẵng đã mở rộng không gian đô thị với biết bao đổi thay kỳ diệu.Trong đó, những cây cầu bắc qua dòng sông Hàn như những điểm nhấn kiến trúc tạo nên dấu ấn riêng của Đà Nẵng và là điểm tham quan độc đáo hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài cụ thể:
Cầu Sông Hàn – chiếc cầu quay đầu tiên của cả nước, khánh thành năm 2000. Cầu có chiều dài 487,7m và rộng 12,9m, gồm 11 nhịp nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà – hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn và đường Phạm Văn Đồng.
Để ghi nhận sự đóng góp của nhân dân thành phố, tên của những người có nhiều đóng góp xây cầu được khắc vào bảng đồng, gắn trang trọng trên thành cầu phía đường Bạch Đằng.
Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau. Từ đó, biểu tượng của Ðà Nẵng không chỉ có Ngũ Hành Sơn mà còn có cây cầu quay độc đáo này.
Cầu Thuận Phước là cầu dây võng phía tây sông Hàn, cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng. Cầu được khởi công xây dựng từ ngày 16/01/2003 và khánh thành vào ngày 19/7/2009.
Cầu dây võng Thuận Phước dài 1,85 km, rộng 18 m, trụ cầu cao 90m với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, là chiếc cầu treo dây văng dài nhất Việt Nam hiện nay, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà – Hội An.
Từ đó, một hệ thống giao thông – du lịch hoàn chỉnh được hoàn thiện, mở ra khả năng khai thác tiềm năng du lịch không chỉ riêng Đà Nẵng mà cho cả các địa phương lân cận như Hội An và Thừa Thiên – Huế. Nhìn từ mọi góc độ, cầu Thuận Phước đều mang một dáng vẻ hiện đại, lộng lẫy và đầy quyến rũ.
Cầu Rồng được khởi công xây dựng ngày 19/7/2009, sau gần 4 năm thi công cầu Rồng được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 29/3/2013. Cầu Rồng có chiều dài 666,5 mét, nặng gần 9.000 tấn, 6 làn xe, 5 nhịp, hai làn đường dành cho người đi bộ với tổng vốn đầu tư 1.739 tỷ đồng. Cầu Rồng bắc qua Sông Hàn tại vị trí rất đắc địa, nối sân bay Đà Nẵng với bãi biển tuyệt đẹp.
Cầu Rồng có kiến trúc độc đáo mô phỏng hình con rồng thời Lý mạnh mẽ vươn ra biển, trở thành điểm nhấn quan trọng, là biểu tượng kiến trúc của thành phố. Nét đặc trưng của cầu dễ phân biệt đó là mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng một con rồng bay qua sông Hàn, hướng ra biển. Đây được cho là thiết kế độc đáo chưa từng có trên thế giới về kết cấu chịu lực là sự kết hợp giữa dầm thép, vòm thép và dầm bê tông.
Điểm nổi bật nữa của cầu Rồng là mọi người có thể chiêm ngưỡng rồng phun lửa, phun nước vào mỗi tối thứ 7, chủ nhật lúc 21h00. Một cảnh tượng rất đẹp mà du khách không nên bỏ qua.
Ý tưởng thiết kế dự án:
Thành phố Đà Nẵng với những bờ biển dài và đẹp đang phấn đấu trở thành thành phố du lịch. Do đó nhu cầu cấp thiết cần có một con đường kết nối thẳng từ sân bay đến phía Đông của thành phố, giúp du khách có thể đến với biển một cách nhanh nhất. Đặc điểm phía Tây dự án (trung tâm thành phố) là rất nhiều các công trình cao tầng đã được hoàn thiện, cùng với các công trình văn hóa cần phải được tôn trọng như Bảo tàng Chàm, chùa An Long. Do vậy, chỉ có một giải pháp duy nhất gắn kết công trình với thành phố là cây cầu này sẽ bắt đầu và kết thúc ở mép nước để đảm bảo không cản trở tầm nhìn, không phá vỡ các công trình kiến trúc cổ kính như Bảo tàng Chăm. Tuyến đường nối và cầu sẽ dẫn các phương tiện và con người đến thẳng quảng trường công cộng ở phía trước bảo tàng, cho phép bộ hành dạo chơi dọc bờ sông có thể lên thẳng cầu. Có thể nói, đề xuất của Tư vấn đã hoàn toàn gắn kết cây cầu vào với thành phố, tạo một sự hòa quyện đồng điệu giữa cổ điển và hiện đại.
Cầu Rồng bắt đầu với hình dáng cơ bản của vòm; một trong những hình dáng cổ điển nhất được sử dụng cho nhịp vượt sông. Điểm đặc biệt của thiết kế là áp dụng vòm liên tục, cả ở trên và dưới bề mặt đường trên cầu; một xương sống liên tục gợi cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh một con Rồng trên sông. Vòm sẽ nâng giữ bản mặt cầu bằng các cáp được bố trí so le, cho phép phần đường và đường bộ hành như nổi trên sông. Tầm nhìn từ các phương tiện giao thông và của người đi bộ không bị che chắn bởi kết cấu của cầu. Thiết kế này kết hợp một hình dáng rất độc đáo của vòm với các công nghệ thiết kế cầu lớn hiện đại.
Một đặc điểm được xem xét đó là tính ưa chuộng “phong thủy” của người dân địa phương. Tự hào là “con Rồng, cháu Tiên”, một mô phỏng của hình dáng Rồng sẽ mang lại niềm tự tin cho cư dân địa phương. Thêm nữa, Long và Phụng là hai linh vật trong tâm niệm của người Á Đông, nếu nhìn sang cầu Trần Thị Lý mới, chúng ta sẽ thấy hình dáng của chim Phụng với 2 sải cánh bay bổng và thân mình hướng lên trên. Thêm một linh vật Rồng sẽ tô điểm thêm cho cảnh quan và niềm tự hào nơi mảnh đất này.
Cầu được khởi công tháng 4/2010 và khánh thành đưa vào sử dụng tháng 3/2013. Cầu Trần Thị Lý có chiều dài 731m, chiều rộng 34,5m, chiều cao 145m với vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Cầu Trần Thị Lý được thiết kế theo hình dáng cánh buồm trên sông Hàn.
Cầu có một trụ tháp bằng bê tông cốt thép nghiêng 12 độ và dây văng 3 mặt phẳng trong đó phần dây phía Tây bố trí xoắn không gian như các cánh buồm thể hiện nét độc đáo, hiện đại và khát vọng vươn lên của thành phố Đà Nẵng.
Ý tưởng thiết kế dự án:
Năm 2007, một cuộc thi phương án kiến trúc cầu Trần Thị Lý đã được thành phố Đà Nẵng tổ chức với sự tham gia của nhiều Công ty Tư vấn quốc tế và trong nước.
Điểm đặc biệt trong Đồ án của WSP là đáp ứng được yêu cầu của Chủ đầu tư có một cây cầu độc đáo về kiến trúc và kết cấu với độ cao lớn để làm điểm nhấn về cảnh quan. Việc lựa chọn trụ tháp đơn nghiêng cao 145m và dây văng 3 mặt phẳng trong đó phần dây phía Tây bố trí xoắn không gian như các cánh buồm đã đáp ứng tốt yêu cầu này, thể hiện nét độc đáo, hiện đại và khát vọng vươn lên của thành phố Đà Nẵng. Đồ án cũng đã kết hợp thể hiện được kiến trúc hài hòa của nút giao thông phía Tây cầu, nơi có bố trí các lối đi bộ lên cầu cũng như bố trí tượng đài hai nhân vật lịch sử gắn với địa danh này là Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý. Đồ án kiến trúc của WSP đã đoạt giải nhất và WSP sau đó đã được giao nhiệm vụ thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật theo phương án được chọn trong cuộc thi thiết kế kiến trúc này.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi có tuổi thọ lâu đời nhất, cầu gồm 14 nhịp giàn thép Poni dài hơn 500 m, khổ cầu 10,5 m, không có lề dành cho người đi bộ từng được sửa chữa năm 1978 và 1996. Hiện, cây cầu này được giữ lại như một kỷ vật của Đà Nẵng để phục vụ cho phố đi bộ.
Cầu này do hãng RMK (Mỹ) thiết kế và thi công hoàn thành năm 1965. Việc lấy tên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đặt cho cầu để tưởng nhớ người thực hiện cuộc đánh bom nhằm mưu sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1964./.
Bài thuyết minh về các cây cầu bắt qua sông Hàn – Sở Du lịch Đà Nẵng
5
/
5
(
5
bình chọn
)
Nhấn quan tâm và chia sẻ trên Zalo:
Theo dõi tin tức Danang Fantasticity trên các mạng xã hội.
Tin tức – Sự kiện – Khuyến mãi
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác cho Danang Fantasticity.
Email: media@danangfantasticity.com
Bài viết mới cập nhật
Đăng ký nhận bản tin qua email
Đăng ký thành công. Vui lòng check email để xác nhận!
Đà Nẵng Năm Cây Cầu Bắc Qua Sông Hàn
Đà Nẵng năm cây cầu bắc qua sông Hàn
Đà Nẵng nơi được mênh danh là thành phố của những cây cầu, cây cầu không chỉ là biểu tượng riêng của thành phố mà còn là niềm tự hòa của người dân Đà Thành. Với những cây cầu như cầu quay, cầu Rồng vươn mình ra biển khơi, cầu dây võng Thuận Phước… đều bắc qua sông Hàn tạo cảnh quan tuyệt đẹp cho Đà Nẵng.
Những khách sạn có bể bơi đẹp mê ly ở Đà Nẵng
Đà Nẵng đang là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé tham, nơi đây không chỉ nổi với những điểm đầy hấp dẫn như: Bà nà, cù lao cham hay ngũ hành sơn huyền cùng nhiều ẩm thực phong phú mà nơi đây còn có những cây cầu bắc ngang sông Hàn tỏa sáng về đêm mê hoặc du khách.
Cầu dài gần 500 m, rộng 12 m, nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Mỗi ngày đều đặn vào 1h sáng, phần giữa của cây cầu lại quay 90 độ mở đường cho tàu thuyền lớn qua lại trên sông Hàn.
Phía tây sông Hàn là cầu dây võng hay còn gọi là cầu Thuận Phước. Hiện có 6 chiếc cầu bắc ngang qua sông Hàn gồm cầu: Sông Hàn (còn gọi là cầu quay), cầu Thuận Phước, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Tiên Sơn. Nằm sát bên vịnh Đà Nẵng, cầu dây võng Thuận Phước dài 1,8 km, rộng 18 m được xây dựng trong hơn 6 năm (2003 – 2009), với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Lê Hiếu.
Chiếc cầu này bắc ngang qua sông Hàn có kiến trúc độc đáo với hình dáng con rồng vươn mình bay ra biển. Đầu rồng có khả năng phun lửa và nước. Cầu rồng mô phỏng hình dáng con rồng thời Lý bay ra biển Đông với nhịp thép có tổng chiều dài 568 m, nặng gần 9.000 tấn. Đây là cây cầu có kiến trúc độc đáo được thiết kế dạng vòm thép đơn duy nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Cầu Trần Thị Lý được thiết kế theo hình dáng cánh buồm trên sông Hàn. Cầu có chiều dài 731m, rộng 34,5m. Cầu được khánh thành đưa vào sử dụng tháng 3/2013. Cầu có một trụ tháp bằng bê tông cốt thép nghiêng 12 độ, có 3 mặt dây văng và không có thiết kế dạng ngàm cứng như các cầu dây văng thông thường mà được liên kết cứng với đầm mặt cầu, tựa trên trụ S5 thông qua gối cầu hình chỏm để giảm kích thước bệ móng, tiết kiệm vật liệu.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi có tuổi thọ lâu đời nhất, cầu gồm 14 nhịp giàn thép Poni dài hơn 500 m, khổ cầu 10,5 m, không có lề dành cho người đi bộ. Cây cầu này được giữ lại như một kỷ vật của Đà Nẵng. Việc lấy tên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đặt cho cầu để tưởng nhớ người thực hiện cuộc đánh bom nhằm mưu sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1964.
Vậy có thể nói sông Hàn là báu vật của thiên nhiên, là tài sản vô giá của thành phố Đà Nẵng. Thành phố đang kỳ vọng những ý tưởng về thiết kế cảnh quan tốt nhất cho sông Hàn nhằm mang lại sức sống mới cho dòng sông, góp phần nâng tầm thương hiệu, hướng đến những giá trị cốt lõi về một thành phố hòa hợp với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, là điểm đến lý tưởng cho mọi người dân và du khách khi đến với Đà Nẵng.
Đà Nẵng năm cây cầu bắc qua sông Hàn
Thông Tin Các Đại Lý Xe Yamaha Tại Đà Nẵng Mới Nhất
Báo Đà Nẵng Điện Tử
Người Đà Nẵng vinh danh Lê Thánh Tông qua việc đặt tên đường từ rất sớm – vào năm 1958. Chính vì sớm nên người Đà Nẵng vẫn theo phương ngữ miền Nam mà viết tên đường này là Lê Thánh Tôn chứ không viết đúng là Lê Thánh Tông như các tên đường Lý Nhân Tông, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông mới đặt sau này.
Bức phù điêu vua Lê Thánh Tông được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Đà Nẵng.
1. Vua Lê Thánh Tông lần đầu tiên đến Đà Nẵng hồi năm Tân Mão 1471 không phải bằng đường bộ mà bằng đường biển, đưa thuyền vào tận Vũng Thùng/ vịnh Đà Nẵng và làm bài thơ Hải Vân hải môn lữ thứ, trong đó có nhắc tới núi Hải Vân và vịnh Đà Nẵng – nhà vua gọi là vịnh Đồng Long: Hỗn nhất xa thư cộng bức viên/ Hải Vân hoành giới việt nam thiên/ Tam canh dạ tĩnh Đồng Long nguyệt/ Ngũ cổ phong thanh Lộ Hạc thuyền (Nguyễn Thiếu Dũng dịch: Giang sơn trọn bức dư đồ/ Hải Vân giang rộng mở cờ vượt nam/ Đồng Long vằng vặc trăng nằm/ Con thuyền Lộ Hạc canh năm dập dềnh). Có một số tài liệu chép nhan đề bài thơ này là Tư Dung hải môn lữ thứ – cửa biển Tư Dung nay thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách Vũng Thùng khoảng 20km về phía bắc. Đương nhiên ngồi làm thơ trên chiến thuyền neo đậu ở cửa biển Tư Dung, chủ thể trữ tình vẫn có thể nhìn thấy và đưa vào thơ hình ảnh núi Hải Vân, rồi khi “đăng cao vọng viễn” cũng có thể trông thấy và đưa vào thơ hình ảnh vịnh Đồng Long đang thấp thoáng bóng thuyền Lộ Hạc. Tuy nhiên, căn cứ vào thời gian nghệ thuật của bài thơ là một đêm khuya trăng sáng, có thể xác định rằng, không gian nghệ thuật ở đây là Vũng Thùng yên tĩnh đến mức có thể nghe được tiếng trống vang lên từ thuyền buôn của nước Lộ Hạc…
Không chỉ thể hiện quyết tâm chính trị hết sức đanh thép về việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc qua lời dặn quần thần đương thời cũng như hậu thế, vua Lê Thánh Tông còn là nguyên thủ đầu tiên của nước ta đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ – Hồng Đức bản đồ sách/ Bản đồ Hồng Đức, góp phần đáng kể và đáng nể vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo – trong đó có cuộc đấu tranh đòi lại quần đảo Hoàng Sa của Đà Nẵng đang bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép từ đầu năm 1974. Bản đồ Hồng Đức được xem là bộ bản đồ địa lý và hành chính sớm nhất còn lại đến nay do Nhà nước quân chủ Việt Nam thực hiện. Tuy bộ bản đồ quốc gia được vẽ trên giấy một cách hoàn chỉnh và khoa học này được
khởi động vào niên hiệu Quang Thuận thứ 8 (năm Đinh Hợi 1467) khi vua Lê Thánh Tông ra lệnh cho 12 thừa tuyên trong cả nước vẽ bản đồ từng thừa tuyên gửi về Bộ Hộ, nhưng do được hoàn tất và ban hành vào niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (năm Canh Tuất 1490) nên được gọi là Bản đồ Hồng Đức.
Danh xưng Quảng Nam được vua Lê Thánh Tông đặt cho đạo thừa tuyên thứ 13 sau khi cuộc nam chinh năm Tân Mão 1471 kết thúc thắng lợi, nhưng có thể thấy ý tưởng quảng-nam-mở-cõi sớm hiện lên trong câu thơ thứ hai của bài Hải Vân hải môn lữ thứ sáng tác trước khi kéo quân vào cửa Thi Nại và thành Trà Bàn: Hải Vân hoành giới việt nam thiên – nói cách khác một tư duy chính trị quan trọng đã được khơi nguồn từ một cảm hứng nghệ thuật mới mẻ của người đứng đầu Nhà nước Đại Việt. Năm Giáp Thìn 1604, vịnh Đồng Long đang trực thuộc Thuận Hóa được Đoan Quận công Nguyễn Hoàng chuyển trực thuộc Quảng Nam như một cách để nâng cấp ý tưởng quảng-nam-mở-cõi năm Tân Mão 1471 của Lê Thánh Tông.
Không phải ngẫu nhiên mà vào năm 1974 – bảy năm sau ngày thành lập trường trung học công lập dành riêng cho nữ sinh ở một địa điểm rất gần đường Nguyễn Hoàng và đường Lê Thánh Tôn, người Đà Nẵng đã đề nghị Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên cho đổi tên từ Trường Nữ Trung học Đà Nẵng thành Trường Nữ Trung học Hồng Đức – niên hiệu thứ hai của vua Lê Thánh Tông; đồng thời chọn ngày 30 tháng Giêng âm lịch hằng năm là húy nhật của nhà vua làm ngày truyền thống của nhà trường. Hiện nay, ở Đà Nẵng cũng có một trường trung học cơ sở được thành lập vào năm 1997 trên địa bàn phường Thuận Phước (quận Hải Châu) mang tên Lê Thánh Tôn.
Tuyến đường Lê Thánh Tôn ở Đà Nẵng, chưa đến 200 mét nhưng cũng phù hợp khi mang tên vua Lê Thánh Tông, bởi đường này có điểm đầu giao nhau với đường Lê Lợi – ông nội và cháu nội được cận kề, và trên đường có một trường trung học từng mang tên nhà thơ Nguyễn Công Trứ – tác giả hai câu thơ đầy khẩu khí: Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông. Các thế hệ người Đà Nẵng học trung học trong các thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ trước từng được học cả thơ Nguyễn Công Trứ lẫn thơ Lê Thánh Tông, chẳng hạn thơ khẩu khí như các bài Cái chổi, Người bù nhìn…, hoặc thơ tình cảm như Đề miếu vợ nàng Trương – bài thơ giàu tính nhân văn đã được Lê Thánh Tông cho khắc trên bia đá trước miếu thờ bà Trương bên bờ Hoàng Giang thuộc làng Vũ Điện, huyện Nam Xương (nay thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) như một cách giải oan cho người thiếu phụ Nam Xương chiếc-bóng-trên-tường này…
BÙI VĂN TIẾNG
Bạn đang xem bài viết Bài Thuyết Minh Về Các Cây Cầu Bắt Qua Sông Hàn – Sở Du Lịch Đà Nẵng – Cổng Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!