Xem Nhiều 3/2023 #️ Bài Thuốc Dân Gian Trị Cảm Mạo Phong Hàn # Top 5 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 3/2023 # Bài Thuốc Dân Gian Trị Cảm Mạo Phong Hàn # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thuốc Dân Gian Trị Cảm Mạo Phong Hàn mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

BÀI THUỐC TRỊ CẢM MẠO PHONG HÀN

1. TIÊU PHONG THANG

Tía tô

12g

Hương nhu tía 12g Trần bì 8g Củ sả 8g Ngũ trảo 12g Cam thảo đất 8g Sinh khương 8 lát

Chủ trị:

Chữa cảm mạo phong hàn: Người nóng sốt, sợ lạnh, cổ gáy cứng nặng nề không có mồ hôi, ngạt mũi, sổ mũi, ho khan, rêu lưỡi trắng, không muốn ăn uống, mạch phù khẩn.

Liều luợng – cách dùng:

Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 100ml nước thuốc, chia uống 2 lẩn trong ngày, uống lúc thuốc còn ấm.

2. VIÊN BẠCH PHÈN HỒ TIÊU

Phèn chua (Phi) 800g Hồ tiêu 20g Long não 200g Địa liền 200g Sinh khương đủ dùng

Chủ trị:

Cảm lạnh (hàn), nhức đầu, đau bụng, ỉa lỏng, tay chân lạnh.

Cách dùng – liều lượng:

Sinh khương chọn củ già thái lát thật mỏng phơi sấy khô, cân lấy 200g cho vào công thức trên.

Tất cả các vị sấy khô tán bột mịn, trộn đều, luyện vái hồ nếp làm viên hoàn 0,005g (hoặc bằng hạt đậu xanh).

Trẻ em: Dưới 10 tuổi mỗi lần uống 3-5 viên

Trên 10 tuổi mỗi lần uống 6-10 viên.

Người lớn: Mỗi lần uống 12-20 viên. Ngày uống 2 lần (sáng, chiều) với nước chín nóng.

Kiêng kỵ:

Không ăn các chất tanh, lạnh.

Cảm sốt, đau bụng ỉa chảy thuộc nhiệt không dùng.

3. TRÀ KINH GIỚI HOẮC HƯƠNG

Kinh giới 120g Hoắc hương 120g Tô diệp 80g Cát căn 120g Bạc hà 80g Hương phụ tử chế 80g Sinh khương 40g Thông bạch 40g

Chủ trị:

Cảm phong hàn: Người sốt gai rét, nhức đầu, cứng gáy, không ra mồ hôi, đau bụng, đầy trướng bụng, nôn mửa.

Cách dùng – liều lượng:

Kinh giới, hoắc hương, tía tô, bạc hà, sinh khưong, thông bạch (hành tăm) rửa sạch, phơi âm can hoặc sấy nhẹ 40 – 50°c. Cát căn rửa sạch, thái mỏng phơi hoặc sấy khô, hương phụ tứ chế sấy khô.

Tất cả các vị tán thô trộn đều.

Trẻ em: 1 – 5 tuổi ngày dùng 10g;

6-10 tuổi ngày dùng 15g 11-16 tuổi ngày dùng 20g Người lớn: Ngày dùng 30g

Hãm với nước sôi gạn lấy nước, uống như nước trà. Uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.

Kiêng kỵ:

Kiêng các chất tanh, mỡ, sống, lạnh.

Trướng hợp cảm sốt không có mồ hôi, không sợ rét không dùng.

Chú ý:

Trà có thể dùng dạng thuốc thang. Lượng các vị thuốc giảm xuống 10 lần. Sắc uống, ngày thang.

3. HƯƠNG TÔ BẠCH THANG

Hương phụ (tẩm gừng sao) 12g Tía tô 12g Thông bạch 8g Trẩn bì (sao thơm) 8g Cam thảo đất 8g Sinh khương 8g

Sốt, lưỡi trắng nhuận, mạch trầm khẩn hoặc trầm tế, hoặc không thấy mạch.

Cách dùng – liều luợng:

Các vị cho vào 200ml nước, sắc lấy 100ml nước thuốc, thêm 1 thìa cà phê đường trắng, quấy tan hết đường, cho người bệnh uống.

4. RƯỢU GỪNG

Chủ trị:

Ngoại cảm phong hàn: Sợ lạnh, nhức đầu, không có mồ hỏi, không khát nước.

Cách dùng,liều lượng:

Tất cả các vị cho vào 300ml nước, đun sôi 5 phút gạn lấy nước thuốc uống 1 lần lúc còn ấm, nằm đắp chăn cho ra mồ hôi. Ngày uống

4. CẢM PHONG HÀN THANG

Tía tô: 10g

Kinh giới: 10g

Thông bạch: 10g

Sinh khương: 3 lát

Chủ trị:

Cảm phong hàn có các triệu chứng: sốt nhẹ, gai rét, sợ lạnh, sợ gió, không có mồ hôi, viêm họng, hắt hơi, sổ mũi, đau vai cổ gáy.

Cách dùng – liều luợng:

Các vị cho vào 300ml nước đun sôi 10 phút, gạn nước thuốc chia uống làm 2 lần trong ngày, uống lúc thuốc còn ẩm đắp chăn cho ra mồ hôi.

5. THANG GIẢI CẢM HÀN (TRÚNG HÀN)

Can khương: 12g

Sinh khương: 10lát

Lá lốt tươi: 20g

Hành (Thái lát mỏng): 1 củ

Chủ trị:

Cảm lạnh (mùa đông): Người lạnh toát, môi thâm, mặt tái mét, thân thể cứng đờ, không nói được, có thể đau bụng, nôn mửa.

Gừng tươi (Sinh khương): 20g

Rượu trắng: 40° 30ml

Chủ trị:

Cảm lạnh (trúng hàn)

Cách dùng – liều lượng:

Gừng tươi giã nhỏ cho rượu, đem đun cách thuỷ sôi 10 phút, gạn lấy ruạu cho người bệnh uống. Mỗi lần uống 10ml, cách 20 phút uống 1lần. Bã Gừng bọc vào miếng gạc hay vải xoa vào lòng bàn chân bàn tay.

6. RƯỢU ĐỊA LIỂN

Địa liền: 40g

Sinh khương: 30g

Rễ lá lốt: 20g

Rượu trắng: 40° 300ml

Chủ trị:

Phòng ngừa cảm lạnh khi tiết trời thay đổi, mưa gió rét lạnh.

Cách dùng – liều luợng:

Địa liền, gừng tươi, lá lốt rửa sạch thái mỏng, phơi khô ngâm vào rượu.

Khi đi sản xuất hoặc đi xa về uống 15 ml và dùng xoa khắp cơ thể.

7. BÀI THUỐC XÔNG CẢM

Lá Hổng bì tươi: 100g

Lá Bưởi tươi: 100g

Lá Cúc tần tươi: 50g

Lá Ngải cứu tươi: 50g

Chủ trị:

Cảm mạo phong hàn: Phát sốt, sợ rét, không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, hắt hơi, đau lưng, đau mình.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị thuốc rửa sạch cho vào nồi, đổ vào 1 – 2 lít nước đun sôi, đem ra để nồi xông vào nơi kín gió, người bệnh cỏi trần trùm chăn kín cho nồi xông vào trong chăn, mò vung hé từ từ (sức nóng người bệnh chịu được) cho hơi nóng bốc ra khắp quanh người. Khi thấy toàn thàn mồ hôi đã ra đều khắp là tốt, nếu mồ hôi chỉ ra từng phần cơ thể thì phải xông thêm cho tới khi mồ hôi ra đều khắp cơ thể, lấy khăn lau khô mồ hôi, thay quần áo nằm nghỉ.

Ngày xông 1 lần, hôm sau còn sốt có thể xông tiếp lần nữa.

Chú ý:

– Bài thuốc này có thể cho thêm lá chanh, lá chuối tươi.

– Trong bài thuốc nếu thiếu 1 vị cũng dùng được, vẫn tốt.

Kiêng kỵ:

Cảm sốt đã có mồ hôi ra hoặc về chiếu và đêm sốt tăng lên, mệt mỏi ly bì thì cấm dùng xông. Nếu dùng lầm làm cho mồ hôi ra quá nhiều sẽ mất tản dịch (do ngộ hãn) dễ biến chứng hoặc sốt kéo dài.

8. CHÁO GIẢI CẢM

Gạo tẻ: 3 phần

Gạo nếp: 1 phần

Lá Tía tô tươi 1 chét nhỏ tay

Hành hoa tươi (cắt bỏ rễ) 5 cây

Gừng tươi 1 củ nhỏ

Chủ trị:

Phát sốt, sợ rét, không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, hắt hơi, đau mình do nhiễm cảm phong hàn.

Cách dùng – liều lượng:

Cháo đã nấu chín, các thứ lá rửa sạch thái nhỏ, gừng giã dập băm nhỏ cho tất cả vào bát tỏ, múc cháo nóng đổ lên trên, có thể cho thêm một chút ít muối, mì chính, quấy đều ăn nóng, ăn xong đắp chăn nằm nghỉ, cho mồ hôi ra khắp người là tốt. Trường họp thấy người mệt mỏi nhiều, bụng không đầy, đại tiện không lỏng thì nên dùng thêm quả trứng gà cho vào bát cùng với các vị thuốc, múc cháo nóng đổ lén trên, nêm gia vị, quấy đầu ăn nóng sẽ giúp cho cơ thể tăng thêm sức chống bệnh, đẩy tà khí ra ngoài sẽ hết sốt và hết mệt mỏi.

9. THANG TÍA TÔ KINH GIỚI

Tía tô (khô): 20g

Hoa kinh giới (khô): 15g

Hoa ngũ sắc (cứt lợn) khô: 12g

Gừng tươi: 3 lát

Chủ trị:

Cảm mạo phong hàn: Phát sốt, gây rét, không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, tiếng nói khàn đục, ngứa cổ, ho luôn có đờm, mạch phù.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 300ml nưóc, sắc lửa to, sỏi 5 – 10 phút gạn nước thuốc uống nóng, uống xong nằm nghỉ cho ra mồ hôi khắp người là tốt. Ngày uống 1 thang.

Chú ý:

Nếu sốt cao, nên ăn cháo cho dễ tiêu hoá, cháo ãn nóng có thể thèm chút hành, lá tía tô và gừng tươi đã thái băm nhỏ.

10. THANG HƯƠNG TÔ

Hương phụ 12g Tử tô 10g Hoa kinh giới 8g Bạc hà 8g Gừng tươi 5 lát Hành tươi (bỏ rễ) 5 cây

Chủ trị:

Cảm mạo phong hàn kèm thêm thượng tiêu (vùng ngực trở lên) có khi trệ: phát sốt, ghê rét, không ra mồ hôi, nhức đầu ngạt mũi, chảy nước mũi trong, tiếng nói khàn đục, ngứa cổ, ho tuôn có đờm, mạch phù, ngực tức khó chịu, ãn ít, chán ăn, có lúc buồn nôn hoặc nôn, miệng nhạt.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 300ml nước, sắc lửa to, sôi 5 – 10 phút gạn nước thuốc uống nóng.

Có hiện tượng nôn thì nên uống ít một, uống vặt nhiều lần, khi đỡ nôn có thể cho uống nhiếu một lúc được.

11. BỘT CẢM MẠO PHONG HÀN

Cây sả (Khô bỏ rễ): 40g

Hoắc hương (Khô): 40g

Bạc hà (Khô): 40g

Trần bì: 20g

Hương phụ: 20g

Cam thảo: 20g

Chủ trị:

Cảm mạo phong hàn: Phát sốt, ghê rét, không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, hắt hơi, nước mũi trong chẩy nhiều, tức ngực, buồn nôn, miệng nhạt, chán ăn, bụng đầy hơi.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị thuốc phơi hoặc sấy khô tán bột nhỏ mịn, trộn đều.

Người lớn: Ngày dùng 40g

Trẻ em: Tuỳ tuổi ngày dùng 5 – 20g. Hoà bột thuốc vào nước sôi, hãm, gạn lấy nước thuốc chia uống 4- 5 lần trong ngày, uống lúc nóng.

Nếu bụng đấy, nôn dùng gừng tươi sắc lấy nước hãm với bột thuốc trên, uống nóng, nằm nghỉ.

12. HƯƠNG TÔ GIA VỊ THANG

Tía tô 8g Hương phụ 8g Trần bì 89 Cam thảo 4g Sinh khương 3 lát

Chủ trị:

Ngoại cảm phong hàn: Nhức đầu nóng lạnh, tức ngực khó chịu

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 300m1 nước, sắc lấy 100ml nước thuốc uống 1 lần, lúc thuốc còn ấm. Ngày uống 1 thang.

13. TRẢO QUẾ THANG

Lá Ngũ trảo 6g Lá Đại bì 4g Quế chi 6g Nam Sài hồ (rễ Lức) 8g Tía tô 8g Trấn bì 4g Ngải cứu 4g Nhân trần 4g Dây thần thông 2g Cam thảo 4g Sinh khương 3 lát

Chủ trị:

Ngoại cảm phong hàn: Phát sốt sợ lạnh, đau mình ngạt mũi, không có mồ hôi, mạch phù khẩn.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 400ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần trong ngày, uống lúc thuốc còn ấm. Ngày uống 1 thang.

14. TANG TÔ ẨM

Tang chi (cành dâu): 4g

Nam Sài hồ (rễ lức): 8g

Tử tô: 8g

Cỏ màn chấu (mần trầu): 8g

Quế chi: 4g

Đại bì: 4g

Sinh khương: 3lát

Chủ trị:

Ngoại cảm biểu hư, đổ mồ hôi, sợ gió, mạch phù hoãn.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 300ml nước, sắc lấy 100ml nước thuốc, để nguội uống, ngày uống 1 thang.

Rẻ Lức 8g Hương phụ (tẩm rượu sao) 8g Tía tô 8g Vòi voi (sao) 8g Thương nhĩ diệp (lá ké) 8g Hương nhu 4g Ngũ trảo 4g Đại bì 4g Trần bì 4g Cam thảo 4g Sinh khương 3 lát

Chủ trị:

Ngoại cảm phong hàn, thấp nhiệt, đau mình không có mồ hôi.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 400ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần trong ngày, uống lúc thuốc còn ấm. Ngày uống 1 thang.

18. HƯƠNG TÔ ẨM

Tía tô 24g Hương nhu 12g Sái hố 12g Kinh giới 12g Bạc hà 12g Cỏ màn chầu 12g Cam thảo đất 12g Sinh khương 3 lát

Chủ trị:

Ngoại cảm phong hàn.

Cách dùng – liều lượng:

Các vị cho vào 400ml, sắc sôi 10-15 phút, chắt lấy nước thuốc chia uống 2 lẩn trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng. Ngày uống 1 thang.

19. THÁI BÌNH HOÀN

Trần bì (sao tham) 20g Đại hối 20g Củ riềng 15g Tạo giác 20g Ngũ trảo 20g Bán hạ chế 20g Củ sả 20g Bổ bồ 209 Vỏ chanh 20g Thì là l6g Can khưong 15g Hương nhu tía 20g Lá lốt (tiêu lốt)

Hậu phác

20g

20g

Hoắc hương 20g Thương nhĩ tử 10g

Chủ trị:

Chữa cảm thượng phong: Người nóng sốt, nóng ít lạnh nhiều, nhức đầu, chóng mặt, không có mổ hôi, ngạt mũi, ho, mạch khẩn, đau bụng, ăn không tiêu, đấy trướng bụng nôn ói.

Liều lượng – cách dùng:

Các vị tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-5 g chiêu với nước ấm, uống xong đắp chăn hay ăn cháo nóng cho ra mồ hôi.

Lưu ý khi dùng thuốc:

Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả

Vị Cam thảo phản lại Hải tảo, Hồng Đại kích, Cam toại và Nguyên hoa khi dùng nên tránh xa.

Vị Xích thược phản lại Lê lô khi dùng nên tránh xa.

Ngưu tất kỵ thai, có thai không nên dùng

Đào nhân kỵ thai, có thai dùng thận trọng

Đang tiếp tục cập nhật

Tham khảo mua bán bài thuốc:

(Phần dành riêng cho đồng nghiệp giúp mua được bài thuốc đủ vị và chất lượng tốt)

Bài thuốc trên gồm các vị thuốc là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT, và được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng theo chuẩn Dược điển Việt Nam.

Giá bán bài thuốc trên theo (Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam) tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: gọi 18006834 để báo giá

Giá bán bài thuốc trên (Tiêu chuẩn GACP-WHO) tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: sẽ có giá cao hơn giá trên (liên hệ 18006834 để biết thêm chi tiết)

Cập nhật ngày 16/1/2017

Tùy theo thời điểm, giá bán có thể thay đổi.

Cách thức mua:

+Trước khi mua khách hàng nhất thiết phải có sự tư vấn của của các lương y, hoặc gọi 18006834 để được chúng tôi khám bệnh trước khi dùng thuốc

+Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám

+Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện, khi nhận được thuốc khách hàng mới phải thanh toán ( gọi 18006834 – Hỗ trợ phí vận chuyển khi mua từ 1,5 triệu vnđ trở lên).

+Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, Chúng tôi có thể bào chế bài thuốc này thành thuốc sắc sẵn vô trùng, thuốc hoàn tán, thuốc cô đặc…

  Thaythuoccuaban.com tổng hợp

****************************

Trị Cảm Cúm Cho Trẻ Bằng Bài Thuốc Dân Gian

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc trị cảm cúm cho trẻ khá phổ biến và rất an toàn không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ.

Khi thời tiết chuyển mùa trẻ rất dễ bị sổ mũi, cảm cúm khiến các mẹ rất lo lắng, nhưng lại không muốn sử dụng thuốc tây trị bệnh vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Với những bài thuốc dân gian trị cảm cúm dưới sẽ giúp các mẹ chữa khỏi bệnh cho con nhanh chóng và đảm bảo an toàn.

Trị cảm cúm cho trẻ bằng lá hẹ

Theo Đông y, lá hẹ có tính ấm, vị chua, cay nhẹ có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt. Đặc biệt, thành phần kháng sinh trong thảo dược này giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây viêm mũi họng, cảm cúm, qua đó làm giảm triệu chứng sổ mũi ở trẻ.

Dùng 100g lá hẹ tươi rửa sạch, cắt khúc khoảng 2cm. Sau đó, cho lá hẹ vào bát, thêm mật ong nguyên chất vào ngập mặt lá hẹ. Hấp cách thủy lá hẹ mật ong khoảng 30 phút.

Khi hấp xong, mẹ chắt nước cho bé dùng 2 – 3 thìa một lần, uống 3 lần/ngày. Với trẻ lớn hơn có thể khuyến khích bé ăn cả lá hẹ sẽ nhanh có kết quả hơn.

Chuẩn bị sẵn 10g lá hẹ, 1 quả chanh tươi và 20g củ nghệ. Chanh tươi thái lát mỏng, hẹ cắt khúc ngắn; nghệ đem nướng chín, cạo vỏ rồi giã nát. Cho các nguyên liệu vào một cái chén sạch, thêm 4 muỗng nước lọc rồi nồi hấp cách thủy 15 – 20 phút.

Cho trẻ uống 2 thìa hỗn hợp trên, sau các bữa ăn chính khoảng 15 phút. Tùy theo tình trạng bệnh của bé mà sau khoảng 5 – 7 ngày tình trạng sổ mũi cảm cúm có thể dứt hẳn.

Trị cảm cúm cho trẻ bằng lá tía tô

Theo Đông y, tía tô có vị cây, tính ấm, quy vào các kinh Tâm, Tỳ, Phế. Vị thuốc này có tác dụng ngăn ngừa cảm mạo, phòng chống hen suyễn, trị ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi, giảm nôn trớ ở người lớn và cả trẻ em.

Đun cả cành, lá và thân cây tía tô với 1 lít nước, rồi đổ ra bát to cho bé xông. Hơi nước tía tô mang theo các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn đi vào xoang mũi và đường hô hấp giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm, khắc phục tình trạng xổ mũi của bé. Áp dụng 2 ngày 1 lần cho đến khi trẻ hết sổ mũi.

Kết hợp lá hẹ, hoa khế và hoa đu đủ đực với lượng bằng nhau rồi hấp cách thủy với đường phèn trong khoảng 15 – 20 phút.

Dùng thìa dằm nát các nguyên liệu có trong chén thuốc, cho bé ăn mỗi lần 1 thìa cà phê x 3 lần/ngày. Dùng liền sau vài ngày sẽ thấy kết quả.

Trị cảm cúm cho trẻ bằng gừng

Ngoài tác dụng giữ ấm cơ thể, gừng còn giúp kích thích lưu thông máu, giảm viêm mũi xoang, qua đó khắc phục chứng sổ mũi cho bé.

Mẹ giã gừng tươi rồi lọc lấy nước, cho vào trong nước tắm của bé. Mẹ cũng có thể nấu nước gừng cho trẻ ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp bé bớt sổ mũi và ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Mẹ hãy lấy một nhánh gừng giã nát, đem nấu với 200ml nước trong 5 phút. Để nguội bớt, cho bé uống nước gừng khi còn ấm từ 2 – 3 lần sau khi ăn khoảng 30 phút. Thực hiện mỗi ngày cho đến khi trẻ khỏi bệnh.

Dùng bài thuốc từ hoa hồng trắng

Hoa hồng trắng rất giàu vitamin A, B, C, K, có tính ấm giúp hoạt huyết, tiêu thũng, giảm viêm, chống ho, bổ phế, ngăn ngừa cảm lạnh, sổ mũi bằng cách làm loãng đàm nhầy…

Dùng 15g cánh hoa hồng trắng cho vào chén sứ, cho thêm 1 thìa đường phèn rồi chưng hấp cách thủy. Cho bé uống mỗi ngày 3 lần.

Quất cũng có đặc tính sát khuẩn khá tốt nên sẽ làm tăng công hiệu của bài thuốc khi kết hợp với hoa hồng trắng và đường phèn.

Mẹ dùng hoa hồng trắng, quất và đường phèn hấp cách thủy 15-20 phút. Cho bé uống nước hỗn hợp trên 3 lần/ngày.

Trị cảm cúm cho trẻ bằng húng chanh

Trong thành phần của húng chanh chứa nhiều tinh dầu giúp sát khuẩn, tiêu thũng, hạ sốt, giảm ho, tiêu đờm, trị sổ mũi, cảm cúm, cảm lạnh cho bé an toàn.

Giã nát 20g lá húng chanh rồi hòa với 1 ít nước ấm. Chắt nước cốt cho bé uống ngày 2 lần.

Dùng lá húng chanh và đường phèn mỗi vị 20g. Đem hấp cách thủy, chắt nước chia làm 3 – 4 lần cho bé dùng hết trong ngày. Phần bã cho bé ngậm trong miệng và mút nước chảy ra.

Trị cảm cúm cho trẻ bằng lá kinh giới

Theo y học cổ truyền, kinh giới (tía tô) có tính ẩm, vị cay, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh. Vì thế, ông cha ta đã sử dụng kinh giới như là một vị thuốc dân gian chữa cảm cúm hiệu quả.

Đối với trẻ nhỏ, khi bị cảm cúm hay ho dai dẳng, các mẹ có thể giã nát lá kinh giới, tía tô rồi đem trộn với một ít đường phèn hoặc mật ong đem hấp nóng rồi cho bé uống. Tinh dầu của kinh giới và tía tô sẽ giúp bé thông mũi, dịu họng và giảm các triệu chứng của cảm cúm nhanh chóng.

Từ lâu chanh và mật ong đã trở thành bài thuốc dân gian chữa cảm cúm hiệu quả được nhiều bà mẹ thường áp dụng thực hiện cho con mình.

Các mẹ chỉ cần đun sôi một ít nước sau đó cho nước cốt chanh vào và tiếp tục đun nhỏ lửa sau đó cho 1 – 2 thìa cà phê mật ong vào hòa tan là có thể sử dụng được. Mật ong có tác dụng giảm đau họng còn nước chanh giúp tăng hệ miễn dịch phòng tránh cảm cúm ở trẻ hiệu quả.

Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, chống lạnh, hồi dương, thông lách. Có thể dùng gừng để chữa chân tay lạnh, đầy hơi, chóng mặt, buồn nôn, cảm lạnh, ho… Với trẻ nhỏ, thay vì sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh liều cao, các mẹ có thể sử dụng nước gừng tươi để trị cảm cúm cho trẻ khi giao mùa.

Trước hết các mẹ thái gừng thành từng lát mỏng rồi cho nước vào đun sôi, thêm đường hoặc mật ong và cho bé uống khi còn nóng. Mỗi ngày mẹ nên cho trẻ uống 2 – 3 lần hay mỗi lần trẻ có triệu chứng cảm cúm cũng có thể sử dụng được. Khả năng làm ấm cơ thể của gừng sẽ làm dịu các cơn ho, cảm cúm tức thì.

Tỏi là một vị thuốc chữa cảm cúm, ho, sốt nhẹ hiệu quả. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, nằm trong hai kinh can và vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ ho, tiêu đàm… Theo y học hiện đại, việc sử dụng tỏi hằng hàng có thể hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh khi chuyển mùa. Với người lớn hoặc trẻ nhỏ sử dụng tinh dầu tỏi giúp phòng tránh và trị cảm cúm hiệu quả.

Vì tỏi có tính hăng, nên khi muốn giảm bớt tính hăng các mẹ có thể nướng tỏi rồi giã nhuyễn thêm nước cho bé uống hoặc bỏ thêm tỏi vào cháo cho bé ăn hằng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Mẹo Dân Gian Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu Hiệu Quả Không Cần Dùng Tới Thuốc

Mẹo dân gian dễ làm, dễ sử dụng giúp bà bầu giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm mà vẫn an toàn cho thai nhi.

Cảm cúm vốn là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng đối với bà bầu thì đây thực sự là căn bệnh đáng sợ. Phụ nữ mang thai mắc cảm cúm dễ bị sốt cao, virus cảm cúm có thể tấn công vào phôi thai gây ra dị tật thai nhi hoặc kích thích tử cung co bóp gây ra sinh non, sảy thai.

Uống lá kinh giới tía tô

Theo đông ý, kinh giới có tính ấm, vị cay, giúp toát mồ hôi, lợi tiểu, trị cảm gió, chữa dị ứng, sốt nóng. Khi mắc cảm cúm, chị em cần sử dụng một nắm lá kinh giới kèm tía tô và cam thảo. Đổ hỗn hợp này vào nồi, đun sôi lấy nước uống. Vị thuốc này sẽ giúp bạn thoát khỏi những cảm giác khó chịu do bệnh cảm cúm gây ra.

Ăn cháo trứng nóng

Cháo trứng nóng kèm hành và lá tía tô có thể trị bệnh cảm cúm nhẹ đối với bà bầ. Tuy nhiên, cháo trứng phải ăn lúc nóng, ở nơi kín gió để kích thích cơ thể toát mồ hôi giải cảm. Món ăn này hoàn toàn bổ dưỡng và an toàn đối với phụ nữ mang thai. Chính vì vậy, mẹ bầu có thể áp dụng nếu thấy mình có dấu hiệu chớm mắc cảm cúm.

Dùng tỏi tươi

Tỏi vốn là gia vị quen thuộc trong gian bếp Việt nhà nào cũng có. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng những tép tỏi tươi này để trị cảm cúm rất nhạy. Đầu tiên hãy giã nát vài tép tỏi đem hoà vào cốc nước rồi uống trực tiếp. Mùi của tỏi thường rất cay, nồng, đặc nhưng sau đó sẽ cảm thấy dễ chịu.

Ngoài điều trị cảm cúm, ăn tỏi thường xuyên cũng góp phần phòng chống các bệnh cảm cúm, nhiễm lạnh rất hữu hiệu.

Bưởi

Vỏ ngoài của bưởi thường có vị đắng, tính ẩm giúp trị ho và giải cảm rấ tốt. Người xưa thường dùng lá bưởi kết hợp với lá xông để trị cảm và đau đầu.

Theo bài thuốc dân gian này thì bạn lấy một nắm lá bưởi tươi rửa sạch kết hợp với các loại lá thơm khác như lá chanh, lá sả, hương nhu. Cho tất cả vào nồi, thêm nước và đun đến khi nào sôi thì bắc ra. Dùng hơi nước này phả lên người cho toát mồ hôi là giải cảm, giảm bớt các triệu chứng cảm cúm.

Tuy nhiên, bà bầu sử dụng biện pháp này nên chú ý tránh tiếp xúc với hơi nóng quá trong thời gian lâu. Bởi điều này dễ ảnh hưởng tới thai nhi ở trong bụng.

Gừng

Đây là vị thuốc chống virus chữa cảm cúm được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Bà bầu đun 3 thìa cà phê gừng tươi đã xắt nhỏ với 2 cốc nước trong 15 phút. Sau đó lọc lấy bã, để nguôi và uống. Nước gừng sẽ làm giảm bớt các triệu chứng cảm cúm của mẹ bầu một cách nhanh chóng.

Cách phòng chống bệnh cảm cúm suốt thai kỳ

Bệnh cảm cúm thường dễ xảy ra khi thời tiết thay đổi, hệ miễn dịch của bà bầu bị suy yếu. Bởi vậy, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cảm cúm mẹ bầu nên làm theo những điều sau đây:

Bổ sung vitamin C : Đây là dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Khi mang thai phụ nữ nên thường xuyên ăn các loại quả giàu vitamin này như cam, chanh, bưởi … để phòng tránh mắc bệnh cảm cúm.

Súc miệng nước muối: Nước muối có tác dụng sát khuẩn họng nhằm tránh nguy cơ mẹ bầu bị nhiễm trùng vòm họng gây ra sốt cao, viêm amidan …

Uống nhiều nước: Nước giúp tăng cường quá trình chuyển hoá chất cho cơ thể, đồng thời cũng nâng cao khả năng miễn dịch cho bà bầu. Bởi vậy hãy đảm bảo uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm khi trời lạnh để giảm nguy cơ bị nhiễm cúm.

Tránh xa người bị bệnh: Khi mang thai chị em nên hạn chế tiếp xúc hay sinh hoạt ở nơi có vùng bệnh hoặc người mắc bệnh. Nếu buộc phải giao tiếp hãy đeo khẩu trang nhằm tránh nguy cơ bị lây bệnh.

Từ khóa được tìm kiếm:

https://babaucanbiet com/meo-dan-gian-tri-cam-cum-cho-ba-bau-hieu-qua-khong-can-dung-toi-thuoc/

mẹo chữa cúm cho bà bầu

thuoc thao duoc tri cam cum cho ba bau

trị cảm bà bầu

cach chua cam cum dan gian cho ba bau

chữa cảm cho mẹ bầu

các cách giải cảm cho bà bầu

cháo giải cảm cho bà bầu

benh cúm cho me bâu chưa như thê nao

cách làm nước tỏi uống cho bà bầu

Bài Thuốc Dân Gian Chữa Ngộ Độc Dứa

BÀI THUỐC CHỮA NGỘ ĐỘC DỨA

TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC DỨA

Sau khi ăn Dứa người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng:

– Người nôn nao, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, đau bụng đi ngoài phân lỏng, toàn thân nổi mẩn ngoài da (dạng mề đay) khó thở kiểu hen suyễn, tức ngực nhức đầu.

Dùng ngay một trong những bài thuốc đơn giản sau:

1. Vỏ dứa cam thảo mộc nhĩ thang

Vỏ quả Dứa đã gây ngô độc 100g

Cam thảo 15-20g

Mộc nhĩ 25 – 50g

Các vị cho vào 800ml nước, sắc lấy 300ml nước thuốc.

Ngày sắc uống 2 – 3 thang trong ngày.

2. Vỏ dứa rau má cam thảo thang

Vỏ quả Dứa đã gây ngộ độc 40g

Rau Má 40g

Cam thảo đất 40g

Các vị cho vào 800ml nước, sắc lấy 300ml nước thuốc.

Lưu ý khi dùng thuốc:

Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả

Vị Cam thảo phản lại Hải tảo, Hồng Đại kích, Cam toại và Nguyên hoa khi dùng nên tránh xa.

Vị Xích thược phản lại Lê lô khi dùng nên tránh xa.

Ngưu tất kỵ thai, có thai không nên dùng

Đào nhân kỵ thai, có thai dùng thận trọng

Đang tiếp tục cập nhật

Tham khảo mua bán bài thuốc:

(Phần dành riêng cho đồng nghiệp giúp mua được bài thuốc đủ vị và chất lượng tốt)

Bài thuốc chữa ngộ độc dứa gồm các vị thuốc là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT, và được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng theo chuẩn Dược điển Việt Nam.

Giá bán bài thuốc chữa ngộ độc dứa (Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam) tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: gọi 18006834 để báo giá

Giá bán bài thuốc trên (Tiêu chuẩn GACP-WHO) tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: sẽ có giá cao hơn giá trên (liên hệ 18006834 để biết thêm chi tiết)

Cập nhật ngày 16/1/2017

Tùy theo thời điểm, giá bán có thể thay đổi.

Cách thức mua:

+Trước khi mua khách hàng nhất thiết phải có sự tư vấn của của các lương y, hoặc gọi 18006834 để được chúng tôi khám bệnh trước khi dùng thuốc

+Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám

+Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện, khi nhận được thuốc khách hàng mới phải thanh toán ( gọi 18006834 – Hỗ trợ phí vận chuyển khi mua từ 1,5 triệu vnđ trở lên).

+Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, Chúng tôi có thể bào chế bài thuốc này thành thuốc sắc sẵn vô trùng, thuốc hoàn tán, thuốc cô đặc…

  Thaythuoccuaban.com tổng hợp

****************************

Bạn đang xem bài viết Bài Thuốc Dân Gian Trị Cảm Mạo Phong Hàn trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!