Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Ngữ Văn Điểm 10 Được Trình Bày Theo Giao Diện Facebook Của Học Trò Xứ Nghệ mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Trốn”mẹ để làm bài
Đề văn của bài tập này không quá khó khi cô giáo dạy môn Ngữ văn của lớp 11A5 – Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn yêu cầu các học sinh giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu, tác giả của bài thơ “Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc”. Tuy nhiên, để học sinh có thể phát huy năng lực, giáo viên cũng yêu cầu học sinh thể hiện được sự sáng tạo trong bài làm của mình.
Bài tập của học sinh lớp 11A5 giới thiệu về chân dung nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: NVCC
Yêu cầu này của giáo viên cũng không phải là mới lạ, bởi trước đó các học sinh của lớp 11A5 đã có khá nhiều bài tập thực tế như thế này. Nhưng, cũng bởi quá quen thuộc nên để làm “mới” bài làm là không dễ. Trước khi đi vào thực hiện, nhóm học sinh của lớp 11A5 cũng đã đưa ra rất nhiều ý tưởng khác nhau như vẽ sơ đồ tư duy, trình bày bằng power point. Cuối cùng sau gần một buổi sáng tranh luận, ý tưởng vẽ lại tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu theo giao diện facebook do 2 học sinh Hà Phương và Thu Giang đưa ra lại nhận được sự đồng tình cao nhất.
Đây cũng là lần đầu tiên nhóm trình bày theo hình thức mới mẻ này. Trước khi bắt tay vào thực hiện nhóm cũng gặp khá nhiều khó khăn, bởi Nguyễn Đình Chiểu – ngoài là một nhà thơ còn là một chí sỹ yêu nước, quả cảm. Vì thế, khi trình bày bằng giao diện của facebook các em e sợ sẽ có nhiều ý kiến trái chiều và cho rằng, cách trình bày này không nghiêm túc.
Kể về điều này, học sinh Vương Thanh Bình – nhóm trưởng còn chia sẻ thêm: Mẹ em là giáo viên dạy Văn ở trường, nhưng trong quá trình thực hiện bài tập này, em “giấu” mẹ vì sợ mẹ phản đối. Chúng em đã trăn trở phải thể hiện một cách tự nhiên nhất.
Cùng với bức tranh này, nhóm học sinh của tổ 1, lớp 11A5 cũng đã có 10 phút thuyết trình về bài tập của mình. Chứng kiến phần thi của các học sinh, cô giáo Nguyễn Lam Thủy – giáo viên dạy môn Ngữ văn cho biết: Dạng đề để học sinh phát huy năng lực không phải là điều mới mẻ ở trường chúng tôi và học sinh cũng đã thử nghiệm khá nhiều. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên có một nhóm học sinh trình bày một bài tập kể về cuộc đời của một tác giả lại thú vị và công phu đến vậy.
Sự khảng khái của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện dưới con mắt của học trò thế hệ 10X. Ảnh: NVCC
Bản thân tôi là giáo viên đã dạy môn Ngữ văn 15 năm, chấm rất nhiều bài kiểm tra và bài tốt nhất cũng chỉ thường cho điểm 9. Nhưng với bài tập này của các em, tôi đã cho các em điểm 10. Đó là điểm 10 của sự sáng tạo, của tinh thần tập thể, của năng lực, kiến thức và cả sự đam mê mà các em dành cho bài Ngữ văn này.
Không chỉ giành điểm tuyệt đối, bài tập của nhóm học sinh tổ 1, lớp 11 A5 còn nhận được sự đồng tình, tán dương của rất nhiều giáo viên, học sinh và cộng đồng mạng sau khi chia sẻ lên mạng xã hội. Cô giáo Nguyễn Lam Thủy cũng nói thêm: Lâu nay việc dạy Văn trong nhà trường gặp nhiều khó khăn, bởi các em chọn trường thi khối Khoa học xã hội không nhiều.
Niềm vui của các học sinh sau khi hoàn thành bài kiểm tra xuất sắc của mình. Ảnh: NVCC
Chính vì thế, khi các em hoàn thành xong bài Văn này chúng tôi thực sự vui, bởi điều đó chứng minh các em không thờ ơ với văn học như một số suy nghĩ lâu nay. Về phía giáo viên, chúng tôi cũng phải nỗ lực đổi mới trong giảng dạy để làm sao tạo được sự hứng thú cho học sinh, khuyến khích các em thể hiện được năng lực của mình. Qua hình thức này cũng giúp học sinh các kỹ năng về làm việc theo nhóm và tăng cường sự gắn kết, gần gũi giữa các thành viên trong lớp.
Phương Pháp Học Tốt Môn Hóa Học Lớp 8 Của Cô Học Trò Xứ Nghệ
Trong đó, thật ấn tượng với câu chuyện của em Đậu Thị Khánh Huyền – học sinh lớp 8 Trường THCS Cao Xuân Huy (Diễn Châu, Nghệ An) về hành trình chinh phục kỳ thi Học sinh giỏi Hóa nhờ tinh thần tự học qua các khóa học online.
Quả thực, với học sinh lớp 8 việc chinh phục xuất sắc môn khoa học tự nhiên mới như Hoá học thật không hề dễ dàng. Vậy mà chỉ với sự hướng dẫn của các thầy cô tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cùng quyết tâm tự học cao, sau một năm- cô học trò xứ Nghệ đã đạt được những thành tích thật sự đáng nể.
Trao đổi với HOCMAI, Chị Hiền – mẹ Khánh Huyền (hiện đang là giáo viên dạy Ngữ văn trường THCS ở Nghệ An) cho biết: Ban đầu, mẹ của em chưa hoàn toàn tin tưởng với phương pháp học trực tuyến, rất lo con sử dụng máy tính để làm việc riêng mà chểnh mảng việc học. Tuy nhiên nhận thấy con có ý thức chủ động học tập, kết quả học cũng có nhiều tiến bộ, chị đã thực sự yên tâm. Đồng thời, chị cũng bày tỏ: “Tôi thấy học online có rất nhiều lợi thế, bởi vì con có thể tự tìm hiểu kiến thức của mình, tự tạo sự say mê, yêu thích môn học đó. Đồng thời, con cũng không bị cảm giác áp lực hay áp đặt.”
Từ những chia sẻ trên của mẹ Khánh Huyền, các bậc phụ huynh có thể thấy, mặc dù là một cô giáo dạy Văn cấp THCS nhưng chị Hiền vẫn luôn đề cao tinh thần tự học của con và kết quả học tập của Khánh Huyền ngày hôm nay chính là minh chứng cho sự định hướng đúng đắn ấy của em.
Tham khảo cách mà mẹ Khánh Huyền đã “đồng hành” cùng con đạt kết quả xuất sắc, các bậc phụ huynh hãy điền thông tin TẠI ĐÂY để nhận tư vấn miễn phí về các khóa học online với đầy đủ bộ môn dành cho học sinh từ lớp 6 – 9 tại HOCMAI.
Đồng thời, với các khóa học được xây dựng và thiết kế phù hợp năng lực cá nhân học sinh. Phụ huynh hãy yên tâm cùng con lên kế hoạch học tập và lựa chọn khóa học phù hợp ngay bây giờ, HOCMAI sẽ cùng “đồng hành” bứt phá những điểm số cao cho con trong năm học mới.
Soạn Bài Tiếng Nói Của Văn Nghệ, Ngữ Văn Lớp 9
Bài Soạn văn lớp 9 Tiếng nói của văn nghệ sẽ cung cấp cho các em những hiểu biết về vai trò và sức mạnh của văn nghệ trong đời sống tinh thần và tình cảm của con người. Các em cùng tìm hiểu để xem văn nghệ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.
HOT Soạn văn lớp 9 đầy đủ, chi tiết
Tác phẩm Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi đã mang đến cho người đọc các nhận thức về văn nghệ, văn nghệ giống như một sợi dây liên kết người nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung cảm mãnh liệt từ trái tim. Để hiểu rõ hơn về điều này, các em cùng tham khảo bài soạn sau đây của chúng tôi, bài soạn văn lớp 9 tiếp sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em soạn bài luyện tập phân tích và tổng hợp, mời các em cùng đón đọc.
1. SOẠN BÀI TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ, NGẮN 1
2. SOẠN BÀI TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ, NGẮN 2
I.Đọc – hiểu văn bản
Bài văn triển khai theo hệ thống luận điểm
– Văn học không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ – Tiếng nói văn nghệ hôm nay là cần thiết cho cuộc sống tâm hồn mỗi con người
– Văn nghệ mang sứ mệnh cảm hoá con người và một giá trị nhân văn sâu sắc
⟹ Bài văn triển khai theo bố cục rõ ràng, mạch lạc, khoa học
– Nội dung phản ánh của văn nghệ là hiện thực đời sống được người nghệ sĩ nhìn qua lăng kính của nghệ thuật.
– Với những đặc điểm cơ bản sau:
+ Nghệ thuật đi lên từ thực tại nhưng không phải hình ảnh y nguyên hiện thực
+ Vai trò của văn nghệ là giáo dục con người, tác động mạnh mẽ đến người đọc. Văn nghệ được thanh lọc bằng tình cảm sâu sắc, tâm hồn buồn vui của thi nhân.
+ Nội dung của văn nghệ là những nhận thức đời sống, hoặc đánh thức những rung động trong đời sống thực tại bằng ngôn từ. Lan truyền từ người này sang người kia, thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 3: Tác giả đã chỉ ra chỉ cần thiết của văn nghệ
– Văn nghệ giúp chúng ta sống trọn vẹn hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần
– Văn nghệ như sợi dây liên kết con người với đời sống, làm cho người gần người hơn
– Văn nghệ khiến cho chúng ta yêu đời hơn, trân trọng giá trị cuộc sống.
Văn nghệ tác động đến người đọc qua nội dung tư tưởng và hình thức
– Tinh thần là yếu tố quan trọng làm nên giá trị văn nghệ
– Sự ảnh hưởng của văn nghệ đến với chúng ta chủ yếu qua con đường cảm xúc. – Văn nghệ kích thích tình cảm trong ta và luôn khao khát hướng con người đến điều tốt đẹp
Những nét đặc sắc trong bài tiểu luận của Nguyễn Đình thi
– Bố cục chặt chẽ, mạch lạc
– Hình ảnh sử dụng sinh động, xác thực giàu ý nghĩa
– Văn phong chân thành, am hiểu và nhiệt tình say sưa thể hiện niềm tin với văn nghệ dân tộc.
Tác phẩm yêu thích Sang thu – Hữu Thỉnh
– Cảm nhận về thiên nhiên mùa thu của tác giả rất ấn tượng từ khoảnh khắc sang thu cho đến khi miêu tả cảm giacs ngỡ ngàng khi thu sang
– Cảm thức, triết lí về thời gian, đời người qua thiên nhiên được Hữu Thỉnh khiến em có cảm nhận sâu sắc hơn mỗi khi đón mùa mới sang.
Ngoài ra, Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tớ với phần Cảm nhận của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn lớp 9 của mình.
Tuyển tập bài văn mẫu lớp 9 chính là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 9, qua tài liệu Văn mẫu lớp 9 các em nhanh chóng nắm bắt được cách sử dụng vốn từ, biết sắp xếp ý hợp lý, làm văn tốt hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-9-tieng-noi-cua-van-nghe-30212n.aspx
Soạn Văn 10 Bài: Hoạt Động Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ
Soạn văn 10 bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Soạn văn lớp 10 ngắn gọn
VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu , với nội dung bài soạn chi tiết và ngắn gọn sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học một cách đơn giản hơn. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
Soạn văn lớp 10 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Đọc văn bản và trả lời câu hỏi
a. Hoạt động giao tiếp trong văn bản trên diễn ra giữa vua Trần Nhân Tông ( người đứng đầu đất nước) và các bô lão (đại diện cho nhân dân).
Các nhân vật giao tiếp ở các vị thế khác nhau nên ngôn từ được sử dụng trong giao tiếp có sự khác nhau: các bô lão sử dụng từ xưng hô thể hiện thái độ tôn kính như “bệ hạ”, “xin thưa”; nhà vua sử dụng câu nói tỉnh lược chủ ngữ trong giao tiếp trực diện.
b. Khi vua Trần hỏi thì các bô lão là người nghe, vua Trần là người nói. Khi các bô lão trả lời, vua Trần là vai người nghe, các bô lão là vai người nói. Người nói thực hiện hành động là tạo ra lời nói còn người nghe thực hiện hành động nghe để lĩnh hội thông tin để phản hồi.
c. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra tại điện Diên Hồng, khi đất nước ta bị xâm lược bởi giặc Nguyên – Mông hung hãn. Lúc này, vua tôi nhà Trần đang cùng nhau bàn cách đối phó.
d. Hoạt động giao tiếp trên đưa ra tình hình của đất nước và hướng vào việc bàn bạc sách lược đối phó với quân xâm lược.
e. Mục đích của cuộc giao tiếp là bàn bạc và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc. Cuộc giao tiếp có kết quả là sự thống nhất hành động (mọi người đều hô “đánh”) nên cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.
Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Anh (chị) vừa học bài Tổng quan văn học Việt Nam. Hãy trả lời các câu hỏi
a. Nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp này là tác giả của cuốn SGK (người viết) và học sinh lớp 10 (người đọc). Người viết là những người lớn tuổi, có nhiều vốn sống, có trình độ hiểu biết sâu rộng (nhất là về văn học), hầu hết là họ đã có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học. Còn người đọc là những HS lớp 10, trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết chưa cao.
b. Hoạt động giao tiếp này được tiến hành trong môi trường sư phạm nên có tính quy thức cao và có kế hoạch.
c. Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học. Đề tài là những nét “Tổng quan văn học Việt Nam”.
– Nội dung giao tiếp trên gồm những vấn đề cơ bản là:
+ Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam;
+ Quá trình phát triển của văn học Việt Nam
+ Con người Việt Nam trong văn học.
d. Sự giao tiếp (thông qua văn bản) nhằm mục đích :
– Xét trên phương diện người viết: Cung cấp các kiến thức văn học Việt Nam một cách tổng quan cho học sinh.
– Trên phương diện người đọc: Lĩnh hội và tiếp nhận được những kiến thức ban đầu về văn học Việt Nam trong tiến trình lịch sử, từ đó có thể ràn luyện và nâng cao kĩ năng về nhận thức cũng như đánh giá hiện tượng văn học và học được cách để xây dựng, tạo lập một văn bản.
e. Phương tiện và cách thức giao tiếp: Dùng nhiều thuật ngữ văn học, các câu mang đặc điểm của văn bản khoa học (cấu tạo nhiều thành phần, nhiều vế nhưng rõ ràng, chặt chẽ), kết cấu văn bản mạch lạc, hệ thống luận điểm lớn và nhỏ được đánh dấu bằng chữ số, chữ cái và có sự liên kết với nhau.
Luyện tập
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao
a, Qua các từ xưng hộ “anh” và “nàng” ta có thể thấy nhân vật giao tiếp là người nam nữ trẻ tuổi.
b, Hoàn cảnh giao tiếp: vào một đêm trăng thanh – khung cảnh thích hợp để nam nữ trò chuyện tâm tình, bộc bạch tình cảm yêu đương.
c, Nhân vật anh nói về chuyện “Tre non đủ lá” và đặt vấn đề “nên chăng” tính chuyện “đan sàng”. Tuy nhiên, đặt trong khung cảnh này, với nhân vật giao tiếp là nam nữ trẻ tuổi thì mục đích của câu nói là để ngỏ lời, tính chuyện kết duyên.
d, Việc chàng trai mượn hình ảnh “tre non đủ lá” và chuyện “đan sàng” rất phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp, thể hiện rõ sắc thái tình cảm, dễ đi sâu vào lòng người.
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ A Cổ – với một ông già) và trả lời câu hỏi
a, Trong cuộc giao tiếp, các nhân vật đã thực hiện các hành động giao tiếp:
A Cổ: Chào (Cháu chào ông ạ!)
Người đàn ông:
+ Chào đáp (A Cổ hả?)
+ Khen (Lớn tướng rồi nhỉ?)
+ Hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?)
A Cổ: Đáp lời (Thưa ông, có ạ!)
b, Ba lời nói của ông già đều có hình thức câu hỏi nhưng chỉ có câu cuối cùng nhằm mục đích hỏi còn hai câu hỏi đầu mang mục đích chào lại (A Cổ hả?) và khen (lớn tướng rồi nhỉ?) nên A Cổ không trả lời hai câu này.
c, Từ cách xưng hô và sử dụng từ ngữ, A Cổ thể hiện thái độ kính mến đối với người đàn ông còn người đàn ông thể hiện sự trìu mến, yêu thương.
Câu 3 (trang 21 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Đọc bài thơ “Bánh trôi nước và trả lời câu hỏi
a, Qua hình ảnh “Bánh trôi nước” tác giả muốn nói lên vẻ đẹp, số phận lận đận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời tác giả khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
b, Căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ miêu tả vẻ đẹp như “trắng”, “tròn” cùng thành ngữ “ba chìm bày nổi” (số phận lận đận) và “tấm lòng son” (nhân phẩm tốt đẹp) cùng những liên hệ đến cuộc đời của tác giả, người đọc có thể hiểu và cảm nhận bài thơ.
Câu 4 (trang 21 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới.
Lưu ý:
– Dạng văn bản: Thông báo ngắn nên cần đủ 3 phần: Mở – thân – kết
– Đối tượng giao tiếp: Học sinh toàn trường
– Nội dung giao tiếp: Hoạt động làm sạch môi trường
– Hoàn cảnh giao tiếp: trong nhà trường và nhân Ngày Môi trường thế giới
THÔNG BÁO
Để kỉ niệm Ngày Môi trường thế giới, trường THPT…. tổ chức buổi tổng vệ sinh để toàn trường trở nên xanh, sạch, lành mạnh để học tập.
– Thời gian làm việc: từ… giờ sáng … ngày … tháng … năm …
– Nội dung công việc: làm cỏ, phát quang bụi rậm, thu dọn rác thải, chăm sóc cây xanh trong phạm vi quản lí của nhà trường.
– Đối tượng tham gia: toàn thể học sinh của trường.
– Kế hoạch cụ thể: Các chi đoàn, chi đội nhận phân công công việc cụ thể tại văn phòng Đoàn trường.
– Dụng cụ: Học sinh tự phân công nhau mang theo một trong các dụng cụ sau: cuốc, xẻng, chổi, kéo, bao đựng rác, …
Nhà trường đề nghị toàn thể học sinh tích cực tham gia để phong trào được thành công tốt đẹp.
…, ngày … tháng … năm …
T/M Ban giám hiệu nhà trường
Phó hiệu trưởng
Câu 5 (trang 21 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Các nhân tố giao tiếp trong văn bản là:
a. Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ viết thư cho học sinh cả nước với tư cách là Chủ tịch nước.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước vừa mới giành được độc lập và đây là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.
c. Nội dung giao tiếp: Bức thư nói lên niềm vui của học sinh vì được “nhận nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”, đồng thời là lời nhắc nhở về nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi học sinh đối với đất nước. Cuối thư Bác Hồ gửi lời chúc mừng tới học sinh.
d. Mục đích giao tiếp: Bác viết để chúc mừng học sinh, nhân ngày khai trường đầu tiên của đất nước Việt Nam độc lập, xác định nhiệm vụ quan trọng của học sinh trong vấn đề học tập.
e. Thư viết với lời lẽ chân tình, gần gũi, nhưng cũng nghiêm túc xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của học sinh.
Bạn đang xem bài viết Bài Ngữ Văn Điểm 10 Được Trình Bày Theo Giao Diện Facebook Của Học Trò Xứ Nghệ trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!