Xem Nhiều 3/2023 #️ Bài 29. Thực Hành: Vẽ Biểu Đồ, Nhận Xét Và Giải Thích Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Công Nghiệp (Địa Lý 12) # Top 7 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 3/2023 # Bài 29. Thực Hành: Vẽ Biểu Đồ, Nhận Xét Và Giải Thích Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Công Nghiệp (Địa Lý 12) # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 29. Thực Hành: Vẽ Biểu Đồ, Nhận Xét Và Giải Thích Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Công Nghiệp (Địa Lý 12) mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Câu 1. Cho bảng số liệu sau: (trang 128 SGK)

Bảng 29.1 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (giá thực tế)

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm

Thành phần kinh tế

1996

2005

Nhà nước

76 161

249 085

Ngoài Nhà nước

35 682

308 854

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

39 589

433 110

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005. Nêu nhận xét.

Cách làm:

-Xử lý cơ cấu (%)

Bảng: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế)

(Đơn vị: %)

Năm

Thành phần kinh tế

1996

2005

Nhà nước

49,6

25,1

Ngoài Nhà nước

23,9

31,2

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

26,5

43,7

– Tính quy mô bán kính đường tròn:

+ Đặt R1996 là bán kính đường tròn năm 1996 = 1,0 (đơn vị bán kính)

+ R2005 là bán kính đường tròn năm 2005 = 2,6 (đơn vị bán kính)

-Vẽ biểu đồ hình tròn:

-Nhận xét:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1996 đến năm 2005 có sự chuyển dịch:

– Khu vực nhà nước xu hướng ngày càng giảm :  1996 lớn nhất 49,6%, năm 2005 còn 25,1%

– Khu vực ngoài nhà nước tăng khá nhanh: 1996 chiếm 23,9% thấp nhất, 2005 31,2% (tăng  6,6%)

-Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh:  1996 chiếm 26,5%,  năm 2005 là 43,7% chiếm tỉ trọng cao nhất

* Giải thích:

– Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế

– Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài .

– Chú trọng phát triển công nghiệp.

Câu 2 (trang 128,129 SGK) Cho bảng số liệu:

Bảng 29.2. CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO VÙNG LÃNH THỔ

(Đơn vị: %)

Năm

Vùng kinh tế

1996

2005

Đồng bằng sông Hồng

17,1

19,7

Trung du và miên núi Bắc Bộ

6,9

4,6

Bắc Trung Bộ

3,2

2,4

Duyên hải Nam Trung Bộ

5,3

4,7

Tây Nguyên

1,3

0,7

Đông Nam Bộ

49,6

55,6

Đồng bằng Sông Cửu Long

11,2

8,8

Không xác định

5,4

3,5

Cách làm:

– Do sự khác nhau về nguồn lực nên cơ cấu giá trị sản xuất CN không đều giữa các vùng:

+ Vùng có tỉ trọng lớn nhất là: Đông Nam Bộ (55,6%- 2005)

+ Vùng có tỉ trọng nhỏ nhất là: Tây Nguyên (0,7% – 2005)

– Có sự thay đổi tỉ trọng giữa năm 1996  và 2005 đối với từng vùng:

+ Các vùng có tỉ trọng tăng là: Đông Nam Bộ tăng 6%,  Đồng bằng sông Hồng tăng 2%

+ Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng trong đó giảm mạnh là ĐBSCL từ 11,8% còn 8,8%

Câu 3. (trang 129 SGK) Dựa vào hình 26.2 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.

Cách làm:

* Vị trí địa lí – Giáp Tây Nguyên (vùng nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản), Duyên hải miền Trung (vùng nguyên liệu thủy sản và cây công nghiệp), Đồng bằng sông Cửu Long (vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất), Campuchia, có vùng biển rộng. Đó là các vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm lớn cho vùng ĐNB. – Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. * Tài nguyên thiên nhiên – Khoáng sản: – Nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa (hàng năm khai thác chiếm chủ yếu của cả nước), quặng bôxit. – Ngoài ra còn có sét, đá xây dựng cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ; cát trắng làm thủy tinh… – Vùng còn có khả năng lớn về tự nhiên để phát triển cơ sở nguyên liệu cho CN chế biến N-L-TS : cao su, thủy hải sản… * Điều kiện kinh tế – xã hội + Dân cư và nguồn lao động – Dân số hơn 15,7 triệu người (2014), chiếm 17,3% dân số cả nước, là cơ sở để tạo nguồn lao động dồi dào. – Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có tay nghề, chuyên môn cao. – Nguồn lao động năng động do sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, nhạy bén trong tiếp thu kĩ thuật, công nghệ mới. + Cơ sở vật chất – kĩ thuật : Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc. + Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn, kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút vốn đầu tư trong nứơc và quốc tế. + Tâp trung nhiều khu công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai…

Bài 23. Thực Hành: Phân Tích Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Trồng Trọt (Địa Lý 12)

Bài tập 1:

Cho bảng số liệu (trang 98 SGK):

Bảng 23.1. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT (theo giá so ánh 1994)

 (Đơn vị: tỉ đồng)

Loại cây

Năm

Tổng số

Lương thực

Rau đậu

Cây công nghiệp

Cây ăn quả

Cây khác

1990

49604,0

33289,6

3477,0

6692,3

5028,5

1116,6

1995

66183,4

42110,4

4983,6

12149,4

5577,6

1362,4

2000

90858,2

55163,1

6332,4

21782,0

6105,9

1474,8

2005

107897,6

63852,5

8928,2

25585,7

7942,7

1588,5

a) Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%). b) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới?

Cách làm

a) Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%).

-Năm 1990 (năm gốc) = 100 %

-Tốc độ tăng trưởng các năm sau = (Giá trị năm sau / Giá trị năm 1990 ) x 100% = ?%

+Tốc độ tăng trưởng Tổng số năm 1995 = (66183,4 / 49604,0 ) x 100% = 133,4%

+Tốc độ tăng trưởng Rau đậu năm 2000 = (6332,4 / 3477,0) x 100% = 182,1%

+Tốc độ tăng trưởng Cây khác năm 2005 = (1588,5 / 1116,6) x 100% = 142,3%

Tương tự cách tính như trên, ta được bảng số liệu đầy đủ như sau:

Bảng: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng

(Đơn vị: %)

Loại cây

Năm

Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác

1990 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

1995 133,4 126,5 143,3 181,5 110,9 112,0

2000 183,2 165,7 182,1 325,5 121,4 132,1

2005 217,5 191,8 256,8 382,3 158,0 142,3

b) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

* Về tốc độ tăng trưởng (giai đoạn 1990-2005): + Cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (tăng 282,3%), tiếp theo là cây rau đậu (tăng 156,8%). Cả hai nhóm cây này đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt. + Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt.

* Về sự thay đổi cơ cấu (%)

Từ năm 1990 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta có sự thay đổi theo hướng: + Giảm tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và cây khác. + Tăng tỉ trọng cây công nghiệp, rau đậu.

Hình 22. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%)

* Giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. + Cây công nghiệp và cây rau đậu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt, nhưng tỉ trọng có xu hướng tăng. + Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt, nhưng tỉ trọng có xu hướng giảm.

– Sự thay đổi trên phản ánh trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới + Trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đã có xu hướng đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất. + Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng được phát huy thế mạnh với việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.

Bài tập 2:

Cho bảng số liệu (trang 99 SGK):

Bảng 23.2. DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM VÀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM

(Đơn vị: nghìn ha)

Nhóm cây

Năm`

Cây công nghiệp hàng năm

Cây công nghiệp lâu năm

1975

210,1

172,8

1980

371,7

256,0

1985

600,7

470,3

1990

542,0

657,3

1995

716,7

902,3

2000

778,1

1451,3

2005

861,5

1633,6

a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm từ năm 1975 đến năm 2005.

Cách làm:

a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm từ năm 1975 đến năm 2005.

+ Tổng diện tích cây CN nước ta tăng khá nhanh, tăng 2112,2 nghìn ha (tăng 6,5 lần). + Diện tích cây CN lâu năm tăng nhanh hơn cây CN hàng năm. Trong đó : – DT cây CN hàng năm tăng 651,4 nghìn ha (4,1 lần) – DT cây CN lâu năm tăng 1460,8 nghìn ha (9,5 lần) -Riêng trong giai đoạn 1985 – 1990, diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm giảm, sau đó tăng dần.

– Về sự thay đổi cơ cấu (giai đoạn 1975 – 2005):

Ta có, cách tính cơ cấu từng nhóm cây trong tổng số cây công nghiệp như sau:

-% cơ cấu diện tích cây CN hàng năm = (Diện tích cây CN hàng năm / Tổng diện tích cây CN ) x 100% = ?% -% cơ cấu diện tích cây CN lâu năm = (Diện tích cây CN lâu năm / Tổng diện tích cây CN ) x 100% = ?% Ví dụ: + % cơ cấu diện tích cây CN hàng năm, năm 1975 = 210,1 / (210,1+172,8) = 54,9% + % cơ cấu diện tích cây CN lâm năm, năm 2005 = 1633,6 / (861,5+1633,6) = 65,5%

Tương tự cách tính như trên, ta được bảng số liệu đầy đủ như sau:

Bảng: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 1975 – 2005

(Đơn vị: %)

Nhóm cây

Năm`

Cây công nghiệp hàng năm

Cây công nghiệp lâu năm

1975

54,9

45,1

1980

59,2

40,8

1985

56,1

43,9

1990

45,2

54,8

1995

44,3

55,7

2000

34,9

65,1

2005

34,5

65,5

+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm ngày càng giảm, từ 54,9% (năm 1975) xuống còn 34,5% (năm 2005), giảm 20,4%. + Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm không ngừng tăng, từ 45,1% (năm 1975) lên 65,5% (năm 2005), tăng 20,4%

-Tiêu biểu các vùng như: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.

Hướng Dẫn Vẽ Và Nhận Xét Biểu Đồ Địa Lý

PAGE

PAGE 1

HƯỚNG DẪN VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ

Biểu đồ cột:

1.1. Vẽ biểu đồ cột:

Dạng biểu đồ này được sử dụng thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số , diện tích …của 1 số tỉnh (vùng , nước ) hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa , ngô , điện , than…) của 1 số địa phương qua 1 số năm…

* Dấu hiệu: thể hiện, so sánh…

1.2. Nhận xét biểu đồ cột:

– Với tính chất là biểu đồ thể hiện giá trị và tình hình sản xuất,so sánh thì việc nhận xét biểu đồ cột cần đáp ứng được những ý cơ bản sau :

– Giá trị thành phần tăng hay giảm ?

– Nhìn tổng quát biểu đồ và bảng số liệu xem số liệu dịch chuyển như thế nào ?

– Đối với biểu đồ cột thì chủ yếu là đơn vị tuyệt đối nên việc nhận xét đơn vị tuyệt đối là quan trọng nhất: cần nhận xét xem giá trị năm sau hơn giá trị năm trước bao nhiêu đơn vị thực tế,hơn kém nhau bao nhiêu lần và tốc độ là bao nhiêu %.

– Biểu đồ này cần nhớ 3 cụm từ là : giá trị-lần-tốc độ tăng là như thế nào ?

– Sau khi nhận xét tổng thể như vậy thì ý tiếp theo là nhận xét chi tiết đối với biểu đồ cột ghép và biểu đồ cột chồng.

– Đối với biểu đồ cột ghép thì thể hiện sự so sánh rất rõ nét và ngụ ý là so sánh vì thế cần nhận xét điều này,các em cần nhận xét các cột này xem có giá trị chênh lệch nhau như thế nào?

– Đối vơi cột chồng thì đương nhiên có tổng thể,ngoài việc nhận xét các giá trị hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị,lần thì các em cần nhận xét vai trò của các giá trị kia trong tổng thể giá trị đề bài cho.

– Có 1 loại nữa là 1 biểu đồ có nhiều cột chồng với nhau,trong mỗi cột có nhiều thành phần và các thành phần này giống nhau và khác nhau ở các năm,trong trường hợp này các em phải nhận xét tổng thể giá trị thực tế sau đó tới các giá trị thành phần,so sánh các giá trị thành phần trong các cột chồng với nhau.

– Các cụm từ cần dung trong nhận xét biểu đồ này đó là : tăng/tăng nhanh/tăng mạnh/tăng chậm/biến động mạnh/ít biến động/…

– Các em cần lưu ý khi nhận xét biểu đồ này đó là chú ý vào giá trị thực tế và số lần của các giá trị trong biểu đồ.

– Tiếp theo là cần “cắt giai đoạn” trong biểu đồ đã vẽ,cắt ở đây tức là các em phải xem trong tổng thể 1 giai đoạn đó thì giai đoạn nào có tốc độ phát triển hơn,để làm điều này các em cần chọn 1 năm ở trung tâm,hoặc chia thành 2-3 giai đoạn nhỏ để chia thành phần cho dễ,các em lấy giá trị năm sau của 1 giai đoạn chia cho giá trị năm đầu tiên của 1 giai đoạn đó và nhân 100,sau đó cũng làm tương tự như những giai đoạn kia để xem sự phát triển như nào giữa các giai đoạn trong biểu đồ địa lý.

– Ngoài ra các em phải tinh ý để nhận ra “mốc” chuyển tiếp giữa quá trình tăng/giảm và biến động của bảng số liệu và biểu đồ địa lý.

– Đối với trường hợp cột thể hiện các vùng trong 1 nước ( ở lớp 12 thường như vậy) , khi đó các em cần nhận xét các số liệu này so với cả nước (nếu cho số liệu cả nước) để cho thấy tầm quan trọng của các vùng so với cả nước,sau đó xếp loại các vùng theo chỉ tiêu đề ra .

– Ví dụ:

Hãy nêu nhận xét về sản lượng than sạch và phân hoá học ở Việt Nam giai đoạn 1976 – 1997

(Đơn vị: Nghìn tấn)

Nhận xét:

* Giai đoạn 1976 – 1997:

– Than sạch ở nước ta tăng không liên tục, tăng từ 5.700 lên 10.647 nghìn tấn (tăng 4.947 nghìn tấn).

– Phân hoá học cũng tăng không liên tục, tăng từ 435 lên 994 nghìn tấn (tăng 559 nghìn tấn ).

– Ngành công nghiệp chế biến than sạch luôn có sản lượng cao hơn công nghiệp chế biến phân hoá học.

* Trong đó:

– Giai đoạn 1976 – 1985: Cả than và phân bón đều tăng, than tăng 100 nghìn tấn, phân tăng 96 nghìn tấn.

– Giai đoạn 1985 – 1990: cả than và phân bón đều giảm, than giảm 1.173 nghìn tấn, phân giảm 177 nghìn tấn.

– Giai đoạn 1990 – 1997: cả than và phân bón đều tăng trở lại, than tăng 6.020 nghìn tấn, phân tăng 650 nghìn tấn.

2. Biểu đồ tròn :

2.1. Biểu đồ tròn:

* Đặc điểm chung: Dạng biểu đồ này được sử dụng khi bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể . Đồng thời vẽ biểu đồ tròn khi bảng số liệu tỉ lệ % cộng lại bằng 100. Bảng số liệu có thể là số tuyệt đối nhưng trong câu hỏi có một trong các chữ: tỉ lệ, tỉ trọng, cơ cấu, kết cấu (phải xử lý bảng số liệu sang số liệu tương đối). Bạn cũng có thể để ý nếu đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”.

* Dấu hiệu nhận biết: tỉ lệ, tỉ trọng, cơ cấu, kết cấu

2.2. Cách nhận xét:

– Biểu đồ tròn là biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị các thành phần nên các em cần chú ý điều này.

– Đối với 1 vòng tròn thì các em chỉ cần nhận xét trong vòng tròn đó thành phần nào chiếm tỉ trọng cao nhất ,vòng tròn nào chiếm tỉ trọng nhỏ nhất…xếp loại các thành phần theo tỉ trọng đã tính được.

– Ngoài ra để nhận xét sâu hơn các em có thể nhận xét thêm về giá trị thực tế của nó xem hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị giữa các thành phần của vòng tròn đó.

– Khi có 2 vòng tròn trở lên các em cần nhận xét 3 ý lớn sau :

+ Nhận xét quy mô vòng tròn : nhận xét quy mô ở đây tức là nhận xét xem vòng tròn nào lớn hơn,để làm được điều đó các em dựa vào số liệu và đơn vị thực tế khi chưa xử lý, xem tổng thể của các vòng tròn hơn kém nhau bao nhiêu lần.

+ Nhận xét về cơ cấu : thì nhận xét giống như biểu đồ 1 vòng tròn ở trên đó là nhận xét xem tỉ trọng các giá trị trong vòng tròn đó,thành phân nào chiếm tỉ trọng cao,thành phần nào chiếm tỉ trọng nhỏ…

+ Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị : các em cần nhận xét xem 1 đối tượng,1 thành phần địa lý giữa các vòng tròn có sự chuyển dịch tỉ trọng như nào ?

– Các em cần lưu ý 1 điểm ở đây : tỉ trọng khác giá trị nên nhận xét cần lưu ý,tỉ trọng/cơ cấu giá trị là gắn với đơn vị % còn giá trị thành phần là đơn vị thực tế,nên khi nhận xét các em cần hết sức chú ý vấn đề này,có những trường hợp giá trị tăng nhưng tỉ trọng giảm và ngược lại nên các em cần hết sức chú ý vấn đề này khi nhận xét.

– Ví dụ Vẽ 2 biểu đồ tròn và nhận xét

Nhận xét:

Từ năm 2000 đến năm 2002 tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch:

+ Nông lâm ngư nghiệp giảm, giảm từ 24,6 % xuống còn 23% (giảm 1,5%).

+ Công nghiệp và xây dựng tăng, tăng từ 36,7% lên tới 38,4% (tăng 1,7%).

+ Dịch vụ không tăng, có giảm nhưng không đáng kể (0,01%).

– Trong cả 2 thời điểm thì dịch vụ luôn đứng đầu, kế đến là công nghiệp và thấp nhất là nông lâm ngư nghiệp.

– Năm 2002 sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng đồng đều và gần tương đương nhau.

3. Biểu đồ miền :

3.1. Vẽ biểu đồ miền:

Dạng biểu đồ này được sử dụng thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử… Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền).

* Dấu hiệu: cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu, tỉ trọng, chuyển dịch tỉ trọng…

3.2. Nhận xét biểu đồ miền:

– Đối với biểu đồ miền các em cần nhận xét các ý cơ bản sau :

+ Nhận xét về cơ cấu : giống hệt biểu đồ tròn : các em nhận xét trong 1 năm thì xem thành phần nào chiếm tỉ trọng cao nhất,thấp nhất.

+ Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu : thì đây chính là ý quan trọng nhất của biểu đồ này,các em cần nhận xét sự chuyển dịch tỉ trọng của các thành phần qua các năm như nào.

+ Cũng nhận xét trong 1 giai đoạn đó thì thành phần nào tăng nhanh/giảm nhanh… khi nhận xét điều này các em cần dựa vào số liệu tuyệt đối.

+ Nhận xét biểu đồ này không khác gì so vơi biểu đồ tròn nên các em chú ý .

+ Vẽ biểu đồ và nhận xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng

(Đơn vị: %)

Nhận xét:

– Nhìn chung ở Đồng bằng sông Hồng tỉ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh và dần chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. Công nghiệp có tăng nhưng chậm, nông nghiệp giảm nhanh.

Hàng ngang: Từ năm 1986 đến năm 2000: ở Đồng bằng sông Hồng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch:

– Nông nghiệp giảm liên tục và giảm nhanh từ 49,5% xuống 29,1%, giảm 20,4%.

– Công nghiệp tăng liên tục, tăng nhẹ từ 21,5% lên 27,5% tăng 6%.

– Dịch vụ tăng liên tục, tăng khá nhanh từ 29% lên 43,4% tăng 4%.

Hàng dọc: Từ năm 1980 đến năm 1990, nông nghiệp đứng đầu, dịch vụ đứng thứ hai, công nghiệp đứng thứ 3.

Từ năm 1995 -2000, dịch vụ vươn lên đứng thứ nhất, nông nghiệp đứng thứ hai và công nghiệp đứng thứ 3.

4. Biểu đồ đường :

4.1. Biểu đồ đường.

Dạng biểu đồ này được sử dụng thể hiện tiến trình, động thái phát triển của một đối tượng, nhóm đối tượng qua thời gian. Vì vậy, khi bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc thời gian thì nên lựa chọn biểu đồ đường.

* Dấu hiệu: tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển; tình hình tăng trưởng, tình hình phát triển…

4.2. Nhận xét biểu đồ đường:

Trường hợp thể hiện một đối tượng:

Bước 1: So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được)

Bước 2: Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào không liên tục)

Bước 3:

+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm

+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục

Bước 4: Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.

Trường hợp cột có hai đường trở lên:

– Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: Đường A trước, rồi đến đường B, rồi đến C,D…

– Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.

– Khi nhận xét biểu đồ đường thì có 2 loại đó là đường tuyệt đối và tương đối,đối với mỗi loại khác nhau thì nhận xét khác nhau,đối với biểu đồ đường tuyệt đối thì nghiêng nhiều về nhận xét về số liệu thực tế với những câu nhận xét về tăng/giảm số lần,còn tương đối thì nghiêng về % .

5. Biểu đồ kết hợp.

5.1. Vẽ biểu đồ:

Sử dụng dạng biểu đồ này là khi bạn muốn thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau hoặc những đề bài có hai số liệu khác nhau nhưng cần phải biểu diễn trên một biểu đồ.

* Dấu hiệu: 2 đối tượng địa lí có đơn vị tính khác nhau trên một biểu đồ.

VD đơn vị: tấn- ha; tấn,tấn- ha;…

5.2.Nhận xét biểu đồ kết hợp:

– Kết hợp thường của của cột và đường với nhau.

– Nhận xét biểu đồ này là sự kết hợp nhận xét của 2 biểu đồ cột và đường,các em có thể lấy từ đó ra,nhận xét hết cái này thì sang cái kia.

Anh có 1 số lưu ý đối với các em khi nhận xét đó là :- Nhận xét đúng trọng tâm vấn đề đề bài hỏi.

– Nhận xét đúng đơn vị .

– Nhận xét đúng đối tượng.

– Nhận xét phải luôn đi kèm số liệu địa lý.

– Nhận xét phải có sự logic giữa các ý.

– Khi 1 bài quá nhiều số liệu thì nên nhận xét xong và giải thích luôn chứ không nên tách riêng 2 ý vì sẽ gây ra tình trạng lặp số liệu quá nhiều.

– Cần nhấn mạnh vào bản chất của biểu đồ để nhận xét.

– Cần biết đâu là mấu chốt và sự khác biệt của bảng số liệu.

Chúc các em học tập tốt.

Giáo Án Địa Lý Lớp 9 Bài 16: Thực Hành Vẽ Biểu Đồ Về Sự Thay Đổi Cơ Cấu Kinh Tế

Giáo án điện tử môn Địa lí 9

Giáo án điện tử môn Địa lớp 9

Giáo án Địa lý 9 bài 16: Thực hành vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Giáo án Địa lý lớp 9 bài 15: Thương mại và du lịch Giáo án Địa lý lớp 9 bài 17: Vùng núi trung du và miền núi Bắc Bộ I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức Biết vận dụng các kiến thức đă học từ bài 6 và sự hiểu biết của mình phân tích được sự thay đổi cơ cấu kinh tế qua biểu đồ miền.

2. Kĩ năng:

3. Thái độ: Cẩn thận tính toán, tỉ mỉ khi vẽ biểu đồ.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên:

Bảng số liệu

Biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ

Vì sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương?

Hà Nội -Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất nước ta?

2. Bài mới:

Nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển biến tích cực. Nhất là trong thời kì đổi mới, hội nhập với thế giới, kinh tế nước ta càng thay đổi nhanh về giá trị sản lượng và cơ cấu. Làm thế nào để thể hiện tốt nhất sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế nước ta ? Bài thực hành hôm nay giúp chúng ta biết điều đó.

+ Hoạt động 1: Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền

– Khi nào vẽ biểu đồ miền?

– Ưu thế của biểu đồ miền?

– Gv hướng dẫn cách vẽ.

– Vẽ biểu đồ miền. 4 nhóm và nhận xét

– Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP trong thời kì 1991 – 2002 với các câu hỏi sau:

+ Như thế nào? (hiện trạng, xu hướng biến đổi của hiện tượng quá tŕnh)

+ Tại sao? (nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trên)

+ Điều ấy có ý nghĩa gì?

– Xem lại bài 6.

– Hs: Trình bày

– Gv: Chuẩn xác chấm điểm cho các nhóm

1. Cách vẽ biểu đồ miền:

+Khi nào vẽ biểu đồ miền?

– Đề bài yêu cầu.

– Thể hiện sự thay đổi cơ cấu của đối tượng trong nhiều năm.

– Sử dụng khi chuỗi số liệu nhiều năm từ 4 năm trở lên.

+ Cách vẽ:

– Vẽ khung hình chữ nhật .

– Trục đứng (tung) thể hiện % chia từ 0 đến 100 %.

– Trục ngang (hoành) thể hiện các năm, khoảng cách năm chia đúng theo tỉ lệ.

– Vẽ lần lượt vẽ đối tượng thứ nhất (miền 1) từ dưới lên, kế đến vẽ đối tượng thứ 3 (miền 3) từ trên xuống, đối tượng thứ hai (miền 2) nằm giữa miền 1 và miền 3.

– Cần thể hiện kí hiệu phân biệt các đại lượng trên biểu đồ, lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ.

2. Vẽ biểu đồ:

– Vẽ

(phụ lục)

– Nhận xét:

+ Tỉ trọng nông,lâm,ngư nghiệp liên tục giảm.

+ Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng nhanh.

+ Chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang phát triển nhanh, nước ta đang chuyển từ nước nông nghiệp sang công nghiệp.

+ Nước ta đã ḥội nhập với khu vực và thế giới.

IV. Củng cố – hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

Gv nhận xét sự chuẩn bị của Hs, thái độ học tập, chấm điểm, rút kinh nghiệm.

Hoàn chỉnh bài thực hành.

Ôn lại bài 1 đến bài 16 theo 16 câu hỏi (bài ôn tập)

Chia 4 nhóm mỗi nhóm chuẩn bị 4 câu trình bày

Bạn đang xem bài viết Bài 29. Thực Hành: Vẽ Biểu Đồ, Nhận Xét Và Giải Thích Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Công Nghiệp (Địa Lý 12) trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!