Xem Nhiều 3/2023 #️ Bài 29 : Đặc Điểm Các Khu Vực Địa Hình # Top 7 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 3/2023 # Bài 29 : Đặc Điểm Các Khu Vực Địa Hình # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 29 : Đặc Điểm Các Khu Vực Địa Hình mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Khu vực đồi núi

a) Vùng núi Đông Bắc

– Là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, nổi bật với các dãy núi cánh cung. Địa hình cacxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ.

b) Vùng núi Tây Bắc

– Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam, có 1 số đồng bằng nhỏ trù phú.

c) Vùng núi Trường Sơn Bắc

– Từ sông Cả đến dãy núi Bạch Mã

– Là vùng núi thấp, có 2 sườn không đối xứng, có nhiều nhánh đâm ngang ra biển.

d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam

– Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ ba dan phủ trên các cao nguyên rộng lớn.

e) Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi núi Trung du Bắc Bộ

Phần lớn là những thềm phù sa cổ có nươi cao tới 200m, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và miền đồng bằng.

2. Khu vực đồng bằng

a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn

b, Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ

– Diện tích khoảng 15 000 km 2, chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, rộng nhất là đồng bằng Thanh Hoá (3100 km 2)

3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa

– Đường bờ biển nước ta dài 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên

– Có 2 dạng bờ biển chính:

+ Bờ biển bồi tụ

+ Bờ biển mài mòn

– Bờ biển tại các châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản

– Bờ biển tại các vùng chân núi và hải đảo như đoạn bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu rất khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch.

– Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100 m.

Bài 29. Đặc Điểm Các Khu Vực Địa Hình

Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô về dự giờ Địa lý lớp 8GV: Vũ Mạnh Quỳnh Tiết 34 – Bài 29:Đặc điểm các khu vực địa hìnhKiểm tra bài cũ:Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ?Lược đồ địa hình Việt Nam– Địa hình nước ta đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình Việt Nam. Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp.– Địa hình nước ta phân thành nhiều tầng bậc kế tiếp nhau.– Địa hình nước ta nghiêng theo hướng TB – ĐN. – Địa hình nước ta chạy theo 2 hướng chính là: TB – ĐN và hướng vòng cung.– Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu sự tác động mạnh của con người.tuongedu@gmail.com1. Khu vực đồi núi2. Khu vực đồng bằng3. Khu vực ven biển và thềm lục địaTiết 34 – Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNHtuongedu@gmail.comTiết 34 – Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH1. Khu vực đồi núi.1. Khu vực đồi núi.a. Đông Bắcb. Tây Bắcc. Trường Sơn Bắcd. Trường Sơn Namđ. Trung du và bán bình nguyêntuongedu@gmail.comVùng Đông BắcLược đồ địa hình Việt Namtuongedu@gmail.coma. Vùng núiĐông BắcTả ngạn sông Hồng– Là vùng đồi núi thấp Địa hình Các xtơ phổ biến.– Hướng núi hình cánh cungtuongedu@gmail.comĐộng Hương TíchVịnh Hạ LongCánh đồng đá Đồng VănVùng Tây Bắctuongedu@gmail.comb. Vùng núiTâyBắcGiữa s. Hồng và s.Cả Là vùng núi cao và sơn nguyên đá vôi hùng vĩ. Hướng núi Tây Bắc – Đông Namtuongedu@gmail.comĐịa hình Tây Bắctuongedu@gmail.comTrường Sơn Bắcc. Vùng Trường SơnBắcGiữa s. Cả và dãy Bạch Mã Là vùng đồi núi thấp có 2 sườn không đối xứng.– Có nhiều nhánh núi đâm ra biển.Phong Nha – Kẻ BàngVùng Trường Sơn NamTừ dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ. Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ. Có lớp đất đỏ Badan màu mỡ trên các cao nguyên.Đèo Hải VânVùng Trung du và bán bình nguyên1. Khu vực đồi núi.đ. Trung du, bán bình nguyên– Phía Bắc và Đông Nam Bộ– Địa hình mang tính chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng.tuongedu@gmail.com1. Khu vực đồi núi.2. Khu vực đồng bằnga. Đồng bằng ở hạ lưu các con sông lớn:Đồng bằng sông HồngĐB. S. Cửu Longa. Đồng bằng hạ lưu các con sông lớn:Đồng bằng sông Hồng15.000 km2ĐB. S. Cửu Longa. Đồng bằng hạ lưu các con sông lớn– Có đê ngăn lũ dài 2700 km, hiện nay không được phù sa bồi đắp.– Là đb có dạng tam giác – Mặt đb thấp, bị chia cắt thành các ô trũng nhỏ.Địa lý 8Đồng bằng sông HồngĐB. S. Cửu Longa. Đồng bằng hạ lưu các con sông lớn:Đồng bằng sông Hồng15.000 km2ĐB. S. Cửu Long40.000 km2a. Đồng bằng hạ lưu các con sông lớn– Có đê ngăn lũ dài 2700 km, hiện nay không được phù sa bồi đắp.– Là đb có dạng tam giác – Mặt đb thấp, bị chia cắt thành các ô trũng nhỏ– Là đb lớn nhất nước ta– Cao hơn mực nước biển từ 2 đến 3 m.– Không có đê ngăn lũ nhưng được phù sa bồi đắp thường xuyên. Nhiều nơi bị ngập úng: ĐTM, tứ giác Long Xuyên.1. Khu vực đồi núi.2. Khu vực đồng bằnga. Đồng bằng ở hạ lưu các con sông lớn:b. Đồng bằng duyên hải ( ven biển)b. Đồng bằng duyên hải.15.000 km2 Là dải đồng bằng nhỏ hẹp và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Đất đai không màu mỡ bằng 2 đb SH và SCL.Tiết 31 – Bài 29: ®Æc ®iÓm c¸c khu vùc ®Þa h×nh1. Khu vực đồi núi.2. Khu vực đồng bằng3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa3. Địa hình bờ biển và thềm lục địaa. Địa hình bờ biển Bờ biển nước ta dài 3260 km.– Bờ biển nước ta có 2 dạng chính:– Bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.tuongedu@gmail.comBờ biển mài mònBờ biển bồi tụ3. Địa hình bờ biển và thềm lục địaa. Địa hình bờ biển Bờ biển nước ta dài 3260 km.– Bờ biển nước ta có 2 dạng chính:– Bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.3. Địa hình bờ biển và thềm lục địaa. Địa hình bờ biển Bờ biển nước ta dài 3260 km.– Bờ biển nước ta có 2 dạng chính:– Bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.b. Địa hình thềm lục địa– Thềm lục địa mở rộng về phía Bắc Bộ và Nam Bộ– Độ sâu của thềm lục địa không quá 100 mĐịa hình Việt NamKhu vực đồi núiKhu vực đồng bằngBờ biển và thềm lục địaCÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNHVùng núi Đông Bắc Vùng núi Tây BắcTrường Sơn BắcTrường Sơn NamĐồng bằng sông HồngĐồng bằng sông Cửu LongĐồng bằng duyên hải miền TrungBờ biển mài mònBờ biển bồi tụCâu hỏi:Kể tên các cánh cung lớn của nước ta?Đỉnh núi cao nhất Việt Nam nằm ở khu vực nào?Cao nguyên Ba dan phân bố ở vùng nào của nước ta?Đồng bằng nào là đồng bằng lớn nhất?tuongedu@gmail.com * Bài sắp học:Bài 30 “THỰC HÀNH”– Dựa vào hình 28.1, 30.1 và 33.1 tìm hiểu 3 câu hỏi trong SGK trang 109.Chú ý: Câu 1: Dựa vào hình 28.1 và 33.1 Câu 2: Dựa vào hình 30.1. Câu 3: Dựa vào hình 28.1Hướng dẫnXin chân thành cảm ơn thay coõ vaứ caực em !

Soạn Địa 8 Bài 12 Ngắn Nhất: Đặc Điểm Tự Nhiên Khu Vực Đông Á

Mục tiêu bài học

– Nắm vững vị trí địa lí, tên các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Á.

– Nắm được các đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực.

– Nắm được cơ bản 2 bộ phận của Đông Á, tên các sông lớn.

Tổng hợp lý thuyết Địa 8 Bài 12 ngắn gọn

1.Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Nam Á

– Vị trí

+ Nằm ở phía đông châu Á.

+ Tiếp giáp: với các khu vực Bắc Á, Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á. Phía đông, đông nam giáp với Thái Bình Dương với các biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải, biển Nhật Bản.

– Lãnh thổ Đông Á gồm 2 bộ phận:

+ Phần đất liền: bao gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

+ Phần hải đảo: gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đà Loan và đảo Hải Nam.

+ Địa hình đa dạng:

Các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía tây Trung Quốc.

Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

3 hệ thống sông lớn là sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn.

Chế độ nước: nước lơn vào cuối hạ đầu thu, nước cạn vào cuối đông xuân.

– Phần hải đảo: nằm trong ” vành đai lưa Thái Bình Dương” , là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.

+ Phần phía tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 12 trang 41

Dựa vào hình 12.1, em hãy cho biết:

– Khu vực Đông Á bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào?

– Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với các biển nào?

– Khu vực Đông Á gồm: Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và lãnh thổ Đài Loan.

– Tiếp giáp với các biển: biển Nhật Bản, biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông, biển Đông.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 12 trang 42

Dựa vào hình 12.1, em hãy cho biết phần đất liền của Đông Á có những dãy núi, sơn nguyên, bồn địa và những đồng bằng lớn nào?

– Dãy núi: Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Đại Hưng An và Tần Lĩnh.

– Sơn nguyên: Tây Tạng.

– Bồn địa: Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim, Tứ Xuyên.

– Đồng bằng: Tùng Hoa, Hoa Bắc và Hoa Trung.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 12 trang 42

Dựa vào hình 12.1, em hãy nêu tên các sông lớn ở Đông Á và nơi bắt nguồn của chúng.

– Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.

– Sông A-mua bắt nguồn từ dãy Đại Hưng An.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 12 trang 42

Dựa vào hình 4.1 và 4.2, em hãy nhắc lại các hướng gió chính ở Đông Á về mùa đông và mùa hạ.

– Mùa đông: hướng Tây Bắc.

– Mùa hạ: hướng Đông Nam.

Em hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.

– Phần đất liền: phía tây là núi, sơn nguyên cao và bồn địa rộng lớn; phía đông là vùng đồi thấp xen các đồng bằng châu thổ rộng.

– Phần hải đảo: chủ yếu là núi trẻ.

Hãy nêu những điểm giống và khác nhau của hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang.

– Giống nhau:

+ Là hai sông lớn của Trung Quốc, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy về phía đông và đổ ra biển.

+ Nguồn cung cấp nước là do băng tuyết tan.

+ Có lũ lớn vào hè thu và cạn vào đông xuân.

+ Bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn.

– Khác:

+ Sông Trường Giang: có chiều dài lớn hơn, bồi đăp cho đồng bằng Hoa Trung và đổ ra biển Hoa Đông.

+ Sông Hoàng Hà: bồi đắp cho đồng bằng Hoa Bắc và đổ ra biển Hoàng Hải, chế độ nước thất thường gây ra nhiều thiệt hại lớn.

Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á. Điều kiện khí hậu đó có ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?

– Phía đông khu vực Đông Á:

+ Khí hậu: gió thổi theo mùa, mùa đông gió tây bắc khô lạnh, (vùng quần đảo Nhật Bản vẫn có mưa), mùa hè gió đông nam mát ẩm, mưa nhiều.

+ Cảnh quan: rừng gió mùa ẩm.

– Phía tây khu vực Đông Á:

+ Khí hậu có tính chất lục địa khô hạn.

+ Cảnh quan: thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 12 hay nhất

Câu 1. Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của hai sông Hoàng Hà và Trường Giang.

a) Giống nhau – Đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông, đổ ra các biển thuộc Thái Bình Dương. – ớ hạ lưu, hai sông bồi đắp Thành những đồng bằng rộng, màu mờ. – Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết lan và mưa gió mùa vào mùa hạ. – Hai sông đều có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân. b) Khác nhau – Chiều dài: sông Hoàng Hà dài 4845 km, sông Trường Giang dài 5800 km. – Sông Hoàng Hà đổ ra biển Hoàng Hải, sông Trường Giang đổ ra Biển Hoa Đông. – Chế độ nước: + Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường. + Sông Trường Giang có chế độ nước tương đối điều hòa.

Câu 2. Giải thích tại sao sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, còn sông Trường Giang có chế độ nước tương đối điều hòa?

– Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường vì nó chảy qua các vùng khí hậu khác nhau: thượng nguồn thuộc khí hậu núi cao, trung lưu chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ thuộc khí hậu cận nhiệt lục địa khô hạn, còn ở hạ lưu chảy trong miền đồng hằng thuộc khí hậu cận nhiệt gió mùa. Về mùa đông, lưu lượng nước rất nhỏ, nhưng đến mùa hạ do tuyết và băng tan ở thượng nguồn và mưa gió mùa ở hạ lưu nên lưu lượng nước rất lớn. Lưu lượng nước chênh lệch giữa thời kì lũ lớn nhất với thời kì cạn nhất có thể gấp tới 88 lần, vì thế ở vùng hạ lưu thường hay xảy ra lũ lụt lớn. – Sông Trường Giang có chế độ nước tương đối điều hòa. Nguyên nhân do phần trung và hạ lưu sông chảy qua phần phía nam Trung Quốc với khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. về mùa hạ có mưa nhiều, nhưng về mùa đông ở đây vẫn có mưa do hoạt động của khí xoáy. Lưu lượng nước thời kì lũ lớn nhất so với thời kì cạn nhất chỉ chênh nhau chưa đến 3 lần.

Câu 3. Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.

– Phần đất liền: + Nửa phía tây phần đất liền có nhiều hệ Ihông núi, sơn nguyên cao, hiếm trở và các hồn địa rộng. + Nửa phía đông phần đất liền là các vùng đồi, núi thấp xen các đồng hằng rộng và bằng phang. – Phần hải đảo là miền núi trẻ, thường có động đất và núi lửa hoạt động.

Câu 4. Phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á. Điều kiện khí hậu đó có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan?

– Nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo: + Khí hậu: trong năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh; riêng ở Nhật Bản, do gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có mưa. Vào mùa hạ có gió mùa đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều. + Cảnh quan: rừng là chủ yếu. – Nửa phía tây phần đất liền (tức Tây Trung Quốc): + Khí hậu: do vị trí nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khô hạn. + Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

Trắc nghiệm Địa 8 Bài 12 tuyển chọn

Câu 1: Ngọn núi Phú Sĩ là biểu tượng của quốc gia nào ở Đông Á?

A. Trung Quốc

B. Nhật Bản

C. Hàn Quốc

D. Nhật Bản

Câu 2: Khu vực Đông Á có mấy nước?

A. 3 nước.

B. 4 nước.

C. 4 nước và Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc.

D. 5 nước.

Câu 3: Các biển nào sau đây thuộc khu vực Đông Á?

Biển Nhật Bản.

Biển Hoàng Hải.

Biển Hoa Đông.

Tất cả đều đúng.

Câu 4: Dựa vào bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á, cho biết đồng bằng Hoa Trung của Trung Quốc được hình thành do sự bồi tụ phù sa của con sông nào?

A. Tây Giang

B. Hắc Long Giang

C. Hoàng Hà

D. Trường Giang

Câu 5: Đông Á gồm mấy bộ phận

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6: Đông Á tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương

B. Ấn Độ Dương

C. Thái Bình Dương

D. Đại Tây Dương

Câu 7: Hệ thống núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở đâu phần đất liền của Đông Á

A. Phía tây Trung Quốc

B. Phía đông Trung Quốc

C. Bán đảo Triều Tiên

D. Toàn bộ lãnh thổ phần đất liền

Câu 8: Hệ thống sông lớn của Đông Á có lũ vào mùa nào?

A. Thu đông

B. Đông xuân

C. Cuối xuân đầu hạ

D. Cuối hạ, đầu thu

Câu 9: Phần hải đảo của Đông Á chịu những thiên tai nào?

A. Bão tuyết

B. Động đất, núi lửa

C. Lốc xoáy

D. Hạn hán kéo dài

Câu 10: Phần đất liền khu vực Đông Á bao gồm các nước nào?

A. Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản.

B. Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

C. Trung Quốc, đảo Hải Nam và bán đảo Triều Tiên.

D. Tất cả đều sai.

Câu 11: Phần đất liền của Đông Á chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích lãnh thổ?

A. 60,2%.

B. 72,5%.

C. 83,7%

D. 90%.

Câu 12: Khu vực Đông Á có nhiều núi cao là nơi

A. Bắt nguồn của các sông lớn

B. Phân bố ở nửa phía tây Trung Quốc.

C. Tất cả đều đúng.

Câu 13: Phần hải đảo của Đông Á là miền địa hình chủ yếu nào?

A. Sơn nguyên

B. Bồn địa

C. Núi trẻ

D. Đồng bằng

Câu 14: Phần phía đông đất liền và phần hải đảo của Đông Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào?

A. Khí hậu gió mùa

B. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải

C. Khí hậu lục địa

D. Khí hậu núi cao

Câu 15: Phần phía tây đất liền của Đông Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào?

A. Khí hậu gió mùa

B. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải

C. Khí hậu lục địa

D. Khí hậu núi cao

Câu 16: Cảnh quan chủ yếu của nửa phía tây phần đất liền Đông Á là

A. Rừng lá kim và rừng hỗn hợp

B. Rừng lá kim

C. Xavan cây bụi

D. Thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 12. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á trong SGK Địa lí 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Soạn Địa 8 Bài 9 Ngắn Nhất: Khu Vực Tây Nam Á

Mục tiêu bài học

Trình bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội của khu vực Tây Nam Á.

Tổng hợp lý thuyết Địa 8 Bài 9 ngắn gọn

– Nằm ở phía tây nam của châu Á

– Tiếp giáp:

+ châu Phi, châu Âu.

+ khu vực Trung Á, khu vực Nam Á

+ Vịnh biển: biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi, vịnh Pec-xich.

→ Vị trí chiến lược quan trọng- nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương.

+ Phía đông bắc: có các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I-ran.

+ Phía tây nam: sơn nguyên A-rap, đồng bằng Lưỡng Hà.

– Khí hậu: chủ yếu là khí hậu nhiệt đới khô, nột phần ven Địa Trung Hải có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải.

– Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ.

3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị

– Dân cư:

+ Tây Nam Á có số dân khoảng 286 triệu dân, phân bố chủ yếu ở khu vực ven biển.

+ Thành phần dân tộc: chủ yếu là người A-rập và theo đạo Hồi.

+ Hiện nay ngành công nghiệp và thương mại phát triển.

+ Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ rất phát triển, chiếm 1/3 sản lượng dầu thế giới.

+ Nông nghiệp: trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục, dệt vải.

– Chính trị: Tình hình chính trị không ổn định, các cuộc tranh chấp gay gắt,…

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 9 trang 29

Dựa vào hình 9.1, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á:

– Tiếp giáp với các vịnh, biển, các khu vực và châu lục nào.

– Nằm trong khoảng các vĩ độ nào?

– Tiếp giáp các vịnh biển: Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Ca-xpi, Biển A-rap, Vịnh Péc-xích và Biển Đỏ.

– Tiếp giáp các châu lục: khu vực Trung Á, khu vực Nam Á và châu Phi.

– Tây Nam Á nằm trong khoảng từ 43 oB đến 13 o B.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 9 trang 30

Dựa vào hình 9.1, em hãy cho biết các miền địa hình từ đông bắc xuống tây nam của khu vực Tây Nam Á.

– Phía Bắc là các dãy núi cao trên 2000m chạy hướng tây bắc đông nam và các sơn nguyên.

– Ở giữa là miền đồng bằng bao quanh vịnh Péc-xích.

– Phía nam là sơn nguyên A-ráp.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 9 trang 30

Dựa vào hình 9.1 và 2.1, em hãy kể tên các đới và kiểu khí hậu của Tây Nam Á.

– Đới khí hậu cận nhiệt: kiểu cận nhiệt Địa Trung Hải, kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.

– Đới khí hậu nhiệt đới: kiểu nhiệt đới khô.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 9 trang 31

Quan sát hình 9.3, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á bao gồm các quốc gia nào?

Kể tên quốc gia có diện tích lớn nhất và quốc gia có diện tích nhỏ nhất.

– Các quốc gia: Thổ nhĩ Kì, Ác-mê-ni-a, Gru-đi-a, A-dec-bai-gian, Síp, Li-băng, Xi-ri, I-rắc, I-ran, áp-ga-nis-xtan, I-xra-ren, Pa-le-xtin, Giooc-nan-đi, Cô-oét, Ả-rập Xê-út, ba-ranh, Ca-ta, Ô-man, Y-ê-men.

– Quốc gia có diện tích lớn nhất là Ả-rệp Xê-út, quốc gia nhỏ nhất là Ba-ranh.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 9 trang 31

Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành đó?

– Tây Nam Á có thể phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, bởi đây là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 9 trang 31

Dựa vào hình 9.4, cho biết Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực nào?

– Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến châu Âu, Bắc Mĩ, Đông Á và châu Úc.

Tây Nam Á có đặc điểm vị trí địa lý như thế nào?

– Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, xung quanh là các biển và vịnh biển.

– Vị trí địa lý mang tính chiến lược khi nằm trên đường giao thông quốc tế, và án ngữ giữa ba châu lục Á, Âu và Phi.

Các dạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như thế nào?

– Địa hình núi cao phân bố ở phía bắc và đông bắc.

– Vùng trung tâm là là đồng bằng Lưỡng Hà.

– Phía nam là sơn nguyên A-rap.

Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

– Khu vực thường xuyên xảy ra những cuộc xung đột, tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc trong và ngoài khu vực.

– Sự mất ổn định về chính trị đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 9 hay nhất

Câu 1. Giải thích tại sao khu vực Tây Nam Á tuy nằm sát biển, nhưng nói chung lại có khí hậu khô hạn và nóng?

– Khu vực Tây Nam Á tuy nằm sát biển, nhưng nói chung lại có khí hậu khô hạn và nóng là do quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới khô, nên có lượng mưa rất nhỏ, dưới 300 mm/năm. Trong đó nhiều vùng chỉ từ 50 – 100 mm/năm, riêng vùng ven Địa Trung Hải có lượng mưa từ 1000 – 1500 mm/năm.

Câu 2. Nêu đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị của khu vực Tây Nam Á.

– Tây Nam Á có dân số khoảng 286 triệu người, phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi là chủ yếu, sinh sống tập trung tại các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, các nơi có thể đào được giếng lấy nước. – Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp: trồng lúa gạo, lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm. – Ngày nay, công nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. Hằng năm các nước khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thế giới. Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 – 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét, Li-băng. – Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng – nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương, nên từ thời xa xưa đến nay, đây vẫn là nơi đã xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực. – Sự không ổn định về chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các nước trong khu vực.

Câu 3. Tại sao Tây Nam Á được coi là “điểm nóng ” của thế giới? Nêu nguyên nhân, hậu quả và giải pháp.

a) Tây Nam Á được coi là “điểm nóng” của thế giới vì: – Có vị trí chiến lược quan trọng: nằm ở ngã ba của ba châu lục Á – Âu – Phi. – Giàu tài nguyên: dầu mỏ và khí tự nhiên nhất thế giới, nhiều nhất ở vùng vịnh Péc-xich. – Thường xuyên xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố – Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc b) Nguyên nhân: – Do mâu thuẫn về quyền lợi (đất đai, nguồn nước, dầu mỏ,…). – Do các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề thuộc lị ch sử. – Do sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

– Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác. – Đời sống nhân dân bị đe dọa và không được cải thiện. – Kinh tế bị hủy hoại và chậm phát triển. – Ảnh hưởng đến giá dầu trên thế giới. – Môi trường bị hủy hoại nặng nề.

– Xóa bỏ mâu thuẫn về quyền lợi đất đai, nguồn nước, dầu mỏ, tài nguyên, môi trường sống. – Xóa bỏ các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề lịch sử. – Xóa bỏ sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài. – Nâng cao sự bình đẳng, dân chủ và một sống của người dân, giải quyết nạn đói nghèo.

Trắc nghiệm Địa 8 Bài 9 tuyển chọn

Câu 1: Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu đến các nước và khu vực như

A. Hoa Kì, châu Đại Dương

B. Các nước Tây Âu

C. Nhật Bản, Hàn Quốc

D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Dân thành phố ở một số quốc gia Tây Nam Á ngày càng đông. Tỉ lệ dân thành thị cao, chiếm khoảng 80 – 90 dân số, nhất là

A. A-rập Xê-út, I-rắc, I-ran.

B. Cô-oét, I-xra-en, Li-băng

C. Câu A đúng, B sai

D. Cả 2 câu A, B đều đúng

Câu 3: Hiện nay, các nước dầu mỏ Tây Nam Á đã tham gia tổ chức Những nước sản xuất dầu mỏ thế giới nhằm đấu tranh với các nước tư bản phát triển trong việc mua bán, định đoạt giá cả dầu mỏ. Tổ chức này có tên gọi tắt là

A. ASEAN

B. UNDP

C. OPEC

D. UNICEF

Câu 4: Nhận xét nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á

A. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.

B. Tiếp giáp với nhiều vùng biển.

C. Có vị trí chiến lược về kinh tế- chính trị

D. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.

Câu 5: Tây Nam Á là nằm ở ngã ba của 3 châu lục

A. Châu Á-châu Âu- châu Phi

B. Châu Á-châu Âu- châu Mĩ

C. Châu Á-châu Phi-châu Mĩ

D. Châu Á-châu Âu- châu Đại Dương.

Câu 6: Địa hình chủ yếu của Tây Nam Á là

A. Núi và cao nguyên

B. Đồng bằng

C. Đồng bằng và bán bình nguyên

D. Đồi núi

Câu 7: Khí hậu chủ yếu của Tây Nam Á là

A. Khí hậu gió mùa

B. Khí hậu hải dương

C. Khí hậu lục địa

D. Khí hậu xích đạo

Câu 8: Tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là

A. Than đá

B. Vàng

C. Kim cương

D. Dầu mỏ

Câu 9: Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo

A. Hồi giáo

B. Ki-tô giáo

C. Phật giáo

D. Ấn Độ giáo

Câu 10: Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở Tây Nam Á?

A. Khai thác và chế biến than đá

B. Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ

C. Công nghiệp điện tử-tin học

D. Công nghiệp nguyên tử, hàng không vũ trụ

Câu 11: Đặc điểm chính trị của khu vực Tây Nam Á

A. Tình hình chính trị rất ổn định

B. Các nước có nền chính trị hòa bình, và hợp tác với nhau về nhiều mặt

C. Tình hình chính trị bất ổn, nhiều cuộc tranh chấp xảy ra.

D. Các nước vẫn là thuộc địa.

Câu 12: Tây Nam Á là khu vực có nền văn minh cổ đại rực rỡ

A. Văn minh Ấn-Hằng.

B. Văn minh Lưỡng Hà-Ả-rập.

C. Tất cả đều đúng.

D. Tất cả đều sai.

Câu 13: Hầu hết lãnh thổ Tây Nam Á chủ yếu thuộc đới khí hậu

A. Nóng và cận nhiệt

B. Cận nhiệt và ôn hòa

C. Ôn hòa và lạnh

D. Tất cả đều sai

Câu 14: Dựa vào hình 9.1 cho biết Tây Nam Á tiếp giáp với các biển nào?

A. Ả-rập, biển Đỏ.

B. Địa Trung Hải, biển Đen.

C. Biển Ca-xpi

D. Tất cả đều đúng.

Câu 15: Vị trí của khu vực Tây Nam Á có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế vì

A. Nằm ở ngã ba châu lục Á, Âu, Phi

B. Tiếp giáp với nhiều vịnh, biển.

C. Tất cả đều đúng.

D. Tất cả đều sai.

Câu 16: Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chiếm bao nhiêu % lượng dầu mỏ thế giới?

A. 50%.

B. 55%

C. 60%

D. 65%

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 9. Khu vực Tây Nam Á trong SGK Địa lí 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Bạn đang xem bài viết Bài 29 : Đặc Điểm Các Khu Vực Địa Hình trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!