Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 23. Sông Và Hồ (Địa Lý 6) mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Sông và lượng nước của sông a. Sông – Sông là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa. – Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan. – Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông. – Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông. b. Lượng nước của sông – Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây (m3/s) – Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước. – Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm. – Đặc điểm của một con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó.
Hinh 59. Hệ thống sông và lưu vực sông
2. Hồ – Hồ là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền. – Có 2 loại hồ: + Hồ nước mặn + Hồ nước ngọt. – Nguồn gốc hình thành khác nhau. + Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây) + Hồ miệng núi lửa (Biển Hồ, Gia Lai) – Hồ nhân tạo (phục vụ thủy điện) – Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện… – Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch. Ví dụ: Hồ Lăk (Đăk Lăk), Hồ Than Thở (Đà Lạt), Hồ Tây (Hà Nội), hồ Gươm (Hà Nội)…
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 70 SGK Địa lý 6) Theo em, lưu lượng nước của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào những điều kiện nào? Lưu lượng nước của một con sông phụ thuộc chủ yếu vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.
? (trang 71 SGK Địa lý 6) Qua bảng Lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công (trang 71 SGK Địa lý 6), hãy so sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông Mê Công và sông Hồng. Lưu vực và tổng lượng nước sông Mê Công đều lớn hơn sông Hồng hơn 4 lần, do vậy diện tích lưu vực càng lớn thì tổng lượng nước càng lớn.
? (trang 71 SGK Địa lý 6) Bằng những hiểu biết thực tế, em hãy cho ví dụ về những lợi ích của sông. – Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. – Phát triển giao thông đường thuỷ. – Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản. – Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản. – Điều hoà nhiệt độ. – Tạo cảnh quan mội trường…
? (trang 72 SGK Địa lý 6) Căn cứ vào tính chất của nước, em hãy cho biết trên thế giới có mấy loại hồ? Căn cứ vào tính chất của nước, trên thế giới có hai loại hồ: + Hồ nước mặn. + Hồ nước ngọt.
? (trang 72 SGK Địa lý 6) Em hãy nêu tên một số hồ nhân tạo mà em biết. Các hồ này có tác dụng gì? – Một số hồ nhân tạo ở Việt Nam: Hồ Ayun Hạ, hồ Cấm Sơn, hồ Dầu Tiếng, hồ Định Bình, hồ Hòa Bình, hồ Phú Ninh, hồ Suối Hai, hồ Thác Bà, hồ Tuyền Lâm… – Tác dụng của các hồ nhân tạo: + Điều hoà dòng chảy, tưới tiêu, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản. +Tạo cảnh đẹp, có khí hậu trong lành, phục vụ an dưỡng, nghỉ ngơi du lịch.
? (trang 72 SGK Địa lý 6) Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông? – Lưu vực sông: Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông. – Hệ thống sông: Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.
? (trang 72 SGK Địa lý 6) Sông và hồ khác nhau như thế nào? – Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được. – Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.
? (trang 72 SGK Địa lý 6) Em hiểu thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông? – Tổng lượng nước trong mùa cạn của một con sông là lượng nước tổng cộng của con sông đó trong các tháng mùa cạn. – Tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông là lượng nước tổng cộng của các tháng mùa mưa.
? (trang 72 SGK Địa lý 6) Dựa vào bảng ở trang 71 SGK Địa lý 6, hãy tính và so sánh tổng lượng nước (bằng m3) của sông Hồng và sông Mê Công trong mùa cạn và mùa lũ. Vì sao có sự chênh lệch đó?
Lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công
Tiêu chí
Sông Hồng
Sông Mê Công
Lưu vực (km2)
143.700
795.000
Tổng lượng nước (tỉ m3/năm)
120
507
Tổng lượng nước mùa cạn (%)
25
20
Tổng lượng nước mùa lũ (%)
75
80
Cách tính tổng lượng nước (bằng m3) của sông Hồng và sông Cửu Long: + Trước hết, xem Tổng lượng nước là 100% Sông Hồng: + Tổng lượng nước mùa cạn của sông Hồng = (25 x 120) / 100 = 30 tỉ m3. + Tổng lượng nước mùa lũ của sông Hồng = (75 x 120) / 100 = 90 tỉ m3 (hoặc: 120 – 30 = 90 tỉ m3) Sông Mê Công: + Tổng lượng nước mùa cạn của sông Mê Công = (20 x 507) / 100 = 101,4 tỉ m3. + Tổng lượng nước mùa lũ của sông Mê Công = (80 x 507) / 100 = 405,6 tỉ m3 (hoặc: 507 – 101,4 = 405,6 tỉ m3).
Bài 3. Sông Ngòi Và Cảnh Quan Châu Á (Địa Lý 8)
1. Đặc điểm sông ngòi – Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-Công, Ấn, Hằng…) nhưng phân bố không đều. – Chế độ nước khá phức tạp: + Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. + Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa. + Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan. – Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
2. Các đới cảnh quan tự nhiên
Hinh 3.1. Lược đồ cảnh quan tự nhiên châu Á
– Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại. + Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới. + Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. + Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao. – Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu…
3. Những thuận lợi, khó khăn của thiên nhiên châu Á + Thuận lợi: Tài nguyên đa dạng, phong phú, nhiều khoáng sản trữ lượng lớn, tài nguyên năng lượng đa dạng. + Khó khăn: Núi non hiểm trở, nhiều vùng khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bất thường.
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 13 SGK Địa lý 8) Dựa vào hình 1.2 (trang 5 SGK Địa lý 8) và các kiến thức đã học,em hãy kể tên các sông lớn ở Bắc Á, nêu hướng chảy và đặc điểm thủy chế của chúng.
Hinh 1.2. Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á
– Các sông lớn ở Bắc Á : Ô-bi, I-nê-nit-xây, Lê-na. – Hướng chảy : từ Nam lên Bắc. – Đặc điểm thủy chế : về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây lũ băng lớn.
? (trang 13 SGK Địa lý 8) Dựa vào hình 3.1 (trang 11 SGK Địa lý 8), hãy cho biết sự thay đổi cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 40oB và giải thích tại sao lại có sự thay đổi như vậy? Sự thay đổi cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 40oB là do sự thay đổi khí hậu từ duyên hải vào nội địa. Cụ thể : – Vùng gần bờ biển phía Đông, do khí hậu nóng ẩm, phát triển rừng hỗn hợp và rừng lá rộng. – Vào sâu trong nội địa, khí hậu khô hạn hơn, ta gặp cảnh quan thảo nguyên. – Ở vùng trung tâm khô hạn là cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao, cảnh quan thảo nguyên, cảnh quan rừng và cây là bụi cứng địa trung hải.
? (trang 13 SGK Địa lý 8) Em hãy sưu tầm và ghi tóm tắt những thông báo về một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta và các nước khác thuộc châu Á.
Tiết 24, Bài 23: Thực Hành: Mổ Và Quan Sát Tôm Sông
1/ Kiến thức: – Củng cố kĩ thuật mổ động vật không xương sống, biết sử dụng các dụng cụ mổ.
– Mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang.
– Nhận biết một số nôi quan của tôm như: hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, biết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình vẽ đã vẽ sẵn trong sách (hình 23.1B và các hình 23.3B, C.).
2/ Kỹ năng: – Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống. xác định vị trí cần mổ, các thao tác tránh vỡ nát nội quan trong khay luôn ngập nước
– Rèn luyện ký năng quan sát đặc điểm bên ngoài và các nội quan bên trong, phân biệt các bộ phận của các cơ quan. Biết sử dụng các dụng cụ mổ một cách thành thạo.
3/ Thái độ : – Nghiêm túc, cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học :
GV: – Mẫu vật: Tôm còn sống 2 con
– Dụng cụ: Chậu mổ, bộ đồ mổ, đinh gim, lúp tay, khăn lau.
– Tranh vẽ trình chiếu về cấu tạo ngoài và trong của tôm sông
HS: – Chuẩn bị theo nhóm tôm còn sống.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp giờ thực hành.)
2/ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: TỔ CHỨC THỰC HÀNH
– Gv: Nêu yêu cầu của tiết thực hành.
– HS: Phân chia nhóm thực hành.
– Gv hướng dẫn nội dung thực hành.
Tuần: 12 Ngày soạn: 03/11/2010 Tiết : 24 Ngày dạy : 04/11/2010 Bài:23 THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Củng cố kĩ thuật mổ động vật không xương sống, biết sử dụng các dụng cụ mổ. - Mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang. - Nhận biết một số nôi quan của tôm như: hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, biết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình vẽ đã vẽ sẵn trong sách (hình 23.1B và các hình 23.3B, C.). 2/ Kỹ năng: - Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống. xác định vị trí cần mổ, các thao tác tránh vỡ nát nội quan trong khay luôn ngập nước - Rèn luyện ký năng quan sát đặc điểm bên ngoài và các nội quan bên trong, phân biệt các bộ phận của các cơ quan. Biết sử dụng các dụng cụ mổ một cách thành thạo.. 3/ Thái độ : - Nghiêm túc, cẩn thận. II/ Đồ dùng dạy học : GV: - Mẫu vật: Tôm còn sống 2 con - Dụng cụ: Chậu mổ, bộ đồ mổ, đinh gim, lúp tay, khăn lau. - Tranh vẽ trình chiếu về cấu tạo ngoài và trong của tôm sông HS: - Chuẩn bị theo nhóm tôm còn sống. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp giờ thực hành.) 2/ Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: TỔ CHỨC THỰC HÀNH - Gv: Nêu yêu cầu của tiết thực hành. - HS: Phân chia nhóm thực hành. - Gv hướng dẫn nội dung thực hành. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 2: Quan sát mang tôm: a. Xử lý mẫu: - Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và thao tác luôn. - Gv hỏi: Trình bày cách xử lý mẫu như thế nào? - Gv kiểm tra mẫu thực hành nếu nhóm nào chưa làm đượcà Gv hướng dẫn thêm. 1- Mổ và quan sát mang tôm: - Gv hướng dẫn cách mổ Hình 23.1 A, B SGK trang 77 - Gv kẻ bảng 1 gọi đại diện các nhóm lên điền - Gv nhận xét và bổ sung chuẩn kiến thứcà Hs theo dõi và sửa chữa nếu cần. - Cá nhân tự đọc thông tinà ghi nhớ kiến thức. - Trong nhóm cử 1 người tiến hành - Đại diện nhóm trình bày cách xử lý mẫu. - Thao tác thật nhanh. - Dùng kính lúp quan sát 1 chân ngực kèm lá mangà nhận biết các bộ phậnà chú thích vào hình 23.1 thay các con số 1, 2, 3, 4.( 1.lá mang; 2. cấu tạo hình lông chim của lá mang; 3. bó cơ; 4. đốt gốc chân ngực.) + Đại diện nhóm lên điền bảngà nhóm khác theo dõi bổ sung. Bảng 1 : Ý nghĩa đặc điểm của lá mang Đặc điểm lá mang Ý nghĩa - Có Lông Phủ - Thành Túi Mang Mỏng. - Bám vào gốc chân ngực. - Để khi lông rung động, tạo ra dòng nước ra vào, đem theo thức ăn nhỏ và O2 hòa tan vào khoang mang. - Để tiếp nhận O2 vào mao mạch máu dày đặc trên thành lá mang. - Để khi chân vận động thì lá mang dao động như "phất cờ", thích nghi với chức năng trao đổi khí ở mang. HOẠT ĐỘNG 3:CẤU TẠO TRONG a, Mổ tôm: GV: Trình chiếu cách mổ: - Găm con tôm nằm sấp trong khay mổ bằng 4 đinh ghim ( 2 ở gốc râu, 2 ở tấm lái) (Hình 23.2 ) rồi mổ theo 2 bước chú thích dưới hình. Sau đó: + Đổ nước ngập cơ thể tôm. + Dùng kẹp khẽ nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài và bắt đầu quan sát. b, Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan: * Cơ quan tiêu hóa: - Đặc điểm : thực quản ngắn, dạ dày có màu tối. Cuối dạ dày có tuyến gan, ruột mảnh, hậu môn ở cuối đuôi tôm. - Yêu cầu HS: Quan sát trên mẫu mổ đối chiếu hình 23.3A nhận biết các bộ phận của cơ quan tiêu hóa. + Điền chú thích vào các chữ số ở hình 23.3B * Cơ quan thần kinh: - Cách mổ: - Dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội quanà chuỗi hạch thần kinh màu sẫm sẽ hiện raà quan sát các bộ phận của cơ quan thần kinh - Cấu tạo + Gồm 2 hạch não với 2 dây nối với hạch dưới hầu tạo nên vòng thần kinh hầu lớn. + Khối hạch ngực tập trung thành chuỗi. + Chuỗi hạch thần kinh bụng. - Tìm chi tiết cơ quan thần kinh trên mẫu mổ. - Chú thích vào hình 23.3C. - Gv đi tới các nhóm kiểm tra việc thực hiện của Hs, hỗ trợ các nhóm yếu, sửa chữa sai sót ( nếu có) - HS: Quan sát trên mẫu mổ đối chiếu hình 23.3A nhận biết các bộ phận của cơ quan tiêu hóa. + Điền chú thích vào các chữ số ở hình 23.3B Đáp án hình 23.3B, C : 1 hạch não; 2 vòng thần kinh hầu; 3 dạ dày; 4 tuyến gan; 5 chuỗi thần kinh ngực; 6 ruột; 7 chuỗi thần kinh bụng. Học sinh tiến hành quan sát: - Hs tiến hành theo các nội dung đã hướng dẫn. Hs chú ý quan sát đến đâu, ghi chép đến đó. IV/ Kiểm tra-đánh giá: - Nhận xét tinh thần thái độ của các nhóm trong giờ thực hành. Đánh giá mẫu mổ của các nhón Gv căn cứ vào kĩ thuật mổ và kết quả bài thu hoạch để cho điểm các nhóm. Các nhóm thu dọn vệ sinh.Tài liệu đính kèm:
Bài 23. Thực hành. Mổ và quan sát tôm sông – Mai Ngọc Liên – Trường THCS Nguyễn Chí chúng tôi
Bài 19. Khí Áp Và Gió Trên Trái Đất (Địa Lý 6)
1. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất a. Khí áp: Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. – Đơn vị đo: mm thủy ngân – Dụng cụ để đo khí áp là Khí áp kế, khí áp trung bình là :760 mm thủy ngân. b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất – Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về 2 cực. – Do sự xen kẻ nhau giữa lục địa và đại dương nên các đai khi áp không liên tục mà chia thành các khu riêng biệt.
Hinh 50. Các đai khí áp trên Trái Đất và Hình 51. Các loại gió chính trên Trái Đất và các hoàn lưu khí quyển
2. Gió và các hoàn lưu khí quyển – Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp. – Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất là gió Tín phong và gió Tây Ôn đới. – Hoàn lưu khí quyển: Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn.
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 58 SGK Địa lý 6) Quan sát hình 50 (trang 58 SGK Địa lý 6) và cho biết: + Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ nào? + Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ nào? + Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ 0o và khoảng vĩ độ 60o Bắc và Nam. + Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ 30o và khoảng vĩ độ 90o Bắc và Nam (cực Bắc và cực Nam).
? (trang 59 SGK Địa lý 6) Quan sát hình 51 (trang 59 SGK Địa lý 6) và cho biết: + Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm, từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam về Xích đạo, là gió gì? + Cũng từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng vĩ độ 60o Bắc và Nam, là gió gì? + Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm, từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam về Xích đạo, là gió Tín phong. + Cũng từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng vĩ độ 60o Bắc và Nam, là gió Tây ôn đới.
? (trang 59 SGK Địa lý 6) Dựa vào kiến thức đã học, giải thích: + Vì sao Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30o Bắc và Nam về Xích đạo? + Vì sao gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60 Bắc và Nam? – Gió Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30o Bắc và Nam về Xích đạo vì: + Ở Xích đạo quanh năm nhiệt độ cao, không khí nở ra bốc lên cao sinh ra khí áp thấp. Không khí nóng lên, bốc lên cao tỏa sang hai bên từ xích đạo. Đến khoảng 30o Bắc, Nam hai khối khí chìm xuống đè lên không khí tại chỗ sinh ra vành đai áp cao . + Sự chênh lệch về khí áp giữa vùng xích đạo và các vùng vĩ tuyến 30o Bắc Nam sinh ra gió Tín Phong thổi gần mặt đất từ 30o Bắc, Nam về Xích đạo. – Gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60 Bắc và Nam vì: + Gió Tây ôn đới sinh ra do sự chênh lệch khí áp giữa vùng vĩ tuyến 30o Bắc, Nam và vùng vĩ tuyến 60o Bắc, Nam. + Gió Tây ôn đới nằm giữa khu vực chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và gió đông cực, là loại gió thổi từ các khu áp cao chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới.
? (trang 60 SGK Địa lý 6) Khí áp là gì? Tại sao có khí áp? – Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất. – Nguyên nhân: Tùy theo tình trạng của không khí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng khác nhau, để sinh ra khí áp. Do đó khí áp cũng khác nhau và từ đó hình thành nên các đai áp cao và áp thấp.
? (trang 60 SGK Địa lý 6) Nguyên nhân nào đã sinh ra gió? Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp Cao về nơi áp Thấp.
Bạn đang xem bài viết Bài 23. Sông Và Hồ (Địa Lý 6) trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!