Xem Nhiều 5/2023 #️ Bài 10: Vai Trò Của Giống Và Phương Pháp Chọn Giống Cây Trồng # Top 8 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 5/2023 # Bài 10: Vai Trò Của Giống Và Phương Pháp Chọn Giống Cây Trồng # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 10: Vai Trò Của Giống Và Phương Pháp Chọn Giống Cây Trồng mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn giống cây trồng

Câu hỏi trang 23 sgk Công nghệ 7: Em hãy quan sát hình 11, trả lời câu hỏi và ghi vào vở bài tập:

a) Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì?

b) Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đến các vụ gieo trồng trong năm?

c) Sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng?

Giải đáp:

a) Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng: Tăng năng suất cây trồng.

b) Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng: Tăng vụ thu hoạch trong năm.

c) Sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng: Làm thay đổi cơ cấu cây trồng.

Câu hỏi trang 24 sgk Công nghệ 7: Có nhiều tiêu chí để đánh giá một giống tốt. Theo em một giống tốt cần đạt tiêu chí nào sau đây:

1. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.

2. Có năng suất cao.

3. Có chất lượng tốt.

4. Có năng suất cao và ổn định.

5. Chống chịu được sâu, bệnh.

Giải đáp:

Các tiêu chí để đánh giá một giống tốt như sau:

1. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.

3. Có chất lượng tốt.

4. Có năng suất cao và ổn định.

5. Chống chịu được sâu, bệnh.

Câu 1 trang 25 sgk Công nghệ 7: Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?

Giải đáp:

Vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt:

– Làm tăng năng suất.

– Tăng chất lượng nông sản.

– Tăng vụ.

– Thay đổi cơ cấu cây trồng.

Câu 2 trang 25: Thế nào là tạo giống bằng phương pháp chọn lọc?

Giải đáp:

Tạo giống bằng phương pháp chọn lọc tức là từ nguồn giống khởi đầu lấy hạt của những cây có đặc tính tốt. Gieo hạt của các cây đó và so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương. Nếu giống này tốt hơn thì nhân giống cho sản xuất đại trà.

Câu 3 trang 25 sgk Công nghệ 7: Thế nào là phương pháp lai tạo giống?

Giải đáp:

Phương pháp lai tạo giống là phương pháp: Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy hoa của cây mẹ. Sau đó, lấy hạt của cây dùng làm mẹ đem gieo trồng ta được cây lai. Chọn các cây lai có đặc tính tốt để làm giống.

Câu 4 trang 25: Thế nào là phương pháp tạo giống bằng gây đột biến?

Giải đáp:

Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến là phương pháp: Dùng các tác nhân vật lí (như tia anpha, tia gamma) hoặc các chất hoá học để xử lí các bộ phận của cây (hạt, mầm, nụ hoa, hạt phấn… ) gây đột biến. Gieo hạt của các cây đã được xử lý đột biến, chọn những dòng có đột biến có lợi để làm giống.

Câu 5 trang 25: Thế nào là phương pháp chọn tạo giống bằng nuôi cấy mô?

Giải đáp:

Phương pháp chọn tạo giống bằng nuôi cấy mô là phương pháp: Tách lấy mô (hoặc tế bào) sống của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau một thời gian từ mô (hoặc tế bào) sống đó sẽ hình thành cây, đem trồng và chọn lọc ta được giống mới.

Bài trước: Bài 9: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường – trang 20 sgk Công nghệ 7 Bài tiếp: Bài 11: Sản xuất vào bảo quản giống cây trồng – trang 17 sgk Công nghệ 7

Giải Vbt Công Nghệ 7 Bài 10: Vai Trò Của Giống Và Phương Pháp Chọn Giống Cây Trồng

Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn giống cây trồng

I. Vai trò của giống cây trồng (Trang 20 – vbt Công nghệ 7):

Em hãy quan sát hình 11 SGK Và trả lời các câu hỏi sau:

a) Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì?

– Năng suất cao hơn giống cũ.

b) Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đến các vụ gieo trồng trong năm?

– Tăng số lượng vụ thu hoạch trong năm.

c) Sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng?

– Làm thay đổi cơ cấu của cây trồng.

Vai trò của giống cây trồng là có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.

II. Tiêu chí của giống cây trồng tốt (Trang 20 – vbt Công nghệ 7):

Có nhiều tiêu chí để đánh giá một giống tốt. Theo em một giống tốt cần đạt tiêu chí nào sau đây. Em hãy đánh dấu (x) vào ô trống mà em cho là đúng:

x

– Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương

– Có năng suất cao.

– Có chất lượng tốt

– Có năng suất cao và ổn định

– Chống, chịu được sâu bệnh

III. Phương pháp chọn, tạo giống cây trồng (Trang 20 – vbt Công nghệ 7):

Em hãy điền vào bảng sau các phương pháp chọn, tạo giống cây trồng và cách tiến hành:

STT

Phương pháp chọn tạo giống

Cách tiến hành

1

Phương pháp chọn lọc

Chọn các cây có đặc tính tốt hơn

2

Phương pháp lai

Chọn các cây lai có đặc tính tốt làm giống

3

Phương pháp gây đột biến

Sử dụng tác nhân vật lí (Tia anpha, gamma) hoặc chất hoá học gây đột biến

4

Phương pháp nuôi cấy mô

Tách lấy mô nuôi trong môi trường đặc biệt.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (Trang 21 – vbt Công nghệ 7): Ở địa phương em đã sử dụng giống cây trồng mới nào? Giống cây trồng đó đạt những tiêu chí nào của một giống cây trồng tốt?

Lời giải:

– Ở địa phương em đã sử dụng giống cây trồng ổi lai đào. Cây trồng đó đã đạt tiêu chí giòn của ổi, to, hồng và mềm bên trong của đào.

Câu 2 (Trang 21 – vbt Công nghệ 7): Em hãy giải thích câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Lời giải:

Câu tục ngữ trên là kinh nghiệm làm nông của ông cha ta để lại.

– Quan trọng nhất là nước bởi lẽ cây thiếu nước chắc chắn sẽ chết.

– Tiếp theo là phân, không có phân, cây sẽ khó phát triển

– Thứ ba là cần, sự chăm sóc của nhà nông, bắt sâu, lên liếp, tỉa lá…. cho cây đạt năng suất cao hơn

– Cuối cùng là giống, giống tốt thì cây tốt, năng suất cao.

Các bài giải vở bài tập Công nghệ lớp 7 (VBT Công nghệ 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Công Nghệ 10 Bài 3: Sản Xuất Giống Cây Trồng

Tóm tắt lý thuyết

Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống

Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà

Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất

Hệ thống sản xuất giống gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn một: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng (SNC):

Hạt giống SNC là hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết rất cao

Tiến hành tại các xí nghiệp, các trung tâm sản xuất giống chuyên trách

Giai đoạn hai: Sản xuất hạt giống nguyên chủng (NC) từ siêu nguyên chủng (SNC):

Hạt giống NC là hạt giống chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống SNC

Tiến hành tại các công ty hoặc các trung tâm giống cây trồng

Giai đoạn ba: Sản xuất hạt giống xác nhận (XN):

Hạt giống XN được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà

Tiến hành tại các cơ sở nhân giống liên kết giữa các công ti, trung tâm và cơ sở sản xuất

Tóm lại: Hệ thống sản xuất giống có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Hình 1. Hệ thống sản xuất giống cây trồng

1.3.1. Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp

Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được xây dựng dựa vào các phương thức sinh sản của cây trồng

a. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn

a.1. Sản xuất giống theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn

Hình 2. Sơ đồ sản xuất giống theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn

Năm thứ nhất: Gieo hạt tác giả (hạt SNC), chọn cây ưu tú

Hình 2.1. Quy trình năm thứ nhất sản xuất giống theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn

Năm thứ hai: Hạt của cây ưu tú gieo thành từng dòng. Chọn các dòng đúng giống, thu hoạch hỗn hợp hạt. Những hạt đó là hạt siêu nguyên chủng

Hình 2.2. Quy trình năm thứ hai sản xuất giống theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn

Năm thứ ba: Nhân giống nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng

Hình 2.3. Quy trình năm thứ ba sản xuất giống theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn

Năm thứ tư: Sản xuất hạt giống xác nhận từ giống nguyên chủng

Hình 2.4. Quy trình năm thứ tư sản xuất giống theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn

a.2. Sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây trồng tự thụ phấn

Các giống nhập nội, các giống bị thoái hoá (không còn giống siêu nghuyên chủng) sản xuất hạt giống theo sơ đồ phục tráng.

Hình 3. Sơ đồ sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây trồng tự thụ phấn

Năm thứ nhất: Gieo hạt của vật liệu khởi đầu (cần phục tráng) chọn cây ưu tú

Hình 3.1. Quy trình năm thứ nhất sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây trồng tự thụ phấn

Năm thứ hai: Đánh giá dòng lần 1. Gieo hạt cây ưu tú thành dòng, chọn hạt của 4 đến 5 dòng tốt nhất để gieo ở năm thứ ba

Hình 3.2. Quy trình năm thứ hai sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây trồng tự thụ phấn

Năm thứ ba: Đánh giá dòng lần 2. Hạt của dòng tốt nhất chia làm hai để nhân sơ bộ và so sánh giống. Hạt thu được là hạt siêu nguyên chủng đã phục tráng

Hình 3.3. Quy trình năm thứ ba sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây trồng tự thụ phấn

Năm thứ tư: Nhân hạt giống nguyên chủng từ hạt siêu nguyên chủng

Hình 3.4. Quy trình năm thứ tư sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây trồng tự thụ phấn

Năm thứ năm: Sản xuất hạn giống xác nhận từ hạt giống nguyên chủng

Hình 3.5. Quy trình năm thứ năm sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây trồng tự thụ phấn

Sinh Học 9 Bài 39: Thực Hành Tìm Hiểu Thành Tựu Chọn Giống Vật Nuôi Và Cây Trồng

Tóm tắt lý thuyết

1.1.1. Thành tựu chọn giống cây trồng

Giống lúa lai: Có 5 giống được công nhận (2 giống 3 dòng và 3 giống 2 dòng). Các giống lai 2 dòng (HYT102, HYT103, HYT108) có năng suất và chất lượng khá hơn giống lai 2 dòng của Trung Quốc; giống lai 3 dòng (HYT100) hạt gạo trong đẹp, chất lượng cơm tương đương với giống lai có chất lượng tốt nhất của Trung Quốc.

Lúa lai năng suất cao

* Giống ngô: Có 20 giống ngô mới được công nhận, trong đó có 17 giống lai. Năng suất giống mới tương đương với các giống do các công ty nước ngoài giới thiệu vào Việt Nam; tính chống chịu hạn, sâu bệnh khá hơn, giá cả thấp hơn 30 – 40%. Giống ngô Việt Nam có thể cạnh tranh được với giống nước ngoài ở thị trường trong nước và đã xuất khẩu sang một số nước trong khu vực như Lào, Trung Quốc. Năng suất tăng đã mang lại lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng/năm.

Ngô lai năng suất cao, chống chịu tốt

* Đậu đỗ: Đã có 9 giống lạc mới, 12 giống đậu tương mới được công nhận, trong đó nổi bật nhất là các giống lạc năng suất cao, góp phần đưa năng suất lạc tăng toàn quốc từ 12,8 tạ/ha (1999) lên 21,0 tạ/ha hiện nay. Một số giống có thể đạt năng suất trên 50 tạ/ha trên diện rộng.

Đậu tương năng suất cao

* Cây ăn quả: Đã bình tuyển và chọn ra 4 giống vải chín sớm (sớm hơn vải Thanh Hà 20 – 25 ngày), 2 giống nhãn chín muộn hơn các giống khác khoảng 20 ngày. Viện cũng đang mở nhanh diện tích giống cam không hạt V2 tại nhiều vùng cam truyền thống như Phủ Quỳ, Anh Sơn (Nghệ An), Cao Phong, Hòa Bình. Ngoài ra, Viện cũng đã tuyển chọn và thuần hóa được nhiều giống cây ăn quả ôn đới như hồng, lê, đào, mận, đang được trồng ở một số tiểu vùng có khí hậu đặc thù tại Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Cam chất lượng cao

* Giống chè: Hiện nay các giống chè mới do Viện chọn tạo đã chiếm tỷ lệ cao trên diện tích chè toàn quốc, trong đó giống LPD1: 15.000ha (12%), LPD2: 18.000ha (14%), PH1: 13.000ha (10%). Riêng tỉnh Nghệ An, diện tích các giống chè mới của Viện chiếm 96%. Giá chè nguyên liệu giống mới tăng 50% so với các giống cũ. Đặc biệt, một số giống chè mới do Viện lai tạo đã được dùng làm nguyên liệu để biến chè ô long và chè xanh đặc sản.

* Giống cà phê: Các dòng cà phê vối mới được chọn tạo (TR4, TR5, TR6, TR7, TR8,TR9, TR10, TR11, TR12, TR13) năng suất bình quân 4 – 6 tấn nhân/ha, khối lượng 100 nhân 17 – 19g, kháng cao với bệnh gỉ sắt. So với giống thực sinh năng suất cà phê cao hơn từ 0,5 đến 1 tấn nhân/ha.

Cà phê chất lượng cao

* Giống sắn: Có thể nói giống sắn của Viện đã có những tiến bộ vượt bậc. Giống mới chủ lực như KM94, KM140, KM98-7 phủ gần như toàn bộ diện tích sắn cả nước với năng suất tăng 100% trong 10 năm qua, đưa năng suất sắn trung bình đạt gần 18 tấn/ha.

* Giống rau: Đã tạo được giống cà chua lai FM20, FM29, Lai số 9 năng suất đạt 45 – 50 tấn/ha; giống dưa chuột lai CV5, CV11, CV29 và CV209 có khả năng trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất trung bình đạt 40 – 55 tấn/ha; 2 giống ớt cay lai HB9, HB14 có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất trung bình đạt 30 – 35 tấn/ha, cao hơn các giống phổ biến 10 – 15%.

Dưa chuột năng suất cao

* Giống hoa: Từ nguồn gen thu thập trong nước và nhập nội, Viện đã chọn, tạo được 13 giống mới của các loài: hoa hồng, cúc, đồng tiền, lily, loa kèn, lan hồ điệp và layơn. Giống mới và kỹ thuật đã giúp miền Bắc từ chỗ không trồng được hoa lily, đến nay hầu hết các tỉnh đều trồng được vào vụ Đông – Xuân với sản lượng trên 10 triệu cây (cành)/năm, chất lượng hoa không thua kém hoa nhập khẩu từ Côn Minh, Trung Quốc. Các giống và quy trình kỹ thuật trồng hoa của Viện đã được chuyển giao cho trên 30 tỉnh. Viện cũng đã nghiên cứu và làm chủ được công nghệ sản xuất hoa lan Hồ Điệp quy mô công nghiệp, từ sản xuất cây in vitro, nuôi cấy, xử lý ra hoa và thương mại sản phẩm.

* Nấm ăn và nấm dược liệu: Trong vòng 16 năm (1996 – 2012) đã khôi phục và phát triển nghề trồng nấm với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, từ sản lượng năm 50 tấn năm 1995 lên 270.000 tấn năm 2010. Đồng thời, Viện đã nhập nội được 120 chủng giống nấm khác nhau để đưa vào sản xuất đại trà 16 chủng giống nấm, trong đó, 3 chủng giống nấm được công nhận chính thức, 7 giống công nhận tạm thời và 11 quy trình công nghệ được công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Nhiều giống nấm chất lượng cao như nấm Trân châu, Ngọc trâm, Chân dài hay nấm Linh chi đã trở nên phổ biến trong sản xuất.

Ngoài ra, nhiều giống cây trồng mới cũng đang được phổ biến như điều, ca cao, chuối tiêu hồng, chanh leo, cao su chịu lạnh.

1.1.2. Thành tựu chọn giống vật nuôi

Viện đã nghiên cứu thành công và chuyển giao vào sản xuất “Dòng lợn nái lai tổng hợp giữa hai nhóm giống Landrace × Yorkshire làm nái nền trong sản xuất lợn thương phẩm” và “Dòng lợn đực giống cuối cùng được lai giữa hai nhóm giống Pietrain và Duroc”. Đã xây dựng thành công thương hiệu Bình Thắng là một trong những nơi cung cấp lợn giống tốt nhất phía Nam; hàng năm Viện cung cấp 700 lợn đực giống, 2000 lợn nái hậu bị giống ông bà, 250.000 con gà giống cho 40 tỉnh thành trong toàn quốc, trong đó 70% là ở các tỉnh phía Nam.

Đã lai tạo được giống gà thịt thả vườn BT2 thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi nông hộ, năng suất trứng đạt 195 – 200 trứng/mái/năm; năng suất thịt của dòng trống lúc 12 tuần tuổi đạt 2,0 – 2,2 kg, tiêu tốn thức ăn đạt 2,4 – 2,6kg TĂ/kgP. Từ năm 2002 đến nay, Viện nuôi giữ giống gốc hai dòng gà BT2 với số lượng 1000 mái ông bà/năm.

Trung tâm Gia súc lớn đã cung cấp 150 bò đực giống lai Sind, lai Brahman, Droughtmaster thuần cho các trang trại và hộ chăn nuôi để cải tạo đàn bò địa phương. Việc chuyển giao 30 trâu đực Murah chất lượng tốt để cải tạo đàn trâu địa phương tỉnh Bình Phước góp phần gia tăng tầm vóc đàn trâu lên khoảng 15%.

Đã nghiên cứu được nhiều tiến bộ kỹ thuật về thức ăn chăn nuôi như: ngân hàng dữ liệu về thành phần dinh dưỡng thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa của các loại thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của các loại gia súc. Các tiến bộ này được chuyển giao vào sản xuất góp phần giảm chi phí thức ăn từ 5 – 10% và tăng trọng 5 – 7%.

Đã chọn tạo 2 giống tằm lưỡng hệ nguyên Đ2, E38 và giống lai tứ nguyên GQ2218 cho miền Bắc và miền Trung, 4 giống tằm lưỡng hệ nguyên LAREC1, LAREC2, LAREC7, LAREC8 và giống tằm lai tứ nguyên TN1278 cho vùng Tây Nguyên.

Các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu và phân tích tranh ảnh.

Bạn đang xem bài viết Bài 10: Vai Trò Của Giống Và Phương Pháp Chọn Giống Cây Trồng trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!