Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Bài Học Từ Thầy Lê Thẩm Dương Về Kỹ Năng Sáng Tạo mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta cần rèn luyện kỹ năng sáng tạo ” hay chưa? Nếu chưa thì đó sẽ là một sự thiếu sót lớn bởi sự sáng tạo và việc rèn luyện kĩ năng sáng tạo có vai trò cực kỳ quan trọng với xã hội này. Nếu không có sự sáng tạo thì anh em nhà Wright đã không thể phát minh ra máy bay. Nếu không có sự sáng tạo thì Karl Benz đã không thể phát minh ra xe ô tô hay Martin Cooper đã không thể phát minh ra điện thoại di động. Chính nhờ có sự sáng tạo đến từ những bộ óc vĩ đại như anh em nhà Wright, Karl Benz, Martin Cooper, Thomas Edison, Issac Newton…mà nhân loại mới có được một cuộc sống văn minh, hiện đại như ngày nay.
Dù bạn làm nghề gì, bao nhiêu tuổi, nam hay nữ thì cũng đều cần rèn luyện kỹ năng sáng tạo. Bởi lẽ nếu không có sự sáng tạo, cuộc sống cũng như công việc của bạn mãi mãi không có sự tiến bộ hay bất cứ đột phá nào. Hãy áp dụng ngay 5 bài học về kỹ năng sáng tạo cực kỳ hữu ích được Tiến sĩ Lê Thẩm Dương chia sẻ thông qua video:
5 bí quyết rèn luyện kỹ năng sáng tạo
1. Thay đổi tư duy, nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau
Sự sáng tạo chỉ có thể đến khi bạn biết thay đổi tư duy, cách suy nghĩ của chính bản thân mình. Đừng bao giờ “đóng khung” lối suy nghĩ, lối tư duy của mình bởi điều đó chỉ khiến đầu óc của bạn thêm cứng nhắc và kém linh động hơn mà thôi.
2. Học tập không ngừng để nâng cao kiến thức
Bill Gates sáng tạo ra phần mềm máy tính đầu tiên trên thế giới, đây được xem là một trong những bước ngoặt lớn giúp định hình cuộc sống hiện đại ngày nay của nhân loại. Vị tỷ phú người Mỹ nổi tiếng với giai thoại bỏ học giữa chừng ngay cả khi đó là trường Đại học danh tiếng Havard. Thế nhưng hãy nhìn Bill Gates mà xem, dù nắm trong tay cả mấy chục tỷ đô thế nhưng ông vẫn không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân bằng cách đọc sách mỗi ngày. Đọc sách chính là một trong những cách hữu hiệu nhất để chúng ta bồi dưỡng tri thức cho bản thân.
3. Liên tục đặt câu hỏi “Tại sao?”
“Tại sao mưa lại rơi?”, “Tại sao chim lại hót?”, “Tại sao phải đi học?”…Những câu hỏi tưởng chừng như vớ vẩn hay được trẻ con đặt ra với người lớn thực ra không hề vớ vẩn như bạn tưởng. Việc một đứa bé luôn thắc mắc tại sao thế này, tại sao thế kia chính là cách giúp đứa bé đó phát triển tính tư duy sáng tạo của mình.
4. Đặt ra những mục tiêu mang tính “dài hơi”
Thay vì chỉ đặt ra những mục tiêu ngắn hạn, tạm thời tốt hơn cả bạn nên chủ động đặt ra những mục tiêu mang tính “dài hơi”, lâu dài. Bạn muốn đạt học lực giỏi trong học kỳ sắp tới – đó là mục tiêu ngắn hạn. Còn nếu bạn muốn đạt được học lực giỏi trong cả 4 năm Đại học – đó sẽ là mục tiêu mang tính “dài hơi”.
5. Nên tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau cho cùng 1 vấn đề
Khi đôi giày cao gót của bạn đang đi có một chiếc bị gãy gót, bạn sẽ làm gì? Trong trường hợp này phần đông trong chúng ta sẽ lựa chọn hướng giải quyết là cởi luôn là đôi giày, đi chân trần cho đến khi tìm thấy một cửa hàng bán giày dép nào đó rồi mua đôi mới. Thế nhưng có một cách giải quyết khác vừa giúp bạn có giày để đi, không phải đi chân đất lại vừa không khiến bạn phải mất tiền mua giày mới – đập gãy luôn phần gót của chiếc giày còn lại, để cả 2 chiếc giày cùng trở thành giày bệt thay vì giày cao gót như trước!
Tổng kết
Rèn luyện kỹ năng sáng tạo sẽ là cách giúp chúng ta tạo ra những bước tiến trong công việc lẫn cuộc sống của mình. Vì thế, hãy áp dụng ngay những bài học về kỹ năng sáng tạo hiệu quả trên để cuộc sống và công việc thú vị và đạt hiệu quả cao hơn.
5 Bài Học Về Kỹ Năng Kiểm Soát Cảm Xúc Từ Thầy Lê Thẩm Dương
Khi giao tiếp, những hành vi bốc đồng, những hành động thể hiện sự chấp nhặt, tức giận,… có tác động rất xấu đến mối quan hệ của bạn và người đối diện. Ai trong chúng ta cũng đều nhận thức được hậu quả của việc không giữ được bình tĩnhvà mất lý trí do nông nổi nhất thời. Cách chúng ta có thể vượt qua được chính là kiểm soát cảm xúc của mình trong giao tiếp.
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc, từ nhưng cảm xúc yêu thương cho đến khó chịu, thậm chí là những cảm xúc đáng sợ. Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương “cảm xúc là những rung cảm của mỗi người trước sự việc, sự vật hay con người” . Khi bạn không quản lý được cảm xúc của mình sẽ tạo nên những thói quen tiêu cực như việc bạn hay than vãn về cuộc sống, bạn thường cảm thấy bất lực về một vấn đề gì đó,..
Có một điểm chung ở những người thành công đó là họ có khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân rất tốt. Họ hiểu rằng “cảm xúc là kẻ thù lớn nhất của thành công” và do đó họ học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân một cách có chủ đích.
5 bài học về kỹ năng kiểm soát cảm xúc
1. Học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân bằng việc điều chỉnh các hành động của cơ thể.
Khi gặp phải các tình huống khiến cảm xúc của bạn trở lên tiêu cực thì bạn phải học cách kiểm soát nó. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc để khiến cảm xúc trở lại trạng thái cân bằng đó chính là thông qua việc điều chỉnh cơ thể bằng cách làm một vài động tác đơn giản như:
Hãy luôn nhớ rằng các hành động, động tác sẽ có tác dụng rất lớn trong việc kiểm soát cảm xúc của bạn.
2. Học cách kiểm soát cảm xúc bằng trí tuệ
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương nhấn mạnh: ” Con người cần có trí tuệ cảm xúc“, nghĩa là phải có khả năng điều chỉnh cảm xúc của mình bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc là sự suy nghĩ chín chắn trước một tình huống từ đó điều chỉnh và quản lý cảm xúc một cách có hiệu quả.
Hãy luôn luôn nhìn người khác bằng thái độ tích cực và nhân ái, bạn sẽ tránh được những cảm xúc tiêu cực nảy sinh trong tâm hồn, tránh để cảm xúc ấy điều khiển hành vi của mình. Hãy cố gắng tìm những điểm tốt, những điều đáng để học tập của người đối diện, biết đâu điều đó giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm cho cuộc sống của mình.
Một ví dụ đơn giản như thế này, bạn vừa bị sếp la mắng và bắt làm lại báo cáo mà mình đã rất tốn công để hoàn thành. Chắc chắn cảm xúc chi phối bạn lúc này đó là bực bội, uất ức, khó chịu…Thế nhưng nếu suy nghĩ một cách tích cực hơn, đó có thể là cơ hội để bạn có thêm thời gian rà soát, điều chỉnh lại bản báo cáo của mình. Nhờ đó mà bản báo cáo sẽ trở nên hoàn thiện hơn, cấp trên của bạn cũng từ đó đánh giá bạn cao hơn!
3. Cách điều khiển cảm xúc bằng sử dụng ngôn từ.
Khi bạn suốt ngày than vãn về hoàn cảnh xung quanh tức là bạn đang tạo nên một cảm xúc tiêu cực cho chính bản thân mình. Ngưng than vãn và thay vào đó hãy dùng những từ ngữ mang tính khích lệ, động viên tinh thần. Đó là cách điều khiển cảm xúc giúp bạn nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực hơn, nhờ vậy mà cảm xúc của bạn cũng trở nên tốt hơn.
Sử dụng ngôn từ để điều khiển cảm xúc không chỉ hữu ích với bạn mà còn giúp bạn kiểm soát cảm xúc của cả những người trong cuộc giao tiếp. Ví dụ khi bạn và đồng nghiệp đang có một cuộc tranh luận “nảy lửa” do hai bên bất đồng ý kiến. Bạn cảm thấy ý kiến của đồng nghiệp đó không phù hợp, không khả thi. Thay vì thẳng thừng chê bai ý kiến của đồng nghiệp đó là “quá tồi, quá tệ hại, chẳng có gì sáng tạo…” sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực cho đối phương. Thì tốt hơn cả bạn nên thay thế bằng cách nói dễ nghe hơn như “ý kiến của bạn không tệ chút nào” hoặc “mình thích điểm này ở ý tưởng của bạn nhưng có những điểm này chưa phù hợp lắm thì phải”…
Có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Vì thế thay vì phát ra những câu từ khó nghe, làm tổn thương đến người khác thì tốt nhất bạn nên chọn cách diễn đạt dễ chịu hơn, hòa nhã hơn.
Quản lý cảm xúc trong giao tiếp bằng ngôn từ là kỹ năng giao tiếp không thể thiếu. Việc điều chỉnh ngôn từ cần được áp dụng ngay từ những tình huống giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.Bởi mối quan hệ của chúng ta được tạo ra từ những tình huống giao tiếp mà chúng ta trải qua cùng đối phương.
4. Kiểm soát cảm xúc bằng cách rèn luyện sự tự tin
Thoạt nghe nhiều người sẽ thắc mắc rằng, vì sao tự tin lại ảnh hưởng đến kiểm soát cảm xúc? Sự thực cảm xúc là một bản năng, nhưng kiểm soát cảm xúc lại là một sự lựa chọn. Bạn dùng lý trí để lựa chọn bạn nên tức giận, hay nên buồn bã, hay nên vui vẻ,… Nếu không đủ tự tin bạn sẽ rất hoài nghi về sự lựa chọn của mình.
Bên cạnh đó, nhiều người bị rơi vào cảm xúc tiêu cực cũng bởi vì thiếu tự tin. Bạn thấy mình không bằng người ta, bạn sẽ bi quan và nhiều lúc tức giận vô cớ; kém tự tin làm bạn cảm thấy sợ hãi, mọi chuyện khó khăn…. Do vậy lấy lại tự tin là yếu tố rất quan trọng giúp bạn kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
Thầy Lê Thẩm Dương từng khẳng định rằng: ” Một trong những nhân tố giết chết sự tự tin của mỗi người đó là xã hội”. Đúng vậy, xã hội mà chúng ta đang sống rất giỏi vùi dập sự tự tin vốn có của bất cứ ai trong chúng ta. Những lời dè bỉu, chê bai, khinh thường của bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, người lạ thậm chí người thân dễ dàng “tước đoạt” đi sự tự tin quý giá của mỗi người.
Vì thế, việc bạn có được sự tự tin trong mọi tình huống giao tiếp chính là cách kiểm soát cảm xúc bản thân. Để có được tự tin, bạn cần phải rèn luyện những kỹ năng mang tính bắt buộc đối với bản thân sau:
Bill Gates có lẽ chính là một trong những ví dụ điển hình nhất cho sự tự tin. Chính sự tự tin vào năng lực của bản thân mà vị tỷ phú này đã dám bỏ ngang việc học hành ở trường Đại học danh tiếng Havard để theo đuổi ước mơ sáng chế phần mềm máy tính đầu tiên trên thế giới của mình. Rõ ràng tự tin chính là chiếc chìa khóa giúp chúng ta đứng dậy sau khi vấp ngã hay gặp thất bại trong cuộc sống.
5. Kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Kiểm soát cảm xúc chính là việc chúng ta lựa chọn được những cảm xúc tích cực và kiểm soát cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc tiêu cực chính là kẻ thù số một của việc kiểm soát cảm xúc. Đó là lý do lý giải vì sao để kiểm soát cảm xúc hiệu quả hơn, cần phải loại bỏ cảm xúc tiêu cực.
Để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương bạn cần phải:
Kết luận
Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc là một công việc khó. Hãy rèn luyện bản thân từng ngày một theo 5 bài học ở trên. Bởi bạn chỉ có thể thành công khi bạn học được cách kiểm soát cảm xúc. Hơn thế nữa, bạn sẽ nhận thấy rằng cuộc sống này luôn tồn tại những điều tích cực khi bạn kiểm soát được cảm xúc của chính mình, và chính những điều tích cực đó sẽ giúp bạn có được một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Top 5 Cuốn Sách Tiến Sĩ Lê Thẩm Dương Khuyên Bạn Nên Đọc Để Thành Công
Bởi Admin Blog – 19 Tháng 11, 2018
Top 5 cuốn sách được T.S Lê Thẩm Dương khuyên đọc nếu muốn thành công
1. Quẳng gánh lo và vui sống- Dale Carnegie
Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Trước khi bạn bước đến thành công thì bản thân bạn phải học được cách sống hạnh phúc, hạnh phúc ở đây chính là “Quẳng gánh lo và vui sống”. Một cuốn sách mà độc giả Việt Nam đã rất quen thuộc với bản dịch đầu tiên cùng cuốn sách Đắc nhân tâm bởi dịch giả Nguyễn Hiến Lê.
Top 5 cuốn sách T.S Lê Thẩm Dương khuyên bạn nên đọc nếu muốn thành công
Quẳng Gánh Lo Và Vui Sống là 1 trong những cuốn sách nên đọc đầu tiên khuyên bạn những cách để giảm thiểu lo lắng rất đơn giản như chia sẻ nó với người khác, tìm cách giải quyết vấn đề, quên tất cả những điều lo lắng nằm ngoài tầm tay,… Cố gắng thực tập điều này hàng ngày và trong cuộc sống chắc hẳn bạn sẽ thành công, có thể, không được như bạn muốn, nhưng chỉ cần bớt đi một chút phiền muộn thì cuộc sống của bạn đã có thêm một niềm vui.
2. Đắc nhân tâm – bản dịch gốc từ Nguyễn Hiến Lê
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương khuyên bạn: Muốn thành công phải đọc Đắc nhân tâm mà phải là Đắc nhân tâm bản dịch Nguyễn Hiến Lê. Bởi chỉ có bản dịch này mới truyền tải đúng linh hồn của bản gốc nhưng vẫn thân thuộc, gần gũi với bao nhiêu thế hệ và giúp hàng triệu người Việt Nam thành công. Nguyễn Hiến Lê đã dịch và có những sự thay đổi và thêm 2 chương mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn hiện nay đồng thời thêm cả phụ lục của dịch giả Nguyễn Hiến Lê chép một số cố sự của phương Đông dẫn chứng minh hoa cho cuốn sách được đầy đủ và hoàn hảo nhất.
Top 5 cuốn sách T.S Lê Thẩm Dương khuyên bạn nên đọc nếu muốn thành công
Vì thế đây chính là cuốn sách mà mọi thế hệ người Việt Nam đều cần có, xứng đáng đứng top best seller không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn Thế giới.
Top 5 cuốn sách T.S Lê Thẩm Dương khuyên bạn nên đọc nếu muốn thành công
4. Gương hi sinh- Những bài học thành công
Để đạt được thành công, bắt buộc phải có hy sinh. Thành công càng lớn, hy sinh càng nhiều. Cuốn sách Gương hi sinh – Những bài học thành công của tác giả Nguyễn Hiến Lê sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết đầy đủ về 10 vị danh nhân nổi tiếng của thế giới: những thành công của họ và câu chuyện họ đã phải đanh đổi điều gì đế đạt được thành công đó.
5. Luyện tinh thần – Hãy là chính mình – an nhiên mà sống
Top 5 cuốn sách T.S Lê Thẩm Dương khuyên bạn nên đọc nếu muốn thành công
Thông qua cuốn sách Luyện tinh thần – Hãy là chính mình – an nhiên mà sống của Dorothy Carnegie, bạn đọc nhanh chóng nhận biết cần tôi luyện những tinh thần gì và cách rèn luyện ra sao cũng như tự mình rút ra bài học cho bản thân thông qua những câu chuyện có thật.
Ts. Lê Thẩm Dương: 4 Vấn Đề “Sinh Tồn” Của Bạn Trẻ Trong Cách Mạng Công Nghiệp 4.0
Chương trình Chào Tân sinh viên 2017 do báo Sinh viên Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị đào tạo tổ chức tại ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội. Đây là một chương trình thường niêm nhằm định hướng cho sinh viên năm nhất.
“Nếu như sinh viên năm nhất được định hướng một cách chính xác và khoa học, được trang bị những kỹ năng cần thiết ngay từ khi mới nhập trường Đại học thì chắc chắn tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường phải làm trái nghề hoặc chưa tìm được việc làm sẽ được giảm thiểu tối đa.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương trò chuyện với sinh viên về cách sinh tồn trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0Chủ đề của cuộc trò chuyện với tân sinh viên là “Hướng nghiệp thời cách mạng công nghiệp 4.0, Tinh thần khởi nghiệp, Ba lô vào đời, Mật mã “hạ gục” nhà tuyển dụng”, do Tiến sĩ Lê Thẩm Dương – Trưởng khoa Tài Chính, trường Đại học Ngân hàng chúng tôi chuyên gia cố vấn quản trị doanh nghiệp, chủ trì.
Tại diễn đàn hôm nay (7/9), TS Thẩm Dương phân tích kĩ lưỡng khái niệm về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để các bạn trẻ nắm được xu thế thời đại hiện nay, từ đó giải quyết một trong 4 vấn đề mà mỗi bạn phải tìm tòi để định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
Sinh viên trao đổi với TS Dương về lựa chọn nghề nghiệp trong thời đại CMCN 4.04 vấn đề đó là: hiểu chính mình, hiểu nghề, hiểu thời thế (cách mạng công nghiệp 4.0) và lựa chọn chính xác.
TS Dương cho rằng “hiểu nghề” có thể đọc trong sách bởi vì hiện nay có rất nhiều sách phân tích kĩ lưỡng về các ngành nghề để sinh viên tìm hiểu. Về “hiểu thời thế” chính là xu hướng thời đại, cách mạng 4.0 ở trước mắt các bạn trẻ.
Quan trọng nhất là sinh viên phải tự hiểu được chính mình, biết đâu là thế mạnh, sở trường, đam mê của mình để mà đi sâu khai thác. Các bạn cũng cần có thái độ chăm chỉ, nghiêm túc, biết phối hợp trong công việc… nếu muốn phát triển trong xã hội thị trường.
Sau khi giải quyết được 3 vấn đề đầu tiên, cuối cùng là vấn đề chọn lựa. Bạn cảm thấy đối với năng lực của mình thì có thể làm những nghề nào, tìm hiểu thông tin về những nghề đó và xu hướng của thời đại với ngành nghề mà bạn mong muốn. Ví dụ như bạn thích một làm một nghề nhưng cần phải quan tâm bạn có phù hợp với ngành nghề đó hay không, chính sách của nhà nước đang khuyến khích kinh doanh loại mặt hàng nào, cấm loại mặt hàng nào… để có chọn lựa cho chính xác.
Nói một cách ngắn gọn, TS Thẩm Dương kết luận: “Các bạn phải tự hướng nghiệp, ai “khôn thì người đó sống”. Bởi vì trong thời đại hội nhập hiện nay không có “cửa” ổn định. Không phải chỉ xin một công việc rồi tuyên bố tôi có nghề rồi an nhàn tận hưởng. Sẽ không lâu đâu khái niệm về công việc mà bạn đang biết sẽ mất đi, thay vào đó là một người làm nhiều việc, đa-zi-năng”.
TS Dương tin tưởng Cách mạng công nghiệp đang xảy ra và diễn biến của nó không ai ngờ được. Trong khi đó, sinh viên lại ảo tưởng rất nhiều, đánh giá chính mình cao hơn thực tế.
TS Dương nói rằng đặc điểm đầu tiên của cách mạng công nghiệp 4.0 là tốc độ. Nó phát triển rất nhanh, tăng trưởng biến động. Do vậy, ai thiếu thích nghi sẽ bị đào thải.
Đặc điểm thứ hai cách mạng công nghiệp 4.0 là phá vỡ cách quản trị xã hội và quản trị doanh nghiệp, quản trị cá nhân kiểu cũ, yêu cầu cách thức mới phù hợp và hiệu quả hơn.
Đặc điểm thứ 3 là những yếu tố lõi: kĩ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý. Kĩ thuật số điển hình là trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối, dữ liệu lớn. Công nghệ sinh học điển hình là nhảy vọt trong nông nghiệp, y dược, chế biến thực phẩm, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu xây dựng… Vật lý đặc trưng là robot thế hệ mới, biểu hiện là: xe hơi tự lái, vật liệu cao cấp, công nghệ nano… Những yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Bên cạnh nói về cáhc mạng công nghiệp 4.0, TS Dương cũng phân tích kĩ bản chất của các cuộc cách mạng công nghiệp 1.0, 2.0 và 3.0. Ông mượn lịch sử phát triển của nhân loại qua các cuộc cách mạng này để ví von trình độ của sinh viên hiện nay.
Ông đặt câu hỏi để mỗi bạn sinh viên tự nhìn lại mình: “Các bạn sinh viên đang ở nhiều điểm xuất phát khác nhau. Có người đang ở trình độ cách mạng công nghiệp 1.0, 2.0, 3.0. Chúng ta muốn tiến lên 4.0 phải biết rõ bản thân đang ở mức độ nào, để bằng mọi giá tiếp cận 4.0”.
Mai Châm
Bạn đang xem bài viết 5 Bài Học Từ Thầy Lê Thẩm Dương Về Kỹ Năng Sáng Tạo trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!